Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Từ Phan Liêu, Đặng Dung đến Nguyễn Trãi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.51 KB, 6 trang )

Từ Phan Liêu, Đặng
Dung đến Nguyễn Trãi






Cuộc nổi loạn của Phan Liêu năm 1419 chắc chắn đã gây giao
động mạnh trong hàng ngũ quân Minh. Nhưng vì cuộc nổi loạn không
có tầm vóc lớn nên không gây ảnh hưởng rộng rãi và bị tiêu diệt
ngay. Sau đó ông đã trốn sang Ai Lao và mất hút vào trong lịch sử.

Ở Phan Liêu chúng ta thấy được tính chất bất định của một con người
đã mất định hưóng dân tộc. Ông hành xử bởi cá nhân và vì cá nhân.
Ngay cả khi ông nổi loạn chống quân Minh, cái động lực chính là mâu
thuẩn quyền lợi và cá tính giữa ông và tướng nhà Minh là Mã Kỳ. Do
đó, ông không thấy được lực lượng Lam Sơn đang lớn mạnh, đang
xoay đổi vận hội của dân tộc.

b.

Đặng Dung là con của quốc công Đặng Tất một đại quan nhà Trần,
Cũng như tất cả những quan lại dưới triều Trần mạt, Đặng Tất đã hợp
tác với chính quyền Hồ Quí Ly. Khi Trương Phụ đem quân xâm chiếm
nước ta, Đặng Tất đang làm Đại Tri Châu ở hạt Hoá Châu. Lúc đầu
ông theo giặc Minh được Trương Phụ cho tiếp tục giữ chức vụ cũ. Đến
khi Giản Định Đế khởi nghĩa thì ông đem thành Nghệ an dâng cho
Giản Định, và dâng con gái vào hậu cung. Đặc biệt Hoá Châu là vùng
địa đầu ở phía nam của Đại Việt. Nói về đất Hoá Châu thì đây là nơi có
địa thế rất hiểm trở. Năm 1413 khi Trương Phụ đem quân đánh Hoá


Châu, Mộc Thạnh trình với Trương Phụ như sau: "Hoá Châu núi cao bể
rộng khó lấy lắm." (TTK tr. 204) Với truyền thống gia đình và địa
phương anh linh như thế, Đặng Dung đã được hun đúc trở thành một
võ tướng của nghĩa quân nhà hậu Trần. Trong lúc gian nan chỉ huy
cuộc kháng chiến, ông đã để lại cho chúng ta bài thơ Cảm Hoài được
sử gia Trần Trọng Kim dịch như sau:

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay,
Vai khiên trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài vầng nguyẹt đã bao rày.

Bài thơ nầy được danh sĩ Lý Tử Tấn, một học giả thời Lê, tác giả
Chuyết Am Văn Tập, nhận xét:"không phải người hào kiệt, không thể
làm được." Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được Đặng Dung không
những là một võ quan, một người yêu nước, mà còn là một người
nghệ sĩ tài hoa. Cho đến ngày hôm nay, không ai một người Việt nào
khi đọc hai câu cuối của bài Cảm Hoài mà không xúc động trước lòng
yêu nước tuyệt vời của ông.

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài vầng nguyệt đã bao rày.

Sau khi cha ông là Đặng Tất bị Giản Định Đế Trần Ngỗi giết chết, ông
thấy được viễn ảnh đen tối của cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của
Trần Ngỗi. Con người Trần Ngổi quá thiển cận, thiếu tự tin, và thiếu

tài lãnh đạo. Đặng Dung thấy nhu cầu của thế hệ mới đứng ra nhận
trọng trách của lịch sử. Từ suy nghĩ đó, ông đã cùng người bạn đồng
cảnh ngộ là Nguyễn Cảnh Dị con của đại tướng Nguyễn Cảnh Chân
vừa bị giản Định Đế xử tử, đón Trần Quý Khoáng, là người cùng trang
lứa với ông, để lập làm vua vào năm 1409. Trần Quí Khoáng là con
Mẫn Vương Trần Ngạc. Mẫn vương là con vua Trần Nghệ Tông và là
anh của Giản Định Đế. Trùng quang Đế gọi Giản Định Đế bằng chú.

Để tạo sự đoàn kết trong công cuộc kháng chiến Đặng Dung cùng
Trần Quý Khoáng và những ngưòi bạn đồng chí hướng đã tái phối trí
lại lực lượng kháng chiến. Trong tổ chức mới, quyền hành của thế hệ
lớn tuổi bị giảm thiểu và những ngừoi trẻ đứng ra nắm binh quyền.
Giản Định Đế đưọc bố trí làm thái thựơng hoàng, một vị trí uy tín
nhưng không có thực quyền.

Đặng Dung nổ lực tạo sinh khí mới cho công cuộc kháng chiến bằng
cách tạo điều kiện cho thế hệ trẻ đứng ra nắm chủ động việc lãnh đạo
cuộc kháng chiến. Nhưng sinh lực nhà Trần đã hết. Sau một vài chiến
thằng nhỏ, quân kháng chiến đã phạm một số sơ suất chiến lược làm
mất cơ hội bắt sống Trương Phụ. Từ đó, lực lượng kháng chiến yếu
dần. Đồng thời quân Minh gia tăng hành quân, và với sự phản bội của
Phan Liêu, Giản Định Đế đã bị bắt đưa về Kim lăng. Sau trận chiến ở
Hoá Châu năm 1413, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy và
Trùng Quang Đế cũng bi bắt. Đến đây nhà hậu Trần hoàn toàn cáo
chung.

Trên đường bị giải về Kim Lăng vua tôi đã trầm mình tự vận. So với
việc Giản Định Đế chiụ nhục về Kim Lăng, hành động đi tìm cái chết
của Trùng Quang, Đặng Dung cũng như các tướng Nguyễn Cảnh Dị,
Nguyễn Súy cho chúng ta thấy được dũng khí của một thế hệ trẻ yêu

nước, rất lãng mạn, rất hào hùng, nhưng vô cùng bất hạnh.

Cuộc đời của Đặng Dung là tượng trưng cho lòng yêu nước trung
trinh, để nợ nước lên trên thù nhà. Ông mang tâm sư "Vai mang trái
đất mong phò chúa" đến hơi thở cuối cùng. Tận trung với vua, với nhà
Trần cho đến tận cùng cái vận hạn của triều đại ấy.

Khi bàn đến cái thất bại của nhà Hậu Trần, Sử thần Ngô Sĩ Liên viêt:

Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi
chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm
đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết
thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm
tướng, thì có làm được như thế hay không?.

Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng
vẫn vinh quang, vì sao vậy?. Bọn Dung vì nghĩa không thể cùng sống
với giặc, phải tiêu diệt bọn chúng mới nghe, cho nên mới hết lòng, hết
sức giúp đỡ Trùng Quang để mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm,
kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng,
khí thế càng hăng, đến kiệt sức mơí chịu thôi. Lòng trung vì nước của
người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!

c.

Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh và bà Trần
Thị Thái, là con thứ ba của quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán, một
chức vị tương đương với tể tướng. Ông Nguyễn Phi Khanh là một học
sinh nhà nghèo học giỏi. Sử sách kể rằng quan tư đồ Trần Nguyên
Đán thấy Ứng Long học giỏi nên yêu mến mời làm thầy dạy cô con

gái. Hai thầy trò yêu nhau bà Thái có thai ngoài vòng lễ giáo. Ứng
Long bỏ trốn. Quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán cho người đi kiếm về để
gã cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Lúc đó ông mới
19 tuổi. Khi lấy bà Thái xong, Nguyễn Ứng Long học tiếp thi Thái học
sinh và đâu bảng nhãn. Tức là đậu thứ nhì trong kỳ thi tiến sĩ. Bà Thái
là người đàn bà thông minh đã được đọc sách thánh hiền từ thuở nhỏ.
Cha bà là Trần Nguyên Đán là một thần đồng, đậu tiến sĩ năm 14 tuổi
và là dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần
Thái Tông. (ĐVSKTT 277)

Mang trong mình truyền thống thông minh xuất chúng Nguyễn Trãi
đậu tiến sĩ năm 21 tuổi dưói triều Hồ Hán Thưong. Ông làm đến chức
ngự sử đài chính chưởng cho đến khi nhà Minh xâm lược nước ta.

Năm 1407, Nguyễn Phi Khanh cùng với hai em của Nguyễn Trãi bị
quân Minh bắt đưa sang Trung Hoa. Nguyễn Trãi theo cha và hai em
đến tận địa đầu biên giới đất nước. Khi cha con chia tay nhau ở Ải
Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi phải về lại Thăng
Long để lo việc báo thù cho cha và trả nợ nước. Lúc đó Nguyễn Trãi
27 tuổi. Câu chuyện Nguyễn Trãi Nguyễn Phi Khanh đã đưọc nhà thơ
Hoàng Cầm kể lại với kịch thơ Hận Nam Quan, và tác phẩm nầy đã trở
thành một di sản sản văn chương yêu nước bất diệt.

Trở về Thăng Long với lời dặn dò của cha trong tâm khảm, Nguyễn
Trãi nhìn đất nước tan hoang, lòng người ly tán, không khỏi cảm thấy
đau thương. Trương Phụ, Mộc Thạnh và 800 ngàn quân Minh đã vào
Thăng Long và đóng binh khắp miền đất nước. Một số lớn nhân sự của
triều đình Hồ Quý Ly bị bắt về Kim Lăng. Người hàng giặc. Kẻ đi
kháng chiến. Về phương diên gia tộc, Trần Thúc Dao, con trai của
Trân Nguyên Đán, và là cậu ruột của Nguyễn Trãi, đã hàng quân Minh

và được Trương Phụ cho giữ đất Diễn Châu. Sau nầy Thúc Dao bị Giản
Định Đế giết chết. (DVSKTT tr. 313)

×