Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lí Bí và nhà nước Vạn Xuân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 6 trang )

Lí Bí và nhà nước Vạn Xuân

Năm 502, nhà tề đổ, nhà Lương thành lập ở Trung Quốc. Năm 505, nhà
Lương cử người sang phong Lí Tắc( vốn là quan Trưởng sử trong chính
quyền đô hộ của nhà Tề đã giết Thứ sử Giao Châu của Tề là Lí Nguyên
Khải, chiếm quyền thứ sử) làm thứ sử Giao Châu. từ đó, nước ta lại bị
nhà Lương đô hộ.

Dưới ách thống trị của nhà Lương, nhân dân 3 quận phải chịu hàng trăm
thứ thuế, long oán hận càng tăng. Nhà Lương còn thực hiện chính sách
phân biệt đẳng cấp khắt khe, chế độ sĩ tộc thịnh hành, làm cho mâu
thuẫn trong nội bộ quan lại đô hộ cũ và mới ở Giao Châu sâu sắc, nhất là
giữa chính quyền đô hộ nhà Lương với tầng lớp quý tộc người Việt. long
bất mãn của tầng lớp quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ ngày
càng lên cao giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn đô hộ
đã sâu sắc cực điểm. đó chính là thời cơ chin muồi cho sự bung nổ cuộc
khởi nghĩa Lí Bí vào năm 542.

Lí Bí quê ở huyện Thái Bình, quận Giao Chỉ( thuộc SƠn Tây),vốn xuất
thâ n từ một hào trưởng địa phương, đã từng nhận một chức vụ nhỏ
trong chính quyền đô hộ, nhưng ông sớm từ quan về, nhân lúc lòn g dân
oán hận chính quyền đô hộ, sẵn có lòn g căm ghét chế độ sĩ tộc của nhà
Lương, nên đã bí mật chiêu tập nhân dân, luyện tập quân sĩ chờ ngày nổi
lên khởi nghĩa.

Năm 542, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhân dân và hào kiệu nhiều nơi nổi
dậy hưởng ứng, thanh thế nghĩa quân lên nhanh chóng, sau khi đánh
chiếm được các địa phương, nghĩa quân tiến về bao vây châu thành
Long Biên ( bắc ninh). Quân Lương đại bại, thứ sử Tiêu Tư hoảng sợ bỏ
chạy về nước, thành Long Biên được giải phóng.


Cuộc khởi nghĩa diễn ra chỉ trong vòng 3 tháng đã hoàn toàn thắng
lợi,nghĩa quân đã làm chủ đất nước. nghĩa quân còn đánh bại các đạo
quân của các thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự,
thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán do nhà Lương
phái sang đàn áp. Sau chiến thắng này( tháng 4 năm 542), nghĩa quân Lí
Bí kiểm soát cả một vùng rộng lớn gồm vùng Bắc Bộ đến Nghệ An, Hà
Tĩnh, cả vùng Ái Châu, An Châu( Quảng Ninh).

Mùa xuân năm 534, vua Lương lại sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh,
thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng đem quân sang đánh một lần nữa. để
giành thế chủ động tiêu diệt quân giặc, Lý Bí tổ chức một trận tấ n công
lớn tại Hợp Phố. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, quân lương 10 phần
bị tiêu diệt đến 7,8 phần, bọn sống sót tháo chạy về Quảng Châu.

Nghĩa quân toàn thắng, bảo vệ được thành quả của cuộc khởi nghĩa.
Lí Bí bắt tay xây dựng chính quyền tự chủ.

Đầu năm 544, Lí BÍ tự xưng hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức,dựng
triều đình, cắt cử quan lại, đặt tên nước là Vạn Xuân. Triệu Túc được
phong làm thái phó, Tinh Thiều là tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ.
điện Vạn Thọ được xây dựng làm nơi văn võ bá quan triều hội. Đ ịnh đô
ở miền cửa sông Tô Lịch, sử cũ gọi đây là nhà tiền Lý. Nhà tiền Lí còn
cho đúc tiền đồng để tiêu dùng trong nước, đây là tiền đồng đầu tiên của
nhà nước ta.

Lí Nam Đế còn phong cho Lí Phục Man làm tưởng quan canh phòng bảo
vệ vùng biên ải từ Đỗ Động( Thanh Oai- Hà Tây) đến Đường Lâm( Ba
Vì) và tiến hành trấn áp các lực lượ ng chư a thần phục ở một số địa
phương. Lí Nam Đế làm vua đến năm 548 thì qua đời, nhưng từ năm
545 đã phải đương đầu với cuộc xâm lược của nhà Lương.


Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Vạn Xuân tuy còn sơ sài, nhưng
thực có ý nghĩa lớn lao, đây là một chính quyền tự chủ của một quốc gia
độc lập sau 500 năm đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta. Nó khẳng định sự
trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vào năng lực quản lí, làm
chủ đất nước của tầng lớp quý tộc bản địa, khẳng định nền độc lập,tự
chủ của nhân dân ta và phủ nhận quyền đô hộ, thống trị của đế chế
phương bắc đối với đất nước và dân tộc ta. Nó đánh dấu một bước phát
triển của phong trào dấu tranh giành lại độc lập của nhân dân ta trong
thời bắc thuộc.

Mùa hè năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu,
Trần Bá Tiên làm tư mã đem quân sang xâm lược nước ta. được tin , Lí
Nam Đế liền đem 3 vạn quâ n tấn gĩư Chu Diên. tại đây đã diễn ra một
trận đánh với quân Lương, Lý Bí lại phải lui quân về thành Gia Ninh(
Bạch Hạc). được sự phối hợp của quân Dương Phiêu, Trần Bá Tiên đã
đánh chiếm được thành. đầu năm 546 Lý Nam Đế chạy vào vùng đất của
người Lạo ở Tân Xương( Phú Thọ) củng cố lực lượng. sau một thơì gian
bổ sung quân số, thá ng 10 năm 546, Lý Nam Đế kéo 2 vạn quân ra đóng
đô ở Điển Triệt( thuộc xã Yên Lập, Lập Thạch,VĨnh PHúc). tại đ ây
quân nhà Tiền Lí lại bại trận trước một cuộc tấn công lớn với một lực
lượng mạnh của Trần Bá Tiên,Lí Nam Đế phải vượt sô ng Thao , chạy
vào động Khuất Laõ( Tam Nông,Phú Thọ) và giao binh quyền lại cho
Triệu Quang Phục là một tướng trẻ, có tài năng.

Triệu Quang Phục lui quân về đóng ở đầm Dạ Trạch để cố thủ. Đây là
vùng lầy lội đầy lau sậy, cây cỏ um tùm, ở giữa đầm có một khoảnh đất
cao, có thể đóng quân an toàn. Đ ịa thế ở đâ y rất hiểm trở, không quen
địa hình, địa vật không thể tiến vào được. Đ ược nhân dân ủng hộ, quân
đội lại quen thuỷ thổ, nên Triệu Quang Phục đã đóng quân tại đây để

chờ thời cơ tiêu diệt giặc.

Quân Trần BÁ Tiên kéo đến bao vây chặt Dạ Trạch, nhưng bất lực
không thể nào tiến vào được, buộc phải đóng quân chung quanh. Càng
ngày lực lượng quân giặc càng bị tiêu hao bởi quân của Triệu Quang
Phục đêm đêm bí mật tiến ra , lực lượng ngày càng bị cạn dần. trước tình
trạng bế tắc đó, năm 550, Trần Bá Tiên quyết định xiết chặt vòng vây,
chặn mọi đường tiếp tế của nhân dân cho nghĩa quân. giữa lúc đó, Trần
Bá Tiên được lệnh vua Lưong phải trở về Trung Quốc dẹp loạn Hầu
Cảnh, giao binh quyền lại cho tì tướng là Dương Sàn. chớp lấy thời cơ
đó, Triệu Quang Phục tập trung toàn bộ quân lực phản kích mãnh liệt
vào quân Lương. Dương Sàn là một viên tướng bất tài, quân Lương lại
mỏi mệt nên nhanh chóng tan vỡ, bỏ chạy tán loạn. nhân đà thắng lợi đó,
Triệu Quang Phục chỉ huy quân đội kéo về giải phóng Long Biên, xây
dựng lại nhà nước Vạn Xuân. đến năm 571, bị Lý Phật Tử đánh úp,
chiếm đoạt toàn bộ quyền hành và đất đai thuộc quyền quản lí của Triệu
Quang Phục. Li Phật Tử cũng tự xưng là Lí Nam Đế nên sử cũ gọi là
Hậu Lí Nam Đế.

Năm 581, nhà Tuỳ thành lập ở Trung Quốc. đến năm 589 sau khi diệt
được nhà Trần ở Giang Nam, nhà Tuỳ mới rảnh tay nhòm ngó đến đất
Giao Châu. đầu năm 602, vua Tuỳ buộc Lí Phật Tử phải vào chầu và
thần phục nhà Tuỳ. Lí Phật Tử đã chống lại, tìm kế hoãn binh để chuẩn
bị lực lượng chống lại sự xâm lược của nhà Tuỳ. Vua Tuỳ liền phong
Lưu Phương thứ sử Qua Châu làm Giao Châu đạo hành quân tổng quản.
Kính Đức Lượng làm trưởng sự chỉ huy 27 quân doanh ( chừng 10 vạn
quân tiến vào xâm lược nước ta).

Lí Phật Tử đã chỉ huy hơn 2000 quân sĩ chiến đấu dũng cảm,nhưng vì
quân ít, lực yếu nên bị thất bại, Lí Phật Tử đầu hàng và bị giải về

Trường An. Nhiều tướng sĩ tiếp tục cuộc chiến đấu nhưng đã bị thất bại,
bị giết hoặc bị bắt đem về Trung Quốc xử tử.
Từ đó nhân dân ta lại bị nhà tuỳ đô hộ cho mãi tới năm 618 nhà Tuỳ đổ.
Nhà Đường lên thay thế, thống trị đất nước ta.
Nhà nước Vạn Xuân tồn tại 58 năm.

×