Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Về thể loại sử thi thần thoại ở Tây Nguyên potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.5 KB, 5 trang )

Về thể loại sử thi thần
thoại ở Tây Nguyên






5. Cấu tạo đề tài và không gian sử thi
Sử thi Mơ Nông đề cập đến hầu hết các mặt trong đời sống và tinh thần của
người Mơ Nông. Ndrong là sự tổ hợp các câu chuyện khác nhau theo kiểu liên hoàn.
Các câu chuyện ndrong có phần riêng biệt, đồng thời cũng được xây dựng thành các
nội dung mang tính hệ thống.
Nội dung truyện thần thoại đóng một vai trò to lớn trong việc cấu
thành ndrong. Chúng ta thấy các trận hồng thuỷ, sập đất, quái vật, nguồn gốc và sự
sinh nở thần kỳ trong các truyện thần thoại cổ đều có mặt trong ndrong. Ở đó tồn tại
phổ biến cái ly kỳ, huyền hoặc, sự ồn ào, sôi động của rừng cây, sông suối. Ở đây có
một điểm đáng lưu ý nữa là sự hình thành đất nước, con người trong sử thi Mơ Nông
không phải chỉ đóng vai trò mở đầu câu chuyện, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian,
mà chúng còn là những bộ phận quan trọng, cấu thành nên tác phẩm.
Trong sử thi Mơ Nông, ngoài cái không gian cụ thể là không gian địa lý, xã hội
và văn hoá, còn có một không gian tưởng tượng được mở rộng đến vô cùng. Đó là
không gian của các tầng vũ trụ. Không gian đó được hình thành trên cơ sở của kinh
nghiệm sống, của nhận thức trực quan về thực tại, đồng thời cũng được hình thành từ
cảm quan thần thoại.
Không gian trong sử thi Mơ Nông bao gồm không gian của con người và không
gian của thần linh. Hai không gian này vừa tách biệt vừa lẫn vào nhau, tạo nên bức
tranh nửa thực nửa hư.
6. Thời gian huyền thoại
Trước khi hát kể ndrong, nghệ nhân thường nói mấy câu dẫn chuyện như “từ khi
mới có trời, có đất, mới có cây cỏ mọc trên mặt đất, đó là “thời Bông, Rong” Thời gian


được nói trong ot ndrong là thời gian của sự sáng tạo đầu tiên: cây cối đầu tiên, con vật
đầu tiên, ngôi nhà đầu tiên, v.v Như đã nói, các chi tiết về sự hình thành đất nước, con
người trong ot ndrongkhông phải chỉ đóng vai trò mở đầu câu chuyện, đáp ứng nhu cầu
tín ngưỡng dân gian, mà đó còn là "quá khứ tuyệt đối" (chữ dùng của Gớt) của tộc người
họ.
Trong sử thi Mơ Nông có hai thời gian ước lệ: thời gian “hiện tại” của nhân vật
và thời gian “quá khứ” do hồi tưởng của nhân vật. Quá khứ “là cội nguồn của mọi thực
thể trong hiện tại” (E.M. Mêlêtinxky). Khi các nhân vật trong gia tộc mẹ Rong gặp
nhau, họ thường nhắc tới thời Tiăng con Rong sinh ra: lúc trời, đất bằng hai ngón tay
Tiăng đã có rồi. Đó là dấu ấn của “quá khứ”, đồng thời cũng là “cội nguồn” của “hiện
tại”.
7. Cấu tạo cốt truyện
Cốt truyện sử thi Mơ Nông có hai cấp độ: 1) Đó là sự chắp đoạn: chắp đoạn các
hành động của nhân vật, chắp đoạn các khúc đoạn trong khúc truyện đơn. 2) Các cốt
truyện đơn, tuy có tính độc lập tương đối, nhưng ít nhiều đều có mối liên hệ với nhau
tạo thành hệ thống sử thi liên hoàn. Trong khi đó, kết cấu cốt truyện sử thi Ê Đê chặt
chẽ và hoàn chỉnh hơn. Trong các cốt truyện sử thi Ê Đê, mỗi sự kiện, mỗi hành động
được thể hiện khá hoàn chỉnh trong một phần nào đó của tác phẩm. Nhân vật được đặt
vào những hoàn cảnh khác nhau, theo đó là các hành động tương ứng của nhân vật, các
biến cố diễn ra và dẫn đến kết thúc cốt truyện một cách khá trọn vẹn. Riêng tác
phẩm Khing Du, mỗi phần của truyện kể như là một cốt truyện riêng, song chúng có
mối liên hệ mật thiết với nhau, khó có thể tách rời nhau được.
8. Kỳ vĩ hoá, nhân hoá tự nhiên
Chúng ta biết rằng cơ sở vật chất - xã hội của tư duy thần thoại là xã hội thị tộc
với trình độ và nền tảng thấp kém của nó. Người ta nhận thức hiện thực không phải
bằng khái niệm khoa học, mà bằng cảm tính, bằng những “ảo tưởng thần thoại”
(Ăngghen). Bên cạnh việc nhận thức hiện thực bằng kinh nghiệm, nó ít nhiều mang
tính đúng đắn, người ta còn thêm thắt, tô vẽ, chế biến hiện thực đi một cách không tự
giác, làm cho hiện thực được phản ánh bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó đi. Khi sáng
tạoot ndrong, nghệ nhân Mơ Nông bị chi phối rất mạnh bởi tư duy này. Vì thế khi

nghe các câu chuyện ndrong, chúng ta thấy cuộc sống trong đó có phần rất xa cuộc
sống thật. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều đó là do phong cách kỳ vĩ hoá đối
tượng của sử thi
(8)
. Chẳng hạn, nhân vật khai thiên lập địa có khả năng tạo ra sông núi
một cách kỳ diệu: Một nắm đất Rong đắp núi Nâm Brah Bông kéo cây mây hoá
thành khe suối, kéo cây ndrong hoá thành con sông Nhân vật anh hùng chiến trận,
về hình dáng có cái đường bệ của tự nhiên, về sức mạnh có cái quăng quật dữ dội của
bão tố.
Người Mơ Nông có một trí tưởng tượng phong phú, tài tình. Những vật vô tri vô
giác qua trí tưởng tượng của họ nên sống động lạ thường. Do vậy, bên cạnh sự hoạt
động của thế giới động vật, chúng ta còn nghe âm vang tiếng va chạm của rừng cây,
sông suối, tiếng ồn ào, sôi động của các loài muông thú, của các lực lượng siêu nhiên
được nhân hoá.
Trong khi xây dựng hình tượng các nhân vật chính, nghệ nhân sử thi Mơ Nông
đã bị những tư duy thần thoại chi phối mạnh mẽ, cho nên tính chân thực của hình
tượng bị giảm đi rất nhiều.
9. Dạng phức hợp của thi pháp
Dạng phức hợp của thi pháp trong sử thi Ê Đê chủ yếu được xây dựng trên bình
diện văn học nghệ thuật (ngôn ngữ trần thuật khách quan của văn xuôi, ngôn ngữ mang
tính nhạc của thơ và ngôn ngữ mang tính hành động của kịch). Còn dạng phức hợp
trong sử thi Mơ Nông vượt ra ngoài bình diện văn học nghệ thuật để kết hợp với các
bình diện khác như tôn giáo nguyên thuỷ (dưới dạng ma thuật), triết học suy nguyên
(hình thành vũ trụ, con người).
Theo chúng tôi sử thi thần thoại là sử thi phản ánh thiên về hư ảo những hoạt
động của xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó là kết quả của sự kết hợp và nâng cao những
truyện thần thoại lại với nhau. Những truyện thần thoại đó được bổ sung thêm nhiều
câu dân ca nghi lễ - phong tục, sinh hoạt, các câu tục ngữ về những hiện tượng tự
nhiên và xã hội. Sử thi ot ndrong của người Mơ Nông là sự tổng hoà một cách
nguyên hợp các thủ pháp nghệ thuật của văn học nghệ thuật dân gian với các hình

thức khác của ý thức xã hội như triết học suy nguyên, tôn giáo nguyên thuỷ dưới
dạng ma thuật.
Qua các vấn đề trình bày ở trên về sử thi Mơ Nông, có thể đưa ra năm tiêu chí
sau để nhận dạng sử thi thần thoại, đó là:
a. Khi diễn xướng có những cấm kỵ nhất định.
b. Vũ trụ được nói tới trong sử thi mang tính hỗn mang. Ở đó có không gian thực
tại và không gian tưởng tượng nhiều khi trộn lẫn vào nhau. Còn thời gian được quan
niệm bắt đầu từ sự sáng tạo đầu tiên.
c. Kỳ vĩ hoá, nhân hoá đối tượng là phương thức thể hiện phổ biến. Nhân vật
thần linh và con người có mối liên hệ và tác động tương hỗ. Nhân vật trung tâm của sử
thi có sức mạnh siêu phàm, hành động mang tính ma thuật.
d. Cấu tạo cốt truyện theo kiểu liên hoàn. Hệ thống thi pháp theo dạng phức hợp
văn học dân gian với các hình thái ý thức xã hội khác như tôn giáo bản địa, triết học
suy nguyên.
đ. Hiện thực lịch sử được phản ánh thông qua màn sương của tư duy thần thoại.
Có thể coi năm nội dung trên ít nhiều là tiêu chí nhận dạng sử thi cùng loại ở
Tây Nguyên

×