Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất_1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 7 trang )

Việt Nam trước khi thực dân Pháp
tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất

4.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp
kéo ra Bắc kỳ

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, song song với việc thiết
lập chế độ thực dân tại những nơi vừa chiếm được, ban chỉ huy quân
Pháp ở Sài gòn nghĩ ngay đến việc hoạt động ở Bắc kỳ.

Về phía triều đình Huế thì từ sau khi Pháp chiếm lục tỉnh, đã không có
một biện pháp nào để chấn chỉnh kinh tế, củng cố quốc phòng nhằm đưa
đất nước ra khỏi tình trạng hiểm nghèo. Trái lại vẫn thi hành những
chính sách thiển cận khiến cho đất nước càng ngày càng lún sâu vào
khủng hoảng, bế tắc.

Công cuộc phòng thủ đất nước không được chăm lo. Trình độ tổ chức,
trang bị, kĩ thuật tác chiến của quân đội không được cải tiến. Nông
nghiệp đình đốn, công thương nghiệp bị kìm hãm ngặt nghèo. Tài chính
thiếu hụt nghiêm trọng. Thiên tai xảy ra thường xuyên: năm 1867, đê vỡ
ở các tỉnh Sơn tây, Hà nội, Bắc ninh, Hưng Yên, Nam Định. Vùng ven
biển Bắc kì cũng bị bão lụt to. Năm 1868 đến lượt các tỉnh Ninh bình,
Hải Dương bị bão lụt, nhân dân xiêu tán tứ tung. Tháng 5-1870 Quảng
Bình, Quảng Trị hết đại hạn đến lụt lớn.

Công thương nghiệp đã kém cỏi nay lại càng đình đốn. Những mầm
mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ trước
đã bị nhà nước phong kiến Nguyễn chặn đứng. Về thương nghiệp,
những đột phá bước đầu của Vương triều Tây Sơn vào chính sách bế
quan toả cảng truyền thống đã bị xoá bỏ hẳn. Các trung tâm thương mại
của các thế kỉ trước dần dần chỉ còn lại trong kí ức mọi người. Giao


thông đường biển hoàn toàn ỷ lại, trông chờ vào Chiêu thương cục nhà
Thanh. Việc buôn bán giao thiệp với nước ngoài coi như bị đóng của
hoàn hoàn. Trong điều kiện quốc tế mới ở nửa sau thế kỉ XIX một số
nước châu Âu đã đến giao thiệp và xin thông thương như Anh, Tây-ban-
nha, Phổ nhưng triều đình Tự Đức thiển cận, đã tìm mọi cách từ chối.

Trong khi thiên tai, thuế má, tạp dịch, đói khổ, cướp bóc đang xô đẩy
cuộc sống của nhân dân đến bước đường cùng thì bọn phong kiến quý
tộc vẫn sống sa hoa phung phí. Công trình Khiêm lăng của Tự Đức đã
ngốn không biết bao nhiêu tiền bạc và sức lực của nhân dân.

Ách áp bức nặng nề đã khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống triều đình
tiếp tục bùng nổ ngày càng dữ dội: Năm 1866 có cuộc khởi nghĩa ở kinh
thành. Tiếp đó là các cuộc nổi dậy của nông dân Đan Phượng (Hà
Đông), nông dân Kim Anh, Đa Phúc (Phúc Yên), nông dân Bắc Ninh,
Quảng Yên. Nạn thổ phỉ, hải phỉ, ”giặc khách” như giặc cờ đen (Lưu
Vĩnh Phúc), cờ trắng (Bàn văn Nhị, Lương Văn Lợi), cờ vàng (Hoàng
Sùng Anh, Vương Thiên Tích, Ngô Anh), cùng những đám ”tàu ô”,
cướp biển thừa dịp suy yếu bất lực của triều đình đã mặc sức tung hoành
quấy nhiễu ở các vùng thượng du, trung du và ven biển Bắc kì, làm cho
nhân dân càng thêm điêu đứng.


4.2. Trào lưu đòi cải cách và thái độ của triều đình Huế

Trước tình cảnh tiêu điều của đất nước, nhiều sĩ phu yêu nước có tầm
nhìn xa, hiểu biết rộng như Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, đặc biệt
là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách,
những mong có thể cải biến tình hình, nhưng tất cả đều bị triều đình Tự
Đức cự tuyệt.


Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là con ông Nguyễn Quốc Thư ở làng
Bùi Chu, tổng Hải Đô, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Năm 1847,
khi Tộ 19 tuổi, cũng là lúc thực dân Pháp đe doạ xâm lược Đà nẵng, ông
bắt đầu từ bỏ con đường nho học và theo con đường âu học, do một giáo
sĩ Pháp âm thầm truyền bá tại Chủng viện Xã đoài. Một thời kì, Tộ xin
dạy chữ Hán ở nhà thờ Tân Ấp rồi ông đi du lịch Hồng-Kông, Sinh-ga-
po.Năm 1858, Nguyễn Trường Tộ sang Pháp lưu học ở Pa-ri trong 2
năm, quyết chí khảo cứu những thành tựu của cuộc cách mạng kĩ thuật
châu Âu và nhanh chóng trở thành một nhà khoa học có tài. Năm 1861
ông trở về Tổ quốc rồi 8 năm sau đó, năm 1871 mất tại quê nhà, thọ 43
tuổi.

Với tấm lòng yêu nước, yêu dân tha thiết, Nguyễn Trường Tộ muốn đem
tất cả trí tuệ và sức lực của mình vào việc canh tân xứ sở. Tháng 3 năm
1863 Nguyễn Trường Tộ nhờ Phạm Phú Thứ gửi lên triều đình Huế một
bản trần tình và ba tập điều trần. Hệ thống sáng kiến duy tân đất nước
của ông bắt đầu từ đó. Điểm xuất phát trong toàn bộ các đề nghị cải cách
của Nguyễn Trường Tộ là lòng yêu nước,tinh thần độc lập và niềm tin
vào vận mệnh dân tộc. Trong các bản điều trần, ông cực lực lên án
những kẻ mưu phản quê hương đất nước, hứng khởi cảm quan về địa lợi
tốt và Nhân vật tốt, về cách làm cho hoạ trở thành phúc, bại chuyển
thành thắng, phát triển trí tuệ dân tộc để đưa nước ta thoát ra khỏi tình
thế ”bốn mặt chịu ép” và nguy cơ bị nước ngoài xâm lăng.

Những tư tưởng trên đây của Nguyễn Trường Tộ được gắn liền với một
cơ sở lí luận đối lập với ý thức hệ phong kiến truyền thống, những ”nho
phong” và ”học thuật” cũ kĩ. Cũng trên cơ sở của những xuất phát điểm
trên đây, ông đưa ra hàng loạt sáng kiến duy tân, bao gồm nhiều lĩnh
vực, từ kinh tế đến chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao tất

cả đều nhằm vào mục đích: ”hiến mưu hiến sức phấn đấu phòng ngừa để
mà giữ nước, giữ nhà”.

Về kinh tế, Nguyễn Trường Tộ đề cập đến các mặt công nghiệp, nông
nghiệp, tài chính, thuế khoá, đê điều cho đến cách thức giao dịch kinh
tế, kí hợp đồng với nước ngoài. Ông vạch rõ những tiềm năng của đại
công nghiệp nước ta, về 4 nguồn: hải lợi, lâm lợi, thổ lợi, khoáng lợi.
Ông đặc biệt nhấn mạnh: để khai thác được những tiềm năng đó, đặc
biệt phải chú ý giải quyết việc thiếu tài nghệ, tức là nhân tài kĩ thuật, đến
vấn đè khai thác mỏ. Ông tình nguyện làm việc thăm dò các mỏ, lập bản
đồ khoáng chất nước ta và cũng là người đầu tiên phát hiện nguồn than
đá ở Quảng Yên, chứ không phải là kĩ sư Phay-sơ (Pháp) năm 1882.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nguyễn Trường Tộ cho rằng, tuy triều đình
trọng nông, nhưng thực tế lại không hề có khoa học nông nghiệp, kĩ
thuật canh tác rất lạc hậu. Ông đề nghị thành lập Bộ nông chính để chăm
sóc nông nghiệp, mở trường nông chính để phổ biến khoa học kĩ thuật
nông nghiệp, nghiên cứu nghề nông và nâng cao trình độ canh tác ở
nước ta. Một điểm rất đặc sắc là ông đã đề xuất việc trị thuỷ sông Hồng.
Ông phản đối chủ trương phá bỏ hệ thống đê sông Hồng của Tự Đức và
đưa ra sáng kiến khoa học, sử dụng tổng hợp nguồn nước chống thủy tai
theo nguyên lí ”khơi nước chứ không cản nước” mà đến nay vẫn còn có
nhiều giá trị.

Trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, văn hoá giáo dục Nguyễn
Trường Tộ cũng mạnh dạn đề xuất những chủ trương cải cách, trong đó
luôn luôn đề cao tinh thần tự lực tự cường, “lĩnh hội thời biến”, lợi dụng
mâu thuẫn giữa các nước phương tây để tìm cách chống ”ngoại địch”
chứ không chỉ bó hẹp ngoại giao một cách không bình đẳng với Pháp.
Nguyễn Trường Tộ tỏ ra là người hết sức tâm huyết và suất sắc trong

việc đề nghị đường lối cải tổ về giáo dục. Ông công kích nền giáo dục
khô cứng, khuôn sáo của nho học cũ; nêu ra những sáng kiến cải tổ học
chế nước ta, trong đó, hết sức coi trọng lối học thực dụng, khuyến khích
học tiếng nước ngoài, đề cao Quốc âm (tiếng Việt).

Về chính trị, xã hội, ông cũng đưa ra nhiều ý kiến nhưng đã có những
hạn chế lịch sử không thể vượt qua được.

Hệ thống các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cũng như những
bản điều trần đề nghị cải cách của Đinh văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch,
Nguyễn Huy Tế có nhiều điểm tiến bộ và cũng không phải là không có
cách gì để thực hiện, nhưng rất tiếc nó đã không được triều đình Huế
quan tâm, tiếng vang ra ngoài xã hội của các đề nghị đó, vì thế cũng bị
hạn chế. Mặt khác, những đề nghị cải cách này lại đưa ra vào lúc cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đang ngày càng mở rộng, đang
thu hút sự chú ý của toàn xã hội, cho nên nó đã bị rơi vào quên lãng, dù
là cố ý hay không cố ý.

Trong lúc đó, để gỡ tình thế rối ren, Tự Đức đã điều động các tướng lĩnh
chủ chốt của chiến trường lục tỉnh ra Bắc để đối phó. Triều đình Huế
còn thu nạp thêm tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, thậm chí nhờ ”Soái phủ”
Pháp ở Sài gòn đem tàu ra giúp tiễu trừ hải phỉ ở ven biển Bắc Kì.


4.3.Pháp tiến đánh thành Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ lần
thứ nhất (1873-1874)

Trong khi đang muốn tìm đường thông thương với miền Hoa Nam
(Trung quốc) - một miền đất đông dân cư, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nằm sâu trong lục địa, cách xa vùng ảnh hưởng của người Anh, lại

cũng biết một cách chắc chắn rằng con đường sông Hồng rất thuận tiện
cho việc đi lại lên vùng Vân Nam (Trung Hoa), thực dân Pháp đã quyết
định đánh chiếm lấy Bắc Việt Nam và coi đó là ”một vấn đề sống chết
cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở Viễn Đông”.

×