Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tìm hiểu quá trình Việt Nam ban đầu thời dựng nước pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.57 KB, 5 trang )

tìm hiểu quá trình Việt Nam ban đầu
thời dựng nước
Từ bao đời nay, trong tâm thức, người Việt tin rằng họ thuộc dòng dõi
Lạc - Hồng, là “con rồng, cháu tiên”; và họ Hồng Bàng là triều đại mở
đầu quốc thống của dân tộc Việt Nam. Niềm tin đó để lại dấu ấn trong
nhiều đền đài, đình miếu cũ, mới ở cả Bắc lẫn Nam. Người ta cũng còn
bắt gặp những hình ảnh, hình tượng của niềm tin ấy trong các lễ hội
truyền thống, trong phong tục xưa, các bài ca, bài thơ cổ. Đặc biệt, ở
đồng bằng sông Hồng và vùng đất Tổ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
mang đậm nét niềm tin ấy. Trong những vùng này, có tới 600 nơi thờ
Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, bà Âu Cơ và Hùng Vương.

Các sách xưa cho rằng, mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương
(khoảng năm 2879 Tr.CN), tương truyền là vị vua mở mang nghề nông,
dựng nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của cộng đồng người Việt cổ.
Kinh Dương Vương là thủ lĩnh đầu tiên thống trị tất cả các bộ tộc Việt ở
phương Nam (từ phía Nam sông Trường Giang đến Giao Chỉ). Tiếp sau
đó là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân là các Hùng Vương. Tổng cộng
có tất cả 18 chi Hùng Vương. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ VII Tr.CN,
nước Văn Lang được thành lập. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày
nay).

Lãnh thổ nước Văn Lang trải dài trên lưu vực bốn sông: sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Mã và sông Lam, phía Đông là biển cả, phía Tây và
phía Bắc có núi cao, rừng rậm. Còn giới tuyến phía Nam rộng đến
khoảng đèo Ngang (Hoành Sơn) tương ứng với Bắc bộ và Bắc Trung bộ
nước ta bây giờ.

Kế tục nước Văn Lang là quốc gia Âu Lạc, ra đời vào thế kỷ thứ III Tr.CN.
Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang – Âu lạc, với cơ sở
cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã


tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại
xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử.

Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh là thiên
anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy
những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề
trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm trên thế
giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đạt đến trình độ khá cao. Nghề
trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển
thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề
mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu
quặng …). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hoá trong
cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn
rất phong phú, nhiều hình vẽ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ
trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Trên cơ
sở một nền kinh tế, văn hoá phát triển, các vua Hùng và các cư dân Việt
đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà
truyền thuyết gọi là giặc “Man”, giặc “Mũi đỏ”, giặc “Ân”.

Truyền thuyết kể rằng cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng tre,
chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi
đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bảy nong cơm, với
mấy vại cà rồi lên đường ra trận. Theo ông Gióng ra trận còn có người
dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn , đoàn trẻ
chăn trâu,….nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận.

Nước Văn Lang bước vào thế kỷ thứ III Tr.CN, là thời kỳ những đời cuối
cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hoá đang trên
đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ
sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn

trứơc. Diện tích đất đai được khai phá và mở rộng ở miền núi và trung
du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hoá và kinh tế có xu
thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó là lúc Trung Quốc
đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến Quốc kết thúc, nhà Tần thống
nhất Trung Quốc (221 Tr.CN). Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư
tưởng “bình thiên hạ” và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu đẩy mạnh.
Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. Đó là cơ sở dẫn tới
sự hợp nhất giữa 2 bộ tộc Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc ra đời, vững
mạnh hơn.

An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa (huyện
Đông Anh – Hà Nội ngày nay). Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng
của đất nứơc, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá. Hai thành
phần cư dân Lạc Việt và Tây Âu hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối
liền. Sự thống nhất đó làm cho nứơc Âu Lạc mạnh lên. Trên cơ sở kỹ
thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu lạc đã nắm được kỹ thuật rèn
sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu
Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn một phát ra nhiều mũi tên bằng đồng
có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Thành có bố cục gồm ba
vòng tường đất khép kín với tên gọi dân gian theo trình tự từ trong ra
ngoài là thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Thành xây theo hình
tròn xoáy trôn ốc nên còn có tên là Loa Thành. Cả ba vòng thành đều có
ngoại hào. Giữa các hào có các đường nước nối liền nhau và ăn thông
ra sông Hoàng Giang. Thành được đắp khá kiên cố, đồng thời còn có
nhiều sáng tạo về kỹ thuật, về thiết kế và khai thác tối đa điều kiện tự
nhiên tại chỗ. Có thể nói Thành Cổ Loa là một thành tựu lao động to
lớn, đầy sáng tạo của cộng đồng cư dân Âu Lạc.

Với thành Cổ Loa và “nỏ máy”, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng
tạo của mình. Nhà Tần, sau đó là Triệu Đà, hàng chục năm liền đưa

quân đánh phá Âu Lạc. Song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã
nhiều lần kháng chiến thắng lợi.

Thất bại về quân sự, Triệu Đà chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hoà, cử
con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ
Châu, ở rể tại thành Cổ Loa để lén dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế
nỏ rồi báo cho Triệu Đà. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu
Đà đã thôn tính Âu Lạc vào năm 179 Tr.CN. Nước Âu Lạc sụp đổ. Đó là
thời gian nước Âu Lạc nhập vào Nam Việt và cũng là thời điểm cộng
đồng cư dân Âu Lạc bước vào thời kỳ chống Bắc thuộc đầy cam go và
biến động, thời kỳ lệ thuộc các triều đình phong kiến Trung Hoa kéo dài
nghìn năm.

×