Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những trò chơi rèn luyện bản lĩnh cho bé doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.55 KB, 4 trang )

Những trò chơi rèn luyện bản lĩnh cho bé
Chúng ta không thể phủ định rằng nếu trẻ càng cố gắng tránh những
điều mình sợ thì ngày càng trở nên sợ hơn.
Tính rụt rè được biểu hiện ngay khi còn bé: trẻ thiếu óc sáng kiến, luôn
thu mình trong “thế giới cá nhân nhỏ bé”, quan sát những người xung
quanh mà không tham gia vào các trò chơi. Trẻ em có tính rụt rè không
bao giờ dám đến gần người khác mà chỉ lủi thủi chơi một mình, không
dám phát biểu ý kiến và dễ hoảng sợ khi thầy giáo hỏi trên lớp, không
bao giờ dám biểu lộ cảm xúc riêng của mình…
Điều này sẽ đem lại những thiệt thòi trong cuộc sống sau này.
Giúp trẻ loại bỏ "tính nhút nhát"
Đến năm 6 tuổi, trẻ bắt đầu cảm thấy “sợ” khi nghĩ đến phải Nói chuyện
hay tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, mỗi khi Nói chuyện, trẻ cảm
thấy như bị ở “ngoài cuộc”. Trên lớp, trẻ sợ phải Nói một điều gì đó và
không dám trêu đùa hay chọc ghẹo bạn bè.

Sự sợ sệt, nhút nhát ấy có nhiều tác hại, nó làm cho trẻ sễ quên đi những
cái đã được học. Do đó, trẻ dễ bị điểm xấu và cũng ngay những điểm
xấu này cũng làm cho trẻ mất đi lòng tự tin vào bản thân mình. Điều
đáng lo ngại là những trẻ em có tính rụt rè lại luôn cố tránh các tình
huống dễ có thể gây cho chúng sợ hãi, rèn cho chúng tính mạnh dạn như
chơi công viên, đến nhà người quen…
Ngay cả khi được bố mẹ cho phép ra ngoài, chúng từ chối bằng cách tự
Nói ra “Con có nhiều bài tập phải làm”, “Con Bị đau bụng”…
Chúng ta không thể phủ định rằng nếu trẻ càng cố gắng tránh những
điều mình sợ thì ngày càng trở nên sợ hơn.
Liệu pháp tâm lý học
Chính vì vậy, theo các nhà tâm lý học: cần phải có cách xử sự mới để
cho trẻ không còn sợ “cái làm cho chúng sợ”. Các nhà tâm lý học đã đề
ra biện pháp áp dụng các trò chơi nhằm giúp trẻ biết tự khẳng định mình.
Dưới đây là 3 trong số các trò chơi đó, trẻ có thể chơi với bố mẹ, anh chị


em hay các bạn trong lớp.
- Trò chơi "Nhìn đối phương": Được áp dụng khi con bạn lên 10-11 tuổi.
Với trò chơi “tôi nhìn bạn, bạn nhìn tôi”, trẻ sẽ phải nhìn người khác
đồng thời cũng bị người khác nhìn mình. Nếu ai nhìn lâu hơn sẽ thắng
cuộc. Đầu tiên, bé có thể chơi trò này với bố mẹ, sau đó dần dần nâng
mức độ khó hơn, trẻ chơi với cô dì, chú bác và các bạn trong lớp. Bạn
cũng nên gợi ý cho trẻ chơi trò này trong giờ ra chơi.
- Trò chơi "làm nhà báo": Được áp dụng ngay từ khi trẻ lên 9-10 tuổi.
Trong trò chơi này, bé cùng bạn thay nhau đóng vai nhà báo và người
được phỏng vấn như ở trên vô tuyến. Trong trò này, trẻ vừa phải hỏi,
vừa phải trả lời. Dần dần trẻ sẽ không còn thấy ngượng nghịu trước đám
đông và học được cách phát âm.
- Trò chơi "bộc lộ cảm xúc": Được áp dụng cho mọi lứa tuổi. Trẻ em có
tính rụt rè không bao giờ dám bộc lộ những cảm xúc của mình với người
khác mà luôn giữ kín trong lòng. Đây là nguyên nhân làm cho giữa trẻ
với mọi người xung quanh luôn có sự không hiểu nhau.
Để tránh được tình trạng này, bạn thường xuyên chơi với trẻ: cả hai
người thay nhau bày tỏ cảm xúc niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ… bằng
điệu bộ và sau đó thay nhau đoán biết. Với cách này, bạn sẽ giúp trẻ đỡ
sợ hơn với các cảm xúc và dạy cho trẻ biết giải tỏa những cảm xúc của
mình.
Theo:
Bibi

×