TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
HỒ KIM QUỐC
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN-BÉO PHÌ
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CÂP I
Giáo viên hướng dẫn
TS.BS PHAN THỊ BÍCH NGỌC
HUẾ, 2011
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BMI : Body Mas Index (Chỉ số khối cơ thể)
CC : Chiều cao
CHCB : Chuyển hoá cơ bản
CN : Cân nặng
CN/CC : Cân nặng theo chiều cao
KTC 95% : Khoảng tin cậy 95%
MRI : Magnetic Resornance Imaging
(chụp cộng hưởng từ)
NHANES : The National Health And Nutrition Examination
Survey (Điều tra dinh dưỡng và sức khoẻ Hoa kỳ)
NCHS/WHO : National center for Health Statistics/World Health
Organization
(Trung tâm thống kê sức khoẻ Quốc gia Hoa kỳ/
Tổ chức y tế Thế giới)
OR : Odd Ratio (tỉ số chênh)
SD : Standard deviation (độ lệch chuẩn)
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
WHO World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Tình hình béo phì chung trên thế giới và Việt Nam 3
1.2. Định nghĩa và đánh giá béo phì 5
1.3.Nguyên nhân béo phì 8
1.4.Hậu quả sức khoẻ của béo phì 10
1.5.
Điều trị béo phì 12
1.6.Phòng ngừa béo phì 13
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1.Đối tượng nghiên cứu 15
2.2.Thời gian nghiên cứu 15
2.3.Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
3.2.Béo phì và các yếu tố liên quan 28
3.3. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì 31
3
Chương 4. BÀN LUẬN 36
4.1.
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 36
4.2. Mối liên quan giữa béo phì và các yếu tố nguy cơ 36
4.3. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì 39
KẾT LUẬN 46
KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
Thừa cân-béo phì được tổ chức y tế thế giới xem là một thử thách của
thiên niên kỉ và là một trong “ Tứ chứng nan y” hiện tại của loài người
:ADIS, Ung thư, Thừa cân-béo phì và ma tuý, vì tỉ lệ ngày càng gia tăng và
chưa có biện pháp hữu hiệu nào để chặn đứng sự gia tăng này. Nó không chi
phổ biến ở các nước phát triển mà đang ngày càng tăng dần ở những nước
đang phát triển [3]. Trong đó, người ta quan tâm nhiều đến thừa cân-béo phì
ở trẻ em, đặc biệt là thừa cân-béo phì ở lứa vì tốc độ phổ biến bệnh hiện nay
cũng như đang ảnh hưởng sớm đến sức khoẻ của các em khi trưởng thành do
làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tăng huyết áp, bệnh lí mạch vành, tiểu
đường, viêm xương khớp, sỏi thận, cơn ngưng thở lúc ngủ và một số ung
thư. Thừa cân-béo phì bắt đầu ở tuổi trẻ thường tăng cả khối lượng và số
lượng tế bào mỡ, nguy cơ bệnh tăng cao hơn so với thừa cân-béo phì bắt đầu
ở tuổi lớn.Trẻ em bị thừa cân-béo phì còn gặp rất nhiều khó khăn về tâm lí
khi gia nhập xã hội.
Thừa cân-béo phì còn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát
triển của kinh tế-xã hội vì làm mất sức lao động sớm cùng với kinh phí điều
trị cao.
Tại Mĩ, thừa cân-béo phì tăng gấp 2 lần từ 1973 đến 1994.Tỉ lệ thừa
cân-béo phì trẻ em từ 6-11 tuổi tăng 15% năm 1965 lên 22% năm 1992 [40].
Tại Châu Á, nền kinh tế chuyển tiếp đã ảnh hưởng không ít đến dinh
dưỡng và sức khoẻ của trẻ, xu hướng thừa cân-béo phì gia tăng ở trẻ em đã
xuất hiện. Ở Thái Lan, theo điều tra ở thành thị đã ghi nhận tỉ lệ thừa cân ở
học sinh 6-12 tuổi tăng hàng năm từ 12,2% năm 1991 lên 15,6% năm 1993
[3],[5].
5
Tại Việt Nam tỉ lệ trẻ em bị thừa cân-béo phì tăng nhanh chóng ở mọi
địa phương nhưng kiến thức về thừa cân-béo phì của phụ huynh còn hạn chế.
Nhiều người cho rằng trẻ em càng mập càng tốt, là khoẻ mạnh và không
muốn điều trị cho con [3],[5],[6]. Tại Hà Nội, tỉ lệ thừa cân-béo phì học sinh
6-12 tuổi tăng từ 2,6% năm 1995 lên 8,8% năm 2000 [13]. Tại TPHCM tỉ lệ
thừa cân ở học sinh tuổi học qua nghiên cứu là 9,4% năm 2002. Riêng tại
quận 2 là 12,2% năm 1997 [27], [33]. Tại Long An thì tỉ lệ thừa cân-béo phì
chưa có số liệu chính thức, nhưng qua điều tra và thực hiện chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thì tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em cũng
có xu hướng tăng.
Tuy nhiên cho đến nay sự thay đổi của tình trạng thừa cân-béo phì như
thế nào vẫn chưa được biết tại trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, Thành
phố Đông Hà, Quảng Trị nữa các bậc phụ huynh chỉ thực sự quan tâm khi đã
xuất hiện các biến chứng nhưng lúc này đã muộn và khó điều trị. Tỷ lệ điều
trị thừa cân-béo phì thành công thấp <20% và ngăn ngừa thừa cân-béo phì
thì dễ hơn điều trị.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình thừa cân-béo phì học sinh Trường tiểu học
Nguyễn Tất Thành, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị năm 2010”.
Với 2 mục tiêu:
- Xác định tỉ lệ và mức độ thừa cân-béo phì ở học sinh 6-10 tuổi
tạiTrường tiểu học Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị năm 2010.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân-béo phì trên
đối tượng nghiên cứu
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH THỪA CÂN-BÉO PHÌ CHUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.1.1. Thừa cân-béo phì ở người lớn
Hiện nay, thừa cân-béo phì được tổ chức y tế thế giới xem là: “Nạn
dịch toàn cầu”.Tỷ lệ thừa cân-béo phì gia tăng trên toàn thế giới với tốc độ
báo động ở cả nước đã phát triển mà còn ở các nước đang phát triển (nơi mà
tỉ lệ suy dinh dưỡng còn cao) [3].
Các nước đã phát triển như Mỹ, tỉ lệ thừa cân-béo phì nam giới tăng từ
10,4%(1962) lên 19%(1194) và ở nữ giới tăng từ 15,1% lên 24,9% trong
cùng 25 năm [40]
Ở Canada trong vòng 12 năm(1978-1990), tỉ lệ thừa cân-béo phì nam
tăng từ 6,8% lên 15% và ở nữ tăng từ 9,6% lên 15%. Ở châu Âu, tỉ lệ thừa
cân-béo phì tăng nhanh chóng với tốc độ 10-40% trong vòng 10 năm qua.
Đặc biệt, tỉ lệ thừa cân-béo phì tăng nhanh gấp 2 lần tại Anh (từ 6% tăng lên
15%). Ở Thuỵ Điển, nước có tỉ lệ thừa cân-béo phì thấp nhất cũng đã có 7%
ở nam 9% ở nữ [3], [38], [40].
Ở các nước đang phát triển như châu Phi, mặc dù tình tạng suy dinh
dưỡng đang còn là vấn nạn, nhưng thừa cân-béo phì cũng tăng nhanh.Tỷ lệ
thừa cân-béo phì nam giới tăng từ 3,4% (1987) lên 5,3%(1992) và tỉ lệ thừa
cân-béo phì ở nữ giói tăng từ 10,4%(1987) lên 15,2%( 1992). Chiến lược
thành thị hoá ở Châu Phi nên thừa cân-béo phì ở phụ nữ da đen tăng lên
nhanh chóng với tỉ lệ hiện mắc gần bằng với các nước phát triển [3].
Tại Việt Nam, trong nền kinh tế thi trường định hướng cac hội chủ
nghĩa có nhiều mặt phát triển tốt.Tuy nhiên sự phát triển và thay đổi này
7
cũng kéo theo sự mất cân bằng về dinh dưỡng [9], [13].Thói quen ăn uống và
các thức ăn chế biến sẵn với năng lượng cao cộng với yếu tố ít vận động làm
cho tỉ lệ thừa cân-béo phì của dân Việt Nam gia tăng hằng năm (dù tỉ lệ suy
dinh dưỡng vẫn còn cao). Theo viện dinh dưỡng, năm 1995 tỉ lệ thừa cân-
béo phì ở nông thôn là 1%, thành phố là 5%. Theo Lê Thị Bạch Mai, tỉ lệ
thừa cân của phụ nữ năm 1987 là 1,7% thì đến năm 2000 là 4,6% trong khi tỉ
lệ suy dinh dưỡng giảm từ 35,1% xuống còn 28,5% cùng thời gian.
1.1.2. Thừa cân-béo phì ở trẻ em
Tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em cũng tăng nhanh chóng trên thế giới, ở
nông thôn cũng như thành thị.
Ở Mỹ, từ năm 1960, tỉ lệ trẻ em thừa cân-béo phì đã tăng lên 50% và
hiện nay khoảng 1/5 trẻ em đã có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Theo
NHANES, tỉ lệ trẻ em 6-11 tuổi bị thừa cân-béo phì tăng từ 15%(1965) lên
22% và thừa cân-béo phì nặng tăng gấp đôi từ 5,1%(1990) lên 10,2%(1991).
Ở Canada, tỉ lệ em trai quá cân tăng từ15|%(1981) lên 28,8%(1996). Ở Anh
tỉ lệ trẻ em tuổi mẫu giáo là 6% và ở 15 tuổi là 17%.Ở Nhật tỉ lệ thừa cân-
béo phì ở trẻ em từ 6-14 tuổi tăng từ 5% lên 10% trong vòng 20 năm (1974-
1993) [3], [7]. [9].
Tại Việt Nam, tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em cũng tăng lên nhanh
chóng như ở các nước khác. Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 1997
tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân-béo phì là 0,6-0,7%, năm 1999 là 1,1,%
năm 2000 là 2,7%.Tỉ lệ thừa cân-béo phì ở Việt Nam tăng cao chủ yếu ở các
thành phố và các quận nội thành. Tại Hà Nội, tỉ lệ thừa cân ở học sinh tưng
từ 2,6%(1995) lên 5,6 %(2000) [23]. Tại TPHCM theo số liệu điều tra hàng
năm của Trung Tâm dinh dưỡng về số trẻ em thừa cân-béo phì ở trường cấp
1 như sau:1999 là 3,9%, năm 2000 là 6%(Đa số là trẻ ở trường trường bán
trú).Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không tránh khỏi tình trạng này, Theo Nguyễn
Thị Kim Hưng, tỉ lệ trẻ em thừa cân-béo phì dưới 5 tuổi thay đổi từ
8
2%(1996) đến 2,1%(1999), 3,1%(2000) và 3,2%(2001) [27].Theo Trần Thị
Hồng Loan, tỉ lệ thừa cân-béo phì ở quận nội thành TPHCM là 12,2% năm
1998 và cũng theo nghiên cứu của một tác giả với đối tượng là học sinh tiểu
học quận I TPHCM là 12,2% năm 2003 là 12,7% thừa cân.Tại bệnh viện nhi
đồng I, số lượt trẻ em thừa cân-béo phì tăng lên cao, từ 786 lượt năm 2000
lên 1277 lượt năm 2001, trong đó thừa cân-béo phì nặng chiếm 70% [33].
Theo nghiên cứu tại các nhà trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp, TPHCM vào tháng
7/ 2001 thì có 7,9 % trẻ bị thừa cân- béo phì. Tại Hải Phòng theo Nguyễn
Thị Thu Hiền, tỉ lệ thừa cân-béo phì của học sinh tiểu học của một quận nội
thành năm 2001 là 6,2%.Nhu vậy, tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em đang gia
tăng với tốc độ báo động trên toàn thế giới và nước ta không năm ngoài tình
trạng này [20].
1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐÁNH GIÁ THỪA CÂN- BÉO PHÌ
1.2.1. Định nghĩa và đánh giá thừa cân- béo phì
Thừa cân-béo phì được xác định là sự tích luỹ quá mức năng lượng
mỡ dư thừa (tại mô mỡ và các tổ chức khác) dẫn đến ảnh hưởng đến sức
khỏe. Tình trạng này xảy ra do tích lũy năng lượng kéo dài (Năng lượng
nhận vào cao hơn năng lượng tiêu hao) [7], ơ11]
1.2.2. Đánh giá thừa cân-béo phì ở người lớn
Cách chính xác nhất để xác định thừa cân-béo phì là do khối mỡ cơ
thể trực tiếp hay gián tiếp. Có nhiều phương pháp đánh giá khối mỡ cơ thể
như: Chụp hình ảnh cộng hưởng từ MRI, đo tỷ trọng nước cơ thể, đo thể điện
sinh học cơ thể… hoặc gián tiếp đánh giá thừa cân-béo phì qua khẩu phần ăn
hàng ngày. Tuy nhiên những phương pháp này mất thời gian, tốn kém, đòi
hỏi kĩ thuật cao nên chỉ được dùng trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho
nghiên cứu.
Trên thực tế, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh
giá thừa cân-béo phì vì đơn giản, dễ thực hiện
9
Trong đó: W:trọng lượng cơ thể (kg)
H:chiều cao (mét)
Ngưỡng BMI được coi là thừa cân-béo phì thì thay đổi theo từng
chủng tọc, tuy nhiên WHO có ngưỡng chung tương đối phù hợp với mọi dân
tộc như sau:
Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI (WHO) [5],[11]
Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI
Thiếu năng lượng trường diễn BMI < 18,5
Bình thường
18,5 ≥ BMI < 25
Thừa cân
BMI ≤ 25
Tiền thừa cân- béo phì
25 ≤ BMI < 30
Thừa cân-béo phì độ I
30 ≤ BMI < 35
Thừa cân-béo phì độ II
35 ≤ BMI < 40
Thừa cân-béo phì độ III
BMI ≥ 40
Theo tiểu ban công tác về thừa cân-béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới
khu vực Tây Thái Bình dương và Hội đái tháo đường Châu Á thì: đối với
người Châu Á, các nguy cơ của thừa cân-béo phì tăng lên ở ngưỡng BMI
thấp hơn so với phân loại quốc tế, do đó đã đề nghị thang phân loại sau:
Bảng 1.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI ( Khu vực Tây Thái Bình Dương)
Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI
Thiếu năng lượng trường diễn BMI < 18,5
Bình thường
18,5 ≥ BMI < 23
Thừa cân
BMI ≤ 23
Tiền thừa cân- béo phì
23 ≤ BMI < 25
Thừa cân-béo phì độ I
25 ≤ BMI < 30
Thừa cân-béo phì độ II
35 ≤ BMI < 40
Thừa cân-béo phì độ III
BMI ≥ 40
1.2.3. Đánh giá thừa cân-béo phì ở trẻ em
Cũng như người lớn, trẻ em được xem là thừa cân-béo phì khi khối
lượng mỡ trong cơ thể tăng quá mức bình thường. Tuy nhiên vì trẻ em là một
10
cơ thể đang phát triển và ở mỗi độ tuổi khác nhau, nên xác định trẻ có thừa
cân-béo phì hay không là điều khó khăn
Có nhiều cách phát hiện và đánh giá thừa cân-béo phì từ đơn giản đến
phức tạp như: Theo dõi biểu đồ tăng trưởng, đánh giá cân nặng theo chiều
cao chuẩn hay BMI theo tuổi, đo bề dày nếp gấp dưới da, cân bệnh nhân
dưới nước, đo kháng trở sinh học và các phương tiện chuẩn đoán như chụp
cộng hưởng từ. Tuy nhiên nhiều phương pháp cần kĩ thuật cao, đắt tiền và
gây khó chịu cho bệnh nhân nên chỉ để sử dụng trong nghiên cứu.
Để đánh giá thừa cân-béo phì ở mức độ cộng đồng thì WHO khuyến
cáo nên sử dụng BMI theo tuổi hoặc chỉ số cân nặng theo chiều cao. Cân
nặng theo chiều cao và BMI là chỉ số có giá trị nhất cho việc phát hiện và
đánh giá thừa cân-béo phì ở trẻ em vì nó có tương quan đáng kể với lớp mỡ
dưới da và tổng lượng mỡ cơ thể. Hơn nữa BMI gia tăng tương ứng với mức
độ mỡ trong máu, huyết áp, nồng độ lipoprotein ở trẻ thiếu niên thì có thể
tiên lượng được sự gia tăng BMI, lượng lipip và huyết áp ở người lớn trẻ tuổi
Còn với từng cá nhân thì nên kết hợp với đánh giá mỡ cơ thể như đo
bề dày nếp gấp da và đo tỷ lệ mỡ. Tuy nhiên cũng có một số ít cá thể có
CN/CC hoặc BMI cao nhưng khối nạc nhiều, không tăng mỡ nhưng ngược
lại có người BMI không đạt tiêu chuẩn thừa cân-béo phì mà vẫn bị thừa cân-
béo phì dựa trên đánh giá lượng mỡ bụng hoặc yếu tố chuyển hóa. Tổ chức y
tế thế giới khuyến cáo xác định độ thừa cân-béo phì như sau:
11
Bảng 1.3. Độ thừa cân-béo phì theo chỉ số CN/CC và BMI
Chỉ số Thừa cân-béo phì nhẹ Thừa cân-béo phì nặng
CN/CC
BMI
>120%-140%
>85
th
-95
th
>140%
>95th
Ở trẻ em, BMI>85 bách phân vị ( 85
th
percentil) so với quần thể tham
khảo thì được xem là thừa cân-béo phì nhẹ và >95 bách phân vị là thừa cân-
béo phì nặng.
1.3. NGUYÊN NHÂN THỪA CÂN- BÉO PHÌ
Thừa cân-béo phì là hậu quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn
vào và năng lượng tiêu hao trong thời gian đáng kể. Sự mất cân bằng này có
thể do tăng năng lượng ăn vào hay giảm năng luộng tiêu hao hoặc cả hai.
1.3.1.Nguyên nhân do tăng năng lượng ăn vào
Ăn nhiều thức ăn nhiều chất béo, chất ngọt.
Theo J.O Hill, thức ăn của chúng ta ngày nay có lượng mỡ rất cao và
chế độ ăn nhiều mỡ đuộc xem như là nguyên nhân thúc đẩy thừa cân-béo phì
bằng cách tăng lượng ăn vào dẫn đến một cân bằng năng lượng dương và
tăng cân.
Tại Việt Nam tỉ lệ lipid trong khẩu phần ăn của người Việt Nam tăng
từ 8,4% năm 1990 lên 12% năm 2000. Theo Trần Thị Hồng Loan, tỉ lệ lipid
trong khẩu phần ăn trẻ em thừa cân-béo phì cao hơn trẻ bình thường và
lượng thức ăn nhiều đường và nước ngọt nhiều hơn trẻ em bình thường.
Ăn nhiều lần trong ngày.
Theo Vũ Hưng Hiếu, 75,3 trẻ dư cân ăn trên 3 bữa trong ngày so với
4,6% trẻ bình thường và 90% trẻ dư cân ăn tối trước khi ngủ si cới 7,8% trẻ
có cân bình thường [22]. Theo Trần Thị Hồng Loan thì trẻ thừa cân-béo phì
háu ăn hơn và ăn nhiều hơn 4 lần trong ngày và thường hay ăn tối hơn trẻ
bình thường [33].
1.3.2. Nguyên nhân gây giảm năng lượng tiêu hao
12
-Năng lượng chuyển hóa cơ bản thấp mỗi cá nhân có sự chuyển hóa
cơ bản khoảng 25% nhưng nó được chuyển hóa chặt che. Trừ những trường
hợp thừa cân-béo phì do nội tiết như suy giáp bẩm sinh, giảm năng lượng
CHCB ít khi bị thừa cân- béo phì.
Giảm hoạt động thể lực đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng
lượng tiêu hao gây thừa cân- béo phì. Ngày nay, khi nhiều hoạt động, sinh
hoạt ngày càng được cơ giới hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa, người ta có
xu hướng ngày càng ít đi bộ, đi xe đạp, lao động thể lực, hay hoạt động thể
dục thể thao… Trẻ em lại dành quá nhiều thời gian ngồi trong các lớp học,
hay chơi các trò chơi điện tử, xem ti-vi…Theo Trần Thị Hồng Loan, trẻ em
6-11 tuổi thừa cân-béo phì có thời gian xem ti vi nhiều hơn trẻ bình thường
và ít hoạt động hơn.
1.3.3. Yếu tố di truyền
Vấn đề di truyền cũng được đặt ra khi các nhà nghiên cứu thấy có sự
liên quan giữa tình trạng béo phí của trẻ và BMI của cha mẹ, tình trạng thừa
cân-béo phì giữa chị em sinh đôi. Cha và mẹ dư cân thì 40% con có khả năng
thừa cân- béo phì. Theo Trần Thị Hồng Loan, trẻ có cha thừa cân có nguy cơ
thừa cân gấp 6,2 lần so với trẻ có cha mẹ bình thường.
1.3.4. Những yêu tố nguy cơ khác gây thừa cân-béo phì
Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai: Những người mẹ
bị thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn sớm thời kỳ mang thai thì con sinh ra dễ bị
bệnh tim mạch và thừa cân-béo phì khi trưởng thành. Xem xét những bằng
chứng khoa học hiện nay cho thấy thừa cân-béo phì ở trẻ em và ở người
trưởng thành có cân nặng sơ sinh thấp thì nguy cơ với bệnh tim mạch, đái
tháo đường type 2 cao hơn những người có thừa cân-béo phì tương tự nhưng
có cân nặng sơ sinh cao hơn. Người mẹ bị đái tháo đường, hút thuốc lá khi
13
mang thai đều làm tăng khả năng tích mỡ của trẻ, tăng nguy cơ mắc thừa cân
- thừa cân-béo phì và đái tháo đường ở con khi trưởng thành.
- Trẻ được nuôi bằng sữa bình lúc nhỏ cũng dễ bị thừa cân-béo phì hơn
trẻ bú mẹ.
- Kinh tế gia đình cao: Trẻ ở trong gia đình có kinh tế cao thì có nguy cơ
bị thừa cân-béo phì nhiều hơn do mức chi phí ăn uống của trẻ thừa cân-béo phì
cao hơn bình thường. Và các phương tiện sinh hoạt hiện đại hơn, ít tiêu hao
năng lượng hơn.
- Trẻ em thành phố: trẻ sống ở thành thị thừa cân-béo phì nhiều hơn ở
nông thôn. Theo Nguyễn Thị Kim Hưng, tỉ lệ trẻ sống ở thành thị bị thừa
cân-béo phì là 6,6% so với ở nông dân là 2,2%. Điều này được giải thích do
trẻ ở thành phố thường ăn những thức ăn làm sẵn giàu năng lượng đồng thời
ít có không gian để chơi những trò chơi vận động hơn trẻ ở nông thôn.
1.4. HẬU QUẢ SỨC KHỎE CỦA THỪA CÂN- BÉO PHÌ
1.4.1. Thừa cân-béo phì ở người lớn
Thừa cân-béo phì là một trạng thái rối loạn dinh dưỡng mạn tính, gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh thừa cân-béo
phì có liên quan đến các rối loạn về sức khỏe như: Bệnh Đái tháo đường,
bệnh Tăng huyết áp, bệnh Tim mạch; bệnh mạch vành, sỏi mật, ung thư
đường tiêu hóa và một số bệnh lý khác như đau lưng, viêm hay thoái hóa
khớp, suy giảm khả năng tình dục, bệnh lý tâm thần… Theo Manson và cộng
sự trong một nghiên cứu theo dõi 16 năm ở 4276 phụ nữ tử vong thuộc lứa
tuổi trung niên , sau khi loại trừ yếu tố hút thuốc lá và bệnh mãn tính thì tác
giả thấy những người có BMI<22 có tỉ lệ tử vong thấp nhất và tỉ lệ này tăng
dần theo BMI. Thừa cân-béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường không
phụ thuộc insulin. Theo Mokdad AH, nguồi lớn có BMI>40 có nguy cơ bị
tiểu đường gấp 7 lần so với nhóm người có cân nặng bình thường.
14
Một vài nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa dư cân và tỷ lệ mắc
bệnh ung thư đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa và ung thư liên quan đến nội
tiết. Ngoài ra nó càng làm tăng nguy cơ sỏi thận, rối loạn nội tiết và chuyển hóa,
viêm khớp thở mệt khi lao động, lơ mơ và nhức đầu buổi sáng do thiếu oxy.
Hơn nữa còn gây ra hậu quả về tâm lý, rối loạn hành vi ăn uống và giấc ngủ.
1.4.2. Hậu quả thừa cân-béo phì ở trẻ em
Số lượng tế bào mỡ trong cơ thể tăng nhanh trong những năm đầu, đến
tuôi 10-12 thì quá trình này chấm dứt và số lượng tế bào mỡ lúc này bằng
với số lượng của người trưởng thành. Vì vậy, khác với thừa cân-béo phì
người lớn, thừa cân-béo phì trẻ em vừa tăng kích thước vừa tăng số lượng tế
bào mỡ và điều này làm cho thừa cân-béo phì trẻ em nguy hiểm và khó điều
trị hơn thừa cân-béo phì người lớn.
Sự tích tụ tế bào mỡ lâu ngày tại các cơ quan và mô gây những biến
đổi cấu trúc cơ thể học, đồng thời bản thân tế bào mỡ vừa là tế bào nội tiết
vừa là tế bào đích của nhiều hormone nên thừa cân-béo phì trẻ em gây ra
nhiều hậu quả trên hầu hết các cơ quan: tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, hô hấp,
miễn dịch, hệ xương, thần kinh… Và quan trọng hơn cả là thừa cân-béo phì
ở trẻ em sẽ trở thành thừa cân-béo phì ở người lớn và phải chịu tất cả những
hậu quả sức khỏe của thừa cân-béo phì ở người lớn.
Những hậu quả sức khỏe , bệnh tật của thừa cân-béo phì ở trẻ nhỏ và
vị thành niên: cũng như ở người lớn, trẻ em thừa cân-béo phì có nguy cơ bị
các bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan mật….
Khoảng 7% trẻ em thừa cân-béo phì có hiện tượng ngưng thở khi ngủ và 1/3
trẻ em có cân nặng lớn hơn 150% cân nặng lí tưởng có khó khăn về hô hấp,
có cơn ngưng thở khi ngủ. Theo Nguyễn Thị Hoa, nguy cơ ngủ ngáy của
bệnh nhân thừa cân-béo phì nặng cao gấp 2,25 lần so với thừa cân-béo phì
nhẹ.
15
Ngoài những hậu quả sức khỏe về thể chất, trẻ thừa cân-béo phì còn
gặp rất nhiều khó khăn về tâm lí, chúng thường bị trêu chọc và phân biệt đối
xử làm cho trẻ ngày càng mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập vào xã hội.Nhiều trẻ
thừa cân-béo phì thường tự cho mình là có hình dạng xấu và bị bạn bè cho là
lười biếng và ngu xuẩn, dần dần chúng càng bị cô lập, không được tham gia
các hoạt động tập thể.Như vậy chúng càng dễ bị thừa cân-béo phì hơn khi
giải trí bằng ti vi và có thể ăn nhiều hơn trong thời gian xem tivi.
Theo Bùi Văn Bảo, nghiên cứu tại một số trường thành phố Nha Trang
năm 1997-2001 thì 7/24 trẻ học sút kém khi bị thừa cân-béo phì và 1 trẻ đã
bỏ học vì bạn chê thân hình to mập của mình.
1.5. ĐIỆU TRỊ THỪA CÂN- BÉO PHÌ
1.5.1. Phương pháp điều trị chung:
Mục tiêu quan trọng và trước tiên là giảm các biến chứng nếu có. Về
lâu dài là nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm cân và duy trì cân nặng theo
mong muốn.Nguyên tắc căn bản là giảm trọng lượng ăn vào và tăng năng
lượng tiêu hao.
Có nhiều phương pháp điều trị như chế độ ăn, tăng cường hoạt động
thể lực, tập thể dục, thay đổi hành vi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật dạ dày,
phương pháp y học cổ truyền…Nhưng cần phải phối hợp nhiều phương pháp
mới đem lại kết quả tốt.
1.5.2. Phương pháp điều trị thừa cân-béo phì ở trẻ em
Mục tiêu điều trị thì khác với người lớn do cần phải cân nhắc đến sự
phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ.Trong khi mục tiêu điều trị người lớn
là giảm cân thì trẻ là ngăn ngừa sự lên cân. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng để phát triển đồng thời hạn chế dư thừa thức ăn giàu
năng lượng rỗng hay nói cách khác là thức ăn cung cấp năng lượng mà
không có giá trị dinh dưỡng dẫn đến tích lũy mỡ .
16
Mục tiêu là hình thành phong cách sống lành mạnh để điều hòa trọng
lượng cơ thể và lượng mỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt tình trạng tâm
lý tích cực, tăng cường chức năng xã hội.
Nguyên tắc điều trị là đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng theo nhu
cầu lứa tuổi. Giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao.Chỉ thực
hiện quá trình giảm cân ở những trẻ lớn hơn 6 tuổi và có biến chứng. Có 3
phương pháp chính là: Tăng cường hoạt động thể lực, điều chỉnh chế độ ăn,
điều chỉnh hành vi, lối sống. Còn nhiều phương pháp khác như dùng thuốc,
phẫu thuật chỉ được đặt ra khi trẻ thừa cân-béo phì nặng có biến chứng.
Điều trị thừa cân-béo phì phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của chính bệnh nhân và
của cộng đồng. Nhưng tỷ lệ thành công thấp<20% và chi phí điều trị lại cao.
Kinh phí cho điều trị thừa cân-béo phì rất lớn, tại MỸ số tiền hàng năm được
dành cho việc điều trị thừa cân-béo phì lên đến 45,8 tỷ USD, chiếm 6,8%
ngân sách quốc gia.
1.6. PHÒNG NGỪA THỪA CÂN- BÉO PHÌ
Ngăn ngừa thừa cân-béo phì thì dễ hơn điều trị. Tổ chức y tế khuyến
cáo để kiểm soát thừa cân-béo phì thì phải kết hợp nhiều chương trình như:
Gia đình, trường học và cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Gia đình là môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên nguy cơ thừa
cân-béo phì ở trẻ em. Do đó cần phải có một sự quản lí và ngằn ngừa thừa
cân-béo phì ở trẻ em bằng phương pháp có logic ở những gia đình có trẻ em.
Việc cung cấp một nền giáo dục đúng về chế độ ăn và phong cách sống cho
cha mẹ sẽ làm giảm đáng kể tần suất trẻ bị thừa cân-béo phì trong độ tuổi từ
3 tháng đến 3 năm so với gia đình không nhận được lời khuyên và sự hỗ trợ.
Thái độ của cha mẹ như sự mua thức ăn, cách thức cho ăn và thói quen tập
thể dục, giúp đỡ những hoạt động giải trí, vận động sẽ ảnh hưởng chế độ ăn
uống và hoạt động luyện tập của trẻ.
17
Trường học có tác dụng rất lớn vì phần lớn trẻ em đến trường hầu hết
ăn uống và hoạt động của chúng đều xảy ra trong thời gian đến trường.
Một chương trình kéo dài 2 năm ở nước Úc cho kết quả là nhóm có hoạt
động thể dục 50 phút mỗi ngày thì khỏe mạnh hơn, mảnh dẻ hơn và có huyết
áp tâm thu thấp hơn do với nhóm không tập thể dục [21]
Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là chăm sóc sức khỏe của trẻ ngay từ khi
còn trong bụng mẹ thông qua việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ mang
thai một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cho trẻ sau này. Một nghiên cứu ở
Anh cho thấy tỷ lệ trẻ bị thừa cân-béo phì ở nhóm có bà mẹ được tham vấn
dinh dưởng là 2% so với nhóm không được tham vấn là 8% [21]
18
Chng 2
đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
2.1. I TNG NGHIấN CU
Tt c hc sinh Trng Tiu hc Nguyn Tt Thnh- Thnh ph ụng
H- Tnh Qung Tr nm 2010.
Ph huynh ca nhng hc sinh ny.
2.2. THI GIAN NGHIấN CU
T thỏng 01 nm 2010 n thỏng 5 nm 2011.
2.3. PHNG PHP NGHIấN CU
2.3.1. Thit k nghiờn cu
Nghiờn cu mụ t ct ngang.
2.3.2. Chn mu nghiờn cu
- L ton b hc sinh t 6-10 tui ang hc ti trng Tiu hc
Nguyn Tt Thnh ti thi im nghiờn cu.
- Ph huynh ca nhng hc sinh tha cõn- bộo phỡ.
- Tng s tr l 629 em.
2.3.3. Tiờu chớ chn mu
Tiờu chớ a vo: Tt c hc sinh tiu hc t 6-10 tui trng tiu hc
Nguyn Tt Thnh- Thnh ph ụng H- Tnh Qung Tr thi im
nghiờn cu.
Tiờu chun loi ra:
+ Cỏc em ngh hc vo ngy chỳng tụi tin hnh iu tra.
+ Cỏc em hc sinh cú ph huynh khụng ng ý tham gia nghiờn cu.
2.3.4. Lit kờ v nh ngha bin s
2.3.4.1. Bin s ph thuc
- Tha cõn- bộo phỡ: õy l bin s khụng liờn tc v giỏ tr cú v
khụng.
19
Một trẻ được coi là thừa cân-béo phì khi có tình trạng dư cân, tăng tỷ
lệ mỡ trong cơ thể. Trong nghiên cứu này tỷ lệ thừa cân-béo phì được xác
định bằng tỷ lệ CN/CC theo quần thể tham khảo năm 1981 và BMI theo tuổi.
- Từ 6- 9 tuổi: Đánh giá chỉ số cân nặng theo chiều cao
>+2 SD đến +3SD: Thừa cân-béo phì nhẹ
>+3 SD đến +4SD: Thừa cân-béo phì trung bình
>+4 SD : Thừa cân-béo phì nặng
- Từ 9-10 tuổi: Đánh giá theo chỉ số percentile BMI theo tuổi và giới
(Bách phân vị BMI theo tuổi và giới)
>85 đến 95 bách phân vị: Thừa cân-béo phì nhẹ
>95 bách phân vị : Thừa cân-béo phì nặng
+ mức độ thừa cân- béo phì : Là biến số không liên tục
với 2 giá trị nặng và nhẹ
Bảng 2.1. Phân độ thừa cân-béo phì theo CN/CC
Không thừa
cân- béo phì
Có thừa cân- béo phì
Nhẹ Nặng
CN/CC(%) <120% >120% >140%
Bảng 2.2. Độ thừa cân-béo phì theo chỉ số CN/CC
Chỉ số Thừa cân-béo phì nhẹ Thừa cân-béo phì
nặng
CN/CC
BMI
>120%-140%
>85
th
-95
th
>140%
>95TH
+ Suy dinh dưỡng: Là biến số không liên tục có 2 giá trị không và có.
Để đánh giá về tình trạng thiếu cân (underweight) khi chỉ số cân nặng
theo chiều cao <-2SD (từ 6 đến 9 tuổi) hoặc BMI <5 bách phân vị theo tuổi
và giới so với quần thể tham khảo NCHS/WHO ( từ trên 9 tuổi đến 10 tuổi)
2.3.4.2. Biến số độc lập
20
+ Bú sữa mẹ: được chia làm 4 lớp:
• Không bao giờ bú sữa mẹ: Trẻ hoàn toàn không được bú sữa mẹ.
• Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng.
• Bú sữa mẹ từ 3-6 tháng
• Bú sữa mẹ trên 6 tháng
2.3.4.3. Các biến số liên hệ khác
+ Giới: là biến số dân định với 2 giá trị là nam và nữ.
+ Cân nặng lúc sinh:Là biến số liên tục được chia làm 3 lớp như sau:
• <2500 gram : sinh thiếu cân
• 2500-3499 gram: sinh đủ cân
• >3500 gram : sinh lớn cân.
+ Tuổi thai: gồm 2 giá trị;
• Đủ tháng: khi tuổi tháng > 37 tuần
• Thiếu tháng: khi tuổi thai < 37 tuần
+ Trình độ học vấn cha mẹ: Là biến số thứ tự, gồm 3 giá trị:
• Cấp I trở xuống
• Cấp I- cấp III
• Trên cấp III
+ Nhà có sân chơi: là biến số không liên tục gồm 2 giá tri có và không.
+ Thời gian xem Tivi trong một ngày là thời gian trung bình trẻ xem một
ngày, được chia làm 3 lớp:
• Ít hơn 2 giờ trong một ngày.
• Từ 2 giờ đến 4 giờ trong một ngày.
• Nhiều hơn 4 giờ trong 1 ngày.
+ Số lần uống nước ngọt trong một tuần: Nước ngọt là nước giải khát có
đường, gas như coca cola…. Được chia làm 2 lớp:
21
• Ít hơn 3 lần trong một tuần.
• Từ 3 lần trở lên trong 1 tuần.
+ Tiền sử gia đình có người bị thừa cân- béo phì: Là biến số dân định
• Cha, mẹ được gọi là thừa cân-béo phì khi chỉ số khối cơ thể BMI > 30
• Anh, chị hoặc em bị thừa cân-béo phì khi được khám bởi BS chuyên
khoa.
+ Tiền sử tiêm ngừa: Là biến số với 2 giá trị:
• Đầy đủ: tiêm ngừa đủ các loại bệnh.
• Không đầy đủ: khi tiêm ngừa thiếu > 1 bệnh trong chương trình tiêm
chủng quốc gia.
2.3.5. Vật liệu nghiên cứu
+ Thước đo chiều cao đứng bằng gỗ. có mức chia nhỏ nhất là
milimet (mm)
+ Cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa do Việt Nam sản xuất, có mức chia
nhỏ nhất 0,1kg.
+ Thước dây bằng nhựa không co dãn, có mức chi nhỏ nhất đến
milimet (mm).
+ Phiếu khảo sát (bộ câu hỏi soạn sẵn)
2.3.6.Cách tiến hành
2.3.6.1. Chuẩn bị
Chúng tôi đến liên hệ làm việc với Ban giám hiệu trường tiểu học
Nguyễn Tất Thành, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Sau đó liên hệ với
các giáo viên chủ nhiệm để lập danh sách của tất cả học sinh dựa theo sổ
điểm mà lớp đang quản lí gồm có họ tên, lớp, ngày tháng năm sinh, địa chỉ;
đưa danh sách vào biểu mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn.
22
Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm sắp xếp 1 lịch cụ thể để thu
nhập các chỉ số nhân trắc nhằm đảm bảo thời gian và tiến độ nghiên cứu,
đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu.
2.3.6.2. Thu nhập các số liệu nhân trắc
Gồm có: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, chỉ số cân nặng theo chiều
cao ( SD-Score), BMI.
+ Tuổi: chúng tôi sử dụng cách tính tuổi hiện đang được dùng theo các tài
liệu của WHO và ở nước ta. Do đó cách tính tuổi quy về tháng và năm gần nhất.
Theo cách tính này thì một trẻ 6 tuổi được tính từ ngày tròn 6 năm đến
6 năm 11 tháng 29 ngày.
+ Giới: Trẻ được phân định là thuộc giới nam hay nữ và được đánh dấu
vào ô thích hợp.
+ Chiều cao: Đo theo chiều cao đứng .
• Trẻ được yêu cầu bỏ giày, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào
thước đo
• Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang
• Gót chân, mông, lưng, đầu của trẻ theo một đường thẳng hai tay buông
thỏng dọc theo 2 bên thân mình.
+ Cân nặng:
• Đối với học sinh nam chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không đi giày dép.
Học sinh nữ mặc quần áo gọn nhất,
• Có trừ bớt cân nặng của quần áo khi ghi kết quả.
• Trẻ đứng giữa bàn cân, không cử động, mặt nhìn thẳng, trọng lượng
phân đều trên 2 chân.
• Đặt cân trên nền nhà phẳng, chỉnh kim về vị trí cân bằng số 0.
• Tiến hành cân trẻ và ghi kết quả bằng kilogram (kg) với một số lẻ.
23
Sau khi có kết quả cân nặng và chiều cao, sử dụng bảng tham khảo
chúng tôi sẽ biết được chỉ số cân nặng theo chiều cao ( SD-Score) của từng
trẻ so với quần thể NCHS/WHO.
+ BMI: được tính như sau:
BMI=Cân nặng/(chiều cao)2
Trong đó: - Cân nặng tính bằng đơn vị kilogram (kg)
- Chiều cao tính bằng đơn vị mét (m)
Sau khi có kết quả BMI, sử dụng bảng tham khảo chúng tôi sẽ tính
được bách phân vị BMI theo tuổi và giới của từng trẻ so với quần thể tham
khảo NCHS/WHO
+ Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập dữ liệu
2.3.7. Xử lí số liệu
Dữ liệu được nhập vào máy vi tính bằng phần mềm epi-Info 2002.
2.3.8. Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được tính toán bằng phần mềm Medcal
SPSS. 19.0
Số thống kê mô tả được đo lường bằng tần số và tỉ lệ %.
24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố khối lớp và giới theo đối tượng nghiên cứu
Khối lớp Tuổi
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
1 6 85 13,5 78 12,4 163 25,9
2 7 90 14,3 93 14,8 183 29,1
3 8 51 8,1 48 7,6 99 15,7
4 9 58 9,2 52 8,3 110 17,5
5 10 36 5,7 38 6,0 74 11,8
Tổng 320 50,9 309 49,1 629 100,0
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giữa khối lớp và giới của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Khối lớp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (29,1%), tiếp đến khối 1
(25,9%), khối 3 và 4 chiếm từ 15,7% đến 17,5%. Thấp nhất là khối lớp 5
chiếm 11,8%.
25
Khối lớp
Tỷ lệ %