Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể _3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.19 KB, 5 trang )

Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi
của cái Tôi - Cá thể






ái Tôi - cá thể, hay là con người - cá nhân, hay con người - cá thể, hay cái
Thằng Tôi tương ứng trong tiếng Pháp I'individu, Le Moi, là vấn đề, là đối
tượng nhận thức của triết học và đối tượng khám phá của văn học vốn đã diễn ra không
đơn giản, không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực, giữa phương Tây và phương
Đông trong lịch sử nhân loại. Có thể nói, ở nước ta, cho đến hôm nay, vấn đề rất có ý
nghĩa này trong sự sống, về cơ bản, chưa được nhận thức ở độ tường minh cần thiết,
không chỉ với số đông, mà ngay ở nhiều bậc thức giả. Mặc dù, trong một số văn kiện
gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được quan niệm "Con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội"
(1)

Sự nhận thức về cái tôi - cá thể bao gồm hai trạng thái: tự phát và tự giác, vô thức
và hữu thức. Hữu thức phiến diện và hữu thức toàn diện. Với trạng thái tự phát, vô thức
thì hễ có loài người và có ngôn ngữ là có cái Tôi, từng được thể hiện trong từ vựng của
mọi ngôn ngữ trên thế giới, bằng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Trong tiếng Việt của
ta các từ: tôi, ta, tớ, tao, mình và các từ Hán Việt: "ngô", "ngã", đều thuộc cái Tôi tự phát
này. Chúng chưa thuộc vấn đề cái Tôi cá thể của triết học và văn học đang được nói đến.
Chỉ với cái Tôi được nhận thức tự giác, hữu thức mới là vấn đề của triết học và văn học.
Ở đây, cái Tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong nhận thức. Cái Tôi không chỉ thuộc
cá thể mình mà còn là cá thể người khác. Nó là một khách thể cần được nhận thức, khám
phá. Quan trọng nữa là cần được tôn trọng, tạo mọi điều kiện cho nó phát triển để trở
thành tế bào khoẻ cho mọi cơ thể khoẻ. Tình trạng nhận thức, phát hiện về cái Tôi mang
tính khách thể này trong lịch sử thế giới đã diễn ra không đồng bộ. Có thể nói phương


Tây đã đi trước phương Đông ở sự nhận diện cái Tôi - cá thể. Trong văn học La Mã cổ
đại, thấp thoáng đã thấy bóng dáng cái Tôi - cá thể. Đặc biệt, đến thời đại Phục hưng của
phương Tây, cái Tôi - cá thể, con người - cá thể đã trỗi dậy một cách bề thế, trong đó cái
Tôi - trí tuệ, lý trí, sáng tạo trở thành điểm nhấn, từ đó đã tạo nên một nền văn hoá Phục
hưng vĩ đại được nhân loại muôn đời bái phục. Mệnh đề "Tồn tại hay không tồn tại" (To
be or not to be) mà nhân vật Hamlet của Shakespeare phát ngôn từng được coi là lời
tuyên ngôn có ý nghĩa triết học về cái Tôi - cá thể, về con người - cá thể, của thời đại
Phục hưng. Sau thời Phục hưng, với các nhà tư tưởng của công cuộc cách mạng tư sản
phương Tây. cái Tôi - cá thể lại thêm một lần được khẳng định. Mệnh đề "Tôi tư duy ấy
C

là tôi tồn tại" (Je pense donc je suis) của Descartes cũng được coi là lời tuyên ngôn triết
học thứ hai về sự có mặt của cái Tôi - cá thể, với ý nghĩa nhân văn cao cả, vĩnh hằng. Sự
xuất hiện của cái Tôi - cá thể ở phương Tây, từng được cắt nghĩa từ nguồn gốc là vai trò
của tầng lớp chủ nô công thương ở thời cổ đại và vai trò của tầng lớp thị dân tiền tư bản
chủ nghĩa và tiếp đó là vai trò của giai cấp tư sản đang ở giai đoạn cách mạng. Vận
mệnh của cái Tôi - cá thể đúng là gắn liền với nền sản xuất kinh tế hàng hoá, công
thương, với giai cấp tư sản thế giới ở cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Chủ nghĩa cá
nhân vị kỷ, ngoài ý nghĩa phần nào là sản phẩm của nhân tính, còn là đặc sản của chủ
nghĩa tư bản sau thời kỳ cách mạng. Tất nhiên, tại các nước phương Tây tư bản chủ
nghĩa hiện tại cái Tôi - cá thể mang giá trị nhân văn cao cả vẫn tồn tại, bởi đó là sản
phẩm tinh thần đã trở thành truyền thống, có độ bền của nhân dân, của các dân tộc đó,
nhất là ở những nước đang đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Còn ở phương Đông, nhìn chung cái Tôi - cá thể đã chậm được phát hiện so với
phương Tây. Mặc dù, ở thời cổ đại Trung Hoa, với Lão tử, sự xuất hiện ý tưởng "mỗi con
người là một tiểu vũ trụ" (nhân thân tiểu thiên địa). Chỉ tiếc rằng ý tưởng vĩ đại đó đã
không được tiếp nối, triển khai mà lại nhường chỗ cho quan niệm vô ngã, phi ngã trong
hầu hết các học thuyết, tiêu biểu là Nho giáo, Phật giáo chiếm ngự. Do đó mà cái Tôi - cá
thể đã không trỗi dậy được. Có lẽ chính nền văn minh nông nghiệp, trong đó kinh tế hàng
hoá, kinh tế công thương chậm phát triển, chính phương thức sản xuất châu Á mà K. Mác

nói đã không tạo điều kiện cho cái Tôi - cá thể trỗi dậy. Ở Trung Hoa phải đợi đến thời
đại Minh Thanh, một khi nền kinh tế công thương phát triển, các đô thị phát triển, tầng
lớp thị dân đông đảo hẳn lên, thì mới thấy cái Tôi - cá thể xuất hiện. Đặc biệt là trong một
số tiểu thuyết cổ điển.
Ở Việt Nam, tình hình cũng nằm trong tình trạng chung đó của phương Đông. Cứ
nhìn vào lịch sử văn học vốn là sinh địa của thế giới con người thì sẽ thấy vấn đề là thế
nào. Đến với văn học trung đại trong giai đoạn thượng kỳ (trước thế kỷ XVIII), có người
do thấy trong văn chương, đặc biệt là thơ, có nhiều chữ "ngô", chữ "ngã" đã tưởng lầm
đó là sự xuất hiện của cái Tôi - cá thể. Cũng như đã lầm lẫn, đồng nhất cái tôi trữ tình
vốn là sản phẩm đặc trưng trong thơ ca với vấn đề cái Tôi - cá thể thuộc phạm vi triết
học mà cho rằng: hễ có văn học là có cái Tôi. Trong khi vấn đề cái Tôi - cá thể với nội
hàm như nói ở trên, thì đến giai đoạn văn học thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX mới có mặt
qua tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì
Sĩ và một trường hợp không thể quên là Nguyễn Công Trứ. Sự xuất hiện cái Tôi - cá thể
đã là một thành tố đặc sắc làm nên đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản của văn học Việt
Nam thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Bộ mặt của cái Tôi - cá thể trong buổi đầu này khá
xinh xắn, hấp dẫn, có giá trị nhân văn rất mực cao cả. Ở đây có sự kết hợp khá hài hoà
giữa cái Tôi - cá thể và cái Ta. Thuý Kiều của Nguyễn Du là một biểu tượng nghệ thuật
kết tinh tuyệt vời của cái Tôi - cá thể mang ý nghĩa nhân bản cao đẹp đó. Từ giữa thế kỷ
XIX, đất nước bị xâm lăng, vấn đề cái Tôi - cá thể nói chung đã phải nhường chỗ cho
vấn đề số phận dân tộc. Mãi sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau 1930, trong điều kiện
xã hội thực dân nửa phong kiến đã định hình, ảnh hưởng ý thức hệ tư sản phương Tây đã
tràn ngập ở tầng lớp trí thức tân học, cái Tôi - cá thể lại xuất hiện, chủ yếu là qua sáng
tác của Tư lực văn đoàn và phong trào Thơ mới. Sự tái xuất hiện cái Tôi - cá thể ở đây
đã mang ý nghĩa giải phóng, giành lại quyền sống cho con người - cá thể trước sự kìm
hãm, chiết toả của lễ giáo phong kiến và những hủ tục cổ truyền. Nó cũng là sự giải
phóng cho cái Tôi sáng tạo, cái Tôi cảm xúc trữ tình trong văn học nói chung, trong thơ
ca nói riêng. Trong phê bình văn học, Hoài Thanh có được tác phẩm Thi nhân Việt
Nam mà ngày nay qua những bước thăng trầm do thời tiết nhận thức văn học gây nên, đã
trở lại bình yên để được phong thánh - xét cho cùng chính là thành tựu của công việc đỡ

đẻ cho cái Tôi - cá thể, vốn là cơ sở tạo nên phong trào Thơ mới, được coi là một cuộc
cách mạng của thơ ca Việt Nam. Tất nhiên, cái Tôi - cá thể trong văn học thời kỳ này đã
không tránh khỏi hạn chế bởi thiếu một trình độ nhận thức triết học vững chãi, và cũng
thiếu một độ kết hợp hài hoà tối ưu với cái Ta. Có thể nói: cái Tôi - cá thể ở giai đoạn
văn học này tuy bề thế hơn nhưng không bằng giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII - đầu
thế kỷ XIX do thiếu độ cao kết hợp hài hoà giữa cái Tôi với cái Ta. Cách mạng tháng
Tám 1945 thành công. Đất nước chưa kịp hưởng cảnh thanh bình, kiến thiết thì đã
đương đầu với hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, theo
quy luật Việt Nam, cái Tôi - cá thể lại phải nhường chỗ cho vấn đề số phận dân tộc.
Nhưng từ sau 1975, chiến tranh đi qua, đặc biệt từ khi có không khí đổi mới toàn diện
của đất nước, trong văn học, cái Tôi - cá thể lại tái xuất. Trong đó, phần thuộc về giá trị
nhân văn chân chính không phải không có, nhưng phần phi nhân bản cũng không phải
không rõ. Bởi lẽ, ở đây, với những người cầm bút, sự hạn chế trong nhận thức về vấn đề
cái Tôi - cá thể trong sự sống loài người theo yêu cầu triết học đã là một sự thật đáng
suy nghĩ.

×