Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

"Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda Akinari" và "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.65 KB, 4 trang )

"Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda
Akinari" và "Truyền kì mạn lục"
của Nguyễn Dữ




 Nhận xét
A. So sánh giữa Mẫu đơn đăng ký (M) và Chuyện cây gạo (C)
1. Chuyện cây gạo theo đúng cấu trúc 4 phần a, b, c, d của Mẫu đơn đăng
ký, điều ấy cho thấy nó đúng là tác phẩm phóng tác.
2. Hoàn cảnh đã được Nguyễn Dữ biến đổi khác đi. Đời sống trong M có vẻ quý
tộc, trong C nửa nông dân, nửa buôn bán nhỏ (người chủ hàng trực tiếp bán hàng). Phù
hợp với hoàn cảnh sống ở Việt Nam bấy giờ, truyện đã được bản địa hoá cao độ.
3. Tính cách nhân vật nữ cũng khác. Lệ Khanh (M) được nhấn mạnh ở khía cạnh
“ái dục”. Nhị Khanh (C) cũng “ái dục”, nhưng được nhấn mạnh ở tâm hồn và nét
phong nhã (đàn và thơ). Điều ấy cho thấy cá tính và thiện cảm dành cho nhân vật của
tác giả. Nguyễn Dữ tỏ ra yêu mến nhân vật của mình hơn. Với người đọc, Nhị Khanh
cũng đáng yêu hơn.
4. Nhân vật nam. Kiều Sinh (M) tỉnh táo hơn nên đã chủ động tìm pháp sư trừ
ma cho mình, nhưng vì say rượu quên đi, đến chùa, bị lôi vào quan tài mà chết. Trung
Ngộ mê đắm hơn, và phần nào lãng mạn hơn, nên đã chủ động đến ôm quan tài Nhị
Khanh mà chết (8).
5. M hơi rườm khi 2 lần nhờ pháp sư (1 lần Kiều Sinh, một lần dân chúng), đoạn
kết thuyết lý đạo đức nhiều, kém hấp dẫn. Cả 2 chi tiết này đều bị C bỏ đi. Việc thuyết
giáo, C đưa xuống lời bình. Tuy nhiên ở đây thấy có sự mâu thuẫn giữa hình tượng
nhân vật mà tác giả dựng nên (đẹp và đáng yêu) với lời thuyết giáo đạo đức (quá
nghiêm khắc và khuôn sáo).
B. So sánh giữa Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu (K) với 2 truyện trên
1. K không có kết cấu như M, K chỉ dùng một vài motif trong M ở đoạn cuối:
gặp ma, bị trả thù, nhờ pháp sư đến giúp. Nên có thể nói K không phải là chuyện


phóng tác, mà là sáng tác.
2. Hình tượng điềm gở từ cái nồi thiêng làm cho câu chuyện có tính cách định
mệnh, nâng tầm câu chuyện lên thành vấn đề đấu tranh giữa con người với định mệnh.
3. Kết cấu nửa đầu có tính cách tăng tiến, thử thách lòng tốt và sức chịu đựng
của Isora, lên đến đỉnh điểm rồi, sau đó là cuộc báo thù.
4. Cuộc báo thù của hồn ma Isora với Shôtarô là sự báo thù của lòng ghen tuông,
hơn thế nữa là sự báo thù về niềm tin của con người bị phản bội.
5. Kết thúc rất thảm khốc: tất cả các nhân vật chính đều bị chết, Đây là kết
thúc của bi kịch như là bi kịch của Shakespeare. Cho thấy mâu thuẫn rất gay gắt, rất
dữ dội. Nó tạo ấn tượng rất sâu sắc. Tính chất khuyên răn đạo đức, “khuyến thiện trừng
ác” không thấy rõ như trong M và C. K thực sự là kiệt tác của Ueda, là tác phẩm nổi
bật, nếu không nói là xuất sắc nhất trong Vũ nguyệt vật ngữ.
KẾT LUẬN
1. Giá trị của chữ Kỳ trong Vũ nguyệt vật ngữ và Truyền kỳ mạn lục:
 Kỳ: siêu hiện thựcvà Thực
Kỳ là cái khác thường, cái hiếm có thậm chí là không hề có trong hiện thực, như
hồn ma của Lệ Khanh, Nhị Khanh, Isora… Nhưng cái kỳ là để phản ánh cái Thực,
phản ánh sâu sắc hơn cái thực, mà không bị giới hạn bởi hiện thực. Không có hồn ma
của Lệ Khanh và Nhị Khanh lấy gì thể hiện được khát khao tình yêu của tuổi trẻ, của
phụ nữ. Không có hồn ma của Isora, lấy gì để trừng phạt kẻ phụ bạc. Cho nên cái Kỳ
ấy là phương tiện để biểu hiện cái Thực.
 Kỳ và Quái Dị 
Người ta sống trong đời sống tầm thường nhạt nhẽo, nên cái Kỳ mở ra một thế
giới khác, ghê rợn và đẹp đẽ khác thường. Quái dị trở thành cái thu hút người ta, bằng
cái sợ hãi, hồi hộp mà cuộc đời thường không có được.
 Kỳ và Bi
Truyện truyền kỳ đoạn tuyệt với kiểu truyện kết thúc có hậu của truyện cổ
tích, tiểu thuyết lịch sử và tài tử giai nhân. Hầu như các truyện truyền kỳ đều kết thúc
một cách đen tối: nhân vật chính diện chết hết, hồn ma cũng chết như Lệ Nương, Nhị
Khanh, Isora, các nhân vật nam cũng chết như Kiều Sinh, Trung Ngộ, Shôtarô… Đây

là bước trưởng thành vượt bậc của truyện truyền kỳ, khiến nó rất gần với bi kịch hay
tiểu thuyết hiện đại.
 Giá trị hiện đại của chữ Kỳ
Truyền kỳ vẫn tiếp tục có sức sống trong thời hiện đại. Ở Nhật Bản truyện
truyền kỳ vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong văn nghệ giải trí, truyện tranh, truyền kỳ
hiện đại, ví dụ giải văn học Naoki, một giải thưởng nổi tiếng ở Nhật Bản 2004 trao cho
một tác phẩm truyền kỳ. Trong văn học thế giới một dạng thức khác tương tự với
truyền kỳ chính là các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết có ý nghĩa tượng trưng
như Miếng da lừa của Balzac, Hoá thân của F. Kafka, và nhất là chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo

×