Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng công tác an toàn trong tiêm chủng mở rộng tại hai huyện ba bể và chợ mới thuộc tỉnh bắc kạn, năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.03 KB, 40 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chủng mở rộng là một trong những mục tiêu của chương trình y
tế Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Mục đích
của chương trình tiêm chủng mở rộng là tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em
nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở lứa
tuổi trẻ như Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván sơ sinh, Sởi, Viêm gan vi rút
B, Viêm não nhật bản B…Trong giai đoạn vừa qua tiêm chủng mở rộng đã
phát huy được hiệu quả to lớn góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ
sức khỏe trẻ em,phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã thực hiện thanh toán được bệnh
bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, các bệnh như sởi, ho gà,
bạch hầu đã giảm rõ rệt và ngày càng được khống chế vững chắc. Chương
trình tiêm chủng mở rộng cũng đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ trẻ được tiêm vắc
xin viêm não Nhật Bản, tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2011. Việc phát
triển mạnh hoạt động tiêm chủng mở rộng trong những năm qua đã giảm gánh
nặng cho công tác điều trị ở tất cả các tuyến. Với mức độ bao phủ của các loại
vắc xin trong tiêm chủng đạt trên 90% ngày càng tạo độ miễn dịch cao và bền
vững trong cộng đồng. Hiệu quả mà Chương trình tiêm chủng mở rộng mang
lại không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ và cộng đồng mà còn giảm rất lớn chi phí chăm sóc sức khỏe của
người dân, chưa kể đến việc phải nghỉ học, nghỉ làm và thêm nhiều người
chăm sóc, thậm chí thiệt hại do tử vong không thể tính được bằng tiền.
Hiệu quả cuối cùng của tiêm chủng là giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong của các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm chủng ở trẻ em, mắc bệnh
uốn ván và tử vong cho phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Để đạt
được hiệu quả này, quá trình tiêm chủng phải được bảo đảm an toàn từ vac
xin, hệ thống dây chuyền lạnh, quá trình tiêm và giám sát phản ứng sau
tiêm…Vì vây đây là vấn đề cốt lõi nhằm đạt hiệu quả của tiêm chủng, Bộ y tế
1
đã quy định rất rõ về vấn đề an toàn trong tiêm chủng tại Quyết định Số:
23/2008/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 7 năm 2008.


Tại tỉnh Bắc Kạn chương trình tiêm chủng mở rộng đã được duy trì
thực hiện, hàng tháng có 122 điểm tiêm chủng cố định tại 122 trạm y tế xã đã
định kỳ tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi, bên cạnh đó do đặc thù địa hình
miền núi dân cư rải rác, đường từ thôn bản đến trạm y tế xã quá xa, đường
giao thông đi lại khó khăn nên một số xã có địa hình khó khăn đó đã tổ chức
các điểm tiêm ngoài trạm để đảm bảo người dân không phải đưa con đi quá
xa để tiêm chủng như vậy mới góp phần đạt được tỷ lệ trẻ được tiêm cao,
trong toàn tỉnh có 100 điểm tiêm ngoài trạm.
Vấn đề thực hiện an toàn trong tiêm chủng hàng năm được trú trọng
quan tâm, đầu tư, tổ chức tập huấn triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào đánh giá việc thực hiện an toàn trong tiêm chủng đến mức độ
nào, những khó khăn khi triển khai thực hiện ở cơ sở ra sao. Để đánh giá việc
thực hiện an toàn trong tiêm chủng tại các trạm y tế trong tỉnh, từ đó đưa ra
những khuyến cáo cần thiết cho việc thực hiện an toàn trong tiêm chủng, giúp
cho công tác tiêm chủng mở rộng của tỉnh đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác an toàn
trong tiêm chủng mở rộng tại hai huyện Ba Bể và Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc
Kạn, năm 2011.”
Với hai mục mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng an toàn tiêm chủng về nhân lực tham gia công tác
tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng mở rộng của hai huyện Ba Bể
và Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2011.
2. Mô tả thực trạng an toàn tiêm chủng về cơ sở vật chất và trang thiết
bị phục vụ công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng mở rộng
của hai huyện Ba Bể và Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2011.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Sự cần thiết của việc tiêm chủng cho trẻ em
Trẻ nhỏ có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao,

viêm não Nhật Bản B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, viêm gan B, quai bị,
Rubella
Trẻ chưa có đủ sức đề kháng với bệnh tật nên nếu mắc các bệnh truyền
nhiễm này thì sẽ rất nặng, có thể để lại di chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến
tương lai sau này hoặc tử vong.
Các bệnh này có thể phòng được bằng cách tiêm chủng vắcxin cho trẻ.
1.2 Một số khái niệm về tiêm chủng mở rộng:
Tiêm chủng: Là cho trẻ tiêm hoặc uống một sinh phẩm mà người ta
gọi là vắcxin, để cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh để
chủ động phòng bệnh.
Tiêm chủng mở rộng: Là tiêm chủng các loại vắcxin miễn phí.
Vắcxin phòng bệnh:
Vacxin phòng bệnh là những sinh vật có nguồn gốc từ những vi sinh
vật gây bệnh hoặc giống như vi sinh vật gây bệnh hay từ độc tố do vi khuẩn
tạo ra, phòng được bệnh và không gây hại cho người.
1.3 Cơ sở khoa học và lịch sử phát minh vacxin để phòng bệnh:
Cơ thể con người sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi
rút đều có khả năng sinh ra kháng thể để bảo vệ mình, các tế bào miễn dịch đã
"nhớ" tác nhân gây bệnh để lần sau không bị tái nhiễm bệnh đó, đó là khả
năng sinh miễn dịch. Qua sự tìm tòi và tổng kết, các nhà khoa học đã phát
minh ra vacxin để phòng bệnh. Như vậy là sử dụng kháng nguyên đưa vào
cơ thể để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại bệnh.
3
Lui Pasteur đã tìm ra vacxin phòng bệnh Dại cách đây hơn 100 năm
[2]. Năm 1896, Edward Jener, một bác sỹ thú y người Anh đã phát hiện thấy
những người mắc bệnh đậu bò thì sau này không mắc bệnh đậu mùa người
nữa. Ông có sáng kiến dùng đậu bò chủng cho người để phòng bệnh đậu mùa.
Năm 1921 Calmête – Guerin đã sản xuất thành công vacxin BCG để phòng
bệnh Lao. Năm 1923 Ramon (Pháp) đã sản xuất ra vacxin giảm độc tố Bạch
hầu – uốn ván. Năm 1925 vacxin Ho gà được điều chế thành công. Năm 1930

vacxin chống Sốt vàng được sản xuất thành công. Năm 1950 vacxin Bại liệt
uống được nghiên cứu đưa vào sử dụng. Như vậy cùng với sự tiến bộ của sinh
học, di truyền học, miễn dịch học… rất nhiều bệnh đã và tiến tới có thể phòng
được bằng vacxin. Một số vacxin mới đã ứng dụng công nghệ di truyền học,
bản chất không phải như các vacxin cổ điển nữa, ví dụ: vacxin Viêm gan B tái
tổ hợp từ tế bào nấm men có kháng nguyên HBsAg, có tác dụng phòng bệnh
Viêm gan B và an toàn hơn vacxin chế từ huyết tương người.
Các loại vacxin có liều sử dụng khác nhau [18], ví dụ vacxin Sởi tiêm 1
lần đã có tác dụng phòng bệnh, OPV, DPT phải tiêm, uống 3 lần trở lên; đó
là do đặc điểm của từng loại vacxin có khả năng sinh miễn dịch khác nhau.
Để tiêm chủng đạt hiệu quả miễn dịch cao cần phải đảm bảo các yếu tố: Tiêm
chủng đúng lịch, đúng kỹ thuật, đạt tỷ lệ cao; bảo quản vacxin đúng kỹ thuật.
1.4. Một số quy định an toàn trong tiêm chủng:
* Điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với
điểm tiêm chủng chung:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu:
a) Có đủ diện tích để tư vấn, khám để loại trừ những trường hợp có
chống chỉ định, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng;
4
b) Có tài liệu chuyên môn phục vụ công tác tiêm chủng (các hướng dẫn
bảo quản, sử dụng, theo dõi và xử lý tai biến), các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến tiêm chủng;( Quyết định số 23/2008/QQĐ-BYT)
c) Có sổ theo dõi việc nhập, xuất và hạn dùng của từng lô vắc xin, sinh
phẩm y tế; sổ theo dõi tiêm chủng cho từng đối tượng, có biểu mẫu báo cáo
tiêm chủng theo quy định; có phiếu, sổ tiêm chủng cho người được tiêm
chủng;
d) Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo qui
định của pháp luật.
2. Điều kiện về trang thiết bị tối thiểu:
a) Có trang thiết bị dụng cụ vận chuyển, bảo quản và lưu trữ vacxin,

sinh phẩm y tế trong dây chuyền lạnh theo quy định của nhà sản xuất luôn
đảm bảo (từ 2
0
C - 8
0
C); dụng cụ chứa vỏ lọ vacxin, sinh phẩm y tế đã tiêm,
bơm kim tiêm đã sử dụng;
b) Có đủ dụng cụ tiêm chủng và đảm bảo vô trùng;
c) Có hộp thuốc chống sốc. Có phác đồ chống sốc treo tại nơi thực hiện
tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế: Theo thông tư hướng dẫn và cấp cứu sốc
phản vệ của Bộ Y tế số 08/1999-TT-BYT, ngày 04/5/1999.
3. Điều kiện về nhân sự:
Nhân viên y tế thực hiện công tác tiêm chủng phải được tập huấn các quy
định về tiêm chủng an toàn và được cấp giấy chứng nhận tham dự tập huấn theo
quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 2 Điều 24 của Quy định này.
* Điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với điểm
tiêm chủng ngoài trạm y tế trong chiến dịch tiêm chủng
1. Nguyên tắc áp dụng:
Chỉ được triển khai trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng hoặc
trong trường hợp cần thiết.
5
2. Điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu:
a) Có bàn tư vấn, khám để loại trừ những trường hợp có chống chỉ
định, và được chỉ định tiêm chủng, chỗ theo dõi phản ứng sau tiêm chủng;
b) Có sổ theo dõi tiêm chủng, phiếu, sổ tiêm chủng cho người được
tiêm chủng và các dụng cụ cần thiết khác cho buổi tiêm chủng( ống nghe,
huyết áp, nhiệt kế…)
3. Điều kiện về trang thiết bị tối thiểu:
a) Có trang thiết bị để vận chuyển,bảo quản và lưu trữ vắc xin, sinh
phẩm y tế trong dây chuyền lạnh theo quy định của nhà sản xuất( Hòm lạnh,

phíc lạnh, bình tích lạnh, đá…) dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, sinh phẩm y tế đã
tiêm, bơm kim tiêm đã sử dụng;
b) Có đủ dụng cụ tiêm chủng và đảm bảo vô trùng;
c) Có hộp thuốc chống sốc, phác đồ chống sốc kèm theo.
4. Điều kiện về nhân sự:
Nhân viên y tế thực hiện công tác tiêm chủng phải được tập huấn các
quy định về tiêm chủng an toàn và được cấp giấy chứng nhận tham dự tập
huấn.
* Quy trình tiếp nhận, vận chuyển bảo quản và cấp phát vắc xin,
sinh phẩm y tế:
Khi nhận hoặc cấp vắc xin, sinh phẩm y tế phải kiểm tra, ghi chép và
lưu lại những thông tin sau vào phiếu hoặc sổ nhận:
a) Ngày nhận hoặc ngày cấp;
b) Loại vắc xin, sinh phẩm y tế;
c) Tên vắc xin, sinh phẩm y tế;
d) Hàm lượng, quy cách đóng gói;
đ) Số liều nhận; số lượng phân phối ( Số liều,số lọ, số hộp)
e) Cơ sở sản xuất, nước sản xuất;
6
g) Số lô sản xuất;
h) Hạn sử dụng đối với từng lô;
i) Tên đơn vị cung cấp
k) Số giấy phép đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
1) Tình trạng các chỉ thị kiểm tra nhiệt độ như: chỉ thị nhiệt độ lọ vắc
xin, sinh phẩm y tế, thẻ theo dõi nhiệt độ và chỉ thị nhiệt độ đông băng (nếu
có) khi vắc xin, sinh phẩm y tế tới, hoặc tình trạng bảo quản khi rời kho.
m) Vắc xin, sinh phẩm y tế đông khô kèm theo nước hồi chỉnh của vắc
xin, sinh phẩm y tế đó. Những thông tin sau cần được ghi chép đối với nước
hồi chỉnh: Loại nước hồi chỉnh, số lượng, cơ sở sản xuất, nhà sản xuất, số lô,
hạn sử dụng đối với từng lô; tên đơn vị cung cấp;

n) Nếu có bất thường đơn vị tiếp nhận ghi chép rõ và trả lại đơn vị cung
cấp.
* Quy định về vận chuyển vắc xin, sinh phẩm y tế
Trong quá trình vận chuyển các vắc xin, sinh phẩm y tế phải được bảo
quản trong dây chuyền lạnh theo đúng quy định luôn trong khoảng nhiệt độ từ
+2oC tới +8oC và có các dụng cụ theo dõi nhiệt độ của vắc xin, sinh phẩm y
tế trong quá trình vận chuyển.
* Quy định bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Tất cả các vắc xin, sinh phẩm y tế phải được bảo quản theo đúng
nhiệt độ quy định là (từ 2
0
C - 8
0
C) từ khi sản xuất cho đến khi sử dụng và hết
hạn dùng.
2. Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được bảo quản riêng trong dây chuyền
lạnh tại cơ sở y tế, không được bảo quản cùng với các sản phẩm khác.
3. Trong quá trình bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế phải kiểm tra theo
dõi thường xuyên các thông tin và điều kiện bảo quản. Tất cả vắc xin, sinh
phẩm y tế, nước hồi chỉnh hết hạn sử dụng và bảo quản không đúng qui định
7
phải huỷ bỏ và có biên bản hủy. Bảo đảm nguyên tắc vắc xin, sinh phẩm y tế
có hạn dùng ngắn thì sử dụng trước.
* Quy định về việc khắc phục sự cố
Các cơ sở bảo quản, vận chuyển và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
phải có phương án khắc phục sự cố trong quá trình bảo quản, vận chuyển và
sử dụng.
* Quy trình tiêm chủng an toàn
Tiêm chủng an toàn
1. Trước khi tiêm chủng:

a) Tư vấn cho gia đình/người được tiêm chủng: Tác dụng, lợi ích và
những rủi ro gặp phải khi tiêm chủng phòng bệnh.
b) Khám để loại trừ những trường hợp có chống chỉ định trước khi tiêm
chủng: kiểm tra nhiệt độ, hỏi tiền sử.
c) Kiểm tra vacxin, sinh phẩm y tế trước khi tiêm.
2. Trong khi tiêm chủng:
a) Làm theo đúng chỉ định, chống chỉ định đối với từng loại vacxin,
sinh phẩm y tế.
b) Thực hiện tiêm chủng theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định
này;
3. Sau khi tiêm chủng:
a) Theo dõi tình trạng sức khoẻ người được tiêm chủng tối thiểu 30
phút tại điểm tiêm chủng.
b) Hướng dẫn chăm sóc tại nhà theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy
định: Về sử dụng vac xin, sinh phẩm trong dự phòng và điều trị (Ban hành
kèm theo Quyết định số: 23/2008/QĐ - BYT ngày 07 tháng 07 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Y tế).
8
c) Lưu vỏ lọ vacxin, sinh phẩm y tế, nước hồi chỉnh (nếu có), bơm kim
tiêm đã sử dụng tối thiểu 14 ngày sau khi tiêm.
d) Cuối buổi tiêm chủng hủy tất cả các lọ vacxin, sinh phẩm y tế đã mở
theo quy định, những lọ vacxin, sinh phẩm y tế chưa mở được tiếp tục bảo
quản và sử dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định:
Về sử dụng vac xin, sinh phẩm trong dự phòng và điều trị ( Ban hành kèm
theo Quyết định số: 23/2008/QĐ - BYT ngày 07 tháng 07 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
*Đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vacxin, sinh
phẩm y tế.
Đường tiêm, lịch tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vacxin, sinh
phẩm y tế phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã

đăng ký với Bộ Y tế hoặc theo qui định của Bộ Y tế.
* Giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng:
. Phát hiện phản ứng sau tiêm chủng
Tất cả các đối tượng sau khi tiêm chủng phòng bệnh phải được theo dõi
ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại địa điểm tiêm chủng, sau đó người nhà được
hướng dẫn theo dõi trẻ ít nhất 24 giờ sau tiêm, thông báo ngay cho cán bộ y tế
xã, phường nơi cư trú hoặc cơ sở nơi thực hiện tiêm chủng về những phản
ứng bất thường.
. Xử trí khi có phản ứng sau tiêm chủng
1. Tại nơi xảy ra phản ứng hoặc nơi đầu tiên tiếp nhận trường hợp phản
ứng
a) Nhân viên y tế phải theo dõi nhằm phát hiện sớm các trường
hợp phản ứng sau tiêm chủng để tiến hành xử trí và thông báo cho tuyến trên
theo quy định:
9
1. Các đơn vị, cơ sở tiêm chủng, cơ sở tiếp nhận trường hợp phản ứng
sau tiêm chủng phải báo cáo ngay và trong vòng 24 giờ cho tuyến trên và Sở
Y tế để có hành động kịp thời và tiến hành điều tra đối với các trường hợp
nghiêm trọng bao gồm: sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do
sai sót trong tiêm chủng và tử vong. Có thể báo cáo qua điện thoại, Fax, email
hoặc gửi theo đường bưu điện cho tuyến trên.
2. Các trường hợp phản ứng nhẹ nhưng số trường hợp bị phản ứng vượt
quá tỉ lệ thường gặp cũng phải báo cáo theo qui định tại khoản 1 Điều này.
Theo dõi và điều tra trường hợp phản ứng sau tiêm chủng
1. Khi nhận được báo cáo khẩn từ các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế tiến
hành đánh giá để quyết định việc điều tra. Các cơ sở thực hiện tiêm chủng và
các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều
tra nguyên nhân gây ra phản ứng sau tiêm chủng.
2. Khi xẩy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người được tiêm chủng

phải ngừng ngay việc sử dụng loại vắc xin, sinh phẩm y tế liên quan, khẩn
trương điều tra, đánh giá nguyên nhân, việc điều tra bao gồm các bước sau
theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quy định về sử dụng vacxin, sinh phẩm
trong phòng bệnh và điều trị( kèm theo Quyết định số: 23/2008/QĐ - BYT
ngày 07 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế):
a) Thành lập Hội đồng Khoa học - chuyên môn đánh giá việc sử dụng
vắc xin thuộc Dự án Tiêm chủng mở rộng để đánh giá việc sử dụng vắc xin,
sinh phẩm y tế của tỉnh bao gồm: Lãnh đạo Sở Y tế, đại diện Viện Vệ sinh
dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở điều trị và các đơn
vị liên quan, các chuyên gia tư vấn trong trường hợp cần thiết để đánh giá
nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng;
10
b) Lập mẫu phiếu điều tra, lấy mẫu theo Phụ lục 9,10 ban hành kèm
theo Quy định này;
c) Tiến hành điều tra, thu thập mẫu vắc xin, sinh phẩm y tế, bơm kim
tiêm các mẫu bệnh phẩm liên quan khác;
d) Kiểm định mẫu vắc xin, sinh phẩm y tế, xét nghiệm bệnh phẩm, bơm
kim tiêm;
đ) Tổng hợp, phân tích và kết luận về nguyên nhân dẫn đến phản ứng
nặng;
e) Đề xuất những phương hướng giải quyết tiếp và những giải pháp
khắc phục.
3. Trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp, mời các chuyên gia, các
đơn vị liên quan (bao gồm pháp y, các tổ chức quốc tế) hỗ trợ công tác điều
tra, xét nghiệm.
4. Hội đồng chuyên môn đánh giá việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
cử một thành viên chịu trách nhiệm phát ngôn về những diễn biến và kết quả
điều tra.
b) Trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vượt quá khả năng xử trí
phải được khám và điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa;

c) Ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi theo Phụ lục 6
ban hành kèm theo Qui định này:
- Thông tin về người bị phản ứng sau tiêm chủng;
- Ngày, giờ tiêm, loại vắc xin, sinh phẩm y tế, tên vắc xin, sinh phẩm y
tế đã tiêm, số lô, hạn sử dụng, nhà sản xuất, đơn vị cung cấp, nước hồi chỉnh
(nếu có);
11
- Ngày, giờ xuất hiện phản ứng, mô tả triệu chứng chính (toàn thân, tại
chỗ, các dấu hiệu đặc biệt khác). Diễn biến và các biện pháp xử trí đó thực
hiện theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy định này.
2. Các hoạt động cần triển khai khi có phản ứng nặng tại buổi tiêm
chủng.
a) Tuyến cơ sở:
- Dừng ngay buổi tiêm chủng;
- Niêm phong toàn bộ số vắc xin, sinh phẩm y tế và bảo quản theo điều
kiện qui định tại Điều 11 của Quy định này, niêm phong bơm kim tiêm sử
dụng trong buổi tiêm;
- Lập biên bản ghi nhận nhiệt độ, tình trạng bảo quản vắc xin, sinh
phẩm y tế tại thời điểm xảy ra phản ứng nặng;
- Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin, sinh phẩm y tế nhận, đó sử dụng
và số trẻ đó được tiêm từng loại vắc xin, sinh phẩm y tế trong buổi tiêm
chủng có phản ứng nặng;
- Báo cáo cho tuyến trên theo Điều 18 của Quy định này.
b) Tuyến huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia: tiếp nhận báo cáo và thực hiện
điều tra theo Điều 18 của Quy định này;
c) Các bệnh viện có trách nhiệm phối hợp xử trí các trường hợp phản
ứng sau tiêm chủng.
* Chế độ báo cáo
Theo phạm vi hoạt động, chức năng và trách nhiệm được giao, mỗi cơ
sở tiêm chủng phòng bệnh phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý và

12
báo cáo đột xuất với cơ quan quản lý nhà nước về vắc xin, sinh phẩm y tế và
tiêm chủng tuyến trên.
Nội dung báo cáo định kỳ gồm các thông tin sau:
1. Số lượng người tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh, điều trị;
2. Số lượng vắc xin, sinh phẩm y tế đã sử dụng, phân chia loại vắc xin,
sinh phẩm y tế, tên vắc xin, sinh phẩm y tế, nhà sản xuất;
3. Các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế (nếu có).
*. Hồ sơ lưu trữ tại cơ sở tiêm chủng
Mỗi cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng
bệnh phải có hệ thống hồ sơ lưu trữ theo các yêu cầu sau:
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Tài liệu về vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng tại cơ sở y tế;
b) Sổ theo dõi tiêm chủng cho các đối tượng;
c) Các tài liệu hướng dẫn về thực hành an toàn tiêm chủng.
2. Hồ sơ phải đầy đủ, dễ tìm kiếm, tra cứu và phải được bảo mật, an
toàn.
3. Hồ sơ được lưu trữ 5 năm tính từ ngày cập nhật thông tin cuối cùng.
1.5. Lịch tiêm chủng mở rộng đang được áp dụng hiện nay :
1.5.1 Các bệnh truyền nhiễm Tiêm chủng mở rộng hiện nay:
Bệnh Lao, Hạch hầu, Ho gà, uốn ván, Viêm phổi và viêm màng não do Hib,
Viêm gan B, Bại liệt, Sởi, Viêm não nhật bản.
13
1.5.2 Lịch tiêm chủng áp dụng tại Việt Nam:
Bảng 1.1: Lịch tiêm chủng trẻ em
* Lịch tiêm chủng được phê duyệt theo quyết định 845/QĐ-BYT, ngày
17/3/2010 của Bộ Y tế:
STT Tu\i của trẻ Vắc xin sử dụng
1 Sơ sinh - BCG
- Viêm ganB (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ

2 02 tháng - DPT-VGB-Hib mũi 1
- OPV lần 1
3 03 tháng - DPT-VGB-Hib mũi 2
- OPV lần 2
4 04 tháng - DPT-VGB-Hib mũi 3.
- OPV lần 3
5 09 tháng - Sởi mũi 1
6 18 tháng - DPT mũi 4.
- Sởi mũi 2
Bảng 1.2: Lịch tiêm chủng phụ nữ
Mũi tiêm Tu\i
Tiêm UV1 Đến 15 tuổi; phụ nữ có thai tiêm càng sớm càng tốt
Tiêm UV2 Sau mũi 1 một tháng;
Tiêm UV3 Sau mũi 2 ít nhất sáu tháng
Tiêm UV4 Sau mũi 3 ít nhất một năm
Tiêm UV5 Sau mũi 4 ít nhất một năm
1.5.3 Quy định về bảo quản vacxin :
14
Tất cả các loại vacxin dùng trong TCMR đều phải bảo quản ở
nhịêt độ từ 2
0
C - 8
0
C. Một số loại như DPT, Viêm gan B, VNNB, AT không
được để tiếp xúc với nhiệt độ đông băng (dưới 0
0
C).
1.5.4. Các loại vật tư cần thiết cho tiêm chủng:
Vacxin, dây chuyền lạnh, bơm kim tiêm, hộp an toàn, sổ sách, báo cáo…
1.5.5. Để tiêm chủng có hiệu quả bảo vệ cao:

Cán bộ y tế phải thực hiện đúng các kỹ thuật tiêm như: tiêm trong da
(BCG), tiêm bắp (AT, VGB, DPT), tiêm dưới da (Sởi, VNNB) hoặc uống
(OPV).
1.5.6. Chống chỉ định của tiêm chủng:
Tất cả trẻ em cần được tiêm chủng trừ một số trường hợp sau: Trẻ đang
ốm nặng, sốt cao trên 38,5
0
C cần hoãn tiêm. Trẻ có phản ứng quá mẫn (sốc
phản vệ) hoặc quá mạnh như sốt cao, co giật với liều tiêm trước. Không tiêm
vacxin BCG cho trẻ có biểu hiện của hội chứng AIDS, các vacxin khác vẫn
tiêm bình thường. Nếu trẻ bị tiêu chảy khi uống OPV thì phải cho trẻ uống bổ
sung 1 liều sau OPV3 ít nhất 1 tháng.
1.6. Chiến lược TCMR tại Việt Nam :
1.6.1. Triển khai chương trình:
Dùng vacxin phòng bệnh đã được áp dụng tại Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp để phòng một số bệnh như Đậu mùa, bại liệt Đến
năm 1960 Việt Nam đã thanh toán được bệnh Đậu mùa. Năm 1974 Tổ chức Y
tế Thế giới đã đề xuất chương trình "Tiêm chủng mở rộng”. Ngày 14 tháng 5
năm1982, Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 35 đã ra nghị quyết
AMS 35.31 về TCMR. Thực hiện sự cam kết với thế giới, Việt Nam đã triển
khai TCMR qua các giai đoạn: 1980-1985 là giai đoạn triển khai thử nghiệm
và thí điểm; giai đoạn 1985-1990 triển khai toàn quốc; giai đoạn 1991-2000
và giai đoạn 2001-2005.
15
1.6.2. Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về TCMR giai đoạn 2001-2005:
- Duy trì thành quả thanh toán bệnh Bại liệt. Duy trì thành quả loại trừ
bệnh UVSS trên quy mô huyện, giảm tỷ lệ mắc UVSS còn 0,14/100.000 dân.
Giảm tỷ lệ mắc Sởi xuống dưới 5/100.000 dân; tỷ lệ mắc Bạch hầu xuống còn
0,5/100.000 dân; tỷ lệ mắc Ho gà xuống còn 0,5/100.000 dân.
- TCĐĐ 7 loại vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%.

- Tiêm vacxin uốn ván cho PNCT đạt trên 80%, PN 15-35 tuổi tại vùng
nguy cơ cao đạt trên 90%.
- Triển khai tiêm vacxin Thương hàn, Tả, VNNB bản tại toàn bộ các
vùng có lưu hành trong toàn quốc đạt tỷ lệ trên 80%.
1.7 Thực hiện TCMR và các bệnh truyền nhiễm trẻ em tại tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 4.795,5 km
2
, số dân xấp xỉ
296.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng 60 người/km
2
. Năm 1997 tái
lập, có 8 huyện, thị; 122 xã phường, thị trấn và 1.401 thôn bản. Những năm
trước 1997 chủ yếu tiêm chủng định kỳ và chiến dịch. Từ khi tái lập tỉnh đến
nay chương trình TCMR đã từng bước được tăng cường, chuyển từ tiêm
chủng định kỳ sang tiêm chủng thường xuyên. Đến 1999 đã cơ bản xóa được
“bản trắng” về TCMR.

Tỷ lệ tiêm chủng theo báo cáo của các đơn vị : năm
1997 đạt 86%, năm 1998 đạt 90%, năm 1999 đạt 92%, năm 2000 đạt 94%,
năm 2001 đạt 93,3%, năm 2002 đạt 86,4%, năm 2003 đạt 94,7%, năm 2004
đạt 94,7%, năm 2005 đạt 93,6%, năm 2010 đạt 96%. Như vậy tỷ lệ tiêm
chủng trẻ em các năm gần đây đều đạt trên mức chỉ tiêu chung Bộ y tế quy
định (trên 90%), đã và đang tổ chức tiêm chủng BCG và VGB sơ sinh tại
bệnh viện tỉnh, huyện cho trẻ sơ sinh.
16
Chất lượng TCMR tại các xã, nhất là vùng sâu chưa được cao, vấn đề
bỏ tiêm, tiêm muộn còn phổ biến. Vì vậy mà các bệnh truyền nhiễm trẻ em
vẫn xảy ra: Bệnh UVSS: Năm 1997, 1998 mỗi năm 1 ca; năm 2000 có 1 ca,
năm 2002 có 2 ca. Các bệnh khác như Bạch hầu: năm 2004 có 01 ca; Ho gà:
năm 2002 có 89 ca, năm 2005 có 01 ca; bệnh Sởi: năm 2000 có 1.200 ca, năm

2010 đã có 02 ổ dịch sởi tại xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn và xã Cổ Linh
huyện Pác Nặm với 10 ca xét nghiệm dương tính với vi rút sởi, trong đó có 02
ca biến chứng nặng phải điều trị tại BV ĐK Bắc Kạn Giám sát bệnh truyền
nhiễm còn yếu ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh.
Năm 2010 giám sát tại huyện Pác Nặm cho thấy 30%(3/10) số xã trong
huyện không đủ thiết bị dụng cụ phục vụ công tác tiêm chủng như bàn khám
phân loại, thuốc chống sốc, phác đồ chống sốc; 80 %(8/10) xã không treo lịch
tiêm chủng theo quy định tại nơi tiêm chủng và trong năm đã xảy ra 01 vụ
phản ứng nặng sau tiêm vắc xin, một số phản ứng nhẹ khác
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Cán bộ y tế tham gia tiêm chủng
- Điểm tiêm chủng cố định( Tại trạm y tế)
- Điểm tiêm chủng không cố định( Ngoài trạm y tế)
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
* Địa điểm:
- Huyện Ba Bể:Là một huyện vùng 135 với nhiều dân tộc anh em
sinh sống, sống rải rác không tập trung đường giao thông đi lại khó khăn, từ
thôn đến trạm ytế các xã xa đi gần một buổi đi bộ( Nam Mẫu, Hoàng Trĩ )
trình độ của cán bộ y tế trên địa bàn không đồng đều, về đia điểm tiêm chủng
được phân:
17 Điểm tiêm cố định.
15 Điểm tiêm không cố định
- Huyện Chợ Mới: Là một huyện giáp huyện Phú lương tỉnhThái Nguyên,
có 2 dân tộc chính sinh sống là kinh và tày so với cả tỉnh có đường giao thông
đi lại thuận tiện hơn, nhưng vẫn còn một số xã có thôn nằm rải rác và qua đèo
cao như(Yên Hân, Yên Cư, Bình Văn ) phụ trách công tác tiêm chủng một
số xã cán bộ y tế có trình độ đại học. Trên địa bàn được phân bố:

16 Điểm tiêm cố định.
7 Điểm tiêm không cố định.
*Thời gian: Từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2011.
Thời gian Nội dung
Tháng 3 Xây dựng đề cương
Tháng 4 Duyệt đề cương
Từ 1/5/2011 – 30/07/2011 Điều tra số liệu
18
Từ 1/08/2011 – 30/08/2011 Xử lý số liệu
Từ 01/09/2011- 20/09/2011 Viết báo cáo
Từ 21 – 30/ 09/2011 Báo cáo tốt nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Cỡ mẫu: Lấy toàn bộ.
110 cán bộ y tế tham gia tiêm chủng, toàn bộ 33 điểm tiêm cố
định, 22 điểm tiêm không cố định, thuộc 2 huyện Ba Bể và Chợ Mới.
2.3.2 Cách chon mẫu: Chủ đích
Trong 8 huyện của tỉnh Bắc Kạn chúng tôi chọn 2 huyện Ba Bể và Chợ
Mới.
Bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Tại 2 huyện này chúng tôi chọn toàn bộ cán bộ y tế tham gia tiêm
chủng và các điểm tiêm chủng cố định và không cố định.
19
2.3.3 Biến số/ chỉ số nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.
STT
Mục
tiêu
nghiên
cứu
Biến số/chỉ số nghiên cứu
Kỹ thuật và

công cụ thu
thập thông
tin
1 Mục
tiêu 1.
Mô tả
thực
trạng
an toàn
tiêm
chủng
tại các
điểm
tiêm
chủng
mở
rộng cố
định.
*Một số thông tin chung về cán bộ y tế tham gia tiêm chủng tại
các điểm tiêm cố định .
- Phân bố CBYT của các điểm tiêm chủng cố định theo tuổi và
giới.
- Phân bố CBYT của các điểm tiêm chủng cố định theo trình độ
chuyên môn
- Tỷ lệ CBYT của các điểm tiêm chủng cố định có tham gia tiêm
chủng theo năm.
- Tỷ lệ cán bộ y tế tại các điểm tiêm cố định có giấy chứng
nhận
*T\ chức và thực hiện an toàn trong tiêm chủng mở rộng tại
các điểm tiêm chủng cố định.

- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
so với yêu cầu.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định đạt tiêu chuẩn về trang thiết bị
so với yêu cầu.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định đạt tiêu chuẩn về phương tiện
phục vụ tiêm chủng so với yêu cầu.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định đảm bảo đầy đủ yêu cầu về cơ
sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định thực hiện quy trình tiếp nhận
vacxin đầy đủ.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định thực hiện an toàn tiêm chủng
(trước tiêm, trong và sau tiêm) so với quy định
- Tỷ lệ cán bộ y tế tại các điểm tiêm chủng cố định thực hiện kỹ
thuật tiêm từng loại vacxin.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng cố định lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định.
- Dùng bảng
kiểm.
- Phiếu điều
tra (Dựa
trên Quyết
định số:
23/2008/QĐ
- BYT ngày
07 tháng 7
năm 2008
của Bộ
trưởng Bộ Y
tế)
2 Mục *Một số thông tin chung về cán bộ y tế tham gia tiêm chủng tại
20

tiêu 2.
Mô tả
thực
trạng
an toàn
tiêm
chủng
tại các
điểm
tiêm
chủng
mở
rộng
không
cố định
các điểm tiêm không cố định .
- Phân bố CBYT của các điểm tiêm chủng không cố định theo tuổi
và giới.
- Phân bố CBYT của các điểm tiêm chủng không cố định theo trình
độ chuyên môn
- Tỷ lệ CBYT của các điểm tiêm chủng không cố định có tham gia
tiêm chủng theo năm.
- Tỷ lệ cán bộ y tế tại các điểm tiêm không cố định có giấy chứng
nhận
*T\ chức và thực hiện an toàn trong tiêm chủng mở rộng tại các
điểm tiêm chủng không cố định.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định đạt tiêu chuẩn về cơ sở
vật chất so với yêu cầu.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định đạt tiêu chuẩn về trang
thiết bị so với yêu cầu.

- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định đạt tiêu chuẩn về
phương tiện phục vụ tiêm chủng so với yêu cầu.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng khôngccố định đảm bảo đầy đủ yêu cầu
về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định thực hiện quy trình tiếp
nhận vacxin đầy đủ.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định thực hiện an toàn tiêm
chủng (trước tiêm, trong và sau tiêm) so với quy định
- Tỷ lệ cán bộ y tế tại các điểm tiêm chủng không cố định thực hiện
kỹ thuật tiêm từng loại vacxin.
- Tỷ lệ các điểm tiêm chủng không cố định lưu trữ hồ sơ đúng
theo quy định.
21
2.3.4 Xử lý số liệu:
Bằng phương pháp thống kê y học trên chương trình Epiinfo 6.04.
2.3.5 Đạo đức nghiên cứu:
Khi đi điều tra phải thông qua lãnh đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã,
được sự phối hợp của cán bộ trạm y tế xã ,phường, thị trấn. Ghi chép đầy đủ,
trung thực các biểu mẫu điều tra.
2.3.6 Hạn chế của đề tài:
22
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
• Tại huyện Ba Bể, Chợ Mới 33 điểm tiêm cố định (tại trạm y tế)
Bảng 3.1. Phân bố cán bộ y tế của các điểm tiêm cố định theo tuổi và giới.
Tu\i
Ba Bể(n= 34) Chợ Mới(N= 32) Chung( n= 66)
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
n % n % n % n % n % n %
20 - 29

30 – 39
40 - 49
50 - 59
>= 60
Nhận xét:
Bảng 3.2: Phân bố cán bộ y tế tại các điểm tiêm cố định theo trình độ
chuyên môn.
Tu\i
Ba Bể(n= 34) Chợ Mới(N= 32) Chung( n= 66)
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
n % n % n % n % n % n %
Bác sỹ
Y sỹ
Nữ hộ sinh
Điều dưỡng
Tông số
Nhận xét:
Bảng 3.3: Tỷ lệ cán bộ y tế của các điểm tiêm chung cố định có thời gian
tham gia tiêm chủng theo năm.
STT
Số năm tham
gia tiêm
chủng
Ba Bể Chợ Mới Chung
n % n % n Chung
1 1 – 2
2 2 - 4
23
3 4 - 6
4 6 - 8

5 8 - 10
6 10 - 12
7 12- 14
8 14- 15
Nhận xét:
Bảng 3.4. Tỷ lệ cán bộ y tế tại các điểm tiêm chủng cố định có giấy chứng
nhận (Tập huấn về an toàn tiêm chủng mở rộng theo yêu cầu)
Huyện
Có không Chung
n % n % n %
Ba Bể
Chợ Mới
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.5:Tỷ lệ cán bộ y tế tại điểm tiêm cố định tham gia tiêm chủng đảm
bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu.
TT Tiêu chí đánh giá
Ba Bể (n= 34) Chợ Mới (n= 32)
Có không Có Không
n % n % n % n %
1 Có đi găng tiêm
2 Có áo, mũ, khẩu trang
3 Có tiêm đúng kỹ thuật
Nhận Xét:
Bảng 3.6:Tỷ lệ các điểm tiêm chủng mở rộng cố định đạt chất lượng về cơ
sở vật chất so với yêu cầu.
TT Tiêu chí đánh giá
Ba Bể Chợ Mới
Đạt
Có,

không
đạt
Khôn
g có
Đạt
Có,
không
đạt
Khôn
g có
1 Có đủ diện tích ( bàn khám) để tư vấn, n % n % n % n % n % n %
24
khám để loại trừ những trường hợp có
chống chỉ định
2 Trang thiết bị tối thiểu phục vụ tiêm
chủng (Bàn tiêm, ghế ngồi);
3 Panh, bông (01 khô, 01 có cồn)
4 Bơm tiêm vô khuẩn
5 Nơi lưu, theo dõi sau tiêm chủng
6 Có lưu BN sau tiêm (30 phút)
7 Tài liệu chuyên môn phục vụ công tác
tiêm chủng
8 Có sổ theo dõi nhập, xuất và hạn dùng
của từng lô vác xin, sinh phẩm y tế
9 Sổ theo dõi tiêm chủng cho từng đối
tượng,
10 Có đối tượng tiêm sai lịch theo quy
định
11 Có biểu mẫu báo cáo tiêm chủng theo
quy định

12 Có phiếu, sổ tiêm chủng cá nhân
13 Đảm bảo các điều kiện xử lý chất thải
và vệ sinh môi trường theo quy định
của pháp luật.
Nhận Xét:
Bảng 3.7:Tỷ lệ đạt các điểm tiêm chủng mở rộng cố định đạt tiêu chuẩn về
trang thiết bị so với yêu cầu.
TT Tiêu chí đánh giá
Ba Bể Chợ Mới
Đạt
Có,
khôn
g đạt
Khô
ng

Đạt
Có,
khôn
g đạt
Khô
ng có
1 Phích vắc xin ( ghi số lượng
vào ô tương ứng)
n % n % n % n % n % n %
2 Tích lạnh (ghi số lượng vào ô
tương ứng)
3 Miếng sốp
4 Nhiệt kế
5 Hộp an toàn

6 Lưu lọ vắc xin theo quy định
(14 ngày sau tiêm)
7 Nhiệt độ tại phích vắc xin
(Nếu tại buổi tiêm chủng)
25

×