Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi .T_2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.91 KB, 5 trang )

Phong cách nghị
luận, bút chiến của
Phan Khôi




Tiếng cười châm biếm của Phan Khôi thường được tạo ra bằng thủ pháp sau đây:
nhân một sự kiện nào đó, một tin tức thời sự nào đó, trong nước hay trên thế giới, tóm
bắt được qua báo chí, ông liên tưởng đến một mặt tiêu cực nào đó trong xã hội mình, tạo
ra một mâu thuẫn nực cười. Liên tưởng càng bất ngờ, tác dụng gây cười càng thú vị. Ở
đây, sự hóm hỉnh và đầu óc thông minh có vai trò quyết định.
Thí dụ: Nhân một tờ báo Pháp đưa tin có một người vừa câm, vừa mù, vừa điếc,
anh ta leo thang gác bị ngã gẫy tay, bỗng nhiên nói được, thấy được, nghe được, Phan
Khôi bèn viết bài Các ông hội đồng ta mỗi ông nên ở một cái nhà lầu
(32)
. Nhà lầu thì
mới có thang gác. Các ông leo lên leo xuống có thể ngã. Nhưng nhờ đó, may ra các ông
mới khỏi mù, khỏi câm, khỏi điếc. Một liên tưởng quá bất ngờ, tạo nên một đòn đả kích
rất ác đối với các ông nghị gật.

Có một thông tin: ở Trung Quốc người ta vừa xuất bản một cuốn sách tên là Bất
triệt để nghĩa là Không tới nơi. Cuốn sách nói rằng, không thể biết được tới nơi, biết
được triệt để một cái gì hết. Như vũ trụ vô cùng, không thể biết được giới hạn của nó.
Cuốn sách kết luận “sự nghĩ, sự biết, sự làm, đừng nên yêu cầu tới nơi làm chi”. Phan
Khôi bèn viết bài Không tới nơi
(33)
. Ông liên hệ đến nước mình: “theo cái học thuyết mới
này thì có lẽ Annam ta là đúng lắm. Cái gì chúng ta cũng có mà cái gì cũng không ra cái
gì cả, cái gì cũng không tới nơi”.


Ông đọc báo Tây, thấy có chuyện này: người ta thành lập một hội nghiên cứu
triết học. Hội này đưa ra cái thuyết “Không biết được” (Agnosticisme), Phan Khôi bèn
viết bài Không biết được
(34)
để giễu Hội Nam kỳ cứu tế nạn dân và Nguyễn Phan Long,
chủ báo Đuốc nhà Nam. Hội Nam kỳ cứu tế nạn dân lạc quyên tiền để gửi ra cứu tế
nạn dân ngoài Bắc. Hội thu của một cơ quan 4000 đồng mà không thấy gửi ra. Hỏi, trả
lời: “Không biết được”; Còn ông Nguyễn Minh Doãn thì hùn vốn cho báo Đuốc nhà
Nam để kinh doanh. Ông ta hỏi Nguyễn Phan Long lời lỗ ra sao. Trả lời: “Không biết
được”. Kết luận: Thế là Việt Nam đã có cái học thuyết “Không biết được” rồi không
cần tìm đến cái triết học Agnosticisme bên Tây kia làm gì.
Có những liên tưởng chứa đựng ý nghĩa phê phán vừa sâu vừa sắc, đồng thời tạo
ra tiếng cười đầy vị cay đắng, chua chát, cười ra nước mắt: Một thông tin thời sự nóng
hổi cho biết, có một người Tây đánh chết một người Việt Nam. Anh ta khai trước toà là
mắc bệnh điên, nên không biết gì cả. Thế là toà xử trắng án.
Phan Khôi liền viết bài Bệnh điên của người Tây
(35)
, nói rằng Tây và ta khác nhau
đủ thứ, điên cũng khác nhau. Người Tây văn minh nên điên cũng văn minh, không như
người ta, điên thì ăn nói bậy bạ, bỏ ăn bỏ ngủ, xé quần xé áo, cởi truồng đi phố, v.v
Tây điên rất văn minh, cứ y như người khoẻ mạnh bình thường vậy thôi!

Thủ pháp liên tưởng được vận dụng có lẽ bất ngờ nhất, thần tình và thú vị nhất là
ở bài Trong trần ai kẻ mày râu
(36)
.
Nhân chuyện nghề dệt lĩnh phát triển rất ồ ạt (lĩnh là thứ lụa trơn mát, màu đen,
tránh lộ vết bẩn, dùng để may váy hay quần cho phụ nữ ), Phan Khôi liên hệ một cách
bất ngờ để giễu đàn ông. Ông cho rằng đàn ông nước ta thành đàn bà hết rồi nên nước ta
mới tiêu thụ lĩnh nhiều đến vậy chứ: “Ấy là cái triệu tỏ cho ta biết rằng Annam rầy về

sau sẽ không còn đàn ông nữa vì bao nhiêu đàn ông hiện thời sẽ biến ra đàn bà hết ( )
Chẳng người nào còn có khía có góc nữa, láng trơn hết thẩy ( ) không còn ai tinh khiết
nữa, người nào cũng không khỏi dơ dáy làm cho mình cần phải dùng đồ đen mà che đậy
cho nó khuất lấp đi. Than ôi!”.
Không thể kể hết các kiểu liên tưởng để gây cười của Phan Khôi trong hàng trăm
bài viết của ông để phê phán những thói xấu của con người, những nhược điểm của dân
tộc, những bất công trong xã hội thực dân phong kiến. Ông đã góp phần vào sự phát
triển của loại văn châm biếm, trào phúng trong nền văn học nước ta mà ông thấy
còn “hà khắc quá”, chưa biết coi trọng văn khôi hài. Trong bài Cái địa vị khôi hài trên
đàn văn học
(37)
, ông cho rằng, khôi hài là thể hiện “cái tư tưởng tự do”, “cái khí phách
độc lập”, “Ai có tài thông minh tuyệt thế thì mới nói được chuyện giễu có duyên hay là
làm được bài văn bông lơn có duyên”, kẻ “nói chơi không biết, nói thiệt không
hay” là “ngu đần”.
Ông nói đúng. Ta hiểu vì sao những tài năng khôi hài, những cây bút trào phúng
xưa và nay vẫn hiếm.

4. Bác học mà bình dân, thông thái mà dân dã
Trong bài giới thiệu tiểu sử Phan Khôi
(38)
, Phạm Xuân Thạch đánh giá, với các bài
viết của mình, Phan Khôi đã “để lại một bách khoa thư về văn hoá”. Đó là một nhận
định chính xác.

Phan Khôi vừa là một nhà Hán học uyên thâm, vừa chịu khó học tiếng Pháp, miệt
mài học hỏi qua sách, báo trong nước, ngoài nước. Ông tìm hiểu, bàn bạc cái gì
cũng “xét cho đến nơi, tìm chứng cứ ở sự thật”
(39)
nên đã tích luỹ được một vốn tri thức

rất rộng, bao gồm đủ cả Đông Tây kim cổ: lịch sử xã hội, văn hoá, văn học các nước, từ
Việt Nam, Trung Quốc đến Nhật Bản, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ; các loại tôn giáo: Phật,
Gia-tô, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài ; các loại học thuyết: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,
Mặc Tử, Trình Tử, Chu Tử, cho đến Găng-đi, Lê-nin, Tôn Văn ; cả phép suy lý ba
đoạn (chữ dùng của Phan Khôi – N.Đ.M) của Hégel, luận lý của Aristote, rồi triết lý duy
tâm, duy vật ; ông từng dịch Kinh Thánh của đạo Gia-tô, dịch cả thơ Tầu, thơ Pháp, thơ
Nga Ông khảo cứu cả lịch sử của dân Do Thái với những cuộc di cư nơi này nơi khác
và ảnh hưởng của họ trên khắp thế giới
(40)
; ông rất am hiểu nghệ thuật dân gian, từ thần
thoại, truyền thuyết của Tầu, của ta, tới phong dao, tục ngữ của người Việt. Ông tìm
hiểu lịch sử chữ quốc ngữ, nghiên cứu tường tận “mẹo” tiếng Lang-sa và muốn áp dụng
vào tiếng ta “vì về văn pháp mỗi nước chỉ khác nhau một ít”, “hễ đã thông văn nước
ngoài thì cũng có thể suy ra làm thông văn nước mình”
(41)
. Ông giảng giải rành rọt về
các nguyên lý của luận lý học, các phép quy nạp, diễn dịch của tư duy khoa học Ông
đọc cả sách thuốc Đông y (“Y thoại tùng biên” của Vũ Thượng Chi), biết cả các cách
khám bệnh của các thày lang ta lang Tây, đọc cả sách về “Trí khôn của loài sâu
bọ”
(42)
và khảo cứu cả tục nhuộm răng đen của người Việt
(43)
, v.v Ông là một trong số
người viết phê bình văn học đầu tiên ở nước ta, lại từng đóng vai ngự sử trên văn đàn
để “dọn vườn”,“đãi sạn” cho sách, báo đương thời, nên cái gì cũng phải đọc, thượng
vàng hạ cám, từ sách của Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng đến các
bài báo của những cây bút non nớt còn viết sai ngữ pháp, chính tả, v.v


×