Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu vai trò của rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.43 KB, 94 trang )





1



















BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI









LÊ THỊ LỆ THẢO








NGHIÊN CỨU VAI TRÕ CỦA RHINOVIRUS
TRONG KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP Ở TRẺ EM


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC















Hà Nội - 2011




2
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, bệnh gặp ở tất
cả mọi lứa tuổi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc hen có xu
hướng tăng lên hàng năm, dự kiến tới năm 2025, toàn thế giới có khoảng 400
triệu người mắc hen. Tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em cũng ngày một tăng cao.
Sự gia tăng hen phế quản ở trẻ em có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau, như tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, nhịp sống căng thẳng,
biến đổi khí hậu, sử dụng thuốc và hóa chất không hợp lý, sự thiếu quan tâm
và hiểu biết của gia đình và xã hội đối với bệnh hen.
Hen phế quản gây những hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Ở Việt Nam hiện nay chưa có con số
thống kê chính xác về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong do hen, theo dự kiến
tỷ lệ mắc vào khoảng 4-5% tức là có tới 4-5 triệu người mắc hen và như vậy
tỷ lệ tử vong do hen không phải là thấp [16], [41].
Hen là bệnh viêm mạn tính với các thời kỳ bùng phát bệnh xen kẽ thời
kỳ thuyên giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây khởi phát cơn hen cấp.
Từ thập niên 1970, nhiễm virus đường hô hấp được xác định là một trong các
yếu tố khởi phát cơn hen cấp ở cả trẻ em và người lớn. Trong những năm đầu
của thập niên 1990, với kỹ thuật RT-PCR, khả năng phát hiện virus đường hô
hấp đã tăng cả độ nhậy và độ đặc hiệu so với phương pháp nuôi cấy trước đó.
Virus được tìm thấy khoảng 80% trong các giai đoạn khò khè của trẻ học

đường và từ 50% đến 75% trong các giai đoạn khò khè cấp tính của người lớn
[52]. Có nhiều virus đường hô hấp được tìm thấy trong giai đoạn này như
Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus, coronavirus,
trong đó Rhinovirus chiếm tới 65% [52]. Theo Holgate, phần lớn các cơn hen
cấp được khởi phát bởi virus đường hô hấp, mà Rhinovirus dường như thường




3
gặp nhất [47]. Theo một số nghiên cứu trước đây, virus hợp bào hô hấp là
nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát bệnh hen và khởi phát cơn hen cấp.
Nghiên cứu trên 101 trẻ từ 3- 18 tuổi có cơn hen cấp tại khoa cấp cứu bệnh
viện Philadelphia, Mỹ cho thấy 46,7% trẻ có phân lập được virus hợp bào hô
hấp tại dịch mũi họng [81]. Một nghiên cứu mới đây tại Australia chỉ ra rằng
78% các cơn hen cấp khởi phát do nhiễm virus, và trong số này 83% là nhiễm
Rhinovirus [44]. Cơn hen cấp gây ra bởi virus thường xảy ra vào mùa thu, đông
hoặc đầu xuân, khi mà thời tiết thuận lợi cho Rhinovirus phát triển [53], [55].
Rhinovirus ngoài gây cảm lạnh, còn thâm nhập sâu xuống đường thở, đôi khi
gây kèm theo viêm phổi [74]. Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay chỉ ra rằng
Rhinovirus đóng vai trò rất quan trọng trong khởi phát cơn hen cấp, ngay cả ở
trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của
Rhinovirus trong việc làm bùng phát cơn hen cấp còn chưa nhiều.
Để đánh giá vai trò của Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp ở trẻ
em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm Rhinovirus trong cơn hen cấp ở trẻ em điều trị
nội trú tại khoa Miễn dịch- Dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Đánh giá đặc điểm lâm sàng và mức độ của cơn hen phế quản khởi
phát do Rhinovirus.






4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Hen phế quản là một tình trạng bệnh lý phức tạp, với các tiến bộ trong
nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của HPQ, định nghĩa HPQ thay đổi dần theo thời gian:
+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1974): Hen phế quản là bệnh có những
cơn khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau và do gắng sức với những dấu
hiệu lâm sàng tắc nghẽn phế quản [1].
Nhờ sự hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh trong hen phế quản, một
chiến lược điều trị phù hợp với các thể hen khác nhau đã được đề cập. Năm
1992, chương trình khởi động toàn cầu phòng chống hen có tên GINA
(Global initiative for asthma) ra đời, từ đó đến nay việc phòng chống hen có
nhiều tiến bộ và đạt nhiều hiệu quả.
+ GINA đưa ra định nghĩa: Hen là một bệnh lý đường thở trong đó có
nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm mạn tính đường thở kết
hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí làm xuất hiện các triệu chứng lâm
sàng như khò khè, khó thở, tức ngực và ho, đặc biệt về đêm hay sáng sớm, tái
đi tái lại. Các giai đoạn này thường kết hợp với giới hạn luồng khí lan toả
nhưng thay đổi theo thời gian, thường có khả năng hồi phục tự nhiên hoặc do
điều trị [42].
1.2. DỊCH TỄ HỌC HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM
1.2.1. Tỷ lệ mắc hen phế quản
Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ, nạn ô nhiễm môi
trường, thay đổi khí hậu, thói quen hút thuốc lá… không chỉ tác động đến đời

sống kinh tế, xã hội mà càng làm gia tăng đáng kể bệnh lý của đường hô hấp
đặc biệt là hen.




5
Tỷ lệ mắc hen phế quản ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người bệnh, là gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen,
chiếm tới 4-12% dân số ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển
[1], [3], [15].
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 năm tỷ lệ mắc hen
tăng 20-50%, đặc biệt 20 năm qua tốc độ ngày một tăng nhanh hơn. Tỷ lệ mắc
hen ở mỗi vùng và mỗi lứa tuổi rất khác nhau; hay gặp ở những nước công
nghiệp có nền kinh tế phát triển, có tốc độ đô thị hoá mạnh và ít gặp hơn ở các
nước đang phát triển. Ở các nước nói tiếng Anh như: Anh, Australia,
Newzeland tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất thế giới, trong khi đó
Uzơbekistan có tỷ lệ mắc hen thấp nhất (1,4% ) [23], [25].
Ở Mỹ có khoảng 12-15 triệu dân mắc hen phế quản (chiếm 4-5% dân số)
[2], [33] chi phí cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng hen phế quản tốn trên 6
tỷ đô la mỗi năm, chiếm 1% ngân sách y tế Mỹ. Trong vòng 10 năm (1984-
1994), tỷ lệ hen trẻ em ở khu vực Đông Nam Á - Tây Thái Bình Dương tăng
gấp 2-10 lần.
Bảng 1.1: Tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em một số nước Châu Á [3] [14]
Quốc gia
Năm 1984
Năm 1994
Nhật
0,7%

8%
Singapore
5%
20%
Indonexia
2,3%
9,8%
Philipine
6%
18,8%
Malaysia
6,1%
18%
Thái Lan
3,1%
12%





6
Tại Việt Nam, theo điều tra trước 1985 tỷ lệ mắc hen phế quản là 1-2%,
ở nội thành Hà Nội tỷ lệ mắc hen phế quản ở học sinh dưới 13 tuổi là: 3,3%
[17]. Năm 2001 ước tính có 4 triệu người mắc hen phế quản. Tỷ lệ hen tại một
số vùng dân cư nội thành Hà Nội năm 1997 là 3,15% [12].
Những nghiên cứu gần đây tại Khoa Miễn dịch dị ứng - Miễn dịch lâm
sàng bệnh viện Bạch Mai dự báo tỷ lệ mắc hen phế quản ở nước ta là 6-7%.
Tỷ lệ hen ở học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2006
là 8,74 % [6].

1.2.2. Tử vong do hen phế quản
Những năm gần đây số người tử vong do hen phế quản cũng tăng lên,
trung bình thế giới có 40-60 người/ 1 triệu dân chết vì hen phế quản [2]. Ở
Mỹ năm 1977 có 1674 trường hợp tử vong do hen phế quản, đến năm 1998 đã
có hơn 6000 ca [13], [16].
Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số ca tử vong do hen phế
quản trong cả nước. Tuy vậy điều đáng chú ý là 85% các trường hợp tử vong
do hen có thể phòng ngừa được nếu xã hội, gia đình, thầy thuốc và bệnh nhân
quan tâm hơn tới hen phế quản. Việc quản lý và điều trị dự phòng hen nhằm
đáp ứng các yêu cầu của chương trình khởi động toàn cầu phòng chống hen
[1], [3], [15].
1.2.3. Nguy cơ và hậu quả do hen phế quản gây ra
* Đối với ngƣời bệnh:
Sức khoẻ ngày càng giảm sút, mất ngủ gây suy nhược thần kinh, bi
quan, lo lắng. Khả năng lao động giảm gây mất việc, thất học, chất lượng
cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân và gia đình. Nhiều
trường hợp đã tử vong hoặc tàn phế do không được cứu chữa kịp thời.





7
* Đối với gia đình:
Coi người bệnh như một gánh nặng, ít quan tâm và động viên người
bệnh kiên trì điều trị. Có hai quan điểm trái ngược nhau: Không quan tâm,
xem nhẹ nguy cơ của bệnh, hoặc cho rằng bệnh không điều trị được [6], [23].
* Đối với xã hội:
Thiệt hại do hen phế quản gây ra bao gồm các chi phí trực tiếp cho
khám bệnh, xét nghiệm, tiền thuốc và những chi phí gián tiếp do ngày nghỉ

việc, nghỉ học tăng lên, giảm khả năng lao động, chất lượng cuộc sống giảm
sút. Theo WHO (1998), ở nhiều nước bệnh hen gây phí tổn cao hơn cả hai căn
bệnh hiểm nghèo của thế kỷ HIV/AIDS và Lao cộng lại.
1.3. YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH HEN
1.3.1. Yếu tố chủ thể
1.3.1.1. Yếu tố gia đình
Hen là bệnh có tính gia đình. Trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột)
bị hen phế quản hoặc các bệnh dị ứng, viêm da cơ địa thì trẻ có nguy cơ mắc
hen rất cao. Theo ước tính nếu bố hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ mắc hen ở con
là 30%, nếu cả bố mẹ bị bệnh, nguy cơ này tăng lên tới 70% [88].
Với sự phát triển của sinh học phân tử, người ta đã chỉ ra nhiều gen
tương tác lẫn nhau có vai trò trong sinh bệnh học của hen và nhóm nhiễm sắc
thể 11,12 và 13 có chứa gen nhạy cảm với hen phế quản [41].
1.3.1.2. Yếu tố cơ địa quá mẫn (Atopy)
Atopy được xác định bởi sự sản xuất số lượng bất thường IgE trong đáp
ứng với sự tiếp xúc với các dị nguyên dạng hít, đã được chứng minh bởi sự
tăng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu trong huyết thanh, được xác định bằng
test da(+) với các dị nguyên dạng hít.




8
Atopy là yếu tố nguy cơ mạnh nhất trong hen phế quản. Những người
có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen gấp 10-20 lần so với người không có cơ
địa dị ứng [46]. Sự tồn tại Atopy là yếu tố quan trọng hình thành hen ở mỗi cá
thể. Người ta cho rằng, 50% các trường hợp hen là cơ địa Atopy. Sự liên quan
giữa mẫn cảm dị ứng (tăng cao IgE khi tiếp xúc với dị nguyên) và hen phụ
thuộc vào tuổi. Đa số trẻ em mẫn cảm với dị nguyên trong không khí trong 3
năm đầu đời, đều phát sinh bệnh hen sau đó. Trong khi các trẻ mẫn cảm sau 8

tuổi có nguy cơ phát triển hen không cao hơn các trẻ bình thường khác [41].
Các nghiên cứu còn nhận thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ dị ứng và hen hoặc
giữa số lượng IgE và hen. Như vậy, dị ứng được nhấn mạnh như một nguyên
nhân gây bệnh hen.
1.3.1.3. Giới
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ HPQ ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Năm 2000,
Cagney và cộng sự nghiên cứu trên 2020 trẻ từ 5-14 tuổi tại Western Sydney
– Australia và thấy rằng yếu tố nguy cơ phát triển HPQ ở trẻ trai gấp 1,5 lần
trẻ gái [26].Sau tuổi dậy thì, số nữ mắc HPQ bằng hoặc lớn hơn số nam. Ở
người lớn tuổi sự khác biệt về giới trong HPQ không rõ ràng. Hiện nay chưa
có giải thích thỏa đáng nào về sự khác nhau về giới trong nhóm trẻ mắc HPQ.
1.3.1.4. Chủng tộc
Một số chủng tộc dễ mắc HPQ hơn chủng tộc khác. Thổ dân ở New
Zealand có tỷ lệ trẻ em mắc HPQ cao hơn trẻ có nguồn gốc từ Thái bình
dương [78]. Ở Los Angeles, tỷ lệ mắc HPQ ở trẻ dưới 17 tuổi ở trẻ da đen, da
trắng, châu Á và Mỹ latinh là 15,8%, 7,3%, 6% và 3,9% [80]. Điều này cũng
giải thích tỷ lệ mắc hen khác nhau giữa các nước, các vùng lãnh thổ.







9
1.4. YẾU TỐ NGUY CƠ KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP
1.4.1. Viêm nhiễm đƣờng hô hấp do virus
Các nhiễm trùng đường hô hấp do virus có liên quan chặt chẽ với cơn
hen phế quản. Virus được phát hiện trong 80% bệnh nhân hen phế quản có
giảm cung lượng đỉnh [30]. Cho dù nhiễm virus đường hô hấp là yếu tố chủ

yếu khởi phát cơn hen cấp, cơ chế chính xác cơn hen cấp gây ra bởi virus vẫn
chưa rõ ràng [66], [72]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng virus hợp bào hô hấp và
virus á cúm là nguyên nhân chủ yếu gây khò khè ở trẻ nhỏ, còn Rhinovirus và
virus cúm là nguyên nhân chính gây khò khè ở trẻ lớn [31].
1.4.2. Dị nguyên dạng hít
1.4.2.1. Dị nguyên trong nhà
Bao gồm: Bọ nhà, dị nguyên động vật (lông, vảy da, chất thải),
gián, nấm mốc.
Bọ nhà là thành phần quan trọng nhất có trong bụi nhà. Bọ nhà thuộc
nghành tiết túc (arthopode), thuộc lớp nhện (archnide), môi trường ưa thích
nhất của bọ là tấm thảm, ga, đệm trong phòng ngủ, những đồ dệt như: chăn
chiếu thảm dệt, thức ăn của bọ là vẩy da người, biểu bì, nấm mốc. Người ta
ước tính lượng bọ trong mỗi gam bụi nhà có thể đạt tới 100.000 con, tương
ứng với trên 200μg/1 gam bụi, mức có thể gây hen phế quản, viêm mũi dị ứng
là 2-10μg/1 gam bụi.
Các dị nguyên của các động vật trong nhà từ phân, nước tiểu, vẩy da
thường gặp nhất là ở mèo và chó, các loài gặm nhấm, ngoài ra nấm, mốc và
các men đóng vai trò quan trọng như những dị nguyên trong nhà.
1.4.2.2. Dị nguyên ngoài nhà
Hạt phấn hoa và nấm là 2 dị nguyên ngoài nhà chính gây cơn HPQ.




10
1.4.3. Khói thuốc lá
Bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và thụ động.
Có khoảng 4500 hợp chất và các hoá chất gây ô nhiễm được tìm thấy
trong quá trình đốt cháy của khói thuốc lá. Trong đó có nhiều khí độc như
CO, CO2, NO2, Nicotin, Acrolein… có thể gây cơn hen phế quản cấp. Trẻ

nhỏ rất nhảy cảm với khói thuốc lá [42]. Trẻ hít phải khói thuốc lá thường
xuyên sẽ có triệu chứng về hô hấp như người hút thuốc lá chủ động
1.4.4. Ô nhiễm môi trƣờng
Với sự phát triển của công nghiệp, môi trường ngày càng bị ô nhiễm
bởi các loại khí thải trong sinh hoạt và sản xuất như SO2, CO2, CO, NO,
NO2…, sự ô nhiễm này làm tăng tính co thắt phế quản, tăng tính phản ứng
phế quản tạm thời và tăng sự đáp ứng với các dị nguyên gây dị ứng, hậu quả
là gây cơn hen cấp [31].
1.4.5. Hoạt động gắng sức
Hoạt động gắng sức là nguyên nhân khởi phát cơn hen cấp và gây tắc
nghẽn đường thở. Hoạt động gắng sức có thể gây co thắt phế quản ở 40-90%
bệnh nhân hen phế quản [64]. Các chất trung gian gây viêm đóng vai trò quan
trọng trong cơn hen cấp gây ra bởi hoạt động gắng sức. Chẩn đoán cơn hen
cấp gây ra bởi hoạt động gắng sức thường không khó khăn, tuy nhiên một số
bệnh nhân có các triệu chứng không điển hình. Hầu hết các bệnh nhân lên cơn
hen cấp bởi hoạt động gắng sức đáp ứng rất tốt với SABA [64], [83], tuy
nhiên một số bệnh nhân cần dùng thêm các thuốc hen khác, như
corticosteroids dự phòng hàng ngày [83].






11
1.4.6. Thay đổi cảm xúc
Người bị bệnh hen rất nhạy cảm với những mâu thuẫn cảm xúc và chấn
thương tình cảm. Các yếu tố tâm lý do có tương tác với cơ địa hen làm nặng
hoặc nhẹ quá trình bệnh [86].
Những thay đổi cảm xúc như cười to, stress, buồn phiền đều liên quan

đến cơn hen cấp. Liangas nhận thấy rằng 42% bệnh nhân hen phế quản có thể
lên cơn hen cấp khi cười to [60]. Cơ chế thay đổi xúc cảm gây cơn hen cấp
chưa được xác định rõ.
1.4.7. Thay đổi thời tiết
Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, thay đổi từ nóng sang lạnh
hoặc ngược lại làm tăng số trẻ nhập viện vì hen phế quản [49]. Triệu chứng
hen phế quản thường tăng lên khi về mùa lạnh.
1.5. CƠ CHẾ BỆNH SINH HPQ
Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản rất đa dạng và phức tạp, nhưng được
thể hiện bằng 3 đặc tính:
- Viêm đường thở.
- Tăng tính phản ứng của đường thở.
- Tái tạo lại đường thở.
1.5.1. Viêm đƣờng thở [25]
- Hiện tượng viêm trong hen phế quản theo cơ chế miễn dịch dị ứng có
sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau:
+ Viêm đường thở gặp ở tất cả các bệnh nhân hen ngay cả các trường
hợp hen nhẹ.




12
+ Có nhiều tế bào tham gia vào quá trình viêm như đại thực bào, bạch
cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan, dưỡng bào, tế bào
lympho T và B.
- Các cytokines được giải phóng từ bạch cầu ái toan, đại thực bào, tế
bào B như IL4, IL5, IL6, GMCS (Grannulocyte marcrophage coloyny
stimulating factor) gây phản ứng viêm dữ dội làm co thắt, phù nề, xung huyết
phế quản. Leucotrien làm tổn thương nhung mao niêm mạc đường hô hấp.

Leucotrien B4 kéo bạch cầu trung tính và tiểu cầu đến vùng phản ứng viêm.
Các bạch cầu ái toan khi bị hoạt hoá sẽ sản xuất ra leucotrien C4 và yếu t ố
hoạt hoá tiểu cầu gây phù nề và co thắt phế quản.
- Khi một bệnh nhân bị hen tiếp xúc với dị nguyên, phản ứng giữa
kháng nguyên kháng thể gây thoái hoá dưỡng bào, giải phóng các chất trung
gian hoá học như: histamin, serotonin, bradykinin, thromboxan A2 (TXA2),
prostaglandin (PGD2, PGE2, PGF2), leucotrien (LTB4, LTC4, LTD4) gây phản
ứng viêm.
- Các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (Platelet activating factor: PAF) gây co
thắt viêm nhiễm phù nề phế quản.
- Các neuropeptid do các bạch cầu ái toan tiết ra là chất trung gian như
MBP (Major basis protein), ECP (Eosinophi cationic peptid), làm tróc biểu
mô đường thở giải phóng ra các neuropeptid gây viêm như chất P, VIP,
CGRP, ET1…
- Các phân tử kết dính (Adhesion molecule) được phát hiện những năm
gần đây, có quan hệ gắn bó với các cytokines trong qúa trình viêm dị ứng.
1.5.2. Tăng tính phản ứng phế quản [41]
Đây là đặc điểm quan trọng trong bệnh sinh hen phế quản
- Tăng tính phản ứng phế quản do mất cân bằng giữa hệ adrenergic và
hệ cholinergic, dẫn đến tình trạng ưu thế thụ thể α so với ß, tăng ưu thế của




13
GMPc so với AMPc nội bào, biến đổi hàm lượng enzym phosphodiesterase
nội bào, rối loạn chuyển hoá prostaglandin.
- Sự gia tăng tính phản ứng phế quản là cơ sở để giải thích sự xuất hiện
cơn hen phế quản do gắng sức, do khói các loại (khói bếp than, thuốc lá…),
không khí lạnh và các chất kích thích khác. Tăng phản ứng phế quản được xác

định bằng test thử nghiệm với acetylcholin hoặc methacholin.
1.5.3. Tái tạo lại đƣờng thở [77], [89]
Các nghiên cứu về hen chỉ ra rằng chức năng hô hấp của bệnh nhân hen
phế quản giảm dần qua thời gian. Hen là bệnh viêm mạn tính tại đường thở,
hậu quả là quá trình tái tạo lại, hàn gắn lại đường thở, dẫn tới thay đổi cấu
trúc đường thở. Chính tổn thương tế bào học và mô bệnh học giải thích sự
giảm dần chức năng hô hấp qua thời gian ở bệnh nhân hen phế quản.
Tái tạo lại đường thở bao gồm tăng sản các tế bào có chân, xơ hoá dưới
biểu mô, tăng số lượng và kích thước các tân mạch dưới niêm mạc, loạn sản
và phì đại cơ trơn phế quản, phì đại các tuyến dưới biểu mô.
Tái tạo lại đường thở liên quan chặt chẽ với quá trình viêm thông qua
các cytokines và các chất trung gian gây viêm trong hen. Các nghiên cứu mới
đây chỉ ra rằng cơ trơn phế quản đóng vai trò quan trọng trong tái tạo lại
đường thở. Thay đổi chức năng cơ trơn đường thở có thể tác động trực tiếp
lên quá trình viêm ở lớp dưới niêm mạc và gây tái tạo lại đường thở. Hơn nữa,
tăng khối lượng cơ trơn đường thở góp phần làm tăng tắc nghẽn đường thở.
Từ hiện tượng viêm mãn tính đường thở và tăng phản ứng phế quản
dần dần làm thay đổi hình thái tổ chức giải phẫu bệnh của phế quản ở trẻ bị
hen phế quản bao gồm:
Thâm nhiễm tế bào viêm (dưỡng bào, tế bào lympho T, bạch cầu ái
toan và các tế bào khác).





14
Phù nề mô kẽ.
Phá huỷ biểu mô phế quản và làm dày lớp dưới màng đáy.
Tăng số lượng tế bào tiết nhầy và phì đại các tuyến dưới niêm mạc.

Giãn mạch.
Nút nhầy trong lòng phế quản.
Như vậy viêm là quá trình bệnh lý chủ yếu trong hen phế quản, có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hướng điều trị dự phòng hen và xử trí
các cơn hen cấp.












Hình 1.1: Hình thái giải phẫu bệnh của phế quản trong hen
1.6. VAI TRÒ RHINOVIRUS TRONG KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP
1.6.1. Tổng quan về Rhinovirus
Rhinovirus thuộc họ Picornavirus. Rhinovirus là virus thường gặp nhất
tại đường hô hấp và là nguyên nhân chủ yếu gây cảm lạnh. Rhinovirus phát
triển nhất ở môi trường có nhiệt độ là 33–35°C, chính vì vậy mũi là nơi phù
Phù nề mô kẽ
Tăng sản, tăng tiết
tuyến nhầy
Dày/ xơ màng cơ bản dày
Phì đại cơ trơn
Thâm nhiễm tế bào
viêm

Tổn thương biểu mô
Giãn mạch




15
hợp nhất để virus khu trú và nhân lên. Hiện nay người ta đã phát hiện ra 99
chủng Rhinovirus sống trên người, sự khác biệt của các chủng này do protein
bề mặt qui định. Virus này có thể ly giải một cách tự nhiên và là một trong
các virus có đường kính bé nhất, với kích thước khoảng 30 nanometer, trong
khi các loài virus thông thường khác có đường kính lớn gấp 10 lần.


Hình 1.2: Rhinovirus
Cách lây lan của virus: Rhinovirus có hai cách lây lan, thông qua
đường hô hấp và do tiếp xúc trực tiếp với dịch có chứa virus, bao gồm cả tiếp
xúc trực tiếp giữa người với người.
Cơ chế bệnh sinh: Đường xâm nhập của Rhinovirus vào cơ thể là
đường hô hấp trên. Sau khi xâm nhập, virus bám dính vào phân tử ICAM-1
(Inter-Cellular Adhesion Molecule 1), còn được gọi là receptor CD54 của tế
bào biểu mô đường hô hấp. Sau đó virus nhân lên và lan rộng, các tế bào bị
lây nhiễm giải phóng các chất trung gian gây viêm là các chemokines và
cytokines. Tuy nhiên sự nhân lên của virus không gây tổn thương tế bào biểu
mô ở mũi.




16


Hình 1.3: ICAM-1 (receptor CD54) bám dính Rhinovirus.
Quá trình nhiễm RV diễn ra rất nhanh, virus có khả năng bám dính lên
receptor bề mặt trong vòng 15 phút sau khi xâm nhập vào cơ thể. Trên 50%
bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng trong vòng 2 ngày sau khi có nhiễm virus.
5% có giai đoạn ủ bệnh dưới 20 giờ và khoảng 5% có giai đoạn ủ bệnh trên
4,5 ngày.
Rhinovirus tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới. Trẻ em có thể mắc tới 12
đợt nhiễm lạnh mỗi năm. Bệnh hay xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi thời
tiết lạnh. Rhinovirus thường gây các triệu chứng tại đường hô hấp trên. Triệu
chứng lâm sàng của nhiễm Rhinovirus thường gặp là đau họng, tắc mũi, chảy
mũi, và ho. Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, yếu
cơ và chán ăn. Rất hiếm khi Rhinovirus gây các triệu chứng tại đường hô hấp
dưới. Triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 2 ngày đến 2 tuần, thông
thường là 1 tuần.
Tiến triển: Hầu hết các đợt cảm lạnh gây ra do Rhinovirus đều nhẹ và
sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, Rhinovirus có thể gây nên các
bệnh lý hô hấp rất nặng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, khởi phát cơn hen
cấp, đặc biệt nguy cơ cao ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ [71].




17
1.6.2. Rhinovirus và cơn hen phế quản cấp
Nhiễm virus đường hô hấp trên là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát
cơn hen cấp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, Rhinovirus và virus
hợp bào hô hấp là nguyên nhân thường gặp trong khi ở trẻ lớn, nguyên nhân
chủ yếu là Rhinovirus. Rhinovirus thường gây khởi phát cơn hen và khò khè
dai dẳng [61]. Rhinovirus là nguyên nhân chủ yếu gây khò khè ở trẻ em và

người lớn, chiếm đến 60% trong các giai đoạn khò khè [52]. Một nghiên cứu
mới đây chỉ ra rằng Rhinovirus thậm chí gây khò khè ở trẻ sơ sinh [67].
1.6.2.1. Dịch tễ học
Nhiễm Rhinovirus là nguyên nhân khiến nhiều trẻ phải nhập viện [59].
Nghiên cứu trên trẻ dưới 5 tuổi nhập viện cho thấy tần suất nhập viện do
nhiễm Rhinovirus là 5/1000 trẻ, trong đó tần suất cao nhất ở trẻ có tiền sử
hen, khò khè. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu trẻ có tiền sử ho hoặc khò
khè, tần số nhập viện do nhiễm Rhinovirus là 25,3/1000 trẻ so với 3,1/1000
trẻ không có tiền sử ho hoặc khò khè. Rhinovirus thường gây triệu chứng khò
khè trên trẻ có cơ địa quá mẫn hoặc tăng bạch cầu ái toan đường thở. Nhiễm
virus đường hô hấp trên và cơn hen cấp đi song hành với nhau có tính chất
theo mùa, thường cao điểm nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Cơn hen cấp có liên quan rất chặt chẽ với các đợt nhiễm virus đường hô
hấp trên, đặc biệt là nhiễm RV dù bệnh nhân vẫn đều đặn sử dụng thuốc dự
phòng. Với kỹ thuật RT-PCR, RV được phát hiện khoảng 80% trong giai
đoạn khò khè ở trẻ học đường và 50% trong giai đoạn khò khè ở người lớn.
Nghiên cứu của Johnston trên trẻ 9-11 tuổi cho thấy 80-85% cơn hen cấp liên
quan đến giảm lưu lượng đỉnh và khò khè do nhiễm virus đường hô hấp trên
[54]. Một nghiên cứu tương tự trên 138 người lớn mắc hen phế quản cho thấy
80% các giai đoạn khò khè, nặng ngực, khó thở liên quan đến cảm lạnh, và




18
virus được phát hiện trên 57% bệnh nhân có triệu chứng cảm lạnh và có cơn
hen cấp. Trên những người có cơn hen nặng, kết hợp với chức năng hô hấp
giảm nặng, virus được tìm thấy trên 44% giai đoạn khò khè [67].
1.6.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế Rhinovirus gây khởi phát cơn hen cấp còn chưa rõ ràng.

Rhinovirus có thể gây khởi phát cơn hen cấp thông qua nhiều cơ chế khác
nhau, như xâm nhập vào đường hô hấp dưới, kích ứng các đáp ứng viêm đối
với virus, giảm chức năng hô hấp, tăng phản ứng phế quản và tăng ICAM-1
trên bề mặt của biểu mô phế quản.
Liệu virus có gây cơn hen cấp thông qua nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới?
Một câu hỏi được đặt ra là liệu virus gây khởi phát cơn hen cấp bởi đáp
ứng tại chỗ do virus xâm nhập xuống đường hô hấp dưới, hay virus chỉ xâm
nhập tại đường hô hấp trên nhưng có thể gây các hậu quả gián tiếp tại đường
hô hấp dưới. Thực tế cho thấy có thể tìm thấy một số virus ở đường hô hấp
dưới (cúm, RSV, và á cúm ), gây tổn thương viêm ở tổ chức và tắc nghẽn
đường thở, tuy nhiên các nghiên cứu giả định rằng Rhinovirus không thể thâm
nhập xuống đường hô hấp dưới. Rhinovirus chỉ thích hợp nhân lên ở mũi, nơi
nhiệt độ là 33°C. Các xét nghiệm chứng minh cho sự xuất hiện Rhinovirus tại
phổi là rất khó thực hiện. Gern và cộng sự sử dụng kỹ thuật PCR để xác định
liệu RV có tồn tại tại đường hô hấp dưới không khi chủ động thực nghiệm
cho đối tượng nghiên cứu tiếp xúc với RV qua đường hô hấp trên [40].
Nghiên cứu chỉ ra rằng có 80% tế bào trong dịch rửa phế quản dương tính với
RV, trong khi trong dịch rửa mũi là 100% và chỉ có 37% dịch rửa phế quản
nhiễm dương tính với RV. Cấy tế bào biểu mô đường hô hấp dưới có thể thấy
nhiễm RV [84], mặc dù RV chỉ cấy được ở 10% tế bào biểu mô phế quản.
Điều đó chứng minh rằng RV có thể xâm nhập xuống đường hô hấp dưới.




19
Rhinovirus và quá trình viêm
Tiến hành nuôi cấy tế bào biểu mô phế quản có nhiễm RV cho thấy tế
bào sản xuất ra nhiều cytokines và chemokines gây viêm như IL-6, IL-8,
GMCSF (granulocyte-macrophage colony-stimulating factor), IL-16, ANTES.

Fraenkel và cộng sự nghiên cứu trên mảnh sinh thiết phế quản của người bình
thường và người mắc hen cùng nhiễm RV. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tăng
số lượng tế bào lympho ở lớp dưới niêm mạc và giảm sự luân chuyển tế bào
lympho, điều này có liên quan đến thay đổi tính phản ứng phế quản. Tác giả
kết luận rằng nhiễm RV đường hô hấp dẫn đến đáp ứng viêm qua trung gian
tế bào T, hậu quả làm giảm chức năng đường hô hấp. RV được phát hiện ở
50% mảnh sinh thiết phế quản, phù hợp với giả thiết rằng RV có thể gây các
đáp ứng viêm tại đường hô hấp dưới [35].
Đáp ứng viêm ở máu ngoại vi có sự khác biệt giữa người bình thường
và người mắc hen. IL-4 chỉ tăng ở người bị hen và tỷ số IFN- /IL-4 thấp ở
người mắc hen so với người bình thường. Người mắc hen có tăng IL-10 và
giảm IL-12 so với người bình thường, chứng tỏ sự đáp ứng viêm với RV là
khác nhau giữa người bình thường và người bị hen [75].
Ảnh hưởng lên chức năng hô hấp
Trong khi một số nghiên cứu không thấy sự gia tăng tắc nghẽn đường
thở trên bệnh nhân hen có nhiễm RV, Grunberg và cộng sự thực nghiệm đo
chức năng hô hấp hàng ngày trên người mắc hen có nhiễm RV, cho thấy
FEV1 giảm ngay sau khi nhiễm RV, mức giảm tối đa sau 2 ngày. Mức độ
FEV1 giảm tối đa tương đương với sự xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh,
triệu chứng hen và tăng mức độ đáp ứng đường thở [45].




20
Ảnh hưởng đến tăng tính mẫn cảm đường thở
Tăng mẫn cảm đường thở gặp cả ở người khoẻ mạnh [56] và người
mắc hen [57] sau nhiễm cúm A. Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng đáp ứng
của đường hô hấp dưới và tăng phản ứng co thắt phế quản trên người bị hen,
và ảnh hưởng này kéo dài hàng tuần sau nhiễm virus [29]. Chủ thể là đối

tượng quyết định cách ảnh hưởng sau nhiễm virus. Nếu chủ thể là người có cơ
địa dị ứng, sự thay đổi đáp ứng phế quản sau nhiễm virus sẽ lớn hơn khi chủ
thể không có cơ địa dị ứng [85]. Gern và cộng sự thực nghiệm trên người có
cơ địa dị ứng và không có cơ địa dị ứng cùng nhiễm RV, người có cơ địa dị
ứng thay đổi một cách đáng kể tính mẫn cảm đường thở so với người không
có cơ địa dị ứng, và ảnh hưởng này càng rõ rệt ở trên người có chức năng hô
hấp thấp [39].
Tương tác với ICAM-1
ICAM-1 là phân tử bám dính tế bào (nhằm trình diện kháng nguyên, tế
bào lympho, bạch cầu ái toan, dưỡng bào, tế bào cơ trơn và tế bào biểu mô)
và là receptors chủ yếu của RV, có vai trò rất quan trọng trong phát động quá
trình viêm. RV có khả năng làm tăng sản xuất ICAM-1 trên bề mặt của tế bào
biểu mô đường hô hấp ở cả người bình thường và người mắc hen [76], cùng
với sự tăng hoá ứng động của tế bào đơn nhân và xâm nhập của tế bào
lympho T. Tăng ICAM-1 sẽ kích thích RV nhân lên, lan rộng và phát động
phản ứng viêm, và qua đó khởi phát cơn hen cấp. Hơn nữa, bệnh nhân hen
phế quản thường có tăng sản xuất ICAM-1 tại tế bào biểu mô, điều này càng
giúp RV khởi phát cơn hen nhanh và mạnh hơn [73].
Tóm lại, khi RV thâm nhập xuống đường hô hấp dưới, các tế bào biểu
mô phế quản bị nhiễm virus sẽ sản sinh ra các cytokines và các yếu tố tiền
viêm chemokines chống lại virus. Virus cũng kích thích hệ thần kinh giao
cảm và phó giao cảm, tăng các sản phẩm của ICAM-1 và tăng đáp ứng




21
lympho T không đặc hiệu, hậu quả làm tăng tính đáp ứng phế quản và gây
viêm tại đường thở. Giả thiết này giả định rằng Rhinovirus có thể gây khởi
phát cơn hen cấp qua nhiều con đường khác nhau.

Vai trò của Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp đã được chứng
minh cả ở người lớn và trẻ em. RV có thể tác động trực tiếp thông qua phát
động phản ứng viêm tại đường hô hấp dưới, hậu quả gây tắc nghẽn đường thở
và gây các triệu chứng lâm sàng. Tác động của RV lên đường thở được thể
hiện thông qua các cytokines tiền viêm và trên bệnh nhân có cơ địa hen làm
quá trình viêm ngày càng trở nên nặng hơn và khởi phát cơn hen cấp. Sự suy
giảm đáp ứng miễn dịch theo hướng TH-1 đóng vai trò quan trọng trong quá
trình viêm trong hen. Các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành nhằm
phòng ngừa các cơn hen cấp gây ra bởi RV.
1.6.2.3. Các dấu hiện lâm sàng và xét nghiệm của cơn hen cấp khởi phát do
Rhinovirus [65]
Cảm lạnh: RV gây triệu chứng cảm lạnh cho cả người bình thường và
người bị HPQ. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm lạnh ở người HPQ rầm rộ
hơn, nặng hơn so với người bình thường.
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp: RV gây các triệu chứng của
viêm đường hô hấp như ho, khò khè, thở nhanh nhưng triệu chứng nặng hơn
và sớm hơn ở người HPQ so với người khỏe mạnh. Các triệu chứng của
đường hô hấp thậm chí xuất hiện ngay từ ngày đầu tiên khi nhiễm RV trên
bệnh nhân HPQ.
Chức năng hô hấp: RV không làm thay đổi đáng kể FEV
1
hay PEF ở
người bình thường. Tuy nhiên ở bệnh nhân HPQ, RV làm giảm rõ rệt FEV
1

vào ngày thứ 3, PEF giảm rõ trong giai đoạn từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 8 sau
nhiễm virus. FEV
1
giảm 12,5% trên bệnh nhân HPQ so với 3,8% ở người bình
thường, p = 0,027 và giảm PEF giảm 10,8% ở bệnh nhân HPQ so với 4,5 %





22
ở người bình thường, p = 0,003. Sự khác biệt về giảm chức năng hô hấp sau
nhiễm RV giữa nhóm bệnh nhân HPQ và người khỏe mạnh là có ý nghĩa
thống kê
Tăng tính phản ứng phế quản: Tính phản ứng phế quản tăng rõ rệt ở
bệnh nhân HPQ so với người bình thường sau nhiễm RV. Có mối liên quan
tuyến tính ngược giữa tải lượng virus và nồng độ chất gây kích ứng phế quản
(PC20); r = −0,77, p = 0,016.
Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và tải lượng virus: Nghiên
cứu chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa các triệu chứng của đường hô
hấp và tải lượng virus trên bệnh nhân HPQ (r = 0,79, p = 0,01) nhưng không
có mối liên quan này ở người khỏe mạnh.
Thay đổi tế bào lympho máu ngoại biên: Vào ngày thứ 4, bệnh nhân
HPQ sau nhiễm RV có giảm rõ tế bào lympho T nhóm CD4
+
, CD8
+
và tế bào
B trong máu so với người bình thường.
Thay đổi nồng độ tế bào trong dịch rửa phế quản ở bệnh nhân HPQ và
người bình thường khi nhiễm RV: Trên bệnh nhân HPQ, sau nhiễm RV có
hiện tượng tăng tập trung tế bào viêm tại phổi, hậu quả là quá trình viêm được
phát động và triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Các tế bào viêm tại đường thở
bao gồm bạch cầu ái toan, tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Vào
ngày thứ 4 sau nhiễm RV, nồng độ bạch cầu trong dịch rửa phế quản cao hơn
ở bệnh nhân HPQ so với người bình thường.

Thay đổi tế bào trong đờm ở người bình thường và người bị HPQ: Tỷ
lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong đờm tăng dần từ ngày thứ 3 và cao nhất
vào ngày thứ 7 sau nhiễm virus. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính cao gấp
4 lần ở nhóm HPQ vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 so với nhóm bệnh nhân khỏe
mạnh. Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong đờm ở bệnh nhân HPQ cao hơn người
bình thường vào ngày thứ 3.




23
Mối liên quan giữa đáp ứng miễn dịch với tải lượng virus và triệu
chứng lâm sàng: Tế bào lympho trong máu có liên quan chặt chẽ với tải
lượng virus, tỷ lệ này giảm rõ nhất vào ngày thứ 4, lymphoT CD
+
8 giảm rõ
trong bệnh nhân hen, nhưng không giảm ở người bình thường.
Tình trạng viêm đường hô hấp dưới liên quan chặt chẽ đến triệu chứng
lâm sàng trên bệnh nhân HPQ. Tỷ lệ tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong
đờm có liên quan tuyến tính ngược đến mức giảm lưu lượng đỉnh, (r = −0,74;
p = 0,021) và tỷ lệ bạch cầu ái toan trong đờm cũng có mối liên quan tuyến
tính tương tự với lưu lượng đỉnh (r = −0,7; p = 0,049). Số lượng bạch cầu ái
toan trong đờm vào ngày thứ 3 có liên quan chặt chẽ với độ nặng của triệu
chứng lâm sàng (r = 0,83; p = 0,042) và liên quan đến tăng tính phản ứng phế
quản vào ngày thứ 7 (r = −0,87; p = 0,05). Nghiên cứu không tìm thấy các
mối tương quan như trên ở người bình thường sau nhiễm RV.
Mối liên quan giữa đáp ứng miễn dịch Th1/2 và đáp ứng lâm sàng và
tải lượng virus: Ở người bình thường, IFN-γ và IL-10 được sản sinh từ tế bào
lympho T CD4
+

liên quan đến cơ chế bảo vệ, sự đáp ứng diễn ra mạnh mẽ
khi tải lượng virus thấp và triệu chứng cảm lạnh ở mức độ nhẹ. Ở trên các cá
thể bị HPQ, sau nhiễm RV có mối liên quan tuyến tính ngược giữa tải lượng
virus và tế bào lympho T CD4
+
, IFN-γ và IL-10. Đồng thời có mối liên quan
ngược giữa lympho T CD4
+
, IFN-γ và giảm cung lượng đỉnh, cũng như mối
tương quan giữa lymphoT CD
+
IL-4, IL-5 và các triệu chứng của đường hô
hấp dưới.
Tóm lại, đáp ứng viêm tại đường thở sau nhiễm RV có sự khác biệt
giữa người khỏe mạnh và người mắc HPQ cả về triệu chứng lâm sàng và sinh
bệnh học. Nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng của RV kích ứng
phản ứng viêm tại đường thở của các cá thể đang mắc hen. Những phát hiện
này đặt ra đòi hỏi cần có thêm các nghiên cứu về vai trò của virus trong khởi
phát cơn hen để có hướng điều trị phù hợp.




24
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Tất cả các bệnh nhân HPQ được điều trị nội trú tại khoa Miễn dịch-Dị
ứng Bệnh viện Nhi Trung Ương trong thời gian từ 12/2010 đến 08/2011.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi.
- Chẩn đoán xác định hen phế quản.
- Trẻ trong cơn hen cấp.
- Nhập viện trong 3 ngày đầu kể từ khi có triệu chứng khởi phát cơn hen.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có cơn khó thở do các nguyên nhân khác như: Cơn hen
tim, tràn khí màng phổi, dị vật đường thở…
- Bệnh nhân có các bệnh phối hợp như: Cường giáp, loạn nhịp tim, suy
tim nặng, tim bẩm sinh, cao huyết áp, thấp tim, bệnh gan mật…
- Trẻ không trong cơn hen cấp.
- Nhập viện sau 3 ngày từ khi khởi phát cơn hen.
- Bệnh nhân và gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN
2.2.1. Chẩn hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi
Đối với trẻ >5 tuổi chẩn đoán hen theo GINA 2006
*Lâm sàng:
- Trẻ có những đợt ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại.
- Triệu chứng xuất hiện hoặc nặng hơn về đêm và sáng sớm, làm người
bệnh thức giấc.




25
- Triệu chứng xuất hiện hoặc nặng hơn theo mùa.
- Triệu chứng xuất hiện hoặc xấu đi khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc các
yếu tố nguy cơ như: hóa chất, bụi nhà, khói thuốc, nhiễm siêu vi trùng đường
hô hấp…
- Người bệnh có cơ địa chàm, dị ứng hoặc tiền sử gia đình có người

mắc hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
- Các triệu chứng được cải thiện khi sử dụng thuốc điều trị hen.
*Cận lâm sàng:
+ Đo chức năng hô hấp có hiện tượng rối loạn thông khí tắc nghẽn:
FEV
1
≤80% giá trị dự đoán, FEV
1
/FVC ≤80%.
+ Test phục hồi phế quản (+).
Đo chức năng thông khí trước và sau khi dùng Salbutamol dưới dạng
phun hít với liều lượng 200μg, sau 10 phút nếu FEV
1
tăng lên 12% (hoặc trên
200ml) thì test phục hồi phế quản dương tính, điều đó chứng tỏ trẻ có rối loạn
thông khí tắc nghẽn.
+ Test lẩy da: Thường dương tính với các dị nguyên dạng hít.
2.2.2. Chẩn đoán hen ở trẻ dƣới 5 tuổi (theo GINA 2009)
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi rất khó khăn, chủ yếu dựa
vào các triệu chứng lâm sàng và tiền sử
* Lâm sàng: Các triệu chứng gợi ý đến hen
- Các đợt khò khè thường xuyên (lớn hơn 1 lần 1 tháng)
- Ho hay khò khè khi vận động.
- Ho về đêm dù không nhiễm siêu vi trùng.

×