Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tế bào - Đơn vị căn bản của sự sống_5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.7 KB, 9 trang )

Tế bào - Đơn vị căn bản của
sự sống

Không bào tiêu hóa được tìm thấy trong các nhóm sinh vật đơn giản, ít
tiến hóa – sinh vật nguyên sinh đơn bào và những sinh vật đa bào đơn
giản như bọt biển. Ở những sinh vật này, tế bào thu nhận những mảnh
thức ăn bởi sự thực bào, hình thành không bào tiêu hóa. Cùng với
lysosome, không bào tiêu hóa đảm nhận chức năng tiêu hóa, và các phân
tử nhỏ rời không bào và vào tế bào chất để được sử dụng hoặc cung cấp
cho các bào quan khác.
Không bào co bóp được tìm thấy trong các sinh vật đơn bào nước ngọt.
Chức năng của chúng là đẩy lượng nước thừa đã vào tế bào do sự chênh
lệch nồng độ muối giữa phần bên trong tế bào vào môi trường nước
ngọt. Không bào co bóp trương lên khi nhận nước từ môi trường, sau đó
co rút lại đột ngột, đẩy lượng nước ra khỏi tế bào qua những cấu trúc lộ
đặc biệt.
Bộ xương tế bào

Ngoài các bào quan, trong nguyên sinh chất của tế bào eukaryote còn có
các sợi dài, mảnh được gọi là bộ xương cùa tế bào. chúng có các vai trò
khác nhau tế bào nhưng ít nhất là có 2 vai trò chính:
 Giữ hình dạng và có vait trò chống đỡ trong tế bào
 Đóng vai trò trong sự di chuyển của tế bào, đưa đến nhiều dãng di
chuyển khác nhau của tế bào
 Một vài sợi có vai trò trợ giúp sự di chuyển của các thứ trong tế
bào.

Bộ xương tế tào


có 3 thành phần chính trong bộ xương của tế bào : vi sợi


(microfilaments), sợi trung gian (intermediate filaments) và vi ống
(microtubules)
Vi sợi: nâng đỡ và di chuyển

Vi sợi có thể xuất hiện dưới dạng sợi đơn, bó hay thành một mạng lưới.
Chúng có đường kính khoảng 7 nm và có chiều dải khác nhau. Được cấu
tạo từ actin, đây là các protein có nhiều dạng khác nhau và có nhiều
chức năng khác nhau trong nghành động vật. Trong vi sợi ( hay sợi
actin), các phân tử actin có vị trí đầu và cuối rõ ràng, và các actin này
xếp cuộn xoắn. Các vị trí đầu cuối này nhằm kết nối với các phân tử
actin khác để tạo thành chiều dài và cấu trúc xoắn kép của vi sợi. Quá
trình polymer hóa các actin nhằm tạo thành vi sợi có thể được đảo
nghịch (hay monomer hóa) và các polymer này có thể được phân cắt tạo
thành các đơn vị actin tự do. Vai trò của vi sợi: trong tế bào vi sợi cóhai
chức năng chính như sau
 Giúp một phần hay toàn bộ tế bào di chuyển
 Ổn định hình dạng tế bào
trong tế bào cơ, các sợi actin kết hợp với các protein khác như myosin
và sự tương tác giữa 2 sợi này giúp cơ hoạt động. với những tế bào
không phải là tế bào cơ thì sợi actin sẽ kết hợp với nhau tại các vị trí
khác nhau nhằm thay đổi hình dạng của tế bào. Ví dụ như các vi sợi có
trong sự di chuyển của tế bào chất được gọi là cytoplasmic streaming và
tham gia trong một phần cảu quá trình phân chia tế bào. hơn thế nữa
chúng còn tham gia vào quá trình di chuyển của một số tế bào tạo thành
chân giả (pseudopodia).

Vi sợi giúp gia tăng diện tích bề mặt ở tế bào ruột


Trong một số loại tế bào thì vi sợi tạo thành một mạng lưới bên trong

màng sinh chất. các protein actin sau đó sẽ kết nối với các vi ống để tạo
thành cấu trúc vững chắc nhằm nâng đỡ tế bào.Ví dụ trong tế bào hấp
thụ chất dinh dưỡng ở ruột, các vi sợi sẽ giúp gia tăng diện tích bề mặt
của tế bào này nhằm gia tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sợi trung gian

Sợi trung gian chỉ thấy trong các sinh vật đa bào. Trái với các thành
phần khác của bộ xương của tế bào, có đến ít nhất 50 loại sợi trung gian
khác nhau và thường đặc trưng với từng loại tế bào khác nhau. Chúng
thường được chia thành 6 nhóm phân tử, dựa trên các trình tự acid amin,
và tương đồng về cấu trúc, được cấu tạo bởi các protein dạng sợi thuộc
nhóm kearin,các protein cấu tạo nên tóc và móng. Trong tế bào thì
những protein dạng sợi này được tạo thành dạng dây thừng (ropelike) có
đường kính khoảng 8 đến 12nm. sợi trung gian có 2 chức năng chính:
 Ổn định cấu trúc tế bào
 Giảm áp lực của tế bào.
ở một số tế bào, sợi trung gian tỏa ra từ màng nhân và ổn định vị trí cuả
nhân cũng như các bào quan khác.
Vi ống: dài và rỗng

Vi ống dài, rỗng và không có nhánh, đường kính khoảng 25 nm và có
thể dài tới vài µm. trong tế bào vi ống có 2 chức năng chính:
 Tạo cấu trúc vững chắc cho bộ xương của tế bào
 Là khung chính cho các protein vận động có thể di chuyển trong tế
bào.
Vi ống được cấu tạo từ các phân tử protein tubulin. Các tubulin tồn tại ở
dạng dimer được cấu tạo từ các monomer α và β tubulin. Mười ba dimer
tubulin bao quanh khoang trung tâm của vi ống. Hai đầu cảu vi ống khác
nhau: một đầu dương (+) và một đầu âm (-). Các dimer tubulin có thể
được gắm thêm vào hay loại ra, thường là vào đầu +, làm cho vi ống dài

ra hay ngắn lại. Điều này làm thay đổi nhanh chóng chiều dài của vi ống
và làm cấu trúc của vi ống linh hoạt hơn. sự linh hoạt về cấu trúc cảu vi
ống chúng ta có thể thấy trong các tế bào động vật, tại đây thì chúng có
thể làm thay đổi hình dạng của tế bào.

sự di chuyển cảu các protein vận động dọc theo vi ống


Các vi ống thường được tỏa ra từ 1 vùng của tế bào, nơi này được gọi là
trung tâm tổ chức vi ống. Quá trình polymer hóa các tubulin làm gai
tăng tính chắc chắn của cấu trúc tế bào, và ngược lại trong sự depolymer
hóa.

Ở thực vật, vi ống kiểm soát sự sắp xếp của các sợi cellulose trong sự
tạo thành vách tế bào. Các ảnh hiển vi điện tử cho thấy rằng các ci ống
thường nằm sát bên trong màng sinh chất cuả tế bào nhằm tạo hoặc mở
rộng vách tế bào. Các thí nghiệm khi làm thay đổi hướng của vi ống và
kết quả là cũng làm thay vách tế bào và hình dạng của tế bào thực vật.
Trong nhiều tế bào, vi ống còn đóng vai trò là trục bám cho các protein
vận động sử dụng năng lượng để thay đổi hình dạng của chúng và di
chuyển dọc theo trục của vi ống. Các protein vận động bám và di chuyễn
dọc theo vi ống, mang theo các vật từ chổ này đến chổ khác trong tế bào.
vi ống còn là thành phần cần thiết nhằm phân phối các NST đến các tế
bào con trong quá trình phân chia tế bào. và chúng cũng liên quan mật
thiết với các phần phụ cuả tế bào: lông và roi của tế bào, trong sự di
chuyển của tế bào.
Cấu trúc ngoại bào

Mặc dù màng plasma có chức năng ngăn cách giữa môi trường bên trong
và bên ngoài tế bào tuy nhiên có rất nhiều chất được sản xuất bên trong

tế bào và được tế bào đưa ra bên ngoài màng plasma và chúng có vai trò
cực kỳ quan trọng trong bảo vệ và liên kết các tế bào với nhau. Vì các
chất này nằm ngoài màng plasma nên được gọi là các chất ngoại bào.
Thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn, thành( vách) tế bào của các tế
bào thực vật, cấu trúc ngoại bào của tế bào động vật là các chất ngoại vi
và có chức năng tương tự như vậy. Tất cảc các chất trên đều được cấu
thành từ một lượng lớn các sợi cao phân tử kết hợp lại trong môi trường
dẻo bên ngoài tế bào.
Thành tế bào thực vật chứa một lượng lớn cellulose

Thành tế bào thực vật là một cấu trúc bán rắn nằm ngoài màng plasma(
hình 4.25). Nó bao gồm các sợi cellulose đính vào các phân tử
polysaccharide và protein. Thành tế bào có 3 vai trò chính trong thực vật
-Có chức năng chống đỡ cho tế bào và hạn chế kích thước tế bào bằng
chất có tính chất cứng.
-Hoạt động như là hàng rào chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các
vi sinh vật gây bệnh khác đặc biệt là trên thực vật
-Góp phần vào việc định hình cho tế bào thực vật

Vách tế bào thực vật


Nhờ có màng dày mà tế bào thực vật có thể quan sát một cách rõ ràng
từng tế bào tách bạch trên kính hiển vi quang học. Nhưng khi quan sát
bằng kính hiển vi điện tử ta thấy thật sự các tế bào thực vật không tách
biệt hoàn toàn. Nguyên sinh chất của các tế bào ở kề nhau được liên kết
bởi một số lượng lớn các kênh plasma, gọi là cầu liên
bào(plasmodesmata) chúng có diện tích khoảng 20 đến 40 nm và nối
thẳng xuyên qua màng tế bào vào trong nguyên sinh chất. Cầu liên bào
có thể cho nước, ion, các phân tử nhỏ, RNA và protein đi qua. Sự phức

tạp này đảm bảo các tế bào thực vật có cùng nồng độ chất tan
Tế bào động vật được bao bọc bởi khuôn gian bào (extracellular
matrix)

Tế bào của các động vật đa bào không có thành tế bào bán rắn như ở tế
bào thực vật nhưng chúng lại được bảo vệ bởi khuôn gian bào. Các
khuôn gian bào được cấu thành từ các sợi protein như collagen(protein
nhiều nhất ở các loài động vật có vú) và glycoprotein (Hình 4.26).
Những protein kể trên kết hợp với các chất khác để đảm nhiệm những
nhiệm vụ khác nhau trên cơ thể, được sản xuất bởi tế bào nằm gần các
khuôn gian bào.

Cấu trúc ngoại bào ở tế bào động vật


Khuôn gian bào có rất nhiều chức năng
-Giữa các tế bào cố định trong các mô
-Góp phần cấu thành các đặc tính của sụn, da và các mô khác.
-Giúp lọc các chất đi qua các mô khác nhau
-Đóng vai trò trong việc truyền tín hiệu hoá học từ tế bào này đến tế bào
khác
Trong cơ thể người, ở vài mô, như não, có rất ít khuôn gian bào trong
khi sụn và xương lại có một lượng lớn. Tế bào xương dính vào các
khuôn gian bào nhờ collagen và calcium phosphate. Các khuôn này làm
cho xương cứng. Tế bào biểu mô, như các khoang rỗng trong tế bào,
nằm kề nhau như là một cái tấm trải rộng để tạo thành khuôn gian bào.
Một vài khuôn gian bào được tạo thành từ rất nhiều proteoglycan. Một
phân tử proteoglycan chứa vài trăm liên kết polysaccharide liên kết với
hàng trăm protein, tất cả đính vào một polysaccharide khổng lồ. Trọng
lượng phân tử của proteoglycan này lên đến hàng trăm triệu Dal, các

phân tử còn lớn hơn cả tế bào prokaryote về mặt chiếm diện tích.

×