Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRẮC NGHIỆM - ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 5 trang )

TRẮC NGHIỆM - ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN


254. Thuốc cổ truyên KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Không dùng ở dạng thuốc sống
B. Đã được bào chế theo phương pháp Y học cổ ttruyền
C. Nguồn gốc động vật, thực vật hay khoáng vật
D. Dùng để chữa bệnh hoặc phòng bệnh
255. Thuốc cổ truyền KHÔNG CÓ loại nào dưới đây:
A. Cổ phương
B. Tân phương gia giảm
C. Thuốc gia truyền
D. Tân phương
256. Tìm câu SAI trong các câu sau đây:
A. Các vị thuốc có tính hàn lương trong thành phần có các hợp chất glycozid,
alcaloid, chất dắng
B. Các vị thuốc có tính ôn nhiệt trong thành phần có các hợp chất tinh dầu,
chất đường
C. Các vị thuốc có tính bình trong thành phần có các chất chua, chất đắng
257. Thuốc cổ truyền có thể phân loại dựa theo các cách sau đây, NGOẠI
TRỪ:
A. Tính chất của thuốc
B. Tính vị của thuốc
C. Tác dụng chữa bệnh của thuốc
D. Sự quy kinh của thuốc
258. Thuốc cổ truyền có mấy loại vị:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
259. Thuốc cổ truyền vị cay KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:


A. Thành phần chủ yếu là tinh dầu
B. Tính chất phát tán, giải biểu, hành khí, hoạt huyết, giảm đau
C. Thuốc có vị cay thường có tính nhiệt
D. Thuốc có vị cay không nên dùng kéo dài ngày
260. Thuốc cổ truyền vị ngọt KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Thành phần chủ yếu là chất đường
B. Tính chất hoà hoãn, giải co quắp, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể
C. Thuốc có vị ngọt thường có tính nhiệt
D. Thuốc có vị ngọt không nên sao tẩm với mật ong
261. Thuốc cổ truyền vị đắng KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Thành phần chủ yếu là alcaloid, glycozid
B. Tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, chống viêm nhiễm
C. Thuốc có vị đắng thường có tính nhiệt
D. Thuốc có vị đắng dùng kéo dài ngày thường gây táo
262. Thuốc cổ truyền vị chua KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Thành phần chủ yếu là các hợp chất acid hữu cơ
B. Tác dụng cố sáp, liễm hãn, chỉ ho, chỉ tả
C. Thuốc có vị chua thuộc dương dược
D. Thuốc có vị chua thường quy vào kinh can, đởm
263. Thuốc cổ truyền vị mặn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Thuốc có vị mặn thuộc dương dược
B. Tác dụng nhuyễn kiên, nhuận hạ, tiêu đờm, tán kết
C. Vị mặn dẫn thuốc vào kinh thận
D. Thuốc có vị mặn vẫn tẩm trích được với nước muối
264. Thuốc cổ truyền vị nhạt KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Thường có thể chất nặng, màu đen
B. Thuộc dương dược
C. Tăng tính thẩm thấu tăng lợi thuỷ, lợi tiểu
D. Thường dùng thuốc có vị nhạt chữa ung thũng, mụn nhọt
265. Thuốc cổ truyền vị chát KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:

A. Tác dụng sát khuẩn, chống thối không bằng vị chua
B. Tác dụng thu liễm, cố sáp, kiện tỳ
C. Thuốc có vị chát dùng chữa tiết tả, di tinh
D. Thuốc có vị chát cho cảm giác se lưỡi
266. Nhận xét nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa tính
và vị của thuốc:
A. Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thf tác dụng giống nhau
B. Các vị thuốc có tính và vị khác nhau thì tác dụng khác hẳn nhau
C. Tính và vị của thuốc không thay đổi khi bào chế
D. Thuốc có vị giống nhau, tính khác nhau, tác dụng cũng khác nhau
267. Có một ý SAI khi nói về khuynh hướng thăng, giáng, phù, trầm của các
vị thuốc:
A. Vị thuốc có khuynh hướng thăng chữa các bệnh có khuynh hướng sa
giáng
B. Vị thuốc có khuynh hướng giáng chữa các bệnh có khuynh hướng
thượng nghịch
C. Vị thuốc có khuynh hướng hướng ra ngoài chữa các bệnh có chiều
hướng từ biểu vào lý
D. Vị thuốc có khuynh hướng đi vào phía trong chữa bệnh có chiều hướng
lấn sâu vào phía trong
268. Tìm ý SAI khi nói về cơ sở của sự quy kinh thuốc Y học cổ truyền:
A. Dựa vào cơ sở lý luận của YHCT
B. Dựa vào thực tiễn lâm sàng
C. Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc
D. Chế biến không làm thay đổi sự quy kinh của thuốc

×