Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.96 KB, 5 trang )


Phác thảo về mối quan hệ
văn học Xô viết và văn học
Việt Nam thế kỷ XX






Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa văn học Việt Nam với văn học Nga Xôviết có lẽ cần
được xem là vào mở đầu những năm 20 thế kỷ XX, với người đại diện số 1 cho văn học
hiện đại - cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc, trong thời gian ông ở Paris. Người
thanh niên yêu nước mang họ Nguyễn này đã nói đến với bao sảng khoái cái giây phút
tỏa sáng thần kỳ, khi, đang trong tăm tối của lịch sử dân tộc, anh gặp được ánh sáng tư
tưởng Lênin trong Đề cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Lúc này Cách mạng
tháng Mười chỉ mới thành công khoảng sau ba, bốn năm; cuộc sống của nhân dân Nga
vẫn còn bề bộn bao khó khăn ghê gớm trong bủa vây của thù trong, giặc ngoài. Nguyễn
chưa biết gì về cuộc sống đó. Thế nhưng lòng yêu mến và sự ngưỡng mộ đối với Lênin
trong lòng Nguyễn đã được thắp sáng, để ba năm sau, vào ngày Lênin mất, Nguyễn sẽ là
người công dân phương Đông, và là người Việt Nam số 1 viết những lời thống thiết nhất
đưa tiễn Người - vị lãnh tụ không chỉ của nước Nga, mà còn là của toàn thế giới thuộc
địa, trong đó có Việt Nam - Tổ quốc anh. Cùng với Yêu sách của nhân dân Việt
Nam(1919), Đông Dương thức tỉnh (1921), những bài viết về Lênin vào năm 1924-1925
của Nguyễn Ái Quốc có thể xem là những tùy bút chính luận (và trữ tình) đầu tiên trong
mở đầu văn học hiện đại - cách mạng Việt Nam.
Cũng cần nhớ lại, để bổ sung thêm, vào thời gian này, một cuộc gặp gỡ khác đã
diễn ra, giữa Nguyễn Ái Quốc, trong tư cách một nhà cách mạng phương Đông, với nhà
thơ Nga Ôxíp Mandenxtam; cuộc gặp đã được nhà thơ kể lại - trong những lời có thể gọi
là tiên tri về Nguyễn: “Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây cũng đang tỏa
ra một cái gì thật lịch thiệp, tế nhị. Văn minh châu Âu trên đất nước ấy đã dùng lưỡi lê và


rượu độc để thu dấu tất cả những đức tính tốt đẹp ấy của dân tộc Việt Nam xuống dưới cái
áo dài đen của bọn cố đạo. Nhưng từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không
phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”
(1)
.
Ở hai cuộc gặp gỡ trên, một - hướng về phương Tây của nhà cách mạng Việt
Nam, và một - hướng về phương Đông của nhà văn hóa Xôviết - đó có thể xem là mối
giao lưu giữa hai quốc gia, hai dân tộc, rồi sẽ còn có nhiều gắn bó với nhau trong suốt
phần còn lại của thế kỷ XX.
Trở lại với lịch sử - từ 1924, ngày Lênin mất, Nguyễn đã rời Paris sang Matxcơva.
Để từ đấy, nước Nga sẽ là địa chỉ quen thuộc, là môi trường sống, học tập, hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc, là nơi yên ổn nhất cho sự qua lại trên các trục đường về phương
Đông. Tất cả những tri thức về nước Nga mà Nguyễn Ái Quốc biết, rồi sẽ có dịp được
Nguyễn Ái Quốc đưa vào một truyện kể có tên là Nhật ký chìm tàu
(2)
. Một truyện kể -
như một truyện viễn tưởng đối với dân tộc, nhưng lại là hiện thực một trăm phần trăm
đối với người viết ra nó. Nhật ký chìm tàu được viết bằng Quốc ngữ và Nôm, vào năm
1930 - khi phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh ở quê hương Nguyễn vừa bị dập tắt. Nguyễn
viết với mong muốn giữ vững lòng tin cho đồng bào, đồng chí trong nước, sau một cơn
khủng bố trắng, qua những trang kể về nước Nga: “có chuyện lạ đời. Biến người nô lệ
thành người tự do”. Với Nhật ký chìm tàu, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân thuộc địa
ở Việt Nam được biết đến nước Nga và nhân dân Nga qua một chuyện kể, với 24
chương, mỗi chương được mở đầu bằng hai câu lục bát, về những sự thật mắt thấy tai
nghe; về thế giới người dân Nga, từ là nô lệ đã thành người tự do. Thế giới của những
cải tạo, hồi sinh và xây dựng.
Hơn 10 năm sau Nhật ký chìm tàu, ở hang Pác Bó - Cao Bằng ông ké cách mạng
có tên Già Thu là người đầu tiên lược dịch một số nội dung Lịch sử Đảng Cộng sản Liên
Xô ra tiếng Việt; và ngót 10 năm sau đó, Nguyễn Du Kích - tức Chủ tịch Hồ Chí Minh,
là người dịch cuốn truyện Tỉnh ủy bí mật của Phê-đô-rốp, cuốn sách trở thành giáo khoa

cho cách đánh du kích, là cách đánh rất thích hợp và phổ biến trong chiến tranh nhân
dân chống Pháp ở Việt Nam.
Như vậy là, không ai khác, ngoài Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí Minh, đã là người
đầu tiên viết văn chính luận, văn kể chuyện, về nước Nga Xôviết và Lênin; đã học tập
văn học cổ điển Nga, và dịch tác phẩm văn học Nga Những mối duyên gắn nối văn
học Việt Nam với văn học Nga Xôviết đã có một lịch sử đáng nhớ gắn với một tên tuổi
lớn, người đứng ở hàng đầu - khai sáng nền văn học cách mạng- hiện đại Việt Nam thế
kỷ XX.
*
Trong chuyển động từ trung đại sang hiện đại ở Việt Nam, nếu trào lưu lãng mạn
và trào lưu hiện thực hướng về phương Tây, tìm kiểu mẫu cho sáng tạo của mình ở
Lamactin và Bôđơle, ở Rămbô và Veclen, ở Bandắc và Xtăngđan thì văn học cách
mạng lại tìm đến những tên tuổi có quê hương là Liên bang Xôviết, để khẳng định một
hiện thực mới nơi trần thế; để gieo lòng tin vào tương lai cho quần chúng cần lao; và để
giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận về tư tưởng và học thuật, như cuộc tranh
luận về Duy tâm và Duy vật, về Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh vào
những năm 30. Qua các bản dịch từ tiếng Pháp, một bộ phận tầng lớp trí thức Việt Nam
đã sớm biết đến tiểu thuyết Người mẹ của Gocki; và Gocki, trong tư cách người khai
sáng và kiến tạo nền văn học Nga-Xôviết đã được Hải Triều trân trọng giới thiệu trên
báo Hồn trẻ; 16-8-1936, và sau đó trong cuốn sách Văn sĩ và xã hội, ngót 2 tháng sau
ngày Gocki qua đời.
Điều cần lưu ý ở đây là: văn học Nga Xôviết sau Cách mạng tháng Mười đã được
bộ phận các tác gia văn học cách mạng, và các thanh niên trí thức cách mạng như Hải
Triều, Tố Hữu, Như Phong, Trần Minh Tước, Trần Mai Ninh, Học Phi tích cực tìm
đến như một phương tiện, một vũ khí, một kim chỉ nam cho hoạt động của đời mình. Tất
nhiên đây mới chỉ là những dấu ấn bước đầu, chứ không thể sâu đậm như văn học Pháp
là nền văn học của người thống trị, qua hơn một thế hệ Tây học, kể từ “Vĩnh, Quỳnh,
Tố, Tốn” đến Nam Cao, Tô Hoài và nhóm Xuân Thu nhã tập Mặt khác, trong hoàn
cảnh xã hội thuộc địa, nếu văn học cách mạng bị cấm đoán thì văn học Nga Xôviết, sau
1917 cũng không dễ dàng được truyền bá, dẫu chỉ là trong một bộ phận nhỏ giới trí thức

có quan điểm tiến bộ.
Thế nhưng, nếu như rồi đây văn học Nga Xôviết sẽ đóng vai trò tiếp tục và thay
thế dần ảnh hưởng của văn học Pháp, trong gần hết nửa sau thế kỷ XX, trên miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975) và trong cả nước trên định hướng xã hội chủ
nghĩa (1975-1990) thì những mầm giống của sự phát triển đó đã được gieo cấy từ những
năm 30 - khi cách mạng Việt Nam chuyển vào quỹ đạo cách mạng vô sản, khi lý luận và
quan niệm cơ bản về văn học tả thực xã hội (tức hiện thực xã hội chủ nghĩa) bắt đầu
được vận dụng để thay cho hiện thực phê phán, đúng vào lúc khái niệm chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa chính thức xuất hiện trong Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất -
năm 1934. Để ngót 10 năm sau, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng
Cộng sản Đông Dương chính thức ghi nhận: “Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn học
Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa” “Tranh đấu về tông phái
văn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa
tượng trưng) làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng”
(3)
.
Đây là Cương lĩnh đầu tiên cho việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam sau
1945. Và tác động của nó còn kéo dài cho đến đầu những năm 90, sau khi Liên Xô và
phe xã hội chủ nghĩa tan vỡ; một Đề cương có tầm chi phối toàn bộ sự phát triển của đời
sống văn học- nghệ thuật Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cho đến những bước đi đầu
tiên vào thời kỳ Đổi mới.

×