"Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda
Akinari" và "Truyền kì mạn lục"
của Nguyễn Dữ
Toàn bộ Kim Ngao tân thoại có bao nhiêu truyện, không còn tài liệu nào
ghi được, hiện nay chỉ còn 5 truyện. Xin xem bảng sau nói về tình hình ảnh
hưởng từ Tiễn đăng tân thoại đến Kim Ngao tân thoại:
TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI KIM NGAO TÂN
THOẠI
Đằng Mục rượu say chơi
vườn Tụ Cảnh
Vạn Phúc Tự Xu Bồ
Ký
Lệnh Hồ nằm mơ xuống âm
phủ
Nam Viêm Bộ Châu
Chí
Cuộc kỳ ngộ ở Vị Đường
Lý Sinh Khuy Tường
Truyện
Tiệc mừng dưới Thuỷ cung
Long Cung Phó Yến
Lục
Đêm chơi thuyền trên hồ
Giám
Tuý Du Phù Bích Ký
Nhìn chung các truyện trong Kim Ngao tân thoại khá nhẹ nhàng, mang đậm màu
sắc Lão Trang thoát tục, phiêu du trong cảnh đẹp, rượu và ái tình. Nó không dữ dội,
gay gắt như các truyện dưới đây của Việt Nam và Nhật Bản. Nguyên nhân có lẽ nó ra
đời sớm, lúc ấy triều đại Lý đang hưng thịnh, xã hội bình yên nên những mâu thuẫn
trong cuộc sống không bộc lộ ra gay gắt.
Điều đáng chú ý là trong Kim Ngao tân thoại có 2 truyện được Asai Ryôi
phóng tác trung thành trong tập Già tì tử của mình, thay vì chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ Tiễn đăng tân thoại (chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau).
3. Asai Ryôivà Già tì tử (Nhật Bản)
ASAI RYÔI (? - 1691) là nhà văn thời Edo trung kỳ. Lúc đầu là một võ sĩ
lang thang, sau đó vào tu ở chùa Chính Nguyện tự , theo phái Tịnh độ tông ,
viết nhiều sách giải thích kinh Phật. Viết nhiều sách loại sách “giả danh thảo tử”
(Kanasôshi ), trong đó nổi bật nhất là bộ Già tì tử (Hình nhân thế mạng) hoàn
thành năm 1666.
Già tì tử có một vị trí quan trọng. Mặc dù nó không phải là truyện thần quái đầu
tiên, nhưng là tác phẩm điển hình theo kiểu truyện truyền kỳ của Nhật Bản.
Toàn bộ tác phẩm có 68 truyện, trong đó có 2 truyện phóng tác theo Kim Ngao
tân thoại (như đã nói ở trên):
GIÀ TÌ TỬ KIM NGAO TÂN THOẠI
Ka
wo nakadachi toshite chigiru
Lý Sinh Khuy tường truyện
Rỳu kỳu no
jôtô
Long Cung Phó Yến
Lục
Còn lại 18 truyện phóng tác từ Tiễn đăng tân thoại, trong đó có truyện cực kỳ
nổi tiếng, được sau này sử dụng nhiều trong sân khấu kể chuyện quái đàm là
truyện Mẫu đơn đăng lung (Chiếc đèn mẫu đơn) phóng tác từ Mẫu đơn đăng
ký . Mặc dù tập Già tì tử có đến 68 truyện nhưng cũng không phải là một tập
sách dày dặn, đơn giản vì mỗi truyện được kể khá vắn tắt, cốt lấy nội dung mà thôi.
Nó rất khác với cách kể chuyện của Ueda hay Nguyễn Dữ như sẽ nói dưới đây.
Trong loại truyện truyền kỳ Nhật Bản, Già tì tử có vị trị là tác phẩm khai phá thể
loại, còn vị trí đỉnh cao thuộc về Ueda với kiệt tác Vũ nguyệt vật ngữ.
4. Ueda Akinarivà Vũ nguyệt vật ngữ
UEDA AKINARI (1734 - 1809): nhà nghiên cứu Quốc học, nhà văn,
hiệu là Hoà Dịch Thái Lang, Tiễn Chi Ky Nhân, Vô Trường… Sinh ở
Osaka, lúc bé bị đem cho làm con nuôi một thương nhân họ là Ueda. Thời gian sau
thì mẹ nuôi cũng mất, sống với mẹ nuôi kế, rất được yêu thương. Lớn lên ông được
học tập tốt và đọc rất nhiều sách, đặc biệt là văn học cổ điển Trung Quốc và Nhật
Bản, thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực như: thương mại, y khoa, nghiên cứu, sáng tác
thơ haiku, nhưng thành công nhất là sáng tác truyện truyền kỳ. Tác phẩm có: Vũ
nguyệt vật ngữ (hoàn thành năm 1768, xuất bản 1776) và Xuân vũ vật
ngữ (hoàn thành 1808, hiện còn thủ bản của tác giả).
II. VĂN BẢN VÀ NGUỒN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VŨ NGUYỆT VẬT
NGỮ VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
1. Văn bản Vũ nguyệt vật ngữ
Vũ nguyệt vật ngữ hoàn thành năm 1768 (có lời tựa của tác giả năm Minh Hoà
thứ năm - 1768), xuất bản 1776 hiện còn lưu trữ ở các thư viện Quốc hội, Đại
học Kyoto, Tenri…
Toàn bộ tác phẩm có 9 truyện và 1 bài tựa ngắn. Các nguồn ảnh hưởng đến Vũ
nguyệt vật ngữ, ngoài Tiễn đăng tân thoại ra còn có nhiều tiểu thuyết truyền kỳ và
truyện cổ Nhật Bản khác nữa. Xin xem bảng dưới đây, ở đây chỉ xem xét những ảnh
hưởng nổi bật, chúng tôi in đậm cho những ảnh hưởng đậm nét.
VŨ NGUYỆT
VẬT NGỮ
CÁC NGUỒN ẢNH
HƯỞNG
1
Đỉnh Shiramine
Bảo Nguyên vật ngữ
Saigyô soạn tập sao
2
Hẹn tiết trùng
dương
Phạm Cự Khanh Kê Thử tử
sinh giao
(Cổ kim tiểu
thuyết , Phùng Mộng
Long)
3
Ngôi nhà trong lau
sậy
Truyện nàng Ái Khanh
(Tiễn đăng tân thoại, Cù
Hựu)
4
Cá chép trong mơ
Tiết Lục Sự ngư phục
chứng tiên (Tỉnh thế
hằng ngôn, Phùng Mộng Long)
5
Tiếng chim
Bupposô
Thiên Thai phỏng ẩn
lục, Long đường linh hội
lục, Phú quý phát tích tư
chí, Tiễn đăng tân thoại
6
Chiếc nồi thiêng ở
đền Kibitsu
Mẫu đơn đăng ký
(Tiễn đăng tân thoại)
7
Con rắn dâm đãng
Bạch nưong tử vĩnh chấn Lôi
Phong tháp
(Cảnh thế thông
ngôn, Phùng Mộng
Long)
8
Chiếc khăn trùm
màu xanh
Thuỷ hử của La Quán
Trung, Ngũ tạp trở , Tạ
Triệu Chiết
9
Luận về giàu
nghèo
Thường Sơn kỷ
đàm (Nhật
Bản), Sử ký, Tư Mã
Thiên
3. Vũ nguyệt vật ngữ và Truyền kỳ mạn lục
Dưới đây là bảng tương quan giữa Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ
nguyệt vật ngữ.
TIỄN ĐĂNG
TÂN THOẠI
TRUYỀN KỲ
MẠN LỤC
VŨ
NGUYỆT VẬT
NGỮ
Truyện nàng
Ái Khanh
Chuyện người
nghĩa phụ ở Khoái
Châu
Ngôi nhà
trong lau sậy
Mẫu đơn đăng
ký
Chuyện cây
gạo
Chiếc nồi
thiêng ở đền
Kibitsu
Thiên Thai
phỏng ẩn lục,
Long đường linh hội
lục, Phú quý
phát tích tư
Câu chuyện ở
đền Hạng
Vương
Cuộc nói
Tiếng chim
Bupposô
chí
chuyện thơ ở Kim
Hoa
Như vậy là trong 9 truyện của Vũ nguyệt vật ngữ, có 3 truyện chịu ảnh hưởng
từ Tiển đăng tân thoại, và 3 truyện này cũng có những liên quan tương ứng với Truyền
kỳ mạn lục.