Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

kiến thức phòng và chữa bệnh da dị ứng cho cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng long thọ thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.62 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử bệnh viêm da dị ứng 3
1.2. Phân loại bệnh viêm da dị ứng 4
1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh da dị ứng 7
1.4. Đặc điểm lâm sàng của một số bệnh da dị ứng 8
1.5. Chẩn đoán nguyên nhân 9
1.6. Điều trị 11
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.3. Không gian và thời gian nghiên cứu 13
2.4. Các kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu 14
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 17
3.2. Đánh giá chung về sự hiểu biết 19
3.3. Đánh giá sự hiểu đúng về bệnh da dị ứng theo từng vấn đề 21
Chương 4. BÀN LUẬN 29
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29
4.2. Đánh giá chung về sự hiểu biết 29
4.3. Đánh giá sự hiểu đúng về bệnh da dị ứng theo từng vấn đề 31
KẾT LUẬN 39
KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới các rối loạn về da ngày càng nhiều và trở nên quan trọng, do


nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất là sự gia tăng số lượng các chất kích thích da theo nhiều kiểu khác nhau,
hậu quả của việc sử dụng ngày càng rộng rãi các hoá chất trong công nghiệp và
gia đình gây nên những phản ứng da thường gây chàm hay viêm da [23].
Viêm da là một bệnh da rất phổ biến. Khoảng 10% dân số trên thế giới
mắc bệnh viêm da. Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng nước, từng vùng khí
hậu. Tại London viêm da chiếm 18% các đối tượng đến khám bệnh. Một số
điều tra về bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất
cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Tại Hy Lạp viêm da chiếm 17% tất
cả các bệnh. Ở Việt Nam viêm da chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da
[6],[23].
Theo Khúc Xuyền, tỉ lệ viêm da trong ngành xây dựng là rất cao: Ở
công nhân sản xuất xi măng là 58,25% trong đó các bệnh da dị ứng là
19,13%,ở công nhân sử dụng xi măng 53,69% trong đó tỉ lệ các bệnh da dị
ứng là 31,28% [20] .
Riêng tại nhà máy xi măng Long Thọ trước đây nhiều công đoạn sản
xuất còn mang tính thủ công, nhưng kể từ năm 2004 nhiều khâu trong dây
chuyền sản xuất đã được tự động hóa, giúp cho công nhân hạn chế tiếp xúc
với xi măng, đời sống công nhân cũng được cải thiện. Tuy nhiên sự bảo hộ
lao động trong công nhân trực tiếp sản xuất vẫn còn hạn chế, chủ yếu là mặc
quần áo nhiều lớp mang khẩu trang, đeo găng tay và đi ủng thông thường
không thuộc loại chuyên dụng.
Các biểu hiện trên lâm sàng bệnh da nghề nghiệp thường đa dạng tùy
thuộc nguyên nhân gây bệnh, vị trí thương tổn và các yếu tố thuận lợi (cơ địa
2
và môi trường). Do vậy mà tính chất thương tổn cũng không đồng nhất. Từ đó
mà chúng ta thấy rằng việc ngăn chặn sự phát sinh bệnh da nghề nghiệp còn
nhiều khó khăn và phức tạp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để biết được trình độ nhận thức về ảnh
hưởng của môi trường nghề nghiệp đối với sức khoẻ của cán bộ công nhân

nhà máy xi măng Long Thọ như thế nào, chúng tôi đã tiến hành làm đề tài này
nhằm hai mục tiêu sau
1. Đánh giá chung sự hiểu biết về bệnh da dị ứng của cán bộ công
nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế.
2. Đề xuất tư vấn kiến thức phòng và chữa bệnh da dị ứng cho cán bộ
công nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG
Các nhà Da liễu nghiên cứu về bệnh viêm da đã gặp một số khó khăn
đầu tiên trong việc xác định nó. Quả vậy, không có một định nghĩa nào, một
triệu chứng lâm sàng, một thương tổn mô học, một căn nguyên bệnh học nào
thực sự thỏa mãn về bệnh viêm da.
Tuy nhiên, để có thể gọi bệnh viêm da thì trong giai đoạn tiến triển cần
phải có giai đoạn mụn nước, có biểu hiện lâm sàng và có tổn thương mô học.
Trước thế kỷ 19, trong y học người ta dùng danh từ Eczema để gọi một
số bệnh da cấp tính khác nhau như bệnh viêm quầng, bệnh mày đay cấp, hồng
ban… Cho đến năm 1813, Bateman mới mô tả đặc tính riêng biệt về lâm sàng,
xếp chàm vào nhóm bệnh da có mụn nước và xác định bệnh không phải do lây
truyền [20]. Đến thế kỷ 19, các nhà Da liễu dùng thuật ngữ chàm một cách
rộng rãi để chỉ các bệnh ngoài da có mụn nước tập trung thành từng mảng phát
ra đột ngột.
Thuật ngữ viêm da dùng để chỉ bất cứ loại viêm da nào, trong thuật ngữ
viêm da chàm hóa chỉ dùng để chỉ một phát ban da [29].
Martine VIGAN ở Pháp cho rằng: Viêm da dị ứng có những đặc trưng là
biểu hiện viêm da mãn hoặc tái phát có kèm dị ứng, di truyền nhóm gen trội, biểu
hiện là hen, viêm mũi mùa, dị ứng thức ăn, viêm da do tiếp xúc với protit [23].
Sotew và Fitzpatrick (1971) ở Mỹ cho rằng: Viêm da, chàm không phải
là một bệnh mà là đáp ứng viêm đặc hiệu của da đối với nhiều kích thích nội

giới và ngoại giới, mụn nước ở thượng bì, xốp bào, viêm da, chàm chỉ là một
kiểu riêng của viêm da [27].
4
Định nghĩa của ngành Da liễu nước ta: Bệnh viêm da là một phản ứng
viêm lớp lông biểu bì, biểu hiện lâm sàng bằng đỏ da, mụn nước, ngứa, rất
hay tái phát, phát triển mạn tính, về mô học có hiện tượng xốp bào [5].
Hiện nay công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi ở
cả thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm môi trường nước, rác
thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp làm gia tăng bệnh da. Có đến 15 - 20%
dân chúng bị viêm da tiếp xúc [23]. Trong đó bệnh da nghề nghiệp chiếm
khoảng 50%, nguyên nhân chủ yếu là do hóa chất [4].
Ở Việt Nam một số ngành có tỉ lệ viêm da cao: Ngành dệt sợi ở tất cả
cơ sở sản xuất chiếm 14,92 đến 23,16% [21], ngành dược phẩm trung ương II
22,58% [15], nhà máy sơn, nhà máy pin Hà Nội 23,52% [11], nhà máy nhựa
Hà nội 32% [17],ngành xây dựng: ở công nhân sản xuất xi măng là 58,25%
trong đó các bệnh da dị ứng là 19,13%; ở công nhân sử dụng xi măng là
53,69% trong đó tỉ lệ các bệnh da dị ứng là 31,28% [20].
Năm 2007 theo nghiên cứu của Lê Xuân Lan, Nguyễn Văn Vịnh tỉ lệ
viêm da tiếp xúc trên công nhân nhà máy xi măng Long Thọ thành phố Huế là
6,45% [14].
1.2. PHÂN LOẠI BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG
Nhiều cách đặt tên và phân loại bệnh viêm da đã gây khó khăn rắc rối
cho các nhà Da liễu học trong một thời gian dài, sở dĩ vậy vì bệnh viêm da có
thể do một phổ rộng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh gây ra, các yếu tố này
tác động đơn độc hoặc phối hợp. Trong một số trường hợp, các yếu tố gồm
nhiều nguyên nhân đan quyện nhau và hai hay nhiều dạng viêm da có thể thấy
được trên một bệnh nhân cùng lúc hay lần lượt.
Phân loại bệnh viêm da rất khó khăn vì danh pháp không thống nhất và
các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lại nhiều. Chính vì sự phức tạp này thế giới
đã có nhiều kiểu phân loại khác nhau cùng xuất hiện.

5
Hornstein - Op (1986) người Đức đề nghị phân loại bệnh viêm da làm 3
loại chính sau [4]:
- Bệnh viêm da do nguyên nhân bên trong
- Bệnh viêm da do vi sinh vật
- Bệnh viêm da do nguyên nhân bên ngoài
Theo R. Degos (1974) thì chia làm 9 loại [30]:
- Viêm da do yếu tố ngoại giới
- Viêm da do vi khuẩn và nấm
- Viêm da do yếu tố nội giới
- Viêm da trẻ em
- Viêm da thể địa
- Viêm da da dầu
- Viêm da thứ phát của các bệnh ngoài da
- Ban dạng viêm da
- Viêm da dạng tổ đỉa
Phân loại theo trường phái Mỹ có 3 loại [27]:
- Những tác nhân ngoại sinh: Viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc
dị ứng ánh sáng, viêm da vi khuẩn, viêm da nấm.
- Những tác nhân nội sinh: Phát ban dạng viêm da do thuốc, viêm da
thứ phát hoặc tự mẫn cảm.
- Chưa rõ nguyên nhân
Theo trường phái Anh chia làm 2 loại [28]:
- Ngoại sinh: Viêm da tiếp xúc chất kích thích, viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Nội sinh: Viêm da thể tạng, viêm da da dầu, viêm da cẳng chân, viêm da
đồng tiền, tổ đỉa, viêm da thần kinh, viêm da bong vảy và các loại viêm da khác.
6
Phân loại bệnh viêm da theo tính chất thương tổn, theo diễn tiến bệnh, theo căn
nguyên bao gồm [6]:
Theo tính chất thương tổn [6]:

- Viêm da đỏ: Da đỏ sẫm giống như xuất huyết, hay gặp ở cẳng chân,
chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy dịch vàng.
- Viêm da dạng bọng nước: Khi thương tổn lớn hơn 1cm gọi là bọng nước,
bọng nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay chân.
- Viêm da dạng sẩn: Các sẩn nổi cao như sẩn huyết thanh tập trung thành
từng đám.
Theo tiến triển của bệnh [6]:
- Viêm da cấp: Nề da đỏ, phù và chảy nước nhiều.
- Viêm da bán cấp: Da còn đỏ, ít phù nề, hết chảy nước.
- Viêm da mạn: Biểu hiện da có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy nước, nếu
tồn tại lâu và gãi nhiều thì da dày lên, nếp da sâu xuống tức là liken hóa.
- Viêm da bội nhiễm: Bên cạnh mụn nước có mụn mủ, vết trợt, khi có vảy
vàng giống như vảy chốc gọi là viêm da chốc hóa.
- Viêm da thứ phát hóa: Những bệnh da bôi thuốc không thích hợp gây
kích thích sẽ biến sang viêm da, bên cạnh những thương tổn nhỏ xuất hiện
những mụn nước nhỏ giống như viêm da.
Theo căn nguyên [6]:
- Viêm da thể tạng
- Viêm da vi trùng
- Viêm da tiếp xúc
- Viêm da da dầu
Phân loại viêm da ở Việt Nam chia làm 4 loại chính [5],[10].
- Viêm da thể tạng
7
- Viêm da vi trùng
- Viêm da tiếp xúc
- Viêm da da dầu
Theo Harison phân loại viêm da như sau [22] :
- Các loại viêm da chưa rõ nguyên nhân: Viêm da thể tạng, liken đơn
mạn, sẩn ngứa cục, viêm da thần kinh, viêm da do ứ máu, chàm đồng tiền, tổ đỉa,

viêm da da dầu, viêm da liên quan đến hệ tiêu hóa, các ban giống như viêm da
trong các bệnh hệ thống, hội chứng Wiskott - Aldrich, hội chứng Hurler, bệnh
Hartnup, phenyl - keton niệu.
- Các loại viêm da đã rõ căn nguyên: Viêm da tiếp xúc, viêm da do ánh nắng,
ban đa dạng do ánh sáng, viêm da vi khuẩn, viêm da do nấm.
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH DA DỊ ỨNG
1.3.1. Viêm da tiếp xúc
Có 2 nguyên nhân chính: [24].
- Do dị ứng: xuất hiện sau tiếp xúc với dị ứng nguyên và không thay
đổi trên da. Sự tăng nhạy cảm da biểu hiện thông thường trong nhiều tuần, kể
từ khi xuất hiện những thay đổi đầu tiên trên da. Những lần tiếp xúc sau đó
với dị ứng nguyên cho dù với lượng nhỏ cũng là nguyên nhân gây viêm da
mụn nước. Sự tăng nhạy cảm da có thể dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm
hoặc vĩnh viễn.
- Do kích thích: Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ngay tại vùng tiếp xúc
với chất kích thích. Người ta chia thành 2 loại kích thích: Kích thích tuyệt đối
(mạnh), kích thích tương đối (vừa). Những chất kích thích tuyệt đối là những
chất gây viêm da ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên như: axit, kiềm mạnh, vài
muối kim loại. Những chất kích thích tương đối là phải tiếp xúc lâu mới gây
viêm như: xà phòng và các dung môi hữu cơ.
8
1.3.2. Chàm tiếp xúc
Chủ yếu là do các chất kích thích, nhưng cũng đồng thời là chất gây dị
ứng nên bệnh có khuynh hướng lan rộng ra phạm vi tiếp xúc [18]. Một số trường
hợp là do tiếp xúc với tia tử ngoại trong tia bức xạ mặt trời [20].
1.3.3. Sạm da
Có 2 cơ chế chính cần được xem xét, đó là: tác dụng của các chất kích
thích từ môi trường bên ngoài và tính nhạy cảm với ánh sáng. Tính cảm ứng đó
không phải chỉ do các chất quang động (các dẫn chất của than đá, dầu hỏa, chất
màu công nghiệp…) tác dụng trực tiếp lên da mà còn do tiếp xúc qua đường hô

hấp hoặc đường tiêu hóa làm tăng cảm ứng của da đối với ánh sáng [20].
1.3.4. Viêm nang lông và thương tổn dạng mụn trứng cá
Thường là do các phản ứng viêm ở nang lông khi tiếp xúc với các hóa
chất như: dầu mỡ, nhựa đường… hoặc kích thích gây thương tổn mụn trứng
cá [7].
1.3.5. Thương tổn dạng liken phẳng
Cơ chế chính là do sự cảm ứng của da đối với các chất tiếp xúc [4].
1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA MỘT SỐ BỆNH DA DỊ ỨNG
1.4.1. Viêm da tiếp xúc
- Phù, đỏ da, nổi các mụn nước lấm tấm, chảy nước vàng, ngứa từng đợt.
Không có khuynh hướng lan rộng tại chỗ kích thích [18].
Ngứa dữ dội, ban đỏ khô và nứt da ở những vùng tì đè hoặc các ở các nếp
gấp. Thương tổn thường mềm, không đau. Các hồng ban mãn tính thường gây ra
bởi xi măng sử dụng trong xây dựng [20].
Tiến triển thường là cấp, bán cấp hoặc mãn tính.
1.4.2. Chàm tiếp xúc
- Ngứa, mụn nước, dày da hoặc vảy da. Thương tổn khu trú ở vùng da hở
như mu bàn tay, bàn chân, cẳng chân, cẳng tay mặt và cổ tương xứng với những
9
vùng tiếp xúc hóa chất gây bệnh. Nếu loại bỏ được hoàn toàn chất kích thích gây
cảm ứng thì bệnh giảm nhanh và không tái phát [24].
- Là bệnh ngoài da bán cấp có thời gian tái phát, mặc dù đã loại bỏ
không tiếp xúc với chất kích thích nữa. Bệnh đã khuynh hướng lan rộng ra
phạm vi tiếp xúc [18].
1.4.3. Sạm da
Có 3 giai đoạn [20].
- Hơi đỏ da có khi kèm ngứa. Vùng da giáp chân tóc và hai bên thái
dương bắt đầu có sạm da hình mạng lưới, dày sừng các lỗ chân lông.
- Sạm da tăng rõ, có thể xuất hiện trên nền da ứ huyết, dày sừng nang lông
tăng rõ.

- Sạm da hình mạng lưới, sạm như chì. Toàn trạng: nhức đầu, mệt mõi, thị
lực giảm sút.
Phát hiện trên lâm sàng chủ yếu ở giai đoạn 2 và 3.
1.4.4. Viêm nang lông [18].
- Thương tổn sẩn, mụn mủ ở nang lông.
- Thương tổn khỏi chậm, thường để lại sẹo.
- Thường khu trú ở mặt, ngực, tứ chi.
- Tiến triển mãn tính.
1.4.5. Thương tổn dạng liken phẳng [7].
- Viêm da rất cấp và tạo sẩn, ngứa.
- Thương tổn láng, dẹp, nhiều cạnh, màu sắc thay đổi từ đỏ tía sang tím
hoa cà.
-Thường phân bố ở 2 bên và đối xứng.
- Tiến triển mãn tính.
1.5. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
1.5.1. Tiền sử
Tiếp xúc với chất kích thích hoặc cảm ứng.
10
1.5.2. Những triệu chứng gợi ý trên lâm sàng [7].
1.5.2.1. Viêm nang lông
Thường do dầu, các dẫn xuất từ nhựa đường.
1.5.2.2. Thương tổn dạng liken phẳng
Do nhạy cảm với những hợp chất có chứa muối p.phenylendihan dùng để
rửa phim màu.
1.5.2.3 Sạm da
Do asen có trong nhựa đường, dầu nhớt, ánh sáng mặt trời.
1.5.2.4. Viêm da tiếp xúc
+ Viêm da nổi mụn nước thường do: bột giặt hóa học, hóa chất (crôm,
niken) axit, kiềm, dung môi và các chất sử dụng trong sản xuất cao su.
+Hồng ban mãn tính thường do: xi măng, crôm, niken…

1.5.3. Các test tìm dị ứng nguyên [7].
- Mục đích là tìm dị ứng nguyên gây ra viêm da, chàm tiếp xúc.
- Các test thường được áp dụng là:
1.5.3.1. Patch test (thử nghiệm áp, test thượng bì)
+ Vật liệu thử test được giữ trên vùng da trong 48 giờ.
+ Đọc kết quả lần 1 vào giờ thứ 48. Đọc kết quả lần 2 vào giờ thứ 72
hoặc 96.
+ Phản ứng dương tính khi xuất hiện đỏ da, ngứa hoặc mụn nước tại nơi
áp vật liệu dị ứng nguyên lên da.
1.5.3.2. Test trong da
Lấy 1 lượng rất nhỏ dị ứng nguyên nghi ngờ tiêm trong da. Đọc kết quả
sau 15 – 30 phút. Nếu dương tính biểu hiện tại chổ đỏ da mụn nước, ngứa.
1.5.3.3. Road test
Test nhắc lại bằng cách dùng dị ứng nguyên lập lại 2 lần/ ngày. Ít nhất
trong 7 ngày. Phản ứng dương tính khi xuất hiện đỏ da, mụn nước, ngứa. Cho
phép xác định dị ứng nguyên trong môi trường.
11
1.5.3.4. Spot test
Dùng chỉ thị màu để phát hiện dị ứng nguyên
Mỗi màu quy định 1 loại dị ứng nguyên. Tùy theo màu mà phát hiện dị
ứng nguyên khi đọc kết quả.
1.6. ĐIỀU TRỊ
1.6.1. Chàm tiếp xúc
+ Tại chỗ:
- Corticoid bôi
- Diệt khuẩn bằng nitrat bạc 0,5%, chlohexidin.
- Thuốc làm dịu: bằng rửa xà phòng Roche – Posay.
- Loại bỏ chất kích thích.
+. Toàn thân:
- Kháng sinh họ Macrolid trong 3 tuần.

- Kháng histamin
- Corticoide khi bị chàm cấp ở mặt, chàm đỏ da.
- Loại bỏ chất kích thích.
1.6.2. Sạm da
- Chống ngứa, thuốc bong vảy nhẹ.
- Hydroquinone monobenzilic 2% bôi tại chổ.
1.6.3. Viêm nang lông và mụn trứng cá
- Tại chỗ bôi dung dịch calamin.
- Đối với mụn trứng cá:
+ Tại chỗ: Vitamin A axit
+ Toàn thân: tetracylin (nhóm cyclin)
1.6.4. Thương tổn dạng liken phẳng
- Corticoide tại chỗ và toàn thân.

12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
Cán bộ công nhân viên đang làm việc ở nhà máy xi măng Long Thọ
Thành phố Huế.
Nhà máy xi măng Long Thọ trước đây có tên là Nhà máy vôi Long
Thọ, sản xuất xi măng và vôi xây dựng, thuộc doanh nghiệp nhà nước, dây
chuyền sản xuất chưa được tiên tiến, nhiều công đoạn sản xuất còn mang
tính thủ công. Kể từ năm 2004, Nhà máy theo dạng cổ phần hóa, nhiều khâu
trong dây chuyền sản xuất được tự động hóa, giúp cho công nhân hạn chế
tiếp xúc trực tiếp với xi măng. Do vậy, số lượng công nhân trước đây
khoảng 800 người đã giảm xuống còn dưới 400 người, đời sống công nhân
được cải thiện. Tuy nhiên, sự bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản
xuất vẫn còn hạn chế, chủ yếu là khẩu trang, đeo găng tay và đi ủng thông

thường không thuộc loại chuyên dụng và mặc quần áo nhiều lớp.
Trong số gần 400 công nhân viên chức tại Nhà máy, có khoảng 300
người thường xuyên tiếp xúc với xi măng, số còn lại thuộc nhóm khai thác đá
và bộ phận văn phòng, cơ khí, điện nước…
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Là cán bộ công nhân viên đang trực tiếp làm việc tại nhà máy xi măng
Long Thọ Thành phố Huế.
13
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Những công nhân viên từ chối tham gia nghiên cứu.
Những công nhân viên đang trong thời gian đi công tác, đau ốm.
2.1.4. Cỡ mẫu
Dựa theo danh sách cán bộ công nhân viên đang làm việc ở nhà máy xi
măng Long Thọ, chia nhóm và mời đến phỏng vấn theo lịch đã được thông
báo. Phỏng vấn tất cả những người có đến, không phân biệt tuổi, giới và thời
gian công tác.
Tổng số : 350 cán bộ công nhân viên
Trong đó : Nam: 247 Nữ:103
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang.
2.3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Nhà máy xi măng Long Thọ đóng trên địa bàn phường Thủy Biều,
Thành phố Huế, cách trung tâm Thành phố Huế 5km về phía Tây. Là một
vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông sang Tây. Phía Bắc
giáp sông Hương, phía Đông là đồi Long Thọ, phía Tây là ruộng lúa bao gồm
xí nghiệp mỏ đá và mỏ sét. Đây là nhà máy xi măng lớn trên địa bàn Thành
phố Huế.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
- Tháng 04/2011đến tháng 06/2011: Thu thập tài liệu tham khảo tại Thư viện

trường Đại học Y Dược Huế và lập phiếu điều tra cá nhân về bệnh da dị ứng.
14
- Tháng 06/2011 đến tháng 10/2011: Liên hệ nghiên cưú tại nhà máy
Long Thọ tìm hiểu tình hình cán bộ công nhân viên đang làm việc.
- Tháng 10/2011 đến tháng 01/2012: thu thập số liệu nghiên cứu dựa vào
bộ câu hỏi.
- Tháng 01/2012 đến tháng 05/2012 xử lý số liệu và viết luận văn.
2.4. CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra cá nhân.
2.4.2. Một số kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
Lập bảng điều tra trả lời câu hỏi được thiết kế theo trắc nghiệm đúng sai, câu
hỏi ngắn gọn, rõ ràng giúp cho đối tượng điều tra dễ hiểu và dễ trả lời.
Phiếu gồm hai phần: (bảng phụ lục kèm theo).
Phần thứ nhất là phần hành chính: gồm họ tên cá nhân, tuổi, giới và
trình độ học vấn.
Phần thứ hai là phần điều tra kiến thức của cán bộ công nhân viên gồm
28 câu hỏi đánh trắc nghiệm đúng sai.
2.4.3. Phương pháp đánh giá
Sau khi có kết quả chúng tôi tiến hành đánh giá.
Phân tích đặc điểm của nhóm nghiên cứu để đảm bảo tình hình đại diện
cho quần thể nghiên cứu.
Phân tích mối liên quan giữa giới tuổi, trình độ học vấn với sự hiểu biết
chung. Phân tích tỷ lệ công nhân viên hiểu biết theo từng câu hỏi và có khảo
sát mối liên quan của sự hiểu biết này theo tuổi và trình độ.
15
Bộ câu hỏi được sắp xếp lại để phân tích theo các nhóm sau:
- Đặc điểm của nhóm nghiên cứu theo tuổi, trình độ học vấn.
- Đánh giá chung về sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu.
Chúng tôi phân chia ba nhóm với ba mức độ khác nhau:

+ Nhóm thứ nhất có mức độ hiểu đúng tốt: đây là những công nhân
viên nghiên cứu trả lời đúng 90% trở lên các câu hỏi (từ 25 câu trở lên).
+ Nhóm thứ hai là nhóm hiểu đúng ở mức độ khá: đây là những công
nhân viên nghiên cứu trả lời đúng 80 - 90 % các câu hỏi (từ 22-24 câu).
+ Nhóm thứ ba là nhóm hiểu đúng ở mức độ trung bình, bao gồm những
công nhân viên nghiên cứu trả lời đúng < 80% các câu hỏi (

22 câu).
Đánh giá mức độ hiểu đúng liên quan tuổi, trình độ.
Tỷ lệ hiểu đúng về cơ địa dị ứng thông qua câu hỏi 1, 4, 5.
Tỷ lệ hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh thông qua câu 2, 3.
Tỷ lệ hiểu đúng về đường không lây thông qua câu hỏi 7.
Tỷ lệ hiểu đúng về yếu tố thuận lợi, thời tiết thay đổi thông qua câu 8, 12.
Tỷ lệ hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh do thực phẩm thông qua câu 9, 27.
Tỷ lệ hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh trong sinh hoạt hằng ngày
thông qua câu 6, 10, 11, 13, 14
Tỷ lệ hiểu đúng về biểu hiện của bệnh thông qua câu 15.
Tỷ lệ hiểu đúng về điều trị bệnh da dị ứng thông qua câu 16, 17, 18, 19.
Tỷ lệ hiểu đúng về cần làm xét nghiệm máu thông qua câu 20
16
Tỷ lệ hiểu đúng về bệnh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và mất tự tin
thông qua câu 21.
Tỷ lệ hiểu đúng về nơi tư vấn tốt nhất thông qua câu 22.
Tỷ lệ hiểu đúng về nơi khám bệnh và điều trị thông qua câu 23, 26.
Tỷ lệ hiểu đúng về hành vi khi mắc bệnh thông qua câu 24, 25.
Tỷ lệ hiểu đúng về sổ giun một năm hai lần thông qua câu 28.
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường với Excel
và phần mềm Epi. info 6.0.
17

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi
Nhóm tuổi N Tỷ lệ p
< 30 30 8,57
< 0,05
31-40 81 23,14
41-50 187 53,43
51-60 52 14,86
Tổng 350 100,00
Tuổi TB 43,27 ± 8,20 T
MAX
=60, T
MIN
=17
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi
Nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 53,43%.
Nhóm < 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,57%
Tuổi trung bình 43,27 ± 8,20 tuổi, tuổi cao nhất 60 tuổi, thấp nhất 17 tuổi.
3.1.2. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới
18
Biểu đồ 3.2. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới
Nam chiếm 70,57% gấp 2,4 lần nữ (29,43%).
3.1.3. Phân bố nhóm nghiên cứu theo học vấn
Bảng 3.2. Phân bố nhóm nghiên cứu theo học vấn
Học vấn N Tỷ lệ p
Tiểu học 26 7,43
< 0,05

THCS 121 34,57
THPT 141 40,29
CĐ-ĐH 62 17,71
Tổng 350 100,00
Biểu đồ 3.3. Phân bố nhóm nghiên cứu theo học vấn
Các đối tượng nghiên cứu có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất
40,29%.
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HIỂU BIẾT
3.2.1.Tỷ lệ hiểu biết của nhóm nghiên cứu
19
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hiểu biết của nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ hiểu biết trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 58,29%. Hiểu biết tốt
chiếm 8,0%, khá chiếm 33,71%.
3.2.2. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo tuổi
Bảng 3.3. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo tuổi
Mức độ

hiểu biết
< 30 [1] 31-40 [2] 41-50 [3] 51-60 [4]
N % N % n % n %
Tốt 0 0,0 9 11,1 16 8,6 3 5,8
Khá 11 36,7 22 27,2 64 34,2 21 40,4
Trung bình 19 63,3 50 61,7 107 57,2 28 53,8
Tổng cộng 30 100 81 100 187 100 52 100
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ tốt nhóm 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất 11,1%
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ khá nhóm 51-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,4%
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ trung bình nhóm <30 chiếm tỷ lệ cao nhất
63,3%
3.2.3. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo giới
Bảng 3.4. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo giới

Mức độ Nam Nữ Tổng
n % N % N %
Tốt 20 8,1 8 7,8 28 8,0
20
Khá 89 36,0 29 28,1 118 33,7
Trung bình 138 55,9 66 64,1 204 58,3
Tổng cộng 247 100 103 29,4 350 100
P
p > 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ tốt nam nữ tương đương nhau
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ khá nam (36 % ) nữ (28,1%)
Tỷ lệ hiểu đúng mức độ trung bình nữ (64,1%) cao hơn nam (55,9%)
3.2.4. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo trình độ học vấn
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ hiểu biết đúng theo học vấn
Mức độ
hiểu biết
Tiểu học [1] THCS [2] THPT [3] CĐ-ĐH [4]
N % N % n % n %
Tốt 0 0,00 6 4,96 10 7,09 12 19,35
Khá 5 19,23 20 16,53 67 47,52 26 41,94
Trung
bình
21 80,77 95 78,51 64 45,39 24 38,71
Tổng cộng 26 100 121 100 141 100 62 100
Tỷ lệ hiểu đúng ở mức độ tốt đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 19,35%.
Tỷ lệ hiểu đúng ở mức độ khá THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 47,52%.
Tỷ lệ hiểu đúng ở mức độ trung bình tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất
80,77%.
3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU ĐÚNG VỀ BỆNH DA DỊ ỨNG THEO TỪNG
VẤN ĐỀ

3.3.1. Hiểu về cơ địa dị ứng ( câu 1,4,5)
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiểu biết về cơ địa dị ứng
Cơ địa dị ứng
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Do cơ địa
dị ứng
Đ 259 74,0 83,3 76,5 70,6 76,9 53,8 63,6 78,7 91,9
S 91 26,0 16,7 23,5 29,4 23,1 46,2 36,4 21,3 8,1
p > 0,05 < 0,05
21
Di truyền
(câu 4)
Đ 91 26,0 16,7 25,9 29,9 17,3 7,7 24,0 26,3 35,5
S 259 74,0 83,3 74,1 70,1 82,7 92,3 76,0 73,8 64,5
p > 0,05 < 0,05
Từ nhỏ
(câu 5)
Đ 238 68,0 60,0 71,6 69,5 61,5 61,5 64,5 69,5 74,2
S 112 32,0 40,0 28,4 30,5 38,5 38,5 35,5 30,5 25,8
P > 0,05 < 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng do cơ địa dị ứng chiếm 74,0%. Nhóm tuổi 1 chiếm
83,3% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Nhóm trình độ 4
chiếm 91,9% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trình độ học
vấn( p< 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng do di truyền chiếm tỷ lệ thấp 26,0%. Nhóm tuổi 3

chiếm 29,6% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Nhóm trình
độ 4 chiếm 35,5% ( p< 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng có thể bị từ nhỏ chiếm 60,0%, sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) giữa các nhóm tuổi. Nhóm trình độ
4 chiếm 74,2% ( p< 0,05).
3.3.2. Hiểu nguyên nhân gây bệnh da dị ứng ( câu 2,3)
Bảng 3.7. Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây bệnh da dị ứng (không do)
Nguyên nhân
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Do nấm
(câu 2)
Đ 227 64,9 56,7 71,6 64,7 59,6 61,5 64,5 61,0 75,8
S 123 35,1 43,3 28,4 35,3 40,4 38,5 35,5 39,0 24,2
p < 0,05 < 0,05
Vi khuẩn
(câu 3)
Đ 142 40,6 30,0 44,4 40,6 40,4 19,2 34,7 39,0 64,5
S 208 59,4 70,0 55,6 59,4 59,6 80,8 65,3 61,0 35,5
p > 0,05 < 0,05
22
Tỷ lệ hiểu đúng nguyên nhân không do nấm chiếm 64,9%. Sự khác biệt
giữa nhóm tuổi và trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng nguyên nhân không do vi khuẩn chiếm 40,6% không
có sự khác biệt thống kê giữa nhóm tuổi (p>0,05), ngược lại sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn (p<0,05).

3.3.3. Hiểu đường không lây bệnh da dị ứng ( câu 7)
Bảng 3.8. Tỷ lệ hiểu biết đường không lây bệnh da dị ứng
Đường
không lây
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Đúng 239 68,3 66,7 70,4 65,8 75,0 53,8 56,2 71,6 90,3
Sai 111 31,7 33,3 29,6 34,2 25,0 46,2 43,8 28,4 9,7
p > 0,05 < 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng không dễ lây chiếm 68,3%. Không có
sự khác biệt thống kê giữa nhóm tuổi (p> 0,05), ngược lại sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn (p< 0,05).
3.3.4. Hiểu yếu tố thuận lợi, thời tiết ( câu 8,12)
Bảng 3.9. Tỷ lệ hiểu biết về yếu tố thuận lợi, thời tiết gây bệnh da dị ứng
Yếu tố thuận lợi,
thời tiết
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Thời tiết
thay đổi
Đ 304 86,9 86,7 87,7 86,6 86,5 80,8 83,5 88,7 91,9
S 46 13,1 13,3 12,3 13,4 13,5 19,2 16,5 11,3 8,5

p > 0,05 > 0,05
Thuốc trừ
sâu, phân
Đ 336 96,0 93,3 96,3 95,7 98,1 96,2 95,0 95,0 100
S 14 4,0 6,7 3,7 4,3 1,9 3,8 5,0 5,0 0,0
p > 0,05 > 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng xuất hiện khi thời tiết thay đổi chiếm 86,9%.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
23
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do thuốc trừ sâu, phân hóa học, bụi
nhà chiếm 96,0%. Không có sự khác biệt thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu
(p> 0,05).
3.3.5. Hiểu nguyên nhân gây bệnh da dị ứng do thực phẩm ( câu 9 ,27)
Bảng 3.10. Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân do thực phẩm
Nguyên nhân
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Thức ăn sống,
đồ hộp,
Đ 281 80,3 76,7 82,7 79,1 82,7 69,2 76,0 82,3 88,7
S 69 19,7 23,3 17,3 20,9 17,3 30,8 24,0 17,7 11,9
p > 0,05 < 0,05
Đồ biển
(câu 27)
Đ 284 81,1 76,7 85,2 81,3 76,9 73,1 80,2 82,3 83,9
S 66 18,9 23,3 14,8 18,7 53,4 26,9 19,8 17,7 16,1

p > 0,05 > 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do thức ăn sống chiếm 80,3%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê nhóm trình độ học vấn (p < 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do ăn đồ biển chiếm 81,1%. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
3.3.6. Hiểu nguyên nhân gây bệnh da dị ứng trong sinh hoạt hằng ngày
( câu 6 ,10,11,13,14)
Bảng 3.11. Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân do ý thức, lối sống
Nguyên nhân
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Vệ sinh kém
(câu 6)
Đ 86 24,6 16,7 27,2 24,1 26,9 19,2 17,4 23,4 43,5
S 264 75,4 83,3 72,8 75,9 73,1 80,8 82,6 76,6 56,5
p > 0,05 < 0,05
Quần áo,
trang sức
Đ 284 81,1 76,7 79,0 80,2 90,4 80,8 81,0 80,9 82,3
S 66 18,9 23,3 21,0 19,8 9,6 19,2 19,0 19,1 17,7
p > 0,05 > 0,05
Đồ dùng bằng
da (câu 11)
Đ 250 71,4 73,3 67,9 66,8 92,3 61,5 67,8 73,0 79,0
S 100 28,6 26,7 32,1 33,2 7,7 38,5 32,2 27,0 21,0
p > 0,05 > 0,05

24
Mỹ phẩm,
kem phấn
Đ 346 98,9 96,7 100 98,4 100 96,2 98,3 99,3 100
S 4 1,1 3,3 0,0 1,6 0,0 3,8 1,7 0,7 0,0
p > 0,05 > 0,05
Loại thuốc
bôi
Đ 337 96,3 96,7 97,5 94,7 100 96,2 94,2 96,5 100
S 13 3,7 3,3 2,5 5,3 0,0 3,8 5,8 3,5 0,0
p > 0,05 > 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do vệ sinh kém chiếm 24,6%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê nhóm trình độ học vấn (p < 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do quần áo, trang sức chiếm 81,1%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do đồ dùng bằng da chiếm 71,4%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do mỹ phẩm, kem phấn chiếm 98,9%.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị ứng do các loại thuốc bôi chiếm 96,3%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
3.3.7. Hiểu biết biểu hiện của bệnh da dị ứng ( câu 15)
Bảng 3.12. Tỷ lệ hiểu biết biểu hiện bệnh da dị ứng
Biểu hiện bệnh
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4

Đúng 280 80,0 80,0 76,5 83,4 73,1 61,5 79,3 81,6 85,5
Sai 70 20,0 20,0 23,5 16,6 26,9 38,5 20,7 18,4 14,5
p > 0,05 < 0,05
Tỷ lệ hiểu đúng biểu hiện bệnh da dị ứng chiếm 80,0%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở nhóm có trình độ học vấn (p < 0,05).
3.3.8. Hiểu điều trị bệnh da dị ứng ( câu 16 ,17,18,19)
Bảng 3.13. Tỷ lệ hiểu biết hiểu điều trị bệnh da dị ứng
Điều trị
Số
lượng
Tỷ
lệ
Nhóm tuổi Trình độ học vấn
1 2 3 4 1 2 3 4
Chữa khỏi
hoàn toàn
Đ 136 38,9 33,3 38,3 38,5 44,2 38,5 37,2 37,6 45,2
25

×