Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CÁC VỊ CHỦ TƯỚNG TRẬN BẠCH ĐẰNG . docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.27 KB, 7 trang )

CÁC VỊ CHỦ TƯỚNG
TRẬN BẠCH ĐẰNG




Lê Hoàn vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ hai:

Chủ tướng của trận Bạch Đằng lần hai diễn ra sau trận Bạch Đằng lần
thứ nhất chỉ 43 năm là quan thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Vị Hoàng
đế mang cương vị Thiên Phúc Lê Đại Hành. Lên ngôi hoàng đế ở kinh
đô Hoa Lư mùa thu năm 980, đến mùa xuân năm sau, anh hùng dân
tộc Lê Hoàn đã lập chiến công Bạch Đằng, lập nên đại võ công trở
thành chủ tướng của trận Bạch Đằng lần thứ hai. Trước Đây chưa đầy
năm, những biến cố của kinh đô Hoa Lư vào mùa đông năm 979, khi
Đinh Tiên Hoàng bị giết hại bởi kẻ ngu thần Đỗ Thích “ tham vọng
nuốt cả sao trời”, đa dẫn đường xâm lược lên tham vọng hơn nữa của
Vưong triều nhà Tống nhằm vào nước Đại Việt từ thời năm 980.

Trong hoàn cảnh lịch sử ấy Dương Thái Hậu đã sáng suốt công bằng
theo ý nguyện của các tướng sĩ là cần phải có một người cầm đầu
xứng đáng trước lúc họ ra trận sống mãi với quân thù. Được trao ngôi
từ nước Đại Cồ Việt từ dòng họ nhà Đinh cho Lê Hoàn. cũng là người
mang trọng trách , sư mệnh đứng đầu của cuộc kháng chiến giữ nước
của vị tướng dẹp loạn 12 sứ quân hơn 10 năm trước đây.Vị tướng tài
họ Lê trở thành vị hoàng đế nước Việt và trở thành chủ tướng của trân
Bạch Đằng lần hai cũng trong tình thế ấy:

“Người có theo về không?Chớ rước lấy tội lỗi. Ta đang chuẩn bị xe
ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục thì ta tha
cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay giữ, tự


ngươi nghĩ lấy”

Mặc kệ cho lời răng đe của nhà Tống, Lê Hoàn và quân lính không hề
nao núng, dân nước Đại Cồ Việt một lần vào trận đánh giữ nước. Bấy
giờ mùa đông năm 980, các cánh quân của Tống chia nhiều đường,
nhiều ngã mà tiến vào đất Việt. Những kẻ chủ mưu đứng đầu là Hầu
Nhân Bảo theo dòng quang hà Bạch Đằng mà tiến quân.

Tấm bảng đồ chiến sự cuối mùa đông đầu mùa xuân những năm 980-
981 của thế kỉ X cho thấy vị trí đặt cả bản doanh của vị Hoàng đế Đại
cồ Việt khoảng cách khi ấy chính là nhằm giương gươm múa võ với
cánh quân thủy lực của giặc. Và từ đấy, ý đồ giữ nước của Lê Hoàn rõ
ràng muốn đánh quân giặc hung hăn của tướng Hầu Nhân Bảo. Nay
trên Bạch Đằng giang lịch sử nhưng không thể lặp lại kinh nghiệm và
bài học của trận Bạch Đằng giang lần thứ nhất do Ngô Quyền làm chủ
tướng trước kia. Mà trận đánh trên sông Bạch Đằng lần này là thiên
biến, vạn hóa. Từ mưu lược và cách đánh giặc của nước Việt nghìn
xưa, một lần nữa được Lê Hoàn làm sôi động trên chiến trường Bạch
Đằng giang thiêng liêng.

Trước tiên là những trận đánh cầm cự kéo dài để kìm giam chân giặc,
vừa làm nản lòng chúng.

Những chiếc cọc Bạch Đằng được dựng lại nhưng không phải để phá
giặc mà lại ngăn giặc. Như lời chép của sách Đại Nam nhất thống chí
rằng “ Năm thiên phúc thứ hai tức là năm Dương lịch 981 bọn tướng
là Hầu Nhân Bảo sang xâm lược sông Bạch Đằng. Lê Hoàn sai sĩ tốt
đóng cọc ngăn sông” . Chỉ ngăn sông mà kết cục lại là bắt được Hầu
Nhân Bảo đem giết chết như lời chính sử trong kho sách đồ sộ của
phương Bắc…


Đã bằng câu viết nguyên văn sau đây cho thấy hiệu quả của một cách
dùng binh “ Đại tướng Lê Hoàn khôn khéo vận dụng trên sông Bạch
Đằng năm 981. Tại sông Bạch Đằng lấy kế trá hàng mà làm tướng
Hầu Nhân Bảo mắc mưu và bị giết hại. Đây là chủ tướng Lê Hoàn của
trận Bạch Đằng lần thứ hai bằng mưư trí dùng binh đánh giặc đã đạt
được mục tiêu chiến lược của mình là tiêu diệt kẻ cầm đầu bộ máy
xâm lược của tống triều”.

Nhà sử học Lê Văn Lan nhận định: “ Ở trận Bạch Đằng năm 981 này
thì Lê Hoàn với tư cách là chủ Soái, đã tiến hành cuộc kháng chiến,
cuộc chiến tranh rất khác với cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng
lần trước và sau đó. Bởi vì lúc này các cánh quân thủy bộ đã vào sâu
trong đất liền, cho đến trước khi Lê Hoàn dùng sức cầm cự trên sông
Bạch Đằng lịch sử này rồi sau đó mới dẫn, dụ dỗ địch và kể cả thủ
pháp được dùng là trá hàng để rồi giết được chủ tướng của giặc là
Hầu Nhân Bảo trên sông Bạch Đằng lịch sử. Sau đó lại triển khai tiếp
một loạt trận đánh trong đó có trận đánh lớn ở Tứ Kết, kết thúc cuộc
chiến chống xâm lược hết sức là vẽ vang”.

Kết thúc giải phóng oanh liệt. cuộc kháng chiến chống Tống với anh
hùng dân tộc Lê Hoàn được nên công và thành danh ở chiến trường
sông Bạch Đằng. Vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ hai cũng hệt
như chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ nhất, giương cao ngọn cờ chiến
thắng, ca khúc khải hoàng trở về kinh đô Cổ Loa-Hoa Lư. Cởi tấm
chiến bào, võ tướng khoát lại tấm hoàng bào, nhà vua ngồi vững trên
ngai vàng quân chủ. Hoàng đế Thiên Phúc Lê Hoàn ngời sáng tài năng
thao lược với những chiến công trên sông Bạch Đằng lần thứ hai. Vì
thế mà sống mãi trong bảng vàng bia đá, đền đài, lễ hội, sống mãi
trong lòng nhân dân của bao thế hệ khắp nơi, mãi mãi được tôn vinh

và kính thờ.

Trần Hưng Đạo- vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ ba:

Trần Hưng Đạo là người có đức –tài, về nhân cách ông đặt mối thù
chung lên mối thù riêng. Ông tập trung vào việc chống ngoại xâm là
chính, đối với Trần Cảnh, Trần Chung thì ông vẫn giữ đoàn kết. Vua
tôi đồng lòng, cả nước ra sức. Đó là yêu cầu chiến lược, là bài học lớn
của chúng dân được Trần Hưng Đạo rút ta từ ba lần chống Nguyên –
Mông xâm lược. Từ vai trò của vị tướng quân thời Trần trẻ tuổi, cuộc
kháng chiến lần thứ nhất đến cương vị của một vị Quốc công thiết
chế, đứng đầu sự nghiệp quân sự của toàn bộ quân dân Đại Việt. Ở
cuộc kháng chiến gian khó nhất, ở cả ba cuộc kháng chiến chống
Nguyên-Mông xâm lược. Là cuộc kháng chiến lần hai đến lúc mở
màng cuộc kháng chiến lần thứ ba. Đứng trên cương vị tối cao mà ở
đó là nhờ những vị thống xoái già dặn, tài năng sự nghiệp chiến tranh
và chiến trường đầy ấp vinh quang của chiến công và chiến thắng
oanh liệt của thời đại tràng đầy hào hứng đông ca lúc bấy giờ.

Trận Bạch Đằng lần thứ ba đã được dựng lại sự hình thành trận Bạch
Đằng giang, giờ đây đã rõ ra là một dòng sông chiến trường lịch sử
sau Ngô Quyền, Lê Hoàn lập đaị võ công. Cũng có nghĩa là giặc đã
biết đến dòng sông ấy, đến dòng sông thiêng liêng ấy, nguy hiểm ấy
là bị đánh cho toàn bộ. Vì thế không còn con đường nào khác đành
phải qua dòng sông ấy, giặc cũng hết sức đề phòng và thật sự đã đề
phòng quá sức.

Bây giờ là đầu tháng ba âm lịch năm 1288, toàn bộ cánh quân gồm
500 chiến thuyền, sau năm tháng tung hoành ngang dọc trên non
sông đất nước Đại Việt.


Trong trận này tổng lực đại binh thủy bộ giờ đã lâm vào cảnh chia hai
đường thủy bộ mà chạy về nước. Cánh thủy binh Nguyên-Mông do
tướng Ô Mã Nhi chỉ huy rút lui qua đường sông Bạch Đằng này, chính
là đối tượng để đánh một trận nhớ đời của tướng Trần Hưng Đạo.
Vẫn là trận địa cọc tuyệt vời của trận Bạch Đằng lần thứ nhất, nhưng
đây không phải là chiến trương đánh giặc khi giặc tiến vào mà là đánh
giặc trên đường rút lui tháo chạy ngược chiều từ trong dòng sông ra
ngoài. Thời gian của trận đánh không phải là giờ giấc của thuỷ triều
mà là hướng gió của một ngọn gió đông. Cách dẫn dụ theo đường nào
và vào lúc nào khi đến là rơi vào chiếc bẩy khổng lồ thứ ba này. Vì thế
phải cũng khác, càng phải khác là cách đánh của một lực lượng khổng
lồ sau nhiều lần trước mà là hết sức, quá sức đề phòng. So với sự
phòng bị mưu lược của trận Bạch Đằng lần thứ hai, chỉ có được đó
chính là thiên tài quân sự của vị chủ tướng kiệt xuất mới có thể nắm
vững được, giải quyết được trọn vẹn những vấn đề lớn như thế nào
trong muôn vàng chiến sự, chiến trận và chiến công sông Bạch Đằng
lần thứ ba

Với công lao rất lớn của vị chủ tướng trân Bạch Đằng lần thứ ba cũng
như cả sự nghiệp kháng chiến giữ nước thời Trần đã vô cùng sứng
đáng ngay sau đại võ công sông Bạch Đằng được triều đình phong từ
Quốc Vương lên Đại Vương. Nhưng lòng dân mọi thời đại Trần Quốc
Tuấn không chỉ là Hưng đại Vương mà còn được dự vào hàng tiên
thánh và trở thành đức thánh Trần và hơn thế nữa được sánh là Ngọc
Hoàng Thượng Đế.

Cùng với Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo chính là hợp thành bộ
ba chủ tướng của ba đại võ công lịch sử trên chỉ một dòng sông Bạch
Đằng.


Như vậy, ba cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc chống xâm lược Nam
Hán, Nhà Tống, Nguyên- Mông đều kết thúc thắng lợi, rõ ràng bằng
những trận đánh ở trên dòng sông Bạch Đằng. “Thiên Hiệp” ấy là chữ
của Nguyễn Trãi đã nói về cái thế trời cho, tức là nói về các yếu tố
Thiên và địa của chiến trường sông Bạch Đằng. Ngay từ thời Trần đã
có những tứ thơ, lấy án văn rất lạ để nối tiếp về một vấn đề rất lớn
trong chiến công Sông Bạch Đằng, ấy là đâu phải chỉ có thiên hiệp,
đâu phải chỉ có trời mà còn có người, còn có yếu tố con người. Trong
các sử sách và văn thư cổ thì người là yếu tố nhân hỏa sau yếu tố
thiên thời địa lợi, ở chỗ này được qui vào caí đức của nhà vua để cái
phận số của non sông-đất nước. Nhưng thật ra cái chính là cái thiên
biến vạn hóa của khoa học nghệ thuật quân sự do các vị chủ soái
thiên tài của trận Bạch Đằng trọng dụng trong hoàn cảnh, trường hợp
rất khác nhau để tạo ta thế và lực, để tạo ra thiên thời địa lợi và nhất
là nhân hỏa trên tài năng quân sự kiệt xuất của mình.

×