Sử kiện Joseph Balestier - Phái
Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang
Việt Nam năm 1850
Chỉ một năm sau sự từ trần không đúng lúc của Edmund Roberts,
lãnh sự Hoa Kỳ tại Singapore, Joseph Balestier, đã tái lập chiến dịch
của ông nhằm kêu gọi sự hậu thuẫn chính thức nhiều hơn cho việc
mở rộng và bảo vệ nền mậu dịch của Hoa Kỳ trong vùng. Nhân dịp có
sự xuất hiện tại Singapore một chiến thuyền của Thái Lan có trang bị
40 khẩu súng, Balestier đã lập luận trong một lá thư gửi về Hoa
Thịnh Đốn rằng một chiệc tàu như thế sẽ “không lẽ nào lại không gây
ra sự phiền nhiễu không nhỏ cho sự buôn bán của Âu Châu và Hoa
Kỳ tại các vùng biển này.” Ông thúc dục “sự thích nghi của việc đặt
nền mậu dịch sâu rộng và vẫn còn đang gia tăng của chúng ta tại khu
vực này dưới sử bảo vệ của một trong các chiến thuyền to lớn của
chúng ta, vị Tư Lệnh của chiến thuyền đó có thể được chỉ thị để lần
lượt thăm viếng Bờ Biển Sumatra, Eo Biển Malacca, Singapore, Vịnh
Xiêm La, Bờ Biển Cochinchina [Việt Nam ngày nay, chú của người
dịch], Lintin, Manilla … Borneo & Java. Trong thực tế tất cả các hải
cảng tại hay gần lưu vực xích đạo rộng lớn này. Với việc lợi dụng
mùa gió nồm, hầu hết nếu không phải là tất cả các Nước chính yếu
này có thể được viếng thăm hai lần mỗi năm là quá đủ trong tình
huống hiện thời của sự vụ.” (1)
Trong một lá thư gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Forsyth, đề ngày 4 tháng
Sáu 1838, Balestier từ đề cử mình là người có thể kế nhiệm đặc sứ
Edmund Roberts và đồng ý trở thành một Đại Diện thường trú để
trông coi các quyền lợi của Hoa Kỳ trong toàn vùng. Ông chào đón
các cuộc thăm viếng thường xuyên hơn của hải quân Hoa Kỳ trong
vùng, vừa như một sự bảo vệ cho các thương thuyền Hoa Kỳ vừa
như phương tiện chuyên chở đến thăm viếng khắp nơi trong khu
vực. Tuy nhiên, ông nghĩ sự hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm
của ông trong vùng sẽ mang lại các kết quả tốt hơn là dựa vào các sĩ
quan hải quân đóng vai các nhà thương thuyết:
Công cuộc mậu dịch trải rộng của chúng ta tại các vùng biển này, mà
không có dù chỉ một hải cảng nào của chính chúng ta gần hơn là
những hải cảng nằm trên chính bờ biển của chúng ta, tạo thành một
trường hợp chưa từng có tại phương Đông; và Chính phủ xem ra có
lưu tâm để có một [hải cảng] trong số đó. Tôi hay biết rằng các vị tư
lệnh hải quân của chúng ta thường hành động với tư cách các nhà
thương thuyết trong các trường hợp cần thiết, nhưng mặc dù cảm
nhận được các công tác năng động và hữu hiệu của họ, vẫn có sự
thiếu sót một kinh nghiệm lâu dài về nhóm dân bán khai mà họ có
dịp mở ra các cuộc thương thảo, nhằm khai thông nền mậu dich., hay
nhằm giải quyết các sự ngộ nhận hiện hữu, khiến cho họ kém hữu
dụng hơn sự can thiệp của một người đã sở đắc được một sự am
tường về các người dân đó , các phong tục của họ, và bản chất của sự
mua bán. Xuyên qua báo chí tôi hay biết sự quyết tâm của Chính Phủ
muốn duy trì một lực lượng hải quân tại khu vực này của thế giới sẽ
cung ứng cho một đại diện như thế một phương tiện để thỉnh thoảng
thăm viếng các nơi chốn như thế khi mà quyền lợi của quốc gia
chúng ta có thể đòi hỏi sự có mặt của đại diện đó.
Balestier đã đề nghị trong lá thư này:
Việc gửi sang các loại vũ khí chế tạo toàn hảo khác nhau, các loại
kiếm, vàng, các tấm gương đóng khung, ống nhòm, quả địa cầu, [một
từ không đọc được], vân vân, và vân vân, để phân phối đến các vị
Quân Vương & các lãnh tụ chính yếu, là những người sẽ đón nhận
chúng như là các biểu hiệu của tình hữu nghị chứ không phải như
các sự thừa nhận trình độ yếu kém như thường được tin tưởng. (2)
Chín năm sau đó, Balestier đã có thể cung cấp một lý do cụ thể để
phát huy nhiệm vụ của ông tại Cochinchina [Việt Nam ngày nay, chú
của người dịch]. Vào ngày 6 tháng Tư, 1847, ông có viết cho ông Bộ
Trưởng Ngoại Giao:
Một năm trước đây một vài Quan Lại của Quốc Vương xứ Cochin
China đã đến đây như thường lệ trên các con thuyền của họ, đã yêu
cầu tôi có một sự kiểu chính cho hành vi ngược ngạo mà họ đã gánh
chịu từ tay vị thuyền trưởng chiến thuyền “Consitution.” Họ trình
bày rằng họ đương ở trên bờ thi hành công việc cho Quốc Vương khi
chiếc thuyền “Constitution” thả neo tại Vịnh Turong [Đà Nẵng], rằng
khi hay biết vị thuyền trưởng thiếu củi và nước, họ đã sằn lòng cung
cấp cho ông ta và đã giữ mối dây liên lạc thân hữu với ông ta. Nhưng
một hôm, vị thuyền trưởng lên bờ cùng với một đoàn tùy tùng từ
chiếc thuyền của ông ta và ra lệnh cho họ phải giao một số Linh Mục
người Pháp, là những người mà ông ta cho rằng đang bị bắt làm tù
nhân trong nước, về việc này họ [các quan lại Việt Nam, chú của
người dịch] đã phản đối rằng họ không biết gì hết và rằng tốt hơn là
ông ta nên tới Kinh đô, [là] một cảng biển và đích thân thỉnh cầu lên
Quốc Vương, vì việc này họ đã bị còng tay và hạ nhục trước sự hiện
diện của các thân nhân và gia nhân của mình và sau cùng đã bị dẫn
lên thuyền “Constitution” nơi mà họ bị bắt làm tù nhân trong nhiều
ngày và bị đe dọa hành quyết hàng ngày nếu các vị Linh Mục Công
Giáo Pháp không được chuyển giao cho ông ta.
Các Quan Lại khác xác nhận sự việc trên & tuyên bố rằng trong khi
họ không hay biết gì về sự bắt giữ các người ngoại quốc và hơn nữa
họ không có thẩm quyền phóng thích các ngoại kiều này, điều này
được nói lại hàng ngày cho viên thuyền trưởng hay biết. Rằng vào
một hôm nào đó họ có nhìn thấy nhiều chiếc tàu rời khỏi chiến
thuyền chở đầy binh sĩ có vũ trang đầy đủ nhưng trong khi họ hay
người dân trong thị trấn không hề có ý thức về sự nguy hiểm nào đã
tụ tập để nhìn các binh sĩ đổ bộ; sau khi tỏ vẻ khích động các binh sĩ
đã sắp thành hàng một và nổ súng vào đám đông và trong khi đám
đông bỏ chạy vào thành phố các binh sĩ này đã rượt đuổi theo họ.
Mười bảy người, gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, đã bị giết. Trong
khi đó chiến thuyền “Constitution” đã tiến vào một vị trí sát Hải
Cảng, sau đó không lâu đã triệt hạ và bắn cháy các Thuyền Buồm
Chở Gạo trên Sông làm cho nhiều người bị giết và bị thương bởi đạn
bắn ra và các người khác bị chết đuối khi các Chiếc Thuyền Buồm bị
chìm …
Tôi không muốn tự đặt mình vào cương vị kẻ tố cáo Thuyền Trưởng
Percival, hay thông tin cho Chính Phủ về bất kỳ điều gì chưa được
công bố trên các báo chí tại Ấn Độ và Âu Châu, nhưng tôi xem đó là
một bổn phận của tôi để lưu ý Ngài [Bộ Trưởng] về hành vi hiếu
khách của Radja of Subi và để đề nghị một sự thừa nhân cấp quốc gia
về hành vi đó và cùng một lúc cứu xét điều đó trong khuôn khổ trách
nhiệm chính thức của tôi là phải thông tri với Ngài Bộ Trưởng các ấn
tượng không thuận lợi có khuynh hướng chống lại tư cách quốc gia
của chúng ta trong các khu vực này và là các ấn tượng mà nếu không
được tháo gỡ chắc chắn sẽ dẫn đến sự hy sinh các nhân mạng vô tội
dưới sự tra tấn khủng khiếp nhất, như được thi hành trên các kẻ thù
bởi Quốc Vương xứ Cochin China.
Vị Giám Mục & Các Linh Mục người Pháp nói trên không lâu sau
chuyến viếng thăm của chiến thuyền “Constitution” tại Cochin China
đã được chuyển giao theo lời thỉnh cầu của vị chỉ huy Pháo Hạm
“Alcmène” của Pháp.” (3)
Điều gì đã xảy ra trong cuộc viếng thăm của Chiến Thuyền USS
Constitution tại vịnh Đà Nẵng không được biết rõ một cách xác thực.
Jean Chesneaux, một tác giả người Pháp trong tác phẩm về Việt Nam
được viết hồi giữa thập niên 1950, xác nhận lời tường thuật của phía
Cochinchina về biến cố và phát biểu một cách châm biếm:
Về một chiến thuyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong năm 1845
liên hệ đến đặc ưu quyền đáng ngờ của việc phóng ra một hành vi
can thiệp có vũ trang đầu tiên chống lại nhân dân Việt Nam: một
thuyền trưởng Hoa Kỳ, mà tên tuổi không được lưu giữ trong lịch sử,
đã đến Tourane trong năm đó, đở bộ lên bờ để cưỡng bách sự phóng
thích một giám mục người Pháp bị bắt giữ, đã cầm tù tất cả các quan
lại cũng như các chiếc Thuyền Buồm Chiến Đấu có tại hải cảng;
nhưng các con tin kháng cự, và viên Thuyền Trưởng Hoa Kỳ, không
biết chắc mình phải làm gì với các tù binh, sau cùng đã thả họ ra và
lái thuyền bỏ đi. (4)
Bất kể lời buộc tội rằng Hoa Kỳ đã thực hiện hành vi can thiệp bằng
vũ trang đầu tiên (giả định là của Tây Phương) chống lại Việt Nam,
Chesneaux đã không đề cập đến việc nổ súng hay tổn thất nào.
Ông D.G.E. Hall, sử gia người Anh về Đông Nam Á, có viết ở trong
cùng thời khoảng đó, hậu thuẫn cho sự tường thuật của Chesneaux
và có đề cập đến việc nổ súng và các tổn thất, nhưng ông đã trích dẫn
từ các nguồn tư liệu Anh Quốc hiện đại tại Singapore là các kẻ đã
nghe được câu chuyện, chúng tôi giả định, từ cùng các viên chức
Cochin China đã tìm gặp Balestier. (5)
Mặt khác, Buttinger, sử gia Hoa Kỳ về Việt Nam trong tác phẩm được
ấn hành năm 1958, đã nhẹ nhàng châm biếm nỗ lực của Chesneaux
về việc “xếp loại sự câu lưu tạm thời một vài vị quan lại như một
‘hành vi can thiệp có vũ trang'”, gọi đó “đúng ra là một sự thậm
xưng.” Ông nêu ý kiến rằng Chesneaux đã không hiểu biết tường tận
về biến cố và viện dẫn rằng ông ấy không hề hay biết cả về tên viên
thuyền trưởng Hoa Kỳ (John Percival) (6). Buttinger không nên bị
buộc tôi là kẻ theo chủ nghĩa quốc gia quá cực đoan trong cái nhìn
của ông về biến cố, vì ông khẳng định rằng các nỗ lực của Percival là
vụng về.
Sự lượng định của Buttinger được ủng hộ bởi Auguste Haussman,
một tác giả người Pháp khác, là người đưa ra sự tường thuật sau
đây:
Viên thuyền trưởng Hoa Kỳ, thấm nhuần tinh thần quảng đại, tìm
kiếm một sự phóng thích vị giám mục và đây là câu chuyện mà ông
ta đã hành động như thế nào: ba hay bốn quan lại được phái bởi
Quốc Vương lên chiến thuyền, bị bắt và giam giữ làm con tin, trong
khi chờ đợi sự trả tự do cho vị giáo sĩ truyền đạo.