Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học_1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 5 trang )

Tăng cường hơn nữa tinh
thần đối thoại quốc tế trên
nghiên cứu văn học



Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên Nghiên cứu văn học hiện nay, theo suy
nghĩ rất chủ quan của tôi, vẫn còn thiếu tinh thần đối thoại quốc tế. Chúng ta đã cố gắng
phá vỡ sự phong bế về lý thuyết và phương pháp, song hầu như lại rơi vào thái cực vận
dụng một chiều các lý thuyết ấy. Chưa có nhiều người quan tâm đến hướng phản biện,
tranh luận với các phương pháp, lý thuyết được gọi là châu Âu trung tâm
luận (eurocentrism) mà trên thế giới đã có một số nhà nghiên cứu nêu lên. Một vấn đề
chẳng hạn như: có phải quan niệm văn học truyền thống của cả phương Đông và phương
Tây đều khẳng định chân lý “văn học phản ánh hiện thực” hay không? Liệu đây có phải
là một câu hỏi tưởng như “cũ mèm” chẳng ai muốn quan tâm nữa? Nhưng cách lật lại
vấn đề của Zong-Qi Cai (Thái Tông Tề) buộc ta phải suy nghĩ lại: “Các nhà phê bình
phương Tây biểu thị một sự quan tâm quá mức đến mối quan hệ của văn học với hiện
thực. Họ thường xuyên nhìn nhận văn học trong mối quan hệ với sự chân thực và phát
triển các mô hình quan niệm tương ứng để nghiên cứu các đối tượng và các vấn đề văn
học chuyên biệt. Trái lại, các nhà phê bình Trung Quốc (truyền thống - TNT chú) lại có
mối quan tâm quá mức đến vai trò của văn học trong việc làm hài hòa các quá trình khác
nhau có ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Họ liên tục nhìn nhận văn học trong mối quan hệ với các quá trình vũ trụ và xã hội-
chính trị và thiết lập các nguyên lý phê bình khác nhau tập trung vào khái niệm Đạo. Bằng
việc cung cấp các luận điểm tham khảo trung tâm mới cho luận cứ phê bình, các quan niệm về
văn học của phương Tây và Trung Quốc (truyền thống - TNT) đã sản sinh ra những lý thuyết
và trào lưu văn học nhất định và vì thế đặt thi học (poetics) phương Tây và Trung Quốc vào
những đường hướng phát triển riêng của chúng”
(2)
. Nếu như ta quan niệm rằng văn học trung


đại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với văn học Trung Quốc thì các nghiên cứu so sánh
như trên buộc ta phải xem xét lại cách ta vẫn vận dụng nhiều luận điểm lý luận khái quát từ
thực tế văn học phương Tây vào giải quyết các vấn đề của văn học Việt Nam truyền thống.
Trong số đó, trước hết là xem lại vấn đề tưởng như hết sức quen thuộc là vấn đề phản ánh hiện
thực của văn học vốn được xem như một định đề hiển nhiên ở nước ta và đã được nhiều nhà
nghiên cứu theo đuổi. Nhưng liệu ở ta, giới nghiên cứu đã thoát khỏi sức hút của lý thuyết
phương Tây đến đâu lại là vấn đề khác. Tất nhiên, cần có sự đối thoại cả với những luận điểm
của các nhà nghiên cứu so sánh Đông - Tây hiện đại. Nhưng “ai, đến khi nào, như thế nào” lại
vẫn là những câu hỏi làm chúng tôi băn khoăn khi nghĩ đến nhiệm vụ to lớn, nặng nề này của
giới nghiên cứu văn học Việt Nam.
Không chỉ các vấn đề lý luận văn học tổng quát, có cả một số vấn đề lý luận có dáng
dấp của riêng vùng văn học Đông Á có thể có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu lịch sử văn học
Việt Nam cũng đã được giới Việt Nam học quốc tế đặt ra. Hiện trên thế giới có bao nhiêu nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam, lý luận và phương pháp mô tả văn học Việt Nam của họ là gì,
có ảnh hưởng như thế nào đối với nhận thức của quốc tế về văn học Việt Nam? Những câu hỏi
này hiện nay chưa được giới nghiên cứu văn học Việt Nam - các tác giả của tạp chí Nghiên cứu
văn học - quan tâm, chưa nói đến chuyện tranh luận hay đối thoại với thế giới. Một ví dụ mà tôi
muốn nói có liên quan đến cách nhìn của một nhà nghiên cứu Trung Quốc về văn học
Việt Nam. Trên tạp chí Trung Quốc xã hội khoa học đã đăng bài viết của Vương Tiểu Thuẫn -
giáo sư Đại học Thanh Hoa, về “tục văn học” (được dịch ở phần tóm tắt bài viết là popular
literature) của Việt Nam thời trung đại
(3)
. Để hiểu “Tục văn học” của Việt Namlà gì, ta cần biết
lý luận ở Trung Quốc về “tục văn học”. Vấn đề này hiện giới nghiên cứu Việt Nam có ít người
quan tâm nên việc đánh giá cách mô tả của Vương Tiểu Thuẫn là đúng hay sai cũng còn là vấn
đề mà trong một bài viết khác tôi sẽ trình bày. Đây chỉ bàn đến một số luận điểm của Vương
Tiểu Thuẫn có thể gây nên tranh luận mạnh mẽ mà tiếc là thông tin về điều này chưa được phổ
biến ở nước ta. Theo giáo sư Vương Tiểu Thuẫn, trong các sách Hán Nôm Việt Nam – phân
loại theo hệ thống “tứ khố” Kinh - Sử - Tử - Tập - thuộc bộ Tử có một phần lớn sách “tục văn
học” với năm nhóm thể loại cụ thể là “tục phú”, các loại “nôm ca thể lục bát”, “đào nương ca”,

“tiểu thuyết”, “chèo và tuồng”. “Tiểu thuyết” ở đây theo ông, gồm các loại “bút ký, truyền kỳ,
tiểu thuyết chương hồi (Hán văn) và truyện thơ (nôm). Ông cho rằng truyện thơ (thi truyện) là
“văn thể xây dựng trên truyền thống tự sự của Việt Nam, đồng dạng với tiểu thuyết thị dân
Trung Quốc từ đời Tống trở đi, vốn bắt nguồn ở nghệ thuật giảng xướng lấy sự tích nhân vật
làm chủ đề” (tr.167). Nhưng đặt các truyện thơ Nôm cùng loại với tiểu thuyết chương hồi chữ
Hán là một cách làm khó chấp nhận. Lại nữa, “tiểu thuyết” Việt Nam như Hoàng Lê nhất
thống chí có thể khác với tiểu thuyết chương hồi về lịch sử Trung Quốc như Tam quốc diễn
nghĩa vì tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc loại này đã trải qua quá trình giảng xướng của
nghệ nhân dân gian và rất phổ biến trong thị dân, còn Hoàng Lê nhất thống chí lại chỉ lưu hành
trong giới trí thức Nho sĩ và không hẳn để giải trí cho thị dân như tiểu thuyết chương hồi Trung
Quốc - chính nhà nghiên cứu này đã chủ trương “công năng” (chức năng) của thể loại là quan
trọng, quyết định bản chất thể loại. Nếu như ở Trung Quốc, “tiểu thuyết” là thể loại được xếp
vào “tục văn học”
(4)
thì ở Việt Nam, vị tất tiểu thuyết chương hồi chữ Hán lại có thể coi là “tục
văn học”. Về thể phú, ông viết “Ở Việt Nam, phú là một văn thể giàu tính ứng dụng. Căn cứ
vào văn tự được sử dụng, có thể phân chúng thành hai loại: sách phú chữ Hán có 41 loại, đa
phần là loại sách cử nghiệp; sách phú chữ Nôm có 11 loại, đa phần thuộc loại sách giảng
xướng - đây là “tục phú” (tr.165). Việc kết luận phú chữ Hán của Việt Nam đa phần có tính cử
nghiệp rõ ràng là không thỏa đáng. Còn về “tục phú”, ông khái quát ba loại đặc điểm của “tục
phú” Việt Nam: 1) “loại phú chủ yếu là thể văn tự sự, phần nhiều lấy các sự kiện lịch sử đời
Hán làm đề tài” (như Hàn Tín trong Hàn vương tôn phú, Trương Lương trongTrương Lưu hầu
phú, đều là các nhân vật trong chiến tranh Hán - Sở); “loại phú chủ yếu có phong cách hài
hước, văn thể hoặc biền ngẫu hoặc tản văn, có vần hoặc không vần, hình thức tự do, nhiều sắc
thái giảng xướng, phong cách gần với tục phú Đôn Hoàng; 3) tục phú Việt Nam lưu truyền
bằng con đường truyền khẩu. Nhưng nhiều bài phú Nôm của Việt Nam lấy đề tài Việt Nam,
không hề giải trí mà có tính chức năng quan phương rất cao (như Tụng Tây Hồ phú của
Nguyễn Huy Lượng vàChiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái ở thế kỷ XVIII).
Về đào nương ca (hát ả đào, ca trù), Vương Tiểu Thuẫn viết: “đây là loại sử dụng tiếng
Hán Việt để diễn xướng các tác phẩm ca khúc (khúc nghệ) của thi phú Đường, Tống; thực tế

đó là hóa thạch sống động (hoạt hóa thạch) của ca khúc đời Đường Tống” (tr.170). Đây cũng là
một quan điểm lạ, cần thảo luận kỹ, trước hết dễ thấy, ca từ của thể thơ hát nói của ta chủ yếu
bằng Nôm, chỉ có hai câu chữ Hán xen giữa chứ không phải bằng từ Hán Việt, lại càng khó nói
chúng là “hóa thạch”, là sự diễn xướng các tác phẩm ca khúc thi phú Đường, Tống. Hát nói
Nguyễn Công Trứ cho ta dẫn chứng về điều này… Khuôn khổ và mục đích của bài viết không
cho phép đi sâu vào các luận điểm cụ thể của bài viết nói trên. Chỉ muốn qua đó nêu lên một
vấn đề nếu như không phải là cấp bách thì cũng là quan trọng của giới nghiên cứu
Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay. Vấn đề giao lưu, đối thoại với
giới nghiên cứu quốc tế trong lý luận văn học tổng quát và lý luận văn học sử là một thực tế đặt
ra ngày càng sâu sắc, đầy thôi thúc cho những người viết trên tạp chí Nghiên cứu văn học.
*
Nhìn lại lịch trình của nghiên cứu văn học từ Tập san Văn - Sử - Địa đến Nghiên cứu
văn học, có thể thấy, tinh thần đối thoại trên bình diện quốc tế vẫn là điều mong ước lớn lao,
khó thỏa mãn của người đọc nghiên cứu văn học. Thiết nghĩ, trên chặng đường sắp tới
của Nghiên cứu văn học, những thông tin và nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận cần
được đa chiều hơn. Cần khuyến khích các nghiên cứu đối thoại, tranh luận trên bình diện quốc
tế để tờ tạp chí Nghiên cứu văn học có được vị thế khoa học cao hơn, xứng đáng với quá trình
phát triển đã được đặt nền móng 55 năm trước trên Tập san Văn - Sử - Địa

×