Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KỲ (THÁNG 1-1994) & THOÁT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI_2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 5 trang )

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA
NHIỆM KỲ (THÁNG 1-1994) & THOÁT
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Với Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khoá
VII đã hoàn thành chương trình, cụ thể hoá một bước Cương lĩnh và
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội VII đã thông qua,
chuẩn bị tiến tới Đại hội VIII vào năm 1996.
Tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương đã uỷ nhiệm Bộ
Chính trị ra Nghị quyết Về một số định hướng lớn trong công tác tư
tưởng hiện nay nhằm tăng cường sự nhất trí tư tưởng trong Đảng, sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Nghị quyết nêu ra 6
định hướng:

Một là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách mạng
Việt Nam.

Hai là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy
nhất đúng đắn.

Ba là: Chế độ ta là chế độ do nhân dân làm chủ; Nhà nước ta là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng.

Bốn là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ
quá độ.

Năm là: Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và


công bằng xã hội.

Sáu là: Phát triển văn hoá, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trong năm 1994,
nhân dân ta đã đạt được những thành tựu mới trong xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,8%; tổng sản
lượng nông nghiệp tăng 4%; tổng sản phẩm công nghiệp tăng 13,5%;
sản lượng lương thực đạt 26 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ
USD, kim ngạch nhập khẩu 5 tỷ USD. Vốn đầu tư phát triển của toàn xã
hội đạt 48.000 tỷ đồng, khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước đạt 8.833 tỷ đồng. Ngân hàng nhà nước thu vượt dự
toán 6,3%.

Bước sang năm 1995, tình hình nước ta tiếp tục có những chuyển biến
tốt về mọi mặt. Tổng sản phẩm trong nước tăng 9,5%, sản xuất nông
nghiệp tăng 4,7%, sản lượng lương thực đạt 27 triệu tấn, sản xuất công
nghiệp tăng 14%, dịch vụ tăng 12,6%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài
tăng 85,4%, xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 7,5 tỷ USD.
Tiếp theo những thành tựu của các năm trước, thắng lợi năm 1995 đã
góp phần quan trọng hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu của
kế hoạch 5 năm 1991-1995. Nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước
bình quân hàng năm đạt 8,2%, sản xuất công nghiệp tăng 13,3%, sản
xuất nông nghiệp tăng 4,5%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong
tổng sản phẩm trong nước từ 22,6% (năm 1990) tăng lên 29,1% (năm
1995), dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%, lạm phát bị đẩy lùi từ 67,47% (năm
1991) giảm xuống còn 12,7% (năm 1995). Lương thực đủ ăn và xuất
khẩu mỗi năm khoảng 2 triệu tấn. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ
tầng và cơ sở công nghệ trọng yếu được xây dựng. Quan hệ sản xuất

được điều chỉnh thêm một bước phù hợp với tính chất, trình độ, yêu
cầu phát triển sản xuất.

Về xã hội, đã có một số chuyển biến tích cực: Đời sống phần lớn nhân
dân được cải thiện. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm; Nhà nước có
"chương trình việc làm quốc gia", hàng năm chi từ 200 đến 350 tỷ đồng
để giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Trình độ dân trí được
nâng lên. Người lao động được giải phóng khỏi nhiều cơ chế không hợp
lý. Chủ trương "Đền ơn đáp nghĩa" đối với người có công với nước
được toàn dân hưởng ứng. 37.154 bà mẹ được phong danh hiệu "Bà
mẹ Việt Nam anh hùng". Phong trào "Xoá đói, giảm nghèo" và các hoạt
động từ thiện ngày càng mở rộng. Lòng tin của nhân dân vào chế độ và
tiền đồ của đất nước, vào Đảng và Nhà nước tăng lên.

Sự ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh được củng cố. Việc điều
chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh tiếp tục được thực hiện có kết
quả. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố.
Đời sống lực lượng vũ trang được cải thiện. Cuộc đấu tranh chống "diễn
biến hoà bình" thu nhiều thắng lợi, gần 500 cuộc bạo loạn và âm mưu
bạo loạn đã bị dập tắt từ trong trứng, một số tổ chức phản động bị đưa
ra xét xử.

Đã có một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.Đảng đã từng
bước được đổi mới và củng cố về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Hiến
pháp mới năm 1992 và nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban
hành. Nền hành chính Nhà nước được cải cách một bước. Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị và xã hội đã đổi mới từng bước nội dung và
phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực
được phát huy. Đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng hướng về Tổ quốc.
Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh, nước ta đã phá được thế bị bao

vây, cấm vận. Đảng và Nhà nước đã thực hiện tích cực đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá quan
hệ, đã khôi phục và mở rộng quan hệ bình thường với Trung Quốc, phát
triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ
của ASEAN (ngày 28-7-1995); củng cố và đổi mới quan hệ truyền thống
với Liên bang Nga và các nước Đông Âu; bình thường hoá quan hệ về
ngoại giao với Mỹ (ngày 11-7-1995); ký Hiệp định chung với Liên hiệp
châu Âu (ngày 17-7-1995). Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế viện trợ
hoặc cho ta vay Quan hệ đoàn kết với các đảng cộng sản và công
nhân, các phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển, quan hệ với
đảng cầm quyền ở một số nước được thiết lập.

Trong không khí phấn khởi trước những thành tựu quan trọng trong
công cuộc đổi mới, từ ngày 6 đến ngày 14-11-1995, Hội nghị lần thứ
chínBan Chấp hành Trung ương khoá VII đã thảo luận và thông qua các
dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, hoàn
thành về cơ bản việc chuẩn bị cho Đại hội VIII.

×