Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại hà nội, 2008 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 148 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG



NGUYỄN TIẾN HÒA



TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV, HBV, HCV
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở MỘT SỐ NHÓM
NGUY CƠ CAO TẠI HÀ NỘI, 2008-2010


CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC
MÃ SỐ: 62.72.01.17



LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN TRẦN HIỂN
2. GS.TS. LÊ ANH TUẤN





HÀ NỘI-2012
2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.

Nguyễn Tiến Hòa
















LỜI CẢM ƠN
3



Để hoàn thành được luận án, tôi xin trân trọng cảm ơn:
- PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung
ương. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo mọi điều kiện cho tôi
nghiên cứu hoàn thành luận án.
- GS.TS. Lê Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án.
- GS.TS. Hoàng Thủy Long, GS.TS. Phạm Ngọc Đính, PGS.TS. Hồ Bá
Do, PGS.TS. Trần Như Nguyên, PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa, PGS.TS.
Nguyễn Thị Hạnh, PGS.TS. Đặng Đức Anh, TS. Trần Như Dương, TS. Trần
Thanh Dương, PGS.TS. Phan Trọng Lân, TS. Nguyễn Thùy Dương, TS
Nguyễn Đăng Mạnh. Các thầy, các cô, các anh, các chị đã quan tâm, động
viên, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
- TS Nguyễn Thị Lan Anh và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Miễn
dịch và Sinh học phân tử, dự án IVVI đã trực tiếp giúp đỡ tổ chức thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
- Ban Giám đốc Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương và các khoa, phòng
của Viện, Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Phòng
chống HIV/AIDS Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
- Các anh, các chị đồng nghiệp, các bạn bè, người thân đã tạo điều kiện,
động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những thách thức của bản thân để hoàn
thành việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Tiến Hòa


4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1 - TỔNG QUAN
3
1.1. Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV trên thế giới và Việt Nam
3
1.1.1. Nhiễm HIV 3
1.1.2. Nhiễm HBV 6
1.1.3. Nhiễm HCV 10
1.1.4. Đồng nhiễm HIV, HBV, HCV 13
1.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử nhiễm HIV, HBV, HCV
16
1.2.1. Các kiểu gen và phân típ gen HIV 16
1.2.2. Các kiểu gen và phân típ gen HBV 23
1.2.3. Các kiểu gen và phân típ gen HCV 27
1.3. Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và các yếu tố làm tăng khả
năng lây nhiễm ở một số đối tượng nguy cơ cao
31
1.3.1. Người nghiện chích ma túy 31
1.3.2. Phụ nữ bán dâm 33
1.3.3. Bệnh nhân truyền máu nhiều lần 34
1.3.4. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo 36

1.4. Biện pháp dự phòng nhiễm HIV, HBV, HCV
38
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
41
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
42
2.2. Đối tượng nghiên cứu 42
5

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
43
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 43
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 45
2.2.4. Quy trình th
u th
ập mẫu xét nghiệm

46
2.2.5. Quy trình xét nghi
ệm

48
2.2.6. X
ử lý v
à phân tích s
ố liệu


57
2.2.7. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu
57
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu 58
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu
58
3.1.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
60
3.2.Tỷ lệ nhiễm và đồng nhiễm HIV, HBV, HCV của ĐTNC 61
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm HIV
61
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm HBV
62
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm HCV
63
3.2.4. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV, HBV và HCV
65
3.3. Xác định các kiểu gen và phân típ gen nhóm nghiện chích ma
túy và phụ nữ bán dâm
70
3.3.1. Kiểu gen và phân típ gen nhóm nghiện chích ma túy
71
3.3.2. Kiểu gen và phân típ gen trong nhóm phụ nữ bán dâm
73
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm các vi rút
của đối tượng nghiên cứu
75
3.4.1. Thời gian tiêm chích ma túy của người nghiện chich ma túy và
phụ nữ bán dâm

75
3.4.2. Dùng chung bơm kim tiêm của người nghiện chích ma túy và
phụ nữ bán dâm
79
3.4.3. Quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su của người nghiện chích
79
6

ma túy và phụ nữ bán dâm
3.4.4. Thời gian chạy thận nhân tạo và tỷ lệ nhiễm HBV, HCV
81
3.4.5. Mối liên quan tuổi của ĐTNC và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV 81
3.4.6. Tình trạng hôn nhân của ĐTNC và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV 84
3.4.7. Hi
ểu biết về t
ình tr
ạng nhiễm HIV của ng
ư
ời nghiện chích ma
túy và phụ nữ bán dâm
85
3.4.8. M
ối li
ên quan ti
ền sử bệnh gan v
à t
ỷ lệ nhiễm HBV, HCV

87
3.4.9. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B của đối tượng nghiên cứu

88
3.4.10. Tham gia dịch vụ y tế có nguy cơ lây truyền HIV, HBV, HCV
89
Chương 4 - BÀN LUẬN 91
4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm NCMT, PNBD,
BNTMNL và BNCTNT tại Hà Nội năm 2008-2010
91
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của người nghiện chích ma túy
91
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của phụ nữ bán dâm
97
4.1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của bệnh nhân chạy thận nhân tạo
và bệnh nhân truyền máu nhiều lần
100
4.2. Đặc điểm kiểu gen của HIV, HBV, HCV ở một số ĐTNC 104
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm HIV, HBV
và HCV của đối tượng nghiên cứu
107
4.3.1. Các yếu tố nguy cơ
107
4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm vi rút của ĐTNC
111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 143



7


CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome (hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)
Anti-HCV Antibody against hepatitis C virus (kháng thể kháng vi rút
viêm gan C)
Anti-HBsAg Antibody against hepatitis B surface antigen (kháng thể
kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B)
BCS Bao cao su
BKT Bơm kim tiêm
BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BNCTNT Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
BNTMNL Bệnh nhân truyền máu nhiều lần
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ĐTNCC Đối tượng nguy cơ cao
HBV Hepatitis Virus B (vi rút gây viêm gan B)
HBV DNA Hepatitis B virus-Desoxyribonucleic acid (a xít nhân của vi
rút viêm gan B)
HBsAg Hepatitis B surface antigen (kháng nguyên bề mặt vi rút
viêm gan B)
HCV-RNA Hepatitis C virus - Ribonucleic acid (a xít nhân của vi rút
viêm gan C)
HCV Hepatitis Virus C (vi rút gây viêm gan C)
HIV Human Immunodeficiency virus (vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người)
NAT Nucleic Acid Amplification Technology (kỹ thuật khuếch
đại a xít nucleic)
NCMT Nghiện chích ma túy
PNBD Phụ nữ bán dâm

QHTD Quan hệ tình dục
TCMT Tiêm chích ma túy
8

DANH MỤC CÁC BẢNG

số Tên bảng Trang
1.1 Ước tính nguy cơ lây truyền trung bình 15
1.2 Phân bố phân típ chiếm ưu thế của nhóm M, HIV-1 17
1.3 Các kết quả khảo sát kiểu gen HBV của người Việt Nam 24
1.4 Sự khác nhau lâm sàng và vi rút học các kiểu gen HBV 24
1.5 Lưu hành HIV trong phụ nữ bán dâm một số tỉnh Việt Nam 34
3.1 Tuổi của nhóm đối tượng nghiện chích ma túy 58
3.2 Tuổi của nhóm đối tượng phụ nữ bán dâm 58
3.3 Tuổi của nhóm đối tượng bệnh nhân chạy thận nhân tạo 58
3.4 Tuổi của nhóm đối tượng bệnh nhân truyền máu nhiều lần 59
3.5 Tỷ lệ nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu 61
3.6 Tỷ lệ nhiễm HBV của đối tượng nghiên cứu 62
3.7 Tỷ lệ nhiễm HCV của đối tượng nghiên cứu 63
3.8 Tỷ lệ đồng nhiễm HIV, HBV, HCV ở nghiện chích ma túy 65
3.9 Tỷ lệ đồng nhiễm HIV, HBV, HCV ở phụ nữ bán dâm 67
3.10 Nhiễm HBV, HCV, HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm và nghiện
chích ma túy năm 2010
70
3.11 Kết quả xác định kiểu gen vi rút nhóm nghiện chích ma túy 71
3.12 Kết quả xác định kiểu gen vi rút nhóm phụ nữ bán dâm 73
3.13 Mối liên quan giữa thời gian tiêm chích ma túy và tỷ lệ nhiễm
HIV, HBV, HCV của nghiện chích ma túy
75
3.14


M
ối li
ên quan gi
ữa t
h
ời gian ti
êm chích ma túy và t
ỷ lệ đồng
nhiễm HIV, HBV, HCV của nghiện chích ma túy
75

3.15

M
ối li
ên quan gi
ữa sử dụng ma túy v
à nhi
ễm HIV, HBV, HCV
ở phụ nữ bán dâm
77

3.16 Mối liên quan giữa tiêm chích ma túy và nhiễm HIV, HBV, 77
9

HCV ở phụ nữ bán dâm
3.17 Mối liên quan giữa thời gian tiêm chích ma túy và tỷ lệ nhiễm
HIV, HBV, HCV của phụ nữ bán dâm
78

3.18 Tỷ lệ dùng chung BKT trong 1 tháng trở lại của nghiện chích
ma túy và phụ nữ bán dâm
79
3.19

T
ỷ lệ ĐTNC có QHTD với tr
ên 1 b
ạn t
ình trong 12 tháng qua

79

3.20

T
ỷ lệ sử dụng BCS trong 12 tháng qua c
ủa ĐTNC

80

3.21 Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD và nhiễm HIV, HBV, HCV 80
3.22 Mối liên quan giữa thời gian chạy thận nhân tạo và tỷ lệ nhiễm
HBV, HCV
81
3.23 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HIV với các nhóm tuổi ĐTNC 81
3.24 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HBV với các nhóm tuổi ĐTNC 82
3.25 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HCV với các nhóm tuổi ĐTNC 83
3.26 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HIV và tình trạng hôn nhân 84
3.27 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HBV và tình trạng hôn nhân 84

3.28 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HCV và tình trạng hôn nhân 85
3.29 Tỷ lệ biết bị nhiễm HIV qua phỏng vấn của nghiện chích ma
túy và phụ nữ bán dâm có kết quả xét nghiệm HIV dương tính
86
3.30 Tỷ lệ được điều trị HIV khi biết nhiễm HIV/AIDS của nghiện
chích ma túy và phụ nữ bán dâm
86
3.31 Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng viêm gan của ĐTNC 87
3.32 Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và tiền sử mắc viêm gan của ĐTNC 87
3.33 Tình trạng nhiễm HBV và tiền sử tiêm phòng viêm gan B 88
3.34 Tỷ lệ ĐTNC đã tham gia dịch vụ y tế có nguy cơ nhiễm HIV,
HBV, HCV
89



10
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số Tên hình vẽ, biểu đồ trang

1.1 Hình vẽ: Cấu trúc HIV-1 3
1.2 Hình vẽ: Cấu trúc và bộ gen HBV 6
1.3 Hình vẽ: Cấu trúc HCV 10
1.4 Biểu đồ: Nhiễm HCV ở BNCTNT châu Á-Thái Bình Dương 37
2.1 Hình vẽ: Địa điểm nghiên cứu 41
3.1 Biểu đồ: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

59
3.2 Biểu đồ: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu


60
3.3 Biểu đồ: Chiều hướng nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu 61
3.4 Biểu đồ: Chiều hướng nhiễm HBV của đối tượng nghiên cứu

63
3.5 Biểu đồ: Chiều hướng nhiễm HCV của đối tượng nghiên cứu 64
3.6 Biểu đồ: Chiều hướng đồng nhiễm HBV và HCV ở nghiện
chích ma túy nhiễm HIV
66
3.7 Biểu đồ: Chiều hướng đồng nhiễm HBV và HCV ở phụ nữ bán
dâm nhiễm HIV
67
3.8 Biểu đồ: Chiều hướng đồng nhiễm HBV/HCV ở bệnh nhân
chạy thận nhân tạo và bệnh nhân truyền máu nhiều lần
68
3.9 Biểu đồ: Tỷ lệ phụ nữ bán dâm có sử dụng ma túy 76
3.10

Biểu đồ: Tỷ lệ nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm biết bị
nhiễm HIV
85
3.11

Bi
ểu đồ: Tỷ lệ ti
êm phòng v
ắc xin vi
êm gan B c
ủa ĐTNC


88


11
ĐẶT VẤN ĐỀ

Các vi rút HIV, HBV, HCV là một nhóm các vi rút gây bệnh quan
trọng ở người và nằm trong nhóm 10 nguyên nhân gây bệnh hàng đầu trên thế
giới [46]. Các vi rút này có cách thức lây truyền giống nhau, đó là: qua phơi
nhiễm dưới da, qua đường tình dục và lây truyền dọc từ mẹ sang con. Nhưng
mỗi loại vi rút có khả năng lây nhiễm khác nhau với các hình thức phơi
nhiễm, dẫn tới tỷ lệ nhiễm rất khác nhau theo địa dư [43]. Người có nguy cơ
cao nhiễm HIV, đồng thời cũng có nguy cơ cao nhiễm HBV và HCV [193],
[123]. Trong số 40 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, ước tính 2-4 triệu
người nhiễm HBV mạn tính và 4-5 triệu người nhiễm HCV mạn tính [43],
[188]. Đồng nhiễm vi rút sẽ làm thay đổi diễn biến tự nhiên của từng loại đơn
nhiễm, hơn nữa đồng nhiễm vi rút viêm gan làm cho việc điều trị kháng vi rút
(ART) trở nên phức tạp hơn do tăng nguy cơ gây độc với gan và phải lựa
chọn thuốc đặc hiệu có tác dụng với cả HIV và viêm gan [193]. Cũng do đặc
điểm lây truyền như vậy nên những tác nhân này có khả năng lây lan rất cao
trong những nhóm quần thể đặc biệt có hành vi hoặc điều kiện làm tăng nguy
cơ lây nhiễm như nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân
chạy thận nhân tạo, bệnh nhân truyền máu nhiều lần (hay còn gọi là nhóm
nguy cơ lây truyền cao hoặc nhóm nguy cơ cao). Những nhóm nguy cơ cao
này chính là những nhóm có vai trò hết sức quan trọng trong dịch tễ học và y
tế công cộng vì khả năng phát tán, lây lan dịch bệnh nguy hiểm này trong gia
đình, cộng đồng và trong các cơ sở y tế. Mặc dù trong thời gian qua đã có
nhiều nghiên cứu về tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV trong cộng đồng nói
chung và trong quần thể nguy cơ cao nói riêng, tuy nhiên tình trạng này là

biến đổi theo thời gian, và khác nhau ở những quần thể khác nhau ở các thời
điểm khác nhau. Việc có những thông tin cập nhật về tình trạng nhiễm các tác
nhân này và các yếu tố nguy cơ lây truyền trong nhóm nguy cơ cao là rất cần
12
thiết trong dịch tễ học và y tế cộng cộng để giúp các nhà chuyên môn cũng
như các nhà hoạch định chính sách trong công tác dự báo và lập kế hoạch
phòng chống một cách có hiệu quả. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố
liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008-2010.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm nghiện chích ma
túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân
chạy thận nhân tạo tại Hà Nội năm 2008-2010.
2. Xác định kiểu gen của HIV, HBV, HCV ở một số đối tượng nghiên
cứu tại Hà Nội năm 2008-2010.
3. Mô tả một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm HIV,
HBV, HCV ở nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh
nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Hà
Nội năm 2008-2010.
Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho điều trị và dự phòng nhiễm HIV,
HBV, HCV cho người có nguy cơ cao ( người nghiện chích ma túy, phụ nữ
bán dâm, bệnh nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân chạy thận nhân tạo).









13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng nhiễm HIV, HBV và HCV trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Nhiễm HIV
1.1.1.1. Tác nhân gây bệnh
HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là vi rút
có men sao chép ngược. Hiện nay, người ta xác định có hai vi rút khác biệt,
HIV type 1 và 2 (HIV-1 và HIV-2). HIV-1 chịu trách nhiệm gây nhiễm hầu
hết trên toàn cầu. HIV-2 tìm thấy chủ yếu ở Tây Phi và khả năng gây bệnh và
lây truyền ít hơn so với HIV-1. HIV-1 được chia thành 3 phân nhóm riêng
biệt: M (Major), O (Outlier) và N (non-M, non-O) với đa số thuộc phân nhóm
M [162]. HIV thuộc họ Retroviridae, có dạng hình cầu, kích thước khoảng
80-120 nm. Cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp vỏ ngoài là màng lipit kép có gắn các gai
nhú là phân tử glucoprotein gồm gp120 và các yếu tố xuyên màng gp41. Lớp
vỏ trong gồm 2 lớp protein là p17 và protein lõi p24. Đây là kháng nguyên
quan trọng để chuẩn đoán nhiễm HIV [150], [47], [45], [126], [55], [17].

Hình 1.1 Cấu trúc HIV-1 [55]
HIV là vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hóa ở môi trường bên
ngoài cơ thể. Nghiên cứu của CDC (USA) cho thấy, trong giọt máu hoặc dịch
cơ thể khô, HIV chỉ có thể tồn tại từ vài phút đến vài giờ tuỳ thuộc vào môi
trường. HIV dễ dàng bị diệt do tác động của nhiệt độ và các chất sát khuẩn,
14
như ngâm dụng cụ tiêm chích, châm cứu,…30 phút trong nước ô xy già 6%,
dung dịch Natri hypoclorit 0,5% hoặc do nước Javen 0,5% [13]. Trong dụng
cụ hoặc bơm kim tiêm có chứa máu không bị khô, HIV có thể tồn tại đến vài
ngày. Tuy nhiên, nhiệt độ âm, tia X, tia cực tím không hủy được HIV.
1.1.1.2. Các kiểu lây truyền và yếu tố nguy cơ
Lây truyền qua đường máu: HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng

như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, Do
đó, HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm máu nhiễm HIV hoặc cấy
ghép các mô tạng bị nhiễm hoặc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu không
được tiệt trùng đúng phương pháp. Lây truyền qua đường dụng cụ chích rạch,
tiêm qua da như các trường hợp như NCMT. Dùng chung hoặc dùng dụng cụ
bị nhiễm vi rút chưa được diệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng
cụ khám chữa bệnh có xuyên chích qua da. Dùng chung hoặc dùng các dụng
cụ bị nhiễm vi rút khi châm cứu, xăm trổ lông mi, lông mày, lưỡi dao cạo
râu, Lây truyền qua đường tình dục: Xảy ra khi dịch thể nhiễm HIV (máu,
dịch sinh dục, ) của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình của họ.
Tất cả các hình thức quan hệ tình dục không được bảo vệ với một người
nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ khác
nhau với mỗi hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Ở hầu hết các nước đang
phát triển, sự lây truyền khác giới (heterosexual) chiếm ưu thế hơn các nước
phát triển. Sự lây truyền đồng giới (homosexual) hiếm gặp ở châu Phi nhưng
phổ biến hơn ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ [211], [180].
Lây truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai, HIV từ máu của người mẹ
nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Khi sinh, HIV từ nước ối,
dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ xâm nhập vào trẻ trong quá trình
sinh. Giai đoạn sau sinh, HIV có thể lây truyền qua sữa hoặc qua các vết nứt
của núm vú mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng. Chỉ
1% người mẹ nhiễm HIV-2 có thể truyền cho con của mình, nhưng có đến
15
42% người mẹ nhiễm HIV-1 có thể truyền cho con của mình qua tất cả các
con đường. Sự lây truyền sau sinh của HIV-1 qua sữa mẹ rất quan trọng và
làm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con tăng lên gần gấp đôi [180], [119].
1.1.1.3. Tình trạng nhiễm HIV trên Thế giới và Việt Nam:
Từ khi bắt đầu dịch, ước tính có 60 triệu người nhiễm HIV và 25 triệu
người tử vong liên quan đến AIDS [211]. Đại dịch HIV/AIDS đang tiếp tục
gia tăng trên thế giới. Theo UNAIDS và WHO, năm 2008 toàn thế giới hiện

có 33,4 triệu người sống với HIV (31,1-35,8 triệu); 2,7 triệu (2,4-3,0 triệu)
người nhiễm mới HIV và 2,0 triệu (1,7-2,4 triệu) người tử vong liên quan đến
AIDS. Mặc dù HIV/AIDS lây lan trên toàn thế giới, tuy nhiên tại mỗi vùng,
mỗi quốc gia lại có các mô hình lây nhiễm khác nhau, thậm chí còn có sự
khác nhau về mô hình lây nhiễm virút theo cộng đồng, theo vùng địa lý trong
cùng một quốc gia [210], [91].
Châu Á, chiếm 60% dân số thế giới, là nơi có số người sống với HIV
chỉ sau khu vực cận Sahara. Theo UNAIDS, năm 2009, ở Châu Á có khoảng
4,7 triệu (3,8 triệu - 5,5 triệu) người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống, tập
trung ở những đối tượng có nguy cơ cao như người NCMT, PNBD và khách
hàng của họ và tình dục đồng giới nam. Một số nước châu Á, PNBD có nguy
cơ nhiễm rất cao như Myanmar hơn 18% PNBD nhiễm HIV. Thái Lan có 30-
50% người NCMT đang sống với HIV, Myanmar có hơn một phần ba người
NCMT nhiễm HIV (37,5%). Ở Trung Quốc tỷ lệ lưu hành HIV ở người
NCMT từ 6,7% đến 13,4%. Tuy nhiên, dịch ở một số vùng châu Á bắt đầu
lan rộng sang đối tượng nguy cơ thấp hơn qua QHTD với người có nguy cơ.
Ở Trung Quốc, sự lây truyền qua TCMT, tình dục khác giới là con đường lây
truyền chiếm ưu thế [211]. Tại Việt Nam, nhiều phụ nữ có nguy cơ thấp đang
trở thành đối tượng dễ cảm nhiễm vì hành vi tình dục và sử dụng ma túy nguy
cơ cao của các bạn tình nam giới của họ [206]. Ước tính số nhiễm HIV tại
Việt Nam vào năm 2010 là từ 267.000 đến 356.000 người [31]. Hình thái dịch
16
HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp
nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như NCMT,
PNBD Đặc biệt là là PNBD có TCMT đang tăng nhanh trong những năm
gần đây. Họ là những người có nguy cơ đặc biệt cao [31].
1.1.2. Nhiễm HBV
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh:

Hình 1.2 Cấu trúc và bộ gen HBV [169]

Vi rút viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae. Hạt vi rút hình cầu, đường
kính trung bình 42-47 nm, nhân chứa ADN và men ADN-polimeraza, cấu trúc
vỏ lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Ngoài HBsAg có vai trò
quan trọng trong việc phát hiện sự có mặt của HBV và kích thích sinh kháng
thể bảo vệ, còn có kháng nguyên lõi HBcAg và kháng nguyên hòa tan HBeAg
[169]. Người là chủ tự nhiên được biết duy nhất. HBV qua đường máu vào
gan và chỉ nhân lên trong tổ chức gan.
HBV là vi rút DNA ở người nhỏ nhất được biết. Một phần của bộ
genome chuỗi kép tròn gồm 4 gen khung đọc mở trùng khớp mã hóa vỏ vi rút
(pre-S và S), nucleocapsid (precore và core), polymerase với hoạt động men
transcriptase đảo chiều có xu hướng sai số và protein X. Vì tỷ lệ sai số tự phát
của men transcriptase của vi rút, genome HBV tiến triển với tỷ lệ ước tính
thay thế nucleotide từ 1,4 đến 3,2x10
-5
vị trí mỗi năm [40], [169], [1], [115].
17
HBV chứa một số kháng nguyên có thể phát hiện trong máu và biến
mất khi cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chúng. Các kháng nguyên là các dấu
ấn (markers) đánh dấu các giai đoạn của nhiễm trùng. HBsAg và HBV DNA
luôn là các dấu ấn có thể phát hiện đầu tiên trước khi xuất hiện các triệu
chứng bệnh. Viêm gan mạn tính được xác định khi các kháng nguyên bề mặt
tồn tại trên 6 tháng [1].
1.1.2.2. Các kiểu lây truyền và yếu tố nguy cơ:
HBV lây truyền do phơi nhiễm của phần dưới da hoặc niêm mạc với
máu hoặc dịch cơ thể khác bị nhiễm HBV. HBV có khả năng lây nhiễm cao
hơn HIV 50-100 lần và cao hơn HCV hơn 10 lần. Liều gây nhiễm tối thiểu rất
thấp, vì vậy, dùng chung bàn chải răng hoặc lưỡi dao cạo cũng có thể lây
nhiễm. HBV có thể phát hiện thấy trong tế bào đơn nhân máu ngoại vi, tổ
chức tuyến tụy, lách, thận, da và dịch tiết như nước bọt, tinh dịch, mồ hôi, sữa
mẹ, nước mắt, nước tiểu và dịch tiết âm đạo. HBV có thể lây truyền theo 3

phương thức chính:
Lây truyền theo đường máu và sản phẩm từ máu, tạng ghép bị nhiễm,
tinh dịch, tiêm truyền và các can thiệp qua da khác, trong đó các sinh phẩm,
dụng cụ không được sàng lọc và thanh khử trùng sạch HBV.
Lây truyền qua đường tình dục khác giới hoặc đồng giới với bạn tình
có nhiễm HBV. Nhiều trường hợp lây truyền từ vợ hoặc chồng hoặc từ những
người có quan hệ tình dục là người mang HBsAg hoặc đã mắc viêm gan B
cấp như từ PNBD. Gần đây tình hình nhiễm HBV, HIV và HCV có tỷ lệ
nhiễm cao trên đối tượng này đã khẳng định đường lây truyền sinh dục của
HBV [21], [27]. Lây truyền do mẹ nhiễm HBV mạn tính truyền cho con qua
máu cuống rốn trong 3 tháng cuối của thai nghén hoặc trong khi sinh do trẻ
phơi nhiễm với máu người mẹ bị nhiễm HBV là một trong những con đường
lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới [187]. Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm
HBsAg, nhất là khi có cả HBeAg dương tính có nguy cơ nhiễm HBV rất cao,
18
từ 60% đến 90%, đồng thời dễ trở thành người mang vi rút kéo dài. Trước khi
vắc xin HBV được đưa vào chương trình tiêm chủng thường xuyên, tỷ lệ trẻ
sơ sinh nhiễm HBV là 10-30% từ bà mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg (-). Tỷ
lệ này có thể lên đến 70-90% khi cả hai kháng nguyên trên của bà mẹ cùng
dương tính. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm HBV trong giai đoạn chu sinh
nguy cơ mang mạn tính lên đến 90% [106].
Ngoài ra, những con đường khác có thể lây truyền như chung bàn chải
đánh răng, qua tiếp xúc gần gũi lâu dài với người nhiễm HBV trong gia đình,
nhà trẻ,…Vi rút có thể qua các vết tổn thương vi thể ở da, niêm mạc để xâm
nhập vào hệ tuần hoàn người lành. Bởi vì, HBV có thể ổn định và lây nhiễm
trên bề mặt môi trường đến 7 ngày, sự lây truyền có thể xuất hiện gián tiếp do
con đường nhiễm bẩn bề mặt và những đối tượng khác [187], [3], [15].
1.1.2.3. Tình trạng nhiễm HBV trên Thế giới và Việt Nam:
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới với
trên một phần ba dân số thế giới hiện nhiễm hoặc đã từng nhiễm HBV [106].

Khoảng 400 triệu (trên 2%) người mang HBV mạn tính, trong đó châu Á
chiếm đa số tới ba phần tư và hàng năm có khoảng 1-2 triệu người chết liên
quan đến nhiễm HBV [169]. Nhiễm HBV chiếm 50%-80% các trường hợp
ung thư gan trên thế giới [54], [66], [212]. Ở những nước có tỷ lệ nhiễm
HBV mạn tính trên 10% thì HBV chiếm tới 3% tổng số các trường hợp tử
vong. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm HBV rất khác nhau giữa các khu vực và quốc
gia. Căn cứ vào tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng có thể chia ra 3 vùng lưu
hành dịch. Vùng lưu hành thấp là vùng có tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính trung
bình dưới 2% dân số và dưới 20% số người đã từng nhiễm HBV [21]. Ở
vùng này lây truyền ngang là chủ yếu, lây truyền dọc là thứ yếu. Hầu hết
nhiễm HBV là qua con đường tình dục và NCMT mặc dù có sự lưu hành phổ
biến của vắc xin hiệu quả và an toàn [164]. Nhóm nguy cơ cao là người
NCMT, tình dục đồng giới nam, nhân viên y tế, quần thể gia đình nhiễm
19
HBV Các nước phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và một số nước Nam
Mỹ là những nước có dịch lưu hành thấp. Vùng lưu hành trung bình là vùng
có tỷ lệ nhiễm HBV trung bình từ 2% đến 7% dân số và 20-50% số người đã
từng nhiễm HBV [187], [21]. Các nước Nam Âu, Trung Đông và Nam Á lưu
hành ở mức trung bình. Lưu hành huyết thanh HBsAg dương tính ở Ấn Độ là
5%. Italia, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lưu hành nhiễm HBV mạn tính từ 3% đến
10% và tiêm chích không an toàn là con đường lây chủ yếu [187]. Vùng lưu
hành cao là vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao trên 8% dân số và trên 70% số
người đã từng nhiễm HBV. Xấp xỉ 60% dân số thế giới sống ở vùng lưu hành
HBV cao, bao gồm Trung Quốc (1,3 tỷ) và nhiều vùng còn lại của châu Á và
châu Phi [187]. Với ước tính 50 triệu trường hợp nhiễm mới hàng năm được
chẩn đoán có 5-10% là người lớn và đến 90% trẻ em sẽ trở thành mang mạn
tính, 75% số này ở châu Á, nơi mà viêm gan B là nguyên nhân đứng đầu viêm
gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan [37].
Việt Nam là một nước nằm trong vùng dịch viêm gan B lưu hành cao
và là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới. Cả nước

có khoảng 12-16 triệu người mang HBV. Tỷ lệ dao động 15-20% (hoặc 5-
25%) tùy theo các tác giả khác nhau [21], [2]. Hiện tại chưa có số liệu thống
kê giám sát cho riêng HBV cũng như HCV mà được gộp chung trong nhóm
các bệnh viêm gan vi rút. Tính trên 100.000 dân là 15,8 trường hợp/năm.
Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ HBsAg trong cộng đồng dân chúng từ 15%-
26% theo từng tác giả, từng vùng và khu vực khác nhau. Ở nhóm nguy cơ cao
như BNTMNL, BNCTNT, NCMT, PNBD tỷ lệ nhiễm HBV còn cao hơn
nhiều [21], [22].
1.1.3. Nhiễm HCV:
1.1.3.1. Tác nhân gây bệnh:
Vi rút viêm gan C (HCV) là vi rút có vỏ lipoprotein, đường kính 55-65
nm, thuộc họ Flavirridae. Hệ gen của HCV có cấu trúc ARN chuỗi đơn với
20
khoảng 9.600 nucleotide, gồm một khung đọc mở (ORF) đã được mã hóa cho
một chuỗi polypeptit lớn khoảng 3010 axít amin. Bộ gen này có thể chia
thành 3 vùng chính có hai đầu 5’ và 3’ gồm: Vùng không mã hóa là vùng ít
biến đổi nhất. Vùng cấu trúc mã hóa cho nững protein vỏ tham gia cấu tạo
tính kháng nguyên của những bộ phân vi rút. Vùng không cấu trúc mã hóa
cho những protein không cấu trúc mang tính chất men, quyết định sự nhân lên
của vi rút gồm 5 gen NS1, NS2, NS3, NS4, NS5. HCV là vi rút RNA có khả
năng thay đổi gen một cách nhanh chóng, nhờ vậy nó có thể thoát khỏi vòng
kiểm soát của hệ thống miễn dịch. Bộ gen của HCV thường có khác biệt quan
trọng do những biến dị về cấu trúc quy định ra các kiểu gen (genotype), phân
típ gen (subgenotype) và biến loài (quasi-species) [49].

Hình 1.3 Cấu trúc HCV
Mặc dù phát hiện HCV đã được 15 năm những kiến thức về HCV còn
hạn chế do chưa nuôi cấy thành công vi rút trên môi trường nuôi cấy tạo ra sự
khó khăn trong nghiên cứu. HCV có sức sống trung bình. Để tiêu diệt cần
nhiệt độ 80

0
C trong 72 giờ. Tuy nhiên, nó rất nhạy cảm với các dung môi hữu
cơ nên khử trùng cũng dễ hơn so với HBV [1], [15], [9].
1.1.3.2. Các kiểu lây truyền và các yếu tố nguy cơ:
Lây truyền HCV mạnh nhất là qua phơi nhiễm qua da trực tiếp nhắc lại
hoặc bề mặt tiếp xúc rộng với máu (ví dụ, truyền máu, ghép tạng từ người cho
21
có bệnh hoặc TCMT). HCV lây truyền kém hơn qua phơi nhiễm với khối
lượng nhỏ, đơn lẻ (ví dụ, tai nạn kim đâm) hoặc phơi nhiễm của niêm mạc với
máu hoặc huyết thanh, dịch tiết (ví dụ, trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm, quan hệ
tình dục với người nhiễm) [42]. Cũng có bằng chứng cho thấy môi trường
cũng có thể là nguồn truyền nhiễm. Sự lây truyền HCV do phơi nhiễm qua da
không rõ ràng do lây nhiễm chéo vì sử dụng lại kim bơm tiêm, lọ đựng thuốc,
túi dịch hoặc những vật dụng pha chế thuốc của người NCMT nhiễm HCV.
HBV cũng có những nguy cơ lây nhiễm tương tự, tuy nhiên khả năng lây
nhiễm của HBV cao hơn. HBV có khả năng tồn tại ngoài môi trường và độ
tập trung trong máu người nhiễm cao hơn HCV [42].
Các yếu tố nguy cơ được xác định bao gồm truyền máu và các sản
phẩm máu, ghép tạng từ người cho bị nhiễm, NCMT, tiêm điều trị không an
toàn, phơi nhiễm nghề nghiệp với máu (tai nạn khi tiêm), sinh ra từ bà mẹ
nhiễm, quan hệ tình dục với người bị nhiễm và quan hệ tình dục với nhiều
người. Trong đó, truyền máu không sàng lọc, NCMT và tiêm điều trị không
an toàn là đường lây truyền quan trọng nhất [42], [27], [201].
Sự lây truyền HCV mạnh mẽ với việc sử dụng ma túy bằng kim tiêm
qua đường tiêm mạch máu và dưới da. Những trường hợp bệnh được thông
báo nhiễm HCV do NCMT đang tăng lên ở Mỹ. Sự lưu hành HCV mạn tính ở
NCMT phổ biến hơn HIV và HBV [129]. Sự lây truyền qua tiêm chích của
HCV cao hơn HIV gần 10 lần. Dùng chung kim tiêm dù chỉ 1 lần cũng có
nguy cơ nhiễm HCV [149]. Truyền các sản phẩm máu đã là một nguyên nhân
hàng đầu lây truyền HCV. Tuy nhiên, vì công tác sàng lọc được cải thiện,

việc lây truyền qua truyền máu đã giảm xuống ở hầu hết các nước phát triển.
Tuy nhiên, tỉ lệ truyền máu có liên quan đến HCV vẫn còn cao ở những vùng
khác trên Thế giới [185]. Vai trò của hoạt động tình dục trong sự lây truyền
HCV vẫn còn chưa rõ ràng. HCV lây truyền qua đường tình dục kém hơn
nhiều so với HBV. Nguy cơ lây truyền HCV qua đường chu sinh là rất thấp
22
[129], [9]. Đã có tài liệu xác định BNCTNT có tỉ lệ nhiễm HCV cao hơn.
Trong những năm 90 nhiều nước trên Thế giới báo cáo tỉ lệ lưu hành HCV là
10-50% trong BNCTNT [3].
1.1.3.3. Tình trạng nhiễm HCV trên Thế giới và Việt Nam:
HCV là một gánh nặng bệnh tật chủ yếu liên quan đến cả các nước phát
triển và đang phát triển. TCYTTG ước tính sự lưu hành trên thế giới khoảng
2,2-3,0% (khoảng 130-180 triệu người) nhiễm vi rút [129], [108], [99], [117],
[201]. Mặc dù, HCV được xem là bệnh dịch thế giới nhưng có sự khác nhau
rõ rệt về sự lưu hành giữa các khu vực và các quốc gia [186], [145].
Cũng tương tự như HBV, nhiễm HCV cũng có thể mô tả sự lưu hành
theo khu vực địa lý. Vùng lưu hành cao (trên 3%), trung bình (2,0-2,9%), thấp
(1,0-1,9%) và rất thấp (dưới 1,0%). Những các vùng lưu hành HCV tương
ứng cụ thể thì khác với sự lưu hành của HBV [5]. Những nước có tỷ lệ lưu
hành cao nhất được báo cáo là những nước châu Phi và châu Á. Những vùng
có tỷ lệ lưu hành thấp hơn là những nước phát triển ở Bắc Mỹ, Tây Âu, và
Australia. Những nước phát triển có tỷ lệ huyết thanh HCV lưu hành thấp,
bao gồm: Đức (0,6%), Canada (0,8%), Pháp (1,1%). Cao hơn một chút là Mỹ
(1,8%), Nhật Bản (1,5-2,3%) và Italy (2,2%) [186]. Tỷ lệ lưu hành ở các nước
đang phát triển có sự khác nhau rõ rệt hơn và nói chung có ít số liệu lưu hành
hơn các nước phát triển. Trung Quốc có tỷ lệ huyết thanh HCV lưu hành được
báo cáo là 3,2%, Ấn Độ (0,9%), Indonesia (2,1%). Ai Cập, số dân ước tính 73
triệu người, có tỷ lệ huyết thanh lưu hành cao nhất là 22% [186] hoặc 17%
đến 26% [145]. Ước tính tỷ lệ lưu hành HCV ở Việt Nam là 2-2,9% [190].
Gánh nặng bệnh HCV ở các nước Đông Nam Á (xấp xỉ 32 triệu người)

thực tế cao hơn tổng số gánh nặng bệnh HCV ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ
(khoảng 22 triệu). 15% ung thư gan chủ yếu ở châu Á là dương tính với anti-
HCV. HCV là nguyên nhân của 25-70% những trường hợp ung thư gan ở Đài
Loan (25%) và Nhật Bản (70%) [158]. Chỉ có một số nghiên cứu về sự lưu
23
hành của HCV ở các lứa tuổi khác nhau. Sự lưu hành HCV theo lứa tuổi có ít
nhất 3 kiểu dịch tễ học khác nhau. Kiểu thứ nhất xuất hiện ở những nước như
Mỹ, Australia có tỷ lệ lưu hành HCV cao nhất ở lứa tuổi 30 và 39, thấp hơn là
lứa tuổi dưới 20 và trên 50. Kiểu thứ hai, đã thấy ở những nước như Tây Ban
Nha, Nhật Bản và Trung Quốc; phần lớn những người nhiễm ở lứa tuổi trên
50. Kiểu thứ ba được thấy ở Ai Cập, có đồng đều ở tất cả các lứa tuổi. Nhận
định kiểu lưu hành HCV ở nhóm tuổi khác nhau ở các vùng khác nhau cho
phép nắm được đặc trưng dịch tễ học của HCV để có biện pháp phát hiện và
kiểm soát tốt hơn [145].
1.1.4. Tình trạng đồng nhiễm HIV, HBV, HCV:
1.1.4.1. Đồng nhiễm HIV và HBV:
Trong những cá nhân nhiễm HIV sự lưu hành của huyết thanh dương
tính HBsAg cao xấp xỉ 10 lần sự lưu hành trong quần thể chung [56]. Trong
khoảng 40 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, ước tính khoảng 2-4 triệu (5-
10%) là đồng nhiễm với HBV [167]. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng
nhiễm này như sự khác nhau giữa các vùng địa lý, tuổi phơi nhiễm, sự lưu
hành những người nguy cơ cao.
Nghiên cứu trong giai đoạn trước kỷ nguyên sử dụng liệu pháp kháng
vi rút (ART) đưa ra giả thuyết là nhiễm HBV có thể là một đồng yếu tố trong
bệnh HIV; tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rõ đây không phải là đồng
yếu tố khi những bằng chứng từ giai đoạn sử dụng ART đã đưa ra gợi ý rằng
HBV không xuất hiện để làm biến đổi quá trình diễn biến của HIV. Ngược
lại, HIV đồng nhiễm ảnh hưởng đến diễn biến và lịch sử phát triển tự nhiên
của nhiễm HBV do làm hại đến số lượng và chất lượng của đáp ứng miễn
dịch bẩm sinh và mắc phải. Sự tiến triển gan xơ hóa nhanh hơn và xơ gan dẫn

đến gan mất bù (nhưng không phải ung thư gan) được chứng minh ở bệnh
nhân đồng nhiễm. Nguy cơ bệnh gan giai đoạn cuối và tử vong liên quan đến
bệnh gan có thể tăng vì đồng nhiễm HIV [121], [123], [43], [189], [203] .
24
1.1.4.2. Đồng nhiễm HIV và HCV:
HIV và HCV có chung con đường lây truyền do đó có tỷ lệ đồng nhiễm
cao với cả hai vi rút. Trong 33 triệu người nhiễm HIV trên thế giới năm 2007,
ước tính có khoảng 4-5 triệu có nhiễm cùng với HCV. Trong khi cả hai vi rút
cùng lây truyền hiệu quả cao qua con đường lây truyền do tiếp xúc trực tiếp
với máu thì HCV lại lây truyền qua đường tình dục không dễ dàng lắm.
Khoảng 10%-14% người nhiễm HIV phơi nhiễm tình dục nguy cơ cao nhiễm
HCV và có thể 85-90% người NCMT nhiễm HIV đồng nhiễm HCV. Ở
Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam ước tính sự lưu hành đồng nhiễm
HIV/HCV trong người NCMT đến 90% [40]. Mỹ và châu Âu, xấp xỉ 30%
đến 50% người nhiễm HIV bị nhiễm HCV. Nhưng trong người NCMT nhiễm
HIV thì đồng nhiễm với HCV là 72% đến 95% [159], [193], [196], [168].
Đồng nhiễm HIV/HCV làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh gan hơn nhiễm HCV
đơn thuần [153].
Hậu quả tác động của HCV lên sự tiến triển của HIV vẫn còn chưa rõ
ràng. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng HCV có thể thúc đẩy quá trình
phát triển của HIV. Tuy nhiên gần đây sự đồng nhiễm ngày càng phổ biến
hơn ở NCMT, là những người luôn tiếp nhận sự điều trị HIV không đầy đủ, vì
vậy sự khác nhau về kết quả điều trị có thể phụ thuộc vào sự khác nhau trong
quá trình tiếp nhận sự điều trị HIV. Tỷ lệ ung thư gan và xơ gan ở người
nhiễm HIV đồng nhiễm với HCV, HBV cao hơn hơn người nhiễm HIV đơn
thuần từ 6,5 đến 11 lần [141]. HIV ảnh hưởng mạnh đến sự tiến triển của
HCV trong đồng nhiễm dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư tế bào gan. Mặc
dù, điều trị đầy đủ với ART cũng làm chậm tiến triển đến xơ gan và các biến
chứng do HCV. Tỷ lệ sống tốt hơn đối với những người nhiễm HIV được
điều trị ART hiệu quả cũng làm tăng tỷ lệ bệnh gan ở các nước phát triển. Sự

lưu hành HCV trong quần thể nhiễm HIV cao hơn nhiều quần thể nói chung
là những nơi gánh nặng HCV ước tính khoảng 2%. Điều đó cho thấy vai trò
25
quan trọng phòng chống lây truyền hơn nữa nhiễm HCV như là một biện pháp
phòng chống bệnh đồng nhiễm ở những người nhiễm HIV. Nguy cơ trung
bình lây truyền HCV được xếp trong bảng dưới đây. Mặc dù, cả hai có chung
con đường lây nhiễm, sự lây truyền của cả hai vi rút này phụ thuộc vào kiểu
lây truyền [179].
Bảng 1.1 Ước tính nguy cơ lây truyền trung bình [179]
Kiểu lây truyền HIV HCV HCV/HIV đồng nhiễm
Giai đoạn chu sinh 7-50% 1-7% 1-20%
Tiếp xúc tình dục 1-3% <1% <4%
Vết thương xuyên da 0.3% <1% Chưa rõ

1.1.4.3. Đồng nhiễm HBV và HCV:
HBV và HCV là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh gan mạn tính
trên thế giới. Vì cùng chung đường lây truyền nên đồng nhiễm HBV/HCV
phổ biến trong những cá nhân sống ở vùng dịch HBV và có nguy cơ cao lây
nhiễm theo những con đường ngoài đường tiêu hóa như NCMT [136],
BNCTNT [173], [80], bệnh nhân ghép tạng [48], [223] và bệnh nhân β-
thalassemia [73]. Bệnh nhân đồng nhiễm HBV và HCV mạn tính thường có
biểu hiện lâm sàng và hậu quả nặng hơn nhiễm đơn với một vi rút viêm gan
nhưng vì thiếu những nghiên cứu cộng đồng đủ lớn nên số đồng nhiễm
HBV/HCV thực sự không được biết chính xác. Số lượng đồng nhiễm còn có
thể ước tính chưa được chính xác vì tồn tại nhiễm HBV ẩn. Nói chung, xấp xỉ
2-10% bệnh nhân anti-HCV dương tính có HBsAg dương tính và sự lưu hành
của anti-HCV có trong xấp xỉ 5-20% người nhiễm mạn tính HBV.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử nhiễm HIV, HBV, HCV:
1.2.1. Các kiểu gen và phân típ gen HIV:
1.2.1.1. Phân loại:

×