BÀI TẬP LỚN
Đề bài:
Câu 1: Phân tích tính tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuât hiện mâu thuân
cơ bản trong xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị.
Câu 2: Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đât nước đang trong bối
cảnh như thế nào?
Học sinh: Hoàng Quý Nhân
Mã sinh viên: 11122886
Hà Nội
Lời mở đầu
Việt Nam hiện nay đang trong thời kì hội nhập với thế giới, có nhiều thuận lời
và thách thức đặt ra. Để đương đầu với những khó khăn ấy, chúng ta không chỉ cần
những tri thức mới về kinh tế, xã hội, những đường lối ngoại giao phù hợp mà con
cần tìm hiểu về những bài học kinh nghiệp mà ông cha đã để lại, đặc biệt là thời kì
vừa mới trải qua: thời thực dân Pháp đô hộ và thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
1. Tính tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuất hiện mâu thuẫn cơ
bản trong xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị
Trong thời kì phong kiến, đất nước ta là một nước nông nghiệp lúa nước với
chế độ quân chủ: vua đứng đầu cùng địa chủ là giai cấp thống trị; còn giai cấp bị trị
phần lớn là nông dân. Cho tới năm 1858, khi tiếng súng thực dân Pháp nổ lên tại
bán đảo Sơn Trà, non sông ta bị thống trị, sự phân hóa, thay đổi, xuất hiện các giai
cấp mới là điều tất yếu.
Giai cấp dùng để chỉ một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương
đương nhau trong một cơ cấu bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ
thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra
hay theo Nhà xã hội học người Mỹ Rodney Stark định nghĩa: "Giai cấp là nhóm
người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội". Với nguyên
nhân sâu xa là sự xâm lược của Pháp, An Nam dân quốc hình thành các giai cấp
mới còn do những thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội với sự cai trị của thực
dân.
Nền chính trị của Việt Nam không còn độc lập tự do, trở thành chế độ phong
kiến nửa thuộc địa, phải phụ thuộc vào Pháp. Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai
trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến
nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực
hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời với chính sách nham hiểm này,
thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức
chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Đây quả thực là một chính sách cai trị tàn bạo
và hà khắc.
Việt Nam bị sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, không còn sức để tự chống giặc.
Thực dân Pháp đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ bằng
việc sử dụng chính sách kinh tế bảo thủ. Chúng tiến hành cướp đoạt ruộng đất để
lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cở nông nghiệp; xây
dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho lợi ích của chúng. Chính
sách khai thác thuộc địa của quân xâm lược đã tạo ra sự chuyển biến đối với nền
kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới ) nhưng cũng dẫn đến hậu
quả là nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong lạc hậu.
Pháp thực thi chính sách văn hóa, giáo dục thực dân: dung túng duy trì các hủ
tục lạc hậu, ngu dân triệt để. Ngôn ngữ người Việt cũng bị tác động, quan trọng
nhất là việc tiếp nhận chữ Quốc ngữ làm văn tự chính thức của người Việt, loại bỏ
chữ Nôm và chữ Nho qua nghị quyết hủy bỏ toàn phần phép khoa cử có từ thời nhà
Lý. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương:
“Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành
hạ và đầu độc một cách thê thảm bằng thuốc phiện, bằng rượu chúng tôi sống
trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.
Với những chính sách cai trị như trên, kinh tế Việt Nam trở nên kiệt quệ lạc
hậu mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp; văn hóa dân tộc bị chà đạp, tàn phá:
95% người dân bị mù chữ; nhân dân lao động bị bần cùng hóa; dân tộc Việt Nam
mất hoàn toàn quyền độc lập tự do. Xã hội Việt Nam đã diễn ra qua trình phân hóa
sâu sắc.
Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là
giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân
Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành: Đại địa chủ: có nhiều
ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta; Trung địa chủ; Tiểu địa
chủ. Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng
và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng. Những địa chủ phong
kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên
cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp nông dân chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao
gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Giai cấp nông dân bị địa chủ
phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao
thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt
ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. Giai cấp nông dân là
lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải
phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực
dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu
thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông
dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá
thấp.
Giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất
trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp. Đặc điểm của giai cấp
công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới
giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai
cấp công nhân thế giới. Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam: chịu 3
tầng áp bức bóc lột (đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến); phần lớn
xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần
gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp; ra đời trước tư sản lực
lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh; kế thừa truyền
thống yêu nước đấu tranh của dân tộc; do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt
Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của
chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga; giai cấp công nhân Việt Nam
đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để
lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau
chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ
được gọi là một tầng lớp. Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực
thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở
thành đối tượng của cách mạng. Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có
xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc
chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó
cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tiểu tư sản hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công
chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và
khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Giai
cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động
lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với
giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động
do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá
trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp
công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác
đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp
nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách
mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách
mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
2. Bối cảnh khi đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 và hiệp định
Geneve tháng 7 năm 1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau
đó do không có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt làm hai miền.
Miền Bắc Việt Nam một mặt đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mặt khác
trợ giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ
nghĩa, Đại hội III của Đảng khẳng định: muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu
của nước ta, khong co s con đường nào khác, ngoài con đường công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa. Tức là khẳng định tính tát yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối
với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong khi đó, Miền Nam Việt Nam thành lập chính phủ riêng với trợ giúp tài
chính và quân sự từ Mỹ và quốc tế, tiến hành xây dựng nền kinh tế theo hướng tư
bản ở miền Nam Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy rằng việc đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả của hơn
100 năm đô hộ của Pháp và sự phá hoại của Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên
kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề. Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng
mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng nề.
Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định muốn
cải biến tình trạng lạc hậu của nước họ, muốn tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ
của Việt Nam và đã chọn con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Sau ngày
đất nước thống nhất (1975), quá trình tiếp quản miền Nam đã giúp điều chỉnh
phương hướng và phương thức xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp hóa. Kể từ sau quá trình đổi mới (1985), Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội kết hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước và đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa Việt Nam cơ bản trở thành một
nước công nghiệp.
Kết luận:
Với những bài học kinh nghiệm có được từ thời kì chịu sự áp bức, bóc lột của
thực dân Pháp và thời kì tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta đã có
thể tự tin bước vào hội nhập với thế giới. Tuy vẫn còn nhiều thách thức chưa thể
lường trước và nhiều khó khăn chưa tim được cach giai quyết, nhưng với một Việt
Nam đồng sức, đồng lòng, đoàn kết nhất trí thì kẻ thù nào cũng đàh thắng, kẻ thù
nào cũng vượt qua.