Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX_2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.94 KB, 7 trang )

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI
THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX

Như vậy, qua các nhóm ý kiến ở trên, chúng ta có thể thấy hiện tại có
bốn luồng ý kiến khác nhau về vấn đề thống nhất đất nước cuối thế
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX:
1. Khẳng định công thống nhất đất nước thuộc về Nguyễn Ánh.
2. Khẳng định công thống nhất đất nước thuộc về Nguyễn Huệ.
3. Công mở đầu công cuộc thống nhất là của Nguyễn Huệ nhưng
hoàn thành thống nhất là do Nguyễn Ánh.
4. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh không ai là người thực hiện sứ mệnh
thống nhất đất nước mà chỉ có thôn tính lẫn nhau theo kiểu phong
kiến.

2. Phân tích, đánh giá

Dựa vào những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đưa ra, chúng ta
cùng đi vào phân tích, mổ xẻ những luồng ý kiến nói trên để thấy
được ai là người đã có công trong việc thống nhất đất nước cuối thế
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Trước hết, có một số ý kiến cho rằng: Nguyễn Huệ với sự kiện năm
1786, sau khi giải phóng Phú Xuân rồi cho quân vượt sông Gianh ra
Thăng Long, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, lật
đổ chế độ cát cứ của chúa Trịnh, sau khi tiêu diệt được chúa Nguyễn
là đã hoàn thành thống nhất đất nước. Tức là họ cho rằng Nguyễn
Huệ là người có công trong việc thống nhất đất nước, điều này có lẽ
là chưa đúng vì sau sự kiện 1786 thì Nguyễn Huệ cũng mới chỉ thống
nhất một phần nào đó về mặt lãnh thổ của đất nước, còn về mặt
chính quyền thì vẫn chưa có sự thống nhất (còn tồn tại nhà Lê,
Nguyễn, hai anh em nhà Tây Sơn), trong nước vẫn đang xảy ra chiến


tranh. Từ đó chúng ta khẳng định rằng nhóm ý kiến cho rằng Quang
Trung – Nguyễn Huệ là người đã thống nhất đất nước là chưa đúng.

Trái ngược với nhóm ý kiến nói trên thì lại có một số người cho rằng
Gia Long với sự kiện 1802, từ Huế ra Thăng Long mới là người thống
nhất đất nước. Điều này cũng chưa chính xác vì từ sau sự kiện 1876
thì Nguyễn Huệ đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ rồi, còn
Nguyễn Ánh sau sự kiện 1802 chỉ là sự tiếp nối của Nguyến Huệ để
thống nhất tiếp về mặt chính quyền mà thôi.

Có thể nói rằng vấn đề thống nhất đất nước là cả một quá trình đấu
tranh cam go, gian khổ, lâu dài của cả dân tộc chứ không phải chỉ
tiến hành trong một thời điểm lịch sử và chỉ có một người làm nên.
Qua đó chúng ta một lần nữa khẳng định rằng tất cả các nhóm ý kiến
cho rằng Nguyễn Huệ là người đã thống nhất đất nước và ngược lại
là nhóm ý kiến tán thành việc cho rằng Nguyễn Ánh mới là người
thống nhất đất nước là hoàn toàn không đúng.

Vậy đến đây chúng ta có thể loại bỏ luồng ý kiến thứ nhất cho rằng
công thống nhất thuộc về Nguyễn Huệ và luồng ý kiến thứ hai cho
rằng công thống nhất thuộc về Nguyễn Ánh, chúng ta cùng phân tích
hai luồng ý kiến còn lại, một luồng ý kiến cho rằng cả Nguyễn Huệ và
Nguyễn Ánh không ai là người thực hiện sứ mệnh thống nhất mà chỉ
có thôn tín lẫn nhau và một luồng ý kiến cho rằng Nguyễn Huệ là
người mở đầu và đã thống nhất được về mặt lãnh thổ còn Nguyễn
Ánh là người tiếp tục hoàn thành công việc thống nhất đất nước, đã
thống nhất về cả lãnh thổ lẫn chính quyền.

Với luồng ý kiến cho rằng dưới thời phong kiến thì cả Nguyễn Huệ
và Nguyễn Ánh không ai là người thực hiện sứ mệnh thống nhất đất

nước mà chỉ có sự thôn tín lẫn nhau. Nhóm ý kiến này cho rằng
người nông dân và chế độ phong kiến thì sẽ không có tư tưởng thống
nhất đất nước mà chỉ có mục tiêu thôn tín lẫn nhau, thống trị nhau,
còn thống nhất đất nước chỉ được đặt ra từ khi có giai cấp tư sản.

Xem ra điều này chỉ có thể có lý khi xét về mặt lý luận chung còn nếu
áp dụng vào đặc điểm lịch sử của dân tộc Việt Nam thì điều đó hoàn
toàn không đúng, vì ở Việt Nam thì xu thế thống nhất đất nước đã
được đặt ra từ đầu khi xây dựng chế độ quân chủ. Từ thế kỷ thứ X,
với công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh; tiếp theo đó là
quá trình cũng cố nền thống nhất của các triều đại Lê, Lý, Trần, Lê sơ
và quá trình mở nước về phương Nam đến thời các chúa Nguyễn mà
bất cứ một bộ phận lãnh thổ và dân cư cùng sống trên đất nước ta
vào thế kỷ XVIII đều có quan hệ mật thiết với nhau, đều có chung
tình cảm và ý chí thống nhất trong một cộng đồng dân tộc, được hình
thành từ cùng một bào thai của bà mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết.

Có thể thấy, khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đã
được các tác giả Ngô gia văn phái thể hiện trong sách “Hoàng Lê nhất
thống chí” khi viết về các sự kiện dồn dập của đất nước cuối triều Lê,
trước và sau thời điểm Nguyễn Huệ đưa quân ra Thăng Long vào
năm 1786.

Nhân dân Thuận Hóa từng lên án sự chia cắt đât nước thời Trịnh –
Nguyễn qua câu ca dao:
“Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu”.
Qua đó, chúng ta có thấy được khát vọng cháy bỏng mong muốn
thống nhất đất nước của nhân dân ta, nhằm bớt chiến tranh, bớt khổ
đau cho nhân dân, đem lại sự thanh bình cho đất nước. Do đó, nếu

nói rằng dưới thời Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh chỉ có sự thôn tín lẫn
nhau chứ không có tư tưởng thống nhất đất nước là hoàn toàn sai
lầm. Cho nên chúng ta có thể loại bỏ luồng ý kiến thứ ba cho rằng
Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh không có ai là người thực hiện công
cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XVIII.

Lại có không ít người cho rằng vào các năm 1831 – 1832, khi vua
Minh Mạng xóa bỏ Bắc thành và Gia Định thành, triều đình Huế trực
tiếp cai quản 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên trong cả nước mới được gọi
là đất nước thống nhất. Tuy nhiên, điều này cũng hoàn toàn không
đúng bởi vì đây chỉ là sự kiện cải cách hành chính dưới thời Minh
Mạng chứ không phải là sự kiện thống nhất đất nước. Nếu như nói
rằng thống nhất đất nước chỉ giới hạn trong việc thống nhất lãnh thổ
và thống nhất chính quyền thì điều này đã được thực hiện qua các sự
kiện Phú Xuân năm 1786 dưới thời Tây Sơn và Huế 1802 dưới thời
Gia Long chứ không cần phải đợi đến thời vua Minh Mạng.

Như vậy, chỉ còn lại luồng ý kiến cuối cùng cho rằng Nguyễn Huệ là
người đã mở đầu công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và
Nguyễn Ánh là người tiếp tục hoàn thành công cuộc thống nhất đó
về các mặt chính quyền và lãnh thổ. Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào
phân tích nhóm ý kiến này để làm sáng tỏ vấn đề nói trên qua hai sự
kiện Phú Xuân năm 1786 dưới thời Tây Sơn và Huế 1802 dưới thời
Gia Long.

Với sự kiện Phú Xuân năm 1786 dưới thời Tây Sơn, đây được xem là
lần đầu tiên sau hàng trăm năm đất nước bị chia cắt và nội chiến
Đàng Trong – Đàng Ngoài nay mới được tái thống nhất, quyền lực
của nhà Tây Sơn đã được thực thi trên phạm vi cả nước cho dù nó
chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn từ 1786 – 1787.


Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thǎng Long. Cuộc
tiến công Bắc Hà đã kết thúc thắng lợi rất vẻ vang. Ngày 31-7-1786
Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn và các quan vǎn võ Bắc Hà
vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã
sắc phong Nguyễn Huệ làm Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân
cho Nguyễn Huệ. Binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn
Huệ người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ
nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài vǎn võ kiêm toàn đã có
công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở
cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất trên một phạm vi rộng. Để
có được sự kiện thống nhất vào năm 1786 là cả một quá trình đấu
tranh gian khổ của nhân dân ta chống lại các thế lực phong kiến áp
bức bóc lột và chống quân Xiên xâm lược 1785.

Sau khi theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa,
được phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại
trở nên loạn. Vua Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay
chân của họ Trịnh, thì đến lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý chuyên
quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Vǎn Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi
thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Vǎn Nhậm, giao cho Ngô Vǎn Sở
quản lĩnh Thǎng Long. Trước tình hình đó bọn vua quan nhà Lê, chạy
sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh, do Tôn Sĩ Nghị
cầm đầu, vào chiếm Thǎng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê,
nhưng sự thực là mưu toan thôn tính nước ta. Nhận được tin cấp
báo, ngày 22-12-1788 (tức 25 tháng 11 năm Mậu Thân) Nguyễn Huệ
sai người lập đàn tế cáo trời đất ở phía nam núi Ngự Bình (Huế), rồi
lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc. Ông
tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn
trước sẽ cùng quân sĩ ǎn tết với nhân dân Thǎng Long vào ngày

mồng 7 tháng giêng.

×