LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHỮNG QUY LUẬT CƠ
BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
(4 tiết)
I. LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sản xuất ra của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại và
phát triển xã hội.
a, Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình về lịch
sử.
- Các nhà triết học, xã hội học, sử học theo quan điểm duy tâm đều quy
nguyên nhân và động lực của sự vận động và phát triển của xã hội vào lĩnh vực tư
tưởng tinh thần.
+ CNDT chủ quan cho rằng: nguyên nhân và động lực đó thuộc về tư tưởng
của những vĩ nhân.
+ CNDT khách quan và tôn giáo tìm nguyên nhân và động lực đó trong các
lực lượng siêu tự nhiên như: “ý niệm tuyệt đối”, chúa, thượng đế,…
+ Ngay cả những học thuyết đạt đến thế giới quan duy vật khá cao về giới tự
nhiên Phơbách khi giải thích về những vấn đề xã hội cũng không tránh khỏi duy
tâm. Như quan niệm: Tôn giáo là lực lượng chính của sự phát triển xã hội, là căn
cứ để phân biệt các thời kỳ lịch sử.
b. Quan điểm của triết học Mác-Lênin
- Con người làm ra lịch sử của mình. Song, muốn làm ra lịch sử, trước hết họ
cần phải sống, muốn sống được họ phải có cái ăn, cái mặc và chỗ ở. Muốn vậy, họ
phải lao động sản xuất ra của cải vật chất. Do đó, sản xuất vật chất là yêu cầu khách
quan, là cơ sở của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.
- sản xuất vật chất là cơ sở hình thành các loại quan điểm tư tưởng, các quan
hệ và các thiết chế xã hội khác nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội: các quan
điểm chính trị, đạo đức, nghệ thuật, pháp quyền, triết học, tôn giáo.... các quan hệ
như gia đình, dân tộc, chủng tộc, quốc tế.... và các thiết chế xã hội như: nhà nước,
toà án, nhà thờ...đều được hình thành và phát triển trên cơ sở một trình độ nhất định
của sản xuất vật chất.
- sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Trong các yếu tố cấu
thành của một hình thái kinh tế - xã hội thì lực lượng sản xuất là yếu tố năng động
nhất, cách mạng nhất - nó luôn luôn phát triển một cách khách quan, khi lực lượng
sản xuất phát triển từ trình độ này lên trình độ khác thì trước hết nó kéo theo sự
thay đổi của guan hệ sản xuất, từ quan hệ sản xuất kéo theo sự thay đổi của các
quan hệ xã hội khác và tiêu chí của tiến bộ xã hội, làm cho xã hội phát triển từ thấp
đến cao.
2. Cấu trúc và vai trò của phương thức sản xuất
a. Cấu trúc của phương thức sản xuất
* Phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức tiến hành sản xuất của cải vật
chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.
Mỗi PTSX gồm 2 mặt cấu thành là LLSX và QHSX.
* Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là
trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của PTSX.
LLSX bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ kỹ thuật, kỹ
năng và thói quen trong lao động của họ. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao
động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là yếu tố động nhất luôn luôn
đổi mới theo tiến trình phát triển khách quan của sản xuất vật chất.
* QHSX là mối quan hệ giữa người với nhau trong quá trình sản xuất, là mặt
xã hôị của PTSX.
QHSX bao gồm: + quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
+ quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động
+ quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
→ Ba mặt đó có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với
tư liệu sản xuất là mặt quyết định các quan hệ còn lại. Trong các QHSX tư nhân thì
tấng lớp sở hữu tư liệu sản xuất là tầng lớp đứng ra tổ chức và quản lý quá trình sản
xuất theo hướng có lợi cho giai cấp mình, còn tầng lớp không có TLSX buộc phải
làm thuê cho họ. Quan hệ phân phối sản phẩm lao dộng cũng phụ thuộc vào quan
hệ sở hữu TLSX, trong các QHSX tư nhân thì ai nắm TLSX sẽ là người quyết định
tính chất, hình thức phân phối và quy mô thu nhập.
Có hai kiểu cơ bản trong quan hệ sở hữu TLSX là sở hữu tư nhân và sở hữu
xã hội. Trong quan hệ sở hữu tư nhân (sở hữu nô lệ, sở hữu phong kiến và sở hữu
tư bản) thì giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất là giai cấp là giai cấp bóc lột,
thống trị và giai cấp, tầng lớp nào không có TLSX là giai cấp, tầng lớp bị thống trị,
bị bóc lột. Đối với quan hệ sở hữu xã hội về TLSX (sở hữu chung trong các thị tộc,
bộ lạc thời nguyên thủy và sở hữu cộng sản chủ nghĩa trong tương lai) thì mối quan
hệ giữa người với người là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau.
b. Vai trò của phương thức sản xuất
PTSX quyết định sự tồn tại và phát triển của XH, thể hiện trên các phương
diện sau:
- PTSX quyết định tích chất của XH. Xã hội là do con người kết hợp các hoạt
động với nhau tạo ra, nhưng con người lại không thể tuỳ ý lựa chọn chế độ xã hội
cho mình. Sự ra đời một chế độ xã hội trong lịch sử là do PTSX quyết định. PTSX
chiếm hữu nô lệ quyết định tính chất của xã hội nô lệ, PTSX tư bản chủ nghĩa
quyết định tính chất của xã hội tư bản chủ nghĩa v.v...
- PTSX quyết định tổ chức kết cấu của xã hội. Tổ chức kết cấu của xã hội bao
gồm từ tổ chức kết cấu kinh tế đến các quan điểm tư tưởng, các giai cấp, các đảng
phái, nhà nước, các thiết chế xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Toàn bộ
tổ chức kết cấu ấy của xã hội không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
mà do PTSX quyết định, nghĩa là mỗi PTSX khác nhau sinh ra một kiểu tổ chức
kết cấu xã hội khác nhau phù hợp với nó.
- PTSX quyết định sự chuyển biến của XH loài người qua các giai đoạn lịch
sử khác nhau. Lịch sử loài người trước hết là lịch sử của sản xuất và thực chất là sự
phát triển kế tiếp nhau của các PTSX. Khi PTSX cũ mất đi PTSX mới ra đời thì chế
độ xã hội cũ cũng mất theo và chế độ xã hội mới cũng ra đời thay thế. Loài người
đã trải qua năm PTSX cơ bản, tương ứng với nó là 5 chế độ xã hội: CSNT, CHNL,
PK, TBCN, CSCN (mà giai đoạn đầu của nó là XHCN).
↔ Do sự quyết định của PTSX như vậy, cho nên khi nghiên cứu các hiện
tượng xã hội, phải tìm nguồn gốc phát sinh từ PTSX, từ tính tất yếu của kinh tế.
Quán triệt quan điểm này, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
(2001-2010), Đảng ta đã nêu "Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
nhiệm vụ trung tâm". Trong điều kiện nước ta đi lên CNXH, Đại hội X nhấn mạnh
vấn đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân".
II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI.
1.Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất
a, Khái niệm về tính chất và trình độ của LLSX
* Tính chất của LLSX là tính chất cá nhân hay tính chất XH trong việc sử
dụng tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để chế tạo sản
phẩm.
* Trình độ của LLSX là trình độ phát triển khoa học công nghệ, khoa học kỹ
thuật,công cụ lao động, phân công lao động và người lao động, trong đó phân công
lao động và đi liền với nó là trình độ chuyên môn hoá là sự biểu hiện rõ ràng nhất.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
* LLSX quyết định QHSX.
Trong mỗi PTSX thì hai mặt LLSX và QHSX gắn bó hữu cơ với nhau, trong
đó: LLSX là nội dung vật chất, kỹ thuật và QHSX là hình thức XH của PTSX. Do
đó, mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ nội dung - hình
thức, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.
Sự quyết định của LLSX đối với QHSX biểu hiện cụ thể:
+ LLSX như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi QHSX phải như
thế ấy để đảm bảo sự phù hợp với nó.
Ví dụ: nếu trình độ của LLSX thể hiện ở công cụ thô sơ, tính chất là cá nhân
thì quan hệ sản xuất cá thể là phù hợp, nếu thiết lập quan hệ sản xuất tập thể là
không phù hợp, sẽ kìm hãm, thậm chí sẽ phá vỡ LLSX.
+ Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay
đổi theo để đảm bảo phù hợp.
+ Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi và
QHSX mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp.
* QHSX tác động trở lại LLSX.
- Nguyên tắc của sự tác động này là: Nếu QHSX phù hợp với tính chất và
trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại, nếu QHSX không
phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX. Do đó, không chấp nhận một
QHSX quá bảo thủ, lạc hậu và cả QHSX vượt trước "tiên tiến" so với LLSX.
- Vậy quan niệm như thế nào là sự phù hợp? Một QHSX được gọi là phù hợp
với tính chất và trình độ của LLSX khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện
cho các yếu tố của LLSX (người LĐ, TLLĐ, đối tượng LĐ) kết hợp với nhau một
cách hài hoà để cho sx diễn ra bình thường và đưa lại năng suất lao động cao.
Chẳng hạn, phải thiết lập một QHSX sao cho: nơi nào có đối tượng lao động
thì ở đó phải có người lao động, công cụ lao động phải tương ứng với trình độ, kĩ
năng của người lao động... thì QHSX ấy mới được coi là phù hợp với lực LLSX.
- Sự phù hợp giữa QHSX với LLSX không phải chỉ một lần là xong mà là
một quá trình "cân bằng động". Nghĩa là sự phù hợp cụ thể nào đó giữa QHSX và
LLSX luôn bị phá vỡ để thay bằng một sự phù hợp khác cao hơn. Cho nên, quy luật
này đòi hỏi tính năng động cao của yếu tố chủ quan, để chủ động điều chỉnh QHSX
luôn luôn luôn phù hợp với sự diễn biến nhanh chóng của LLSX.
c, Sự vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta
- Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đi lên CNXH,
lại do hậu quả quá nặng nề của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu
dài, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ
trong lịch sử. Do đó, thời kỳ đầu chúng ta đã vấp phải những sai lầm, khuyết điểm
như: bệnh chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan: nóng vội xoá bỏ các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể khi nó còn lý do tồn tại; đề cao mở
rộng QHSX tập thể khi nó chưa có đầy đủ những tất yếu kinh tế...
- Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm đó, trong đường lối đổi mới:
“Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách p/triển
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của nhà nước, theo định hướng XHCN; đó là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN”.
ĐH X tiếp tục khẳng định lại quan điểm trên: “ Phát triển nền kinh tế nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo”