Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.04 KB, 6 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Quân đội chủ lực đời Trần gồm đủ các binh chủng: bộ binh, kỵ binh,
tượng binh, thủy binh. Thủy binh của ta thường dùng những thuyền
chiến nhẹ, cơ động rất nhanh, dễ dàng. Một sứ giả nhà Nguyên có mô
tả thuyền của ta: "thuyền nhẹ và dài, ván thuyền rất mỏng, đuôi
giống như cánh uyên ương, hai bên mạn thuyền cao hẳn lên. Mỗi
chiếc có đến 30 người chèo, nhiều thì tới hàng trăm người. Thuyền đi
nhanh như bay" (Trần Phu, An Nam tức sự, bản chép tay). Thủy binh
là một binh lực mạnh, sở trường của quân ta.

Bên cạnh quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu
và lực lượng vũ trang của nhân dân các làng xã giừ vai trò chiến lược
quan trọng trong kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến lần thứ hai, các
đội dân binh đã được thành lập rộng khắp các làng xã từ vùng đồng
bằng đến miền núi rừng. Các đội dân binh có mặt khắp mọi nơi và
mọi lúc đó là cơ sở của cuộc chiến tranh du kích rộng rãi đời Trần làm
cho quân địch hao mòn, mệt mỏi và không cướp bóc được lương thực
để nuôi quân.

Bước sang giai đoạn phản công, nhiều đội dân binh các lộ phủ đã tập
hợp lại thành những lực lượng lớn cùng phối hợp chiến đấu với quân
đội chủ lực của triều đình. Nhiều trận quyết chiến trong cuộc kháng
chiến lần trước đã có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của những
lực lượng dân binh như vậy.


Toàn bộ lực lượng quân sự hùng hậu đó, ngoài bộ phận làm nhiệm vụ
bảo vệ hậu phương, cần được tính toán sử dụng hợp lý và thích đáng
cho nhiệm vụ uy hiếp căn cứ Vạn Kiếp và hai hướng tiến công đánh
vào hai đạo quân rút lui của địch. Trần Quốc Tuấn vừa tập trung lực
lượng cho trận quyết chiến Ở Bạch Đằng, vừa phải bố trí một lực
lượng cần thiết để sẵn sàng chặn đánh đạo quân bộ của Thoát Hoan
gồm hàng chục vạn quân.

Trong số quân đội chủ lực được huy động cho trận Bạch Đằng, ta thấy
có phần lớn thủy binh và những lực lưượng bộ binh tinh nhuệ của nhà
Trần như đạo quân của Trần Quốc Tuấn, đạo quân của hai vua Trần
Thánh Tông và Trần Nhân Tông, đạo quân Thánh dực nghĩa dũng do
Nguyễn Khoái chỉ huy, đạo quân Hữu vệ thánh dực do Phạm Ngũ Lão
chỉ huy


Đặc biệt trong trận Bạch Đằng, cùng tham gia chuẩn bị và chiến
đấu với quân đội chủ lực còn có nhiều đội dân binh, và sự đóng góp
hết sức to lớn của nhân dân địa phương. Sử sách không ghi chép bao
nhiêu, nhưng tên tuổi của nhiều anh hùng địa phương và sự tích cứu
nước của quần chúng vẫn còn được nhân dân vùng Bạch Đằng đời dời
ghi nhớ, lưu truyền cùng với một số di tích như đền miếu, bia tượng,
tên đất Những di tích và câu chuyện dân gian đó thường gắn liền
với vai trò tổ chức, lãnh đạo và hình ảnh rực sáng của vị anh hùng
dân tộc Trần Hưng Đạo.

Nhân dân làng A Sào, huyện Phụ Dực (nay là Quỳnh Phụ, Thái Bình)
còn kể rằng Trần Quốc Tuấn cưỡi voi qua đây xem xét kho lương thực
rồi mới đến Bạch Đằng. Trên đường đi, đến sông Hóa, voi bị ngập bùn
không đưa ông qua sông được. Voi buồn bã chảy nước mắt nhìn theo

chủ tướng và đoàn quân. Trần Quốc Tuấn vô cùng cảm động.để khích
lệ ba quân quyết tâm chiến thắng, ông đã tuốt kiếm chỉ xuống dòng
sông mà thề : "Trận này không giết hết giặc Nguyên không trở lại
sông này nữa".

Cho đến ngày nay, nhân dân các xã Lưu Kiếm, Liên Khê (thuộc huyện
Thủy Nguyên, Hải Phòng) vẫn còn ghi sâu trong ký ức những câu
chuyện về Trần Quốc Tuấn đi chuẩn bị chiến trường trên quê hương
mình. Đầu tháng 3 năm 1288, rét đông - bắc theo gió mùa tràn về
lạnh cóng, nhưng vị lão tướng vẫn cưỡi ngựa men theo bờ khe, lần
bên từng mỏm núi đá tai mèo nhấp nhô. Ông đứng trên đỉnh đồi Từ
Thụ (thuộc làng Thụ Khê) nhìn ra sông Bạch Đằng sóng cồn man mác,
suy nghĩ về những trận đánh sắp tới Để biểu thị quyết tâm diệt dịch,
Trần Quốc Tuấn đã trao cho quân dân ở đây một thanh kiếm và một
lá cờ. Câu chuyện lưu kiếm, lưu kỳ còn truyền đến nay có nguồn gốc
lịch sử là như vậy (Vùng này hiện nay mang tên là xã Lưu Kiếm. Ở núi
Từ Thụ vẫn còn đền thờ Trán Quốc Tuấn).


Khắp vùng Hải Đông, An Quảng (Hải Phòng, Quảng Ninh) nhiều
tiểu toát, đại toát (Đại toát là đại tư xã, tiểu toát là tiểu tư xã, chức
quan ở cấp xã đởi Trần trong cuộc chống Nguyên lần thứ hai, nhiều
đại toát ở Thanh Hóa đã động viên dân xã tham gia kháng chiến (theo
văn bia chùa Hưng Phúc đời Trần ở xã Quảng Hùng, huyện Quảng
Xương, Thanh Hóa), nhiều chủ trang trại và nông dân nghèo khổ tự
nguyện cung cấp lương thực, vũ khí và sẵn sàng xả thân vì nước,
nguyện đứng vào hàng quân của Trần Quốc Tuấn.

Nhiều làng ở hai ven sông Bạch Đằng hiện nay còn có đền thờ những
người địa phương tham gia trận Bạch Đằng. Họ là người đứng đầu các

đội dân chúng vũ trang, hoặc là những cận vệ của Trần Quốc Tuấn
xông pha trước trận tiền. Khi chết, họ được tôn là thành hoàng, là
phúc thần của nhiều làng xã, và những thành tích của họ còn đọng
bền trong ký ức dân gian.

Theo tiếng gọi của Trần Quốc Tuấn, nhân dân các làng vùng sông
Bạch Đằng phối hợp với quân Trần khẩn trương đi vào một cuộc chiến
đấu gian khổ và quyết liệt. Thóc gạo được chuẩn bị, sẵn sàng cung
cấp cho quân đội, vũ khí được chế tạo thêm để trang bị cho dân binh,
thuyền bè được tu sửa để sử dụng trên chiến trường sông nước.

Thần tích các làng và gia phả một số dòng họ vùng Bạch Đằng còn kể
nhiều thành tích đánh giặc của nhân dân địa phương. Ớ Phả Lễ, Phục
Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), có hai anh em Trần Hộ, Trần Độ chỉ
huy dân làng lập thành đội dân binh ngày đêm luyện tập trên sông.
Dân trang Đoan Lễ (xã Tam Hưng, Thủy Nguyên) do Lý Hồng đứng
đầu rèn giáo mác theo Trần Quốc Trấn đánh giặc. Vũ Nguyên, người
trang Do Lê (xã Tam Hưng, Thủy Nguyên) nhà rất nghèo làm thuê
nuôi mẹ, nhưng sức khỏe hơn người, có nhiệt tình yêu nước. Ông đã
tạm biệt mẹ già, động viên dân làng theo Hưng Đạo Vương tham gia
chiến đấu (Theo Thần phả thành hoàng các làng Phả Lễ, Đoan Lễ, Do
Lễ (đều thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng)). Tộc phả họ Vũ Đình
(xã Minh Tân, Thủy Nguyên) ghi rõ ông tổ họ này là Vũ Đại đứng đầu
một đạo dân binh đặt dưới quyền chỉ huy của hoàng tôn Trần Quốc
Bảo bố trí mai phục ở dãy núi đá ven sông. Nhiều nguời dân làng
Tràng Kênh tham gia làm thông tin liên lạc cho quân đội, trong đó có
ông Lủi, bà Lủi người địa phương được giao làm công việc như chiến sĩ
truyền tin ở mặt trận. Sở dĩ gọi họ là Lủi vì công việc liên lạc đưa tin
và truyền lệnh đòi hỏi phải nhanh chóng và bí mật, phải len lỏi theo
đường tắt, trèo đá xuyên rừng vất vả (Hồ sơ khảo sát chiến thắng

Bạch Đằng năm 1969, tư liệu khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội).

×