Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu về Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long - part 5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 11 trang )

Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 41
Do chất thải động vật của các loại gia cầm: trâu bò, gà là các nguyên tố vi lượng
rất cần cho đất (N, K, P, Ca) nhưng khi nồng độ quá nhiều sẽ gây hại cho thực vật trên
đất.
Các chất độc thoát ra trong đất tự nhiên thường là các khí độc sinh ra trong quá
trình phản ứng hóa học do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đất, các
phản ứng này có thể nảy sinh ra do hoạt động của núi lửa. Các phản ứng sinh khí độc
còn có thể xuất hiện do yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của đất thay
đổi một cách đột ngột.
III.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất:
Quá trình mặn xâm nhập gia tăng đã tác động các hệ sinh thái nông nghiệp truyền
thống, lúa nước, cá đồng, cây ăn trái, cây công nghiệp trong khi khả năng thực thi
các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn. Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng luân canh lúa-tôm, vùng ngăn mặn
xổ phèn chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của
các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân. Chất thải nuôi trồng thủy sản
ven biển, đặc biệt là chất thải nuôi tôm, ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi
trường và độ bền vững của hệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái rừng
ngập.
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công
nghiệp, đô thị hóa…ở đồng bằng sông Cửu Long làm biến đổi đất và làm suy thoái
nghiêm trọng. Diện tích thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha đến năm
2006 đã là 699.200 ha, đồng thời diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: năm 2000 là
3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (lúa mùa, đông xuân và hè thu).
Trong nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích canh tác trên 2,9 triệu
ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên kênh rạch do sông mekong chảy đến và
nước mưa. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng
trọt (lúa đông xuân, hè thu), chăn nuôi…trong khi đó chưa thể kiểm soát chặt chẽ
được về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng nước


còn tùy tiện, lãng phí, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 42
Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm
trọng tới công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững tài nguyên ven biển ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh nhưng hậu quả
là làm giảm thảm rừng ngập mặn. Làm biến đổi môi trường đất, nước và môi trường
sinh thái.Những tổn thất về rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt biến đổi về môi trường,
sinh thái khu vực:
- Độ che phủ của rừng giảm, bị chia nhỏ bởi các vuông tôm, môi trường đất bị ô
nhiễm bởi quá trình phèn hóa gia tăng với quy mô lớn, đất đai bị phát quang sẽ tăng
quá trình rửa trôi do mưa, lan truyền phèn trong đất, nước và các hệ sinh thái;
- Giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng, đa dạng sinh học bị suy giảm
nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và cư
trú. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển và cửa sông làm mất cân bằng
sinh thái trong khu vực. Hậu quả thấy trước tiên là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu
ven biển.
Ngoài ra, các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải bỏ ra
các kênh rạch với số lượng hàng năm khoảng 456,6 triệu m
3
bùn thải và chất thải nuôi
trồng thủy sản gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất
và dịch bệnh phát sinh.
Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn
định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc
ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng
trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á
kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ
của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Chất

mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức
hợp hấp thụ sét mùn nên giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay
về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc
chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm
điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 43
Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết
như giun đất, kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật giun đất chết làm cho suy
giảm độ thoáng khí của đất rễ cây hút nước kém làm ảnh hưởng tới quá trình quang
hợp dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta. Cây có vai trò rất lớn đến
việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều ảnh
hưởng khác không tốt.
Đất ngập nước, đặc biệt là vùng lầy than bùn là nơi lưu trữ khí nhà kính dưới dạng
các khí Carbon, Metan nhiều hơn cả lượng khí này có trong toàn bộ bầu khí quyển.
Thật không khó để tưởng tượng rằng điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta một khi những
khí này bị thoát ra qua việc phá hủy những vùng đất ngập nước.
Quá trình xâm mặn và lan truyền phèn ở đất khiến cho các nhà đầu tư tỏ ra chán
nản, chuyển sang tìm cơ hội nơi khác khi nhìn thấy bãi đất hoang vu này. Do đó, năng
lực thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp ĐBSCL là rất thấp và tốc độ thu hút đầu tư
còn chậm.
Trong sản xuất công nghiệp, lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, tiếp tục
thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, kênh rạch làm suy giảm chất lượng nước mặt. Gây
nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và sức khỏa người dân: các bệnh sốt xuất
huyết, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức ăn….
Kim loại nặng được quan tâm nhiều vì chúng được sử dụng rộng rãi trong một số
hoạt động công nghiệp trên hầu hết các quốc gia. Mặt khác, chúng được coi là các yếu
tố vi lượng cần thiết cho cây trồng và súc vật. Tuy nhiên chúng được coi là chất ô
nhiễm đến môi trường nếu chúng tồn tại ở nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của

sinh vật. Hiện nay vấn đề kim loại nặng đã được quan tâm đúng mức và các vấn đề về
môi trường đã được coi trọng.
Theo kết quả của các nhà thí nghiệm trong nhà kính đã chứng minh rằng ô nhiễm
kim loại nặng trong đất ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cùa cây lúa non trồng
tên cát sạch và ngay cả trên đất nguyên dạng.
*Ảnh hưởng của Pb
2+
và Cd
2+
:
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 44
Ở nồng độ khác nhau thì những ảnh hưởng của chúng tới cây lúa cũng khác nhau
và được biều hiện qua sự thay đổi pH của dung dịch. Cụ thể là nồng độ Pb
2+
và Cd
2+

càng cao thù pH càng cao, mặt khác pH dung dịch cũng tăng theo thời gian sau khi
gieo trồng.
Ảnh hưởng của Cd mạnh hơn hẳn Pd. Cụ thể như sau : nồng độ Pd > 0,5 ppm,
phạm vi ảnh hưởng của cây lúa tăng 50%. Còn Cd > 0,25 ppm đã ảnh hưởng lên đến
60 % cây lúa.
Tỉ lệ chết của cây lúa tăng khi nồng độ kim loại nặng tăng.
*Ảnh hưởng của Hg
2+
và As
3+
lên sự sinh trưởng cùa lúa non có thể tham khảo ở

giáo trình Độc chất học môi trường cơ bản của Lê Huy Bá.
- Sự cố lan rộng và tràn dầu vào các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu
Long, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Tại Bến Tre dầu loang đã làm chết
khỏang một ngàn tấn nghêu được nuôi tại các sân nghêu nằm trong huyện Bình Ðại và
Ba Tri. Tại Bạc Liêu, tôm nuôi tại huyện Ðông Hải cũng bị ảnh hưởng vì các váng
dầu. Tại Cà Mau, các cửa biển cũng có dầu nổi làm tôm cá đánh bắt được đều bị dầu
bám khó làm sạch.
III.2.4. Các giải pháp chống ô nhiễm:
 Biện pháp phòng chống các chất độc trong đất ngập nước:
Để hạn chế hiện tượng ngộ độc trên vùng đất ngập nước, yếm khí, biện pháp hữu
hiệu nhất là làm cho đất được luân phiên thoáng khí. Sự oxi hóa trong đất xảy ra làm
cho nồng độ các chất độc giảm xuống dưới ngưỡng độc của sinh vật (ngoại trừ đất
phèn tiềng tàng).
 Biện pháp phòng chống đất phèn:
Để hạn chế phát sinh nhiễm phèn, cũng như các tác hại của các chất độc có trong
đất phèn, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
 Giữ nước để ngăn ngừa sự oxi hóa các vật liệu chứa khoáng pyrit trong đất
phèn tiềm tàng.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 45
 Đối với đất phèn hoạt động, cần phải tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các
nguồn nước khác. Việc tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các nguồn nước
khác. Vấn đề này cần chú ý tới vùng hạ lưu
 Trong canh tác cây trồng cũng như việc nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng để
trung hóa các axit trong đất và làm cố định các chất độc khác trong đất tỏ ra
hiệu quả đối với những vùng đất phèn nhẹ và phèn trung bình. Việc kết hợp
dung vôi và tiêu rửa bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình thiêu rửa độc chất
trong đất.
 Một số kĩ thuật như làm đất, lên danh sách để trồng các loại cây chịu phèn cũng

như được áp dụng ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mưởi.
 Biện pháp cải tạo đất mặn:
Để hạn chế độc chất trong vùng đất mặn, việc ngăn đê, ngăn mặn tràn vào đồng
ruộng, đôi khi có thể là một sai lầm vì chúng ta làm mất đi sinh thái đặc trưng của
rừng ngập mặn ven biển.
Bên cạnh đó ta có thể thực hiện chương trình cải tạo đất mặn thành đất trồng trọt
cho năng suất cao không kém các loại đất bình thường khác. Tùy theo điều kiện thủy
văn, thủy địa chất, tùy theo độ măn và hóa, lí tính của từng loại cụ thể mà có thể phân
chia đất mặn theo các mức độ cải tạo đất như sau :
 Thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc bằng cách gieo các hạt cỏ chịu mặn có giá trị
thực ăn cho gia súc.
 Bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt
đứt mao quản làm cho muối không thể bốc lên mặt.
 Trồng các loại lúa chịu mặn hoặc cây chịu mặn giỏi như cói, lác, rừng ngập
mặn.
 Bằng cách áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Điều này đặc biệt thích hợp với
các loại đất ngập mặn khó cải tạo (đất kiềm mặn có độ thấm nước kém, mực
nước ngầm nông ). Các biện pháp cải tạo kết hợp đó là: Biện pháp thủy lợi,biện
pháp nông lý, biện pháp nông hóa, biện pháp sinh học.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 46
 Sử dụng dòng điện : cho dòng điện một chiếu vào trong đất. Do hiện tượng
điện phân người ta thu được các anion và các cation của muối tan trong đất ở
anod và katot.
 Sử dụng đất mặn nuôi tôm – kết hợp trồng lúa theo đúng kĩ thuật.
 Hoạt động nông nghiệp:
Khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc
tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả
cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh

học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh
vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại.
Quy hoạch phát triển nông- lâm- ngư đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ
sinh thái đất ngập nước đặc thù ở ĐBSCL. Phát triển sản xuất công nghiệp, các khu,
cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong mối quan hệ chiến
lược phát triển vùng ĐBSCL.
Phải đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, từ đó quy hoạch vùng sản xuất tập
trung quy mô lớn. Các tỉnh ĐBSCL cần kết hợp lại, thiết lập trật tự cho vùng nuôi tôm
sú; vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Từng vùng phải có quy hoạch cụ thể. Nuôi tập trung
mới áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất cao, xử lý được môi
trường, giảm dịch bệnh, tăng chất lượng hàng hóa; thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi.
Chuyển dịch mạnh để tiến tới xóa bỏ độc canh cây lúa, đa dạng hóa các sản phẩm.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc
biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong
công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực
ĐBSCL.
Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo
vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản. Theo dõi
giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm và các hệ sinh thái rừng ngập
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 47
mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và
tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ ổn định của hệ sinh thái này.
 Hoạt động công nghiệp:
Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…, cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh
tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử
lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi

phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn
kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước
thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái,
khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý cần thiết.
 Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất: bằng rất nhiều cách
 Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó co thể tiếp xúc với không khí làm
cho dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy.
 Xử lí đất bằng hóa chất
 Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu
 Thì nghiệm bằng cách khác nhau, chon ra một phương pháp thích hợp
 Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí)
 Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoạc tiếp xúc với không khí hoăc vi sinh vật
hoạc rửa trôi chuyển hóa tự nhiên.




Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 48
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Để đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển bền vững, đảm bảo được nguồn tài
nguyên đất cho an ninh lương thực là điều thiết yếu. Tuy còn nhiều vấn đề về ô nhiễm
đất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của vùng nhưng tin rằng cùng với
những biện pháp khoa học kỹ thuật đúng đắn, có sự kết hợp của chính quyền các cấp
và đội ngũ các nhà khoa học môi trường, nông dân…sẽ góp phần đẩy lùi ô nhiễm đất,
nâng cao chất lượng canh tác, năng suất cây trồng vật nuôi, để đồng bằng sông Cửu
Long xứng đáng là vựa lúa của cả nước.


















Tài liệu tham khảo
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 49






















Mục lục:
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 50
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 2
I. Đặt vấn đề: 2
II.Ý nghĩa của đề tài: 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
II.1. Đất: 3
II.1.1. Khái niệm: 3
II.1.2. Thành phần và cấu trúc, tính chất đất: 4
II.2. Tài nguyên đất Việt Nam: 5
II.2.1. Tình hình sử dụng đất: 5
II.2.2. Phân loại và đặc điểm của từng loại đất: 7
II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long: 9
II.3.1. Lịch sử hình thành đồng bằng: 9

II.3.2. Vị trí địa lý: 9
II.3.3. Điều kiện tự nhiên: 9
II.3.3. Hệ sinh thái: 14
II.3.4. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long: 16
II.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long: 20
CHƯƠNG III: Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 23
III.1. Những khái niệm có liên quan: 23
III.1.1. Ô nhiễm đất: 23
III.1.2. Khả năng tự làm sạch của đất: 23
III.1.3. Đất tốt và đất xấu 24
III.2. Ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long: 25
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm III lớp DH06QM Page 51
III.2.1. Hiện trạng môi trường chung: 25
III.2.2. Nguyên nhân đất ô nhiễm: 30
III.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất: 41
III.2.4. Các giải pháp chống ô nhiễm: 44
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 48




×