Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.43 KB, 5 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông,
núi, rừng tiếp liền nhau.

Bên tả ngạn sông Bạch Đằng xưa kia là một cánh rừng sâu thuộc trại
Yên Hưng, lộHải Đông. Cánh rừng chạy sát đến bờ sông tiếp liền với
những bãi sú, vẹt ven sông. Rừng xưa không còn nữa nhưng vẫn lưu
lại một số địa danh cho đến nay như: sông Rừng, bến Rừng, làng
Rừng, chợ Rừng, giếng Rừng

Bên hữu ngạn, từng ngọn núi nhấp nhô của vùng núi đá Tràng Kênh
phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở dấy
có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi nối liền
với lạch nước ra tận sông mà nhân dân địa phương gọi là áng núi như:
áng Hồ, áng Lác, áng Chậu, áng Táu

Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thải, sông
Gia Đước chạy bên các áng, len qua dãy núi là những nơi giấu quân
và đường vận động thuận lợi của quân thủy. Những ngọn núi cao chắn
tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy
bộ với khối lượng lớn, nơi giấu quân vững chắc và kín đáo, vị trí xuất
kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh
chóng. Có thể nói đây là một trận địa mai phục lý tưởng của quân ta.

Núi và sông Bạch Đằng hiểm yếu như vậy nên người xưa đã mô tả


như sau:

“Vãn vân kiếm bích bích toàn ngoan
Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan” Trần Minh Tông, Bạch Đằng
giang

Nghĩa là:
Núi cao biếc tua tủa như gươm giáo kéo lấy từng mây.
Thuồng luồng cuộn thủy triều cuốn làn sóng bạc.

Hoặc:

“Ngạc đoạn, kình khoa, sơn khúc khúc,
Qua trầm, kích triết, ngạn tầng tầng".
(Nguyễn Trãi, Bạch Đằng hải khẩu).

Nghĩa là :

Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc,
Qua chìm, kích gãy bên bờ lớp lớp chồng.

Trong chiến tranh, địa hình có vị trí rất quan trọng. Binh thư cổ nói:
“Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Đoán rõ ý định của
địch, nghiên cứu địa hình khó khăn, hiểm trở, tính toán đường sá xa
gần, đặt kế hoạch thắng lợi, đó là chức trách của người làm tướng"
(Binh pháp Tôn Tử, sách đã dẫn, tr.92). Đặc biệt trong điều kiện chủ
động tiến công và lấy ít đánh nhiều thì vấn đề lợi dụng địa hình lại
càng hết sức quan trọng. Trần Quốc Tuấn dày kinh nghiệm chỉ huy,
đọc đủ "binh pháp các nhà", soạn sách Binh thư yếu lược, hẳn đã thấy
rõ vị trí hiểm yếu của nơi này. Đạo quân thủy của dịch rút lui qua đây

dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẵn sàng, cũng dễ bị quân dân ta
dồn vào một khu vực hết sức bất lợi. Thủy binh và bộ binh của ta mai
phục từ các nhánh sông, các áng núi và cánh rừng ven sông có thể
nhanh chóng đổ ra bao vây và hiệp đồng chiến đấu tiêu diệt địch
thuận lợi.

Sau khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình, Trần Quốc Tuấn
đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến
thực hiện ý đồ chiến lược: chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân
thủy của địch.

Đoạn sông Bạch Đằng này, kể từ chỗ tiếp nước sông Đá Bạc cho đến
ghềnh Cốc và cửa sông Kênh, sông Rút, dài khoảng hơn 5 ki-lô-mét.
Lòng sông rộng trên dưới 1 ki-lô-mét. Đó là một đoạn sông đủ dài và
rộng để dồn trên 600 thuyền chiến của địch lại mà tiêu diệt. Địa hình
sông nước, núi rừng hai bên bờ hiểm trở, có đủ điều kiện để bố trí
một trận địa mai phục lớn, phối hợp chặt chẽ thủy quân và quân bộ.

Trần Quốc Tuấn chủ trương bao vây, tiêu diệt thật nhanh, gọn và triệt
để đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bằng một trận mai phục
quy mô lớn trên thượng lưu sông Bạch Đằng. Cách chọn và bố trí trận
địa chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình tài giỏi và quyết tâm tiêu
diệt địch cao độ của vị tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến.

Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã, oanh liệt, Trần Quốc Tuấn đã tập
trung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh. Không có
một tài liệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến
trong trận Bạch Đằng. Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận
quyết chiến, chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng
một bộ phận quan trọng quân đội chủ lực của triều đình kết hợp với

quân đội của các vương hầu và lực lượng vũ trang của nhân dân.

Vào đầu thời Trần, quân đội thường trực của nhà nước gồm quân cấm
vệ của triều đình và quân các lộ, không quá 10 vạn người.(Phan Huy
Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Binh chế chí, sách đã dẫn).
Nhưng trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược năm 1258 và
1285, lực lượng quân sự nước Đại Việt đã trưởng thành và lớn mạnh
vượt bậc, bao gồm quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các
vương hầu và các đội dân binh của cáclàng xã. Trong cuộc kháng
chiến lần thứ hai, riêng số quân của bốn con trai của Trần Quốc Tuấn
là Hưng Vũ vương, Minh Hiến vương Uất, Hưng Nhượng vương Tảng,
và Hưng Trí vương Hiến đem đến hội ở Vạn Kiếp đã lên đến 20 vạn.
Và theo bài thơ của vua Trần Nhân Tông thì lúc đó số quân ở Hoan,
Diễn (Nghệ An, Hà Tĩnh ) có đến 10 vạn (Hoan, Diễn do tồn thập vạn
binh, nghĩa là Hoan Diễn còn kia chục vạn quân).

Theo phương châm của Trần Quốc Tuấn: "Quân cần tinh không cần
nhiều”, quân đội chủ lực của nhà Trần không nhiều lắm về số lượng
nhưng rất tinh nhuệ. Quân đội đó được tổ chức chặt chẽ, huấn luyện
chu đáo, lại được tôi luyện trong chiến tranh yêu nước nên có tinh
thần chiến đấu cao, bản lĩnh chiến đấu vững vàng. Bài thơ của tướng
Phạm Ngũ Lão còn phản ánh khí thế oai hùng của quân đội lúc bấy
giờ:

Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.


×