Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.45 KB, 6 trang )

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
(ĐCSVN) - Đại hội diễn ra trong bối cảnh loài người đã kết thúc thế kỷ XX và
bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh dân tộc ta đứng trước những thời cơ lớn
đan xen với nhiều thách thức lớn.
Khả năng duy trì hoà bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập
trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh
giác, chủ động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, thúc đẩy so phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai
trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định
sự phát triển.
Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao
trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc
gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống
tội phạm, thiên tai và các đại dịch...
Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta
còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan
liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề
có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
diễn ra trong hoàn cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất
nước trong những năm 2001- 2005 và 2001-2010.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22
tháng 4 năm 2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú được
bầu từ các đại hội đảng bộ trực thuộc, đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn
Đảng.


Đồng chí Trần Đức Lương, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc.
Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
khoá VIII về các văn kiện trình Đại hội IX.
Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm
thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc
đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất
nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm sự
lãnh đạo của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ta ngang tầm với
đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, bầu ra Ban
Chấp hành Trung ương mới.
Báo cáo Chính trị “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đã
trình bày 10 vấn đề:
Việt Nam trong thế kỷ XX và triển vọng trong thế kỷ XXI; Tình hình đất nước 5 năm
qua và những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới; Về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta; Đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tăng cường quốc phòng và an ninh;
Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động
của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế;
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đánh giá về nước ta trong thế kỷ XX, Đại hội IX khẳng định: Thế kỷ XX là thế kỷ
của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống
nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi
có ý nghĩa lịch sử và thời đại.
“Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến dã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực

và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Về triển vọng trong thế kỷ XXI: Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, nhân dân
ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.
Về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của 5 năm (1996-2000), Báo cáo Chính trị
khẳng định 5 nhóm thành tựu quan trọng sau: kinh tế tăng trưởng khá; văn hoá, xã hội
có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; tình hình chính trị - xã
hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại
không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt
nhiều kết quả tốt.
Bên cạnh khẳng định những thành tựu đó, Đại hội IX đánh giá quá trình thực hiện
Nghị quyết Đại hội VIII còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điển: Nền kinh tế phát
triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; Một số vấn đề văn hoá - xã hội
bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết; Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa
tạo động lực mạnh để phát triển; Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000”.
Đại hội đánh giá tổng quát: phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước
phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế;
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hoá xã hội không
ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự
chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đại hội IX khẳng định những kinh nghiệm, bài học đổi mới mà các Đại hội VI, VII,
VIII của Đảng đã đúc rút vẫn có giá trị lớn, nhất là các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân phù hợp với thực tiễn,
luôn luôn sáng tạo.
Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
đổi mới.
Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh
giữa công nhân với nông dân và trí thức, do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi
ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành
phần kinh tế, của toàn xã hội. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân gắn với việc
phát huy dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hlội ở tất cả các cấp,
các ngành, thu hút trí tuệ và sức lực của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Đường lối kinh tế của Đảng được Đại hội thông qua là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời
tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,
từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Cùng với lĩnh vực kinh tế, Đại hội IX đã xác định đường lối lãnh đạo dối với các lĩnh
vực khác: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “Tăng cường quốc phòng và an ninh”; “Mở
rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; “Phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân”; “Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát

huy dân chủ, tăng cường pháp chế”; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Đại hội khẳng định phải coi xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của Đảng ta, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục
tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đi đôi với hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Đại hội IX đã
thông qua Phướng hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001-2010 và Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2001-2005 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII trình Đại hội. Đại hội đã thông
qua toàn văn Điều lệ Đảng bổ sung, sửa đổi.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 uỷ viên.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng
chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội,
vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ban Văn kiện
Cơ cấu, thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng
1 - Số Đại biểu được triệu tập là 1.170 đồng chí;
CƠ CẤU ĐẠI BIỂU THAM GIA ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
Trong đó:
- Có 1.005 đồng chí là đại biểu được bầu cử qua các đại hội đồng bộ trực thuộc,
chiếm 85,90% tổng số đại biểu;

- Có 156 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VIII là đại biểu đương nhiên,
chiếm 13,33% tổng số đại biểu;
- Có 9 đồng chí là đại biểu của các đảng bộ ngoài nước do Trung ương chỉ định,
chiếm 0,77% tổng số đại biểu.
- Có 3 đại biểu dự khuyết của 3 đoàn: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Long An
được cử thay đại biểu chính thức vắng mặt vì lý do sức khoẻ.
Đồng chí Phan Thế Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Đại biểu đương nhiên;
Đồng chí Trần Văn Khánh, Đại biểu chính thức của Đoàn Đại biểu tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
3 - Phân tích cơ cấu đại biểu dự Đại hội
- Đại biểu nữ có 139 đồng chí, chiếm 11,90%;
- Đại biểu thuộc các dân tộc ít người 152 đồng chí, chiếm 12,99%;
- Đại biểu trong các lực lượng vũ trang có 151 đồng chí, chiếm 12,91%;
- Đại biểu là Anh hùng Lao động có 9 đồng chí.
- Đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân có 20 đồng chí.
- Đại biểu là Nhà giáo và Thày thuốc Nhân dân và Ưu tú có 27 đồng chí.
- Có 1 Đại biểu vào Đảng trước năm 1940 chiếm 0,09%; có 12 Đại biểu vào Đảng
từ 9/1945 đến 7/1954 chiếm 1,02%; có 750 Đại biểu vào Đảng từ 8/1954 đến
4/1975 chiếm 64,21%; có 360 Đại biểu vào Đảng từ 5/1975 đến 12/86 chiếm
30,65%; có 45 Đại biểu vào Đảng từ 1/1987 đến nay chiếm 3,85%.
- Đại biểu được tặng Huy hiệu Đảng, có 1 đồng chí được tặng Huy hiệu 60 năm
tuổi Đảng; 11 đồng chí được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; 23 đồng chí được
tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
- Đại biểu có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên có 1.142 đồng chí,
chiếm 97,77%, trình độ dưới trung học phổ thông có 26 đồng chí, chiếm 2,22%.
CƠ CẤU ĐẠI BIỂU THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
- Đại biểu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng và đại học chiếm 75,77%;
thạc sĩ chiếm 4,70%; tiến sĩ chiếm 11,90%; giáo sư, phó giáo sư chiếm 3,76%.
CƠ CẤU ĐẠI BIỂU THEO TRÌNH ĐỘ CHÍNH TRỊ
- Đại biểu có trình độ lý luận chính trị: cử nhân chiếm 28,16%; cao cấp chiếm

60,61%; trung cấp chiếm 10,27%. Đại biểu được đào tạo bồi dưỡng quản lý
nhà nước chiếm 33,90%. Đại biểu được đào tạo bồi dưỡng quản lý kinh tế
chiếm 30,65%. Đại biểu được đào tạo quốc Phòng - an ninh chiếm 15,23%.
- Đại biểu tham gia cấp uỷ các cấp: Uỷ viên Trung ương Đảng chiếm 13,27%;

×