Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sức sống dai dẳng của kỹ thuật “dòng chảy ý thức” _2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.03 KB, 6 trang )

Sức sống dai dẳng của kỹ
thuật “dòng chảy ý thức”





Ở Việt Nam, truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu cũng có thể được
coi là một trong những thể nghiệm đầu tiên của kỹ thuật “dòng chảy ý thức”. Và cái kỹ
thuật đồng hiện thời gian của nhiều tác giả tiểu thuyết hiện đại, miêu tả sự việc hiện tại và
quá khứ đan xen nhau, cũng có thể được coi là một dạng của kỹ thuật này.
Có thể nói, văn học thế giới hiện đại mang nợ Proust rất nhiều. Thậm chí cả điện
ảnh cũng có thể áp dụng rất thành công kỹ thuật dòng chảy ý thức này của văn học. Ví dụ
như bộ phim Triệu phú khu ổ chuột mới đây của Ấn Độ, do Danny Boyle đạo diễn, sản
xuất năm 2008, đã giành 8 giải Oscar lần thứ 81 năm 2009 và 4 giải Quả Cầu vàng. Nhân
vật chính là chàng trai khu ổ chuột Jamal Malik. Chàng tham gia cuộc chơi “Ai là triệu
phú” và giành 20.000.000 rupi. Trong bộ phim này, mỗi câu hỏi của trò chơi đều gợi lại
cho Malik một kỷ niệm vui hoặc buồn từ thời ấu thơ và thời vị thành niên, và những kỷ
niệm đó đã giúp anh tìm ra đáp án. Không biết ở đây có sự ảnh hưởng “trực tiếp” của
“dòng ý thức” của Proust không? Nhưng sự giống nhau giữa kỹ thuật của Proust với kỹ
thuật của bộ phim là điều không phải bàn cãi. Và thành công vang dội của bộ phim cho
thấy sau 100 năm, cái kỹ thuật “dòng chảy ý thức” không hề lỗi thời một chút nào.
Thực ra, bộ phim Triệu phú khu ổ chuột được xây dựng dựa trên cuốn tiểu
thuyết Q&A của nhà văn Ấn Độ Vikas Swarup, xuất bản năm 2005. Nhà văn Swarup đã
lấy cảm hứng từ chương trình “Ai là tỷ phú” và chương trình “Q&A” trên truyền hình
(viết tắt của hai từ tiếng Anh “Questions & Answers” [Hỏi và Đáp]) để sáng tác nên cuốn
tiểu thuyết này. Cuốn tiểu thuyết sau đó đã nhanh chóng nhận được nhiều giải thưởng và
được dịch ra nhiều thứ tiếng. Để xây dựng cuốn tiểu thuyết này, Swarup đã tiếp thu kỹ
thuật tiểu thuyết Đôn Kihôtê của Cervantes nhiều hơn là kỹ thuật dòng chảy ý thức của
Proust. Ở đây, tác giả đã để nhân vật chính là Ram Mohammad Thomas (trong phim được
đổi tên thành Jamal Malik) hồi tưởng lại các câu chuyện mà mình đã trải qua, và sau mỗi


câu chuyện, tác giả lại kết thúc bằng một câu hỏi của chương trình “Ai là tỷ phú” ứng với
một chi tiết trong câu chuyện đó. Như vậy, Swarup đã không tuân theo trình tự dòng chảy
ý thức của Proust là sự việc hiện tại gợi lại ký ức, mà đảo lộn trật tự thành việc ký ức kể
trước và sự việc hiện tại được kể sau để chứng minh cho mối liên hệ giữa sự việc và hồi
ức đó. Đến lượt đạo diễn Danny Boyle, ông đã tái lập lại trật tự giống như trình tự dòng
chảy ý thức của Proust, đổi tên nhân vật, thêm bớt các tình tiết để sáng tạo nên bộ phim
hấp dẫn theo kiểu riêng của nó: Triệu phú khu ổ chuột.
Trong khi đó “phiên bản Joyce” cũng có một sức hấp dẫn riêng của nó, đặc biệt là
đối với những xu hướng đổi mới có tính cực đoan trong văn học. Butor và các nhà “Tiểu
thuyết mới” nói chung, ngoài việc tiếp thu “phiên bản Proust”, họ cũng tiếp thu cả “phiên
bản Joyce”. Butor, Claude Simon , thuộc trường phái “Tiểu thuyết mới”, đặc biệt là C.
Simon, nhiều khi đã dùng những câu văn dài bất tận vừa mang âm hưởng kỹ thuật gợi nhớ
ký ức của Proust lại vừa mang dấu ấn kỹ thuật tuôn chảy ý nghĩ của Joyce. Ví dụ đây chỉ
là một mẩu nhỏ thuộc một trong những câu văn kéo dài nhiều trang trong tiểu thuyết La
Route des Flandres [“Đường đi Flandres” (1960)] của Simon:
“ và trong ánh bình minh màu xám đám cỏ cũng có màu xám đọng sương mà tôi
uống cả đám sương đó cho nó chảy vào trong người tôi giống như những trái cam mà lúc
nhỏ bất chấp sự cấm đoán mà người ta đặt ra cho tôi khi bảo rằng những trái cam này
được trồng bẩn lắm tôi ồn ào thích chọc một lỗ rồi ép quả cam, tôi vừa ép vừa uống say
sưa những viên ngực trần của nàng để cho một giọt tinh thể màu hồng chảy như nước tuột
khỏi những ngón tay tôi rung rinh trên một cọng cỏ lả lướt dưới làn gió nhẹ thổi qua trước
khi mặt trời mọc phản chiếu thu vào khối trong suốt của nó bầu trời nhuốm ánh rạng đông
tôi nhớ lại những buổi sáng lạ lùng đó trong suốt giai đoạn ấy không bao giờ mùa xuân
không bao giờ bầu trời lại được rửa sạch trong trẻo tinh khiết như vậy,…”
(9)
.
Đó chính là văn phong của Claude Simon, người đã được trao giải Nobel văn học
năm 1985.
Trường phái kịch phi lý là một trong những nỗ lực cách tân của văn học hiện đại
thế kỷ XX. Và trường phái này cũng tìm thấy trong kỹ thuật dòng chảy ý thức của Joyce

một trong những nguồn cảm hứng chính.
Ở Joyce, như chúng tôi đã nói, thái độ “không quan tâm đến lập luận lôgic” là yếu
tố chủ đạo trong kỹ thuật dòng chảy ý thức của ông. Điều này cũng thể hiện rõ trong
những sáng tác kịch phi lý của Beckett, của Ionesco. Chúng ta hãy so sánh đoạn văn trên
của Joyce với đoạn văn dưới đây của Ionesco:
“Bà Martin: Thật là một lũ hâm.
Ông Martin: Bùn đất, đáy nồi đồng!
Bà Smith: Khrishnamurti, Khrishnamurti, Khrishnamurti!
Ông Smith: Giáo hoàng trượt chân! Giáo hoàng không có giáo. Cây giáo có một
giáo hoàng.
Bà Martin: Bazar, Balzac, Bazaine!
Ông Martin: Kỳ cục, kỳ nhông, kỳ hạm!
Ông Smith: A, e, i, o, u, a, e, i, o, u, a, e, i, o, u, i!
Bà Martin: B, c, d, f, g, l, m, n, p, r, s, t, v, w, x, z!
Ông Smith: Một củ tỏi trong một cái chổi, hai con gà trống với một củ tỏi!
Bà Smith (bắt chước tiếng tàu hoả): Xình xịch, xình xịch, xình xịch, xình xịch,
xình xịch, xình xịch, xình xịch, xình xịch, xình xịch, xình xịch!
Ông Smith: Có!
Bà Martin: Không có!
Ông Martin: Ở!
Bà Smith: Chỗ kia!
Ông Smith: Nó!
Bà Martin: Ở!
Ông Martin: Chỗ!
Bà Smith: Này!
Tất cả đồng thanh: Nó ở chỗ kia, nó ở chỗ này, nó không ở chỗ kia, nó ở chỗ này,
nó không ở chỗ kia, nó ở chỗ này, nó không ở chỗ kia, nó ở chỗ này, nó không ở chỗ kia,
nó ở chỗ này, nó không ở chỗ kia, nó ở chỗ này, nó không ở chỗ kia, nó ở chỗ này!”
(10)
.

Và đây là một đoạn trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện:
“- Họ trang nghiêm vào các cửa hiệu, trang nghiêm ra khỏi đó, trang nghiêm đi một
đôi dép lê trong nhà, trang nghiêm lấy ra ít tiền, trang nghiêm mua một que kem
( )
- Họ lấy tiền ra, trước một cái quầy nho nhỏ họ kỳ kèo giá cả, một cách trang
nghiêm, họ còn làm cái gì trang nghiêm nữa đây?
- Họ đái ở trước chậu đái.
- Rồi sau đó?
- Các cửa hàng đóng cửa tất cả
- Mọi người vội vã về nhà.” (Bản dịch tiếng Việt của Trần Đĩnh, Nxb. Phụ Nữ, Hà
Nội, 2002, tr. 579-580, [dịch qua tiếng Pháp]).
Trong văn học Việt Nam, gần đây cũng có xu hướng tiếp thu phiên bản Joyce trong
kỹ thuật dòng chảy ý thức. Sự tiếp thu này không chỉ dừng lại trong tiểu thuyết mà nó còn
được mở rộng sang cả thi ca. Ngay trong một số trường ca, dòng chảy ý thức theo kiểu
Joyce đã được áp dụng khá triệt để. Đây là một chương trong trường ca Người cùng
thời (1999) của Mai Văn Phấn, chương VII: Mail cho em:
“HAI GIỌT SỐNG GẶP NHAU VÔ ĐỊNH EM KHỎA ANH LÊN TỪNG ĐỢT
SÓNG CHÌM DẦN VÀO DA MỊN TÓC TƠ TRUYỀN BẰNG MÃ RIÊNG ĐƯỜNG
CONG THƠM THOẢNG BÍ ẨN TẦN SỐ RUNG MỞ VÒM THANH ĐỚI ÂM TRỢ
DƯƠNG PHÙ HÀM RĂNG ĐỦ SỐ MẶC CHO KIỀN KHÔN BIẾN ĐỔI ANH THƠM
THÀNH HẠT SEN GIÃ BIỆT BÙN NÂU MÔI EM NGẬM NGÔI SAO HƯ VÔ
CHIẾU MỆNH MÀ ANH CHẲNG BIẾT CHẠY QUANH TUỔI THƠ CHÂN ĐẤT
LẤM LÁP ÁNH SÁNG CHÓI CHANG MÊ MẢI TÌM NGÔI SAO NẰM TRONG ĐÁY
NƯỚC BÌNH ĐÊM KHI ĐÔI MÔI TA GẶP NHAU BỖNG GIỌT NÀY THẤY GIỌT
KIA LÀ MẸ TRÊN VẦNG TRÁN LONG LANH HIỆN RA VÔ SỐ NHÃN CẦU HỘI
TỤ MỘT QUANG NĂNG MÁU ỨA ƯỚC TÍNH NHỮNG ĐƯỜNG CHÂN TRỜI ĐỂ
TRÔI QUA THẾ KỶ CHÚNG KHÚC XẠ TRONG TA NHIỀU KHOẢNG CÁCH
KHÁC THƯỜNG ”
Thực sự ở đây, cũng giống như trong Ulysses của Joyce, tính lôgic của lập luận đã
biến mất, chỉ còn lại cái vỏ vô nghĩa của ngôn ngữ, và điều này được thực hiện theo dòng

chảy hỗn độn phi trật tự của ý thức.
Trong tiểu thuyết, tác phẩm gần đây nhất của Y Ban, Xuân Từ Chiều (đăng trên
mạng hoinhavanvietnam.vn năm 2009),được viết từ đầu đến cuối không xuống dòng.
Cũng là để thể hiện “dòng chảy ý thức” chăng? Tuy nhiên Y Ban chỉ tiếp thu một khía
cạnh “dòng chảy” của kỹ thuật này, chứ không tiếp thu khía cạnh phá huỷ ngôn ngữ của
nó. Y Ban vẫn giữ trật tự ý nghĩa và ngữ pháp của câu văn, nhưng chị xếp các câu văn
“chảy” nối tiếp nhau như một luồng ý nghĩ liên tục, phải chăng đó là cách thể hiện một
tâm tư bức xúc của nhà văn? Ngay cả tên tác phẩm cũng là một kiểu chơi chữ khi tác giả
ghép tên của ba nhân vật nữ Xuân, Từ và Chiều lại thành một câu có nghĩa. Đó cũng là
một kiểu thể hiện của dòng ý thức.
Như vậy có thể thấy, xu hướng Proust thường được dành cho sự cách tân về chiều
sâu, còn xu hướng Joyce dành cho những sự đổi mới gây sốc có phần cực đoan bề ngoài.
Song cả hai đều chứng tỏ rằng kỹ thuật dòng chảy ý thức vẫn có một sức hấp dẫn và một
sức sống dai dẳng sau một thế kỷ tồn tại. Cho dù được tiếp thu theo hướng nào, thì kỹ
thuật này vẫn chứng tỏ là một trong những kỹ thuật không dễ thay thế của tiểu thuyết

×