Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu Nguyễn Thị Lộ và thảm án Lệ Chi Viên_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.22 KB, 6 trang )

Tìm hiểu Nguyễn Thị Lộ và
thảm án Lệ Chi Viên



Phan Huy Chú, văn thần thời Nguyễn, cũng đã viết trong sách "Lịch triều
hiến chương loại chí" của mình như sau:
Năm Nhâm Tuất (1442), ông (Nguyễn Trãi) 63 tuổi, vì có vợ tên là
Nguyễn Thị Lộ vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án
phải giết ba họ Ông có văn chương mưu lược làm công thần mở
nước thứ nhất. Về già muốn an nhàn, không có ý tham luyến (địa vị), chỉ
vì nghiệp báo của yêu nữ cuối cùng lụy đường công danh, bấy giờ ai
cũng thương tiếc [11]

Từ các đoạn sách trên, nhiều thế kỉ qua, cho mãi đến gần đây có người
vẫn tin là giữa vua Lê Thái Tông và Nguyễn Thị Lộ có quan hệ ân ái, rồi
nhà vua bị bỏ độc hay bị sốt rét nặng mà chết [12] Giáo sư Đinh Xuân
Lâm trong bài viết Nhân một vụ án, suy nghĩ về trách nhiệm người viết
sử cũng đã phê phán rằng:
Đối với Nguyễn Thị Lộ thì thái độ của người chép sử ra sao? Rõ ràng đây
là một thái độ không khách quan, thiên vị, có dụng ý

Ngày nay, sau nhiều cuộc khảo cứu và tọa đàm khoa học tại quê hương
bà Nguyễn Thị Lộ đến năm 2002, nhân kỷ niệm 560 năm Ngày mất
Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
đã phối hợp với một số tổ chức khác đã mở hội thảo khoa học đầu tiên
về Nguyễn Thị Lộ tại thôn Khuyến Lương (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Trong cuộc hội thảo [13], một số nhà khoa học đã chỉ rõ thủ mưu của
vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ
vua Lê Nhân Tông. Bà vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, vì


hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông thoát
khỏi âm mưu sát hại của bà. Sâu xa hơn, đó là sự ghen ghét, đố kỵ của
một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc
và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - cái luôn cản trở
những việc làm mờ ám của họ.

Đề cập đến Nguyễn Thị Lộ, bà được đánh giá là một nữ sĩ tài hoa, có
phẩm hạnh cao, là người bạn đời tâm đầu ý hợp của người anh hùng
dân tộc Nguyễn Trãi. Vậy mà, sau bao nhiêu năm cùng chồng giúp nghĩa
quân Lam Sơn chiến thắng, Nguyễn Thị Lộ lại cùng chồng sẻ chia cái
chết thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Ðáng buồn hơn nữa, những
trước tác của bà bị đốt, bà chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của Nguyễn Trãi
trong lịch sử.

Nhận xét về bà, GS. Vũ Khiêu khẳng định: Ít nhất, bà cũng là người tài
hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và
thủy chung trong tình nghĩa…Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn
cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh
của non sông Đại Việt.

GS. Ðinh Xuân Lâm cũng đã nêu ý kiến rằng: Cần có sự công khai chiêu
tuyết cho bà. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày
nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên
soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học

1.4 Được nhân dân lập miếu thờ:
Tháng 7 năm Giáp Thân (1464), Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông
ban chiếu minh oan (tuy nhiên cái chết của bà Lộ phải trải hơn 500 năm
sau mới được các nhà sử học minh oan). Nhân cơ hội này, dân làng đã
lập miếu thờ bà Nguyễn Thị Lộ, nay thuộc thôn Khuyến Lương thuộc

phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Ngôi đền nằm cạnh đê sông Hồng, và cách đền thờ Nguyễn Trãi chừng
500m. Trong đền hiện nay có một bức tượng và một tấm tranh vẽ bà.
Hằng năm, vào ngày 16 tháng 8 âm lịch dân làng đều tổ chức lễ giỗ
trọng thể. Ngoài ra, bà còn được thờ chung với Nguyễn Trãi ở xã Tân Lễ
(huyện Đông Hà, tỉnh Thái Bình) và Lệ Chi Viên nơi xảy ra vụ án nổi tiếng
(nay thuộc xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

II. Giai thoại:
2.1 Bài thơ chiếu gon:
Tương truyền một hôm, Nguyễn Trãi trên đường đi chầu về, trời nhá
nhem tối thì gặp Nguyễn Thị Lộ. Thấy cô gái bán chiếu xinh đẹp, Nguyễn
Trãi cao hứng ngâm mấy câu thơ ghẹo:
Ả ở nơi nào, bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa, được mấy con?

Không ngờ cô bán chiếu cũng ngâm thơ đáp lại:
Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con!

Nguyễn Trãi yêu sắc, phục tài bèn dò hỏi gia cảnh rồi cưới Nguyễn Thị
Lộ làm thiếp.
Trong sách "Công Dư tiệp ký" của Vũ Phương Đề (1679-?) có chép câu
chuyện này. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện tương truyền, chưa
thể xác minh được.


2.2 Truyền thuyết rắn báo oán:
Một hôm, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ
trong vườn để làm chỗ dạy học. Đến đêm, ông nằm mơ thấy một người
đàn bà dẫn bầy con dại tới xin thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa
kịp dọn nhà. Đến khi học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn
con, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ Đêm đó, lúc ông đọc sách
thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc"
("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ. Ngày
sau con rắn mẹ hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ để làm hại ba đời nhà ông. Đến
đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết:
Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ.
Nàng sinh ra dưới sườn có vảy

Mặc dù câu chuyện được nhiều sách cũ chép đi chép lại, nhưng nhiều
người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên
nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi. Ngoài
ra, nội dung truyện cũng chẳng có gì mới mẻ mà chỉ là mô phỏng từ các
truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc. Ngày nay truyền thuyết này đã bị
bác bỏ.

×