Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện cái nước tỉnh cà mau, năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y- DƢỢC










NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN - BÉO PHÌ
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CÁI NƯỚC
TỈNH CÀ MAU, NĂM 2009




LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: CK 62 72 76 05












HUẾ - 2010

KÝ HIỆU VIẾT TẮT



BDNGXBV : Bề dày nếp gấp dưới xương bả vai
BDNGTD : Bề dày nếp gấp dưới cơ tam đầu
BMI : Body mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BPV : Bách phân vị (Percentile)
BP : Béo phì
CN/CC : Cân nặng/chiều cao
FAO : Food Agriculture Oganization
GDP : Mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người
NCHS : National Center For Health Statistics
(trung tâm Thống kê Sức khoẻ quốc gia)
OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh )
SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation )
TC - BP : Thừa cân - béo phì
TC :Thừa cân

TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
TH : Tiểu học
VB/VM : Vòng bụng/vòng mông
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ .1
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1.1. Tình hình thừa cân béo phì. .3
1.2. Phân loại béo phì. .10
1.3. TỶ lệ mắc bệnh béo phì. .12
1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì. .13
1.5. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì. .15
1.6. Các hậu quả đối với sức khoẻ của béo phì ở trẻ em. .19
1.7. Điều trị béo phì ở trẻ em .23
1.8. DỰ phòng béo phì. .27
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
2.1. ĐỐi tượng nghiên cứu. .29
2.2. Phương pháp nghiên cứu .29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Tình hình thừa cân – béo phì của trẻ Huyện Cái Nước 41
3.2. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì 54
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 62
4.2. Thừa cân béo phì ở trẹ em tiểu học huyện Cái Nước 62
4.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân - béo phì 70
KẾT LUẬN 87
KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1. Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh .11
Bảng 2.1. Phân loại thừa cân – béo phì 34
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của học sinh 07 Trường nghiên cứu 41
Bảng 3.2. Các chỉ số thể lực trung bình của học sinh tiểu học 42
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh Tiểu học của 07 trường 43
Bảng 3.4. Trung bình vòng bụng (VB) vòng mông (VM) tỷ lệ VB/VM theo
tuổi, giới. 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ béo bụng theo giới 46
Bảng 3.6. TB nếp gấp da ở cơ Tam đầu và cơ dưới xương bả vai 47
Bảng 3.7. Mối tương quan các yếu tố với BMI (hồi quy đơn biền) 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ TC-BP của 07 Trường 50
Bảng 3.9. Tình hình TC-BP theo tuổi và giới 07 Trường nghiên cứu 51
Bảng 3.10. Phân bố mức độ béo phì 52
Bảng 3.11. Đặc điểm của 2 nhóm bệnh-chứng. 53
Bảng 3.12. Liên quan giữa tiền sử nuôi dưỡng trẻ với tình trạng thừa cân-béo
phì. 54
Bảng 3.13. Liên quan giữa yếu tố gia đình với TC-BP 55
Bảng 3.14. Liên quan giữa nghề nghiệp của cha (mẹ) với TC-BP. 56
Bảng 3.15. So sánh thói quen ăn uống giữa 2 nhóm bệnh-chứng 57
Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng qua của 2 nhóm nghiên
cứu: TC-BP và nhóm chứng. 58
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với TC-BP 59
Bảng 3.18. Số giờ ngủ trong đêm 60

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhận thức của cha(mẹ) với TC-BP ở trẻ em 61
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính theo tuổi 42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ TC-BP theo giới và tuổi .44
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ béo bụng theo giới 46
Biểu đồ 3.5. TC-BP theo trường 50
Biểu đồ 3.6. Mức độ béo phì theo giới. 52
Biểu đồ 3.7. Chiều cao, cân nặng của 02 nhóm. 53
Biểu đồ 3.8. Nghề nghiệp cha mẹ của 02 nhóm. 56
Biểu đồ 3.9. So sánh thói quen ăn, uống giữa 2 nhóm. 57
Biểu đồ 3.10. So sánh số giờ ngủ của 2 nhóm 60
Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng cơ thể và sự
tăng cân 19



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân béo phì (TC- BP) đã trở thành một bệnh khá phổ biến khắp
thế giới, tỷ lệ ngày càng tăng, đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem xét
nhƣ là một nạn dịch toàn cầu. Đó không chỉ là vấn đề sức khỏe của những
nƣớc đã phát triển mà ngay ở cả những nƣớc đang phát triển cũng đã có TC-
BP ngày càng nhiều, đặc biệt là vùng đang đô thị hóa.
TC- BP đóng vai trò làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, do đó xã hội
cần quan tâm nhiều đến TC- BP trẻ em, đặc biệt là TC- BP ở lứa tuổi học
đƣờng vì tốc độ phổ biến của bệnh hiện nay ở học đƣờng sẽ ảnh hƣởng sớm
đến sức khỏe của các em khi trƣởng thành, có mối liên quan đối với các bệnh
cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đƣờng típ 2, rối loạn chuyển hóa lipid,

viêm xƣơng khớp, sỏi mật, tàn tật, khó thở khi ngủ và một số bệnh ung thƣ.
Ngoài ra, TC- BP còn ảnh hƣởng đến tâm lý mặc cảm của trẻ: bị bạn đồng lứa
trêu chọc, không thoải mái trong cuộc sống, giảm lanh lợi, giảm năng suất lao
động và học tập [5], [6], [65], [66].
Kết quả một số nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố liên quan đến
thừa cân béo phì ở trẻ nhƣ: kinh tế gia đình, học vấn và nghề nghiệp của bố
mẹ trẻ, các hoạt động, cách nuôi dạy trẻ. Vấn đề quảng cáo trên các phƣơng
tiện nghe nhìn cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tình trạng thừa cân béo phì của
trẻ [82]. Do vậy, việc đánh giá tình trạng thừa cân béo phì ở tuổi học đƣờng là
hết sức cần thiết nhằm kiến giải những căn nguyên cũng nhƣ hậu quả của
thừa cân béo phì.
Thừa cân – béo phì đang đƣợc Tổ chức Y tế thế giới xem xét dƣới góc
độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và ngƣời ta cho rằng béo phì
dẫn đầu một nhóm đƣợc gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of
civilization)…


2
Việt Nam là nƣớc đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu
hƣớng chung của các nƣớc đang phát triển đó là suy dinh dƣỡng cùng tồn tại
song hành với béo phì, đang có khuynh hƣớng chuyển dần suy dinh dƣỡng
sang béo phì [4]. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng
lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dƣỡng nhƣ trong chiến lƣợc của mỗi
quốc gia về dinh dƣỡng đề ra.
Nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học sẽ là dữ
liệu cơ sở cần thiết giúp các ngành chức năng, định hƣớng giải pháp góp
phần hạ thấp tỷ lệ thừa cân-béo phì ở học sinh tiểu học [14].
Tại huyện Cái Nƣớc trong những năm gần đây chƣa có công trình nào
nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân – béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình
TC- BP ở trẻ em đặc biệt trẻ em lứa tuổi tiểu học. Chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “ với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái
Nước, tỉnh Cà Mau, năm 2009.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng thừa cân - béo phì ở
học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.











3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử bệnh béo phì
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã đƣợc ghi nhận từ thời Hi
Lạp La Mã cổ đại.
Đầu thế kỷ XX, các phân tích về các dữ kiện bảo hiểm nhân thọ đã
chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong.
Yếu tố gia đình trong bệnh béo phì đƣợc đề cập vào năm 1920; bệnh
Cushing và bệnh béo phì do tổn thƣơng vùng dƣới đồi đƣợc mô tả cũng trong
thời gian này.
Nửa đầu thế kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị bệnh béo phì đƣợc giới

thiệu, phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng đã đƣợc áp dụng để điều trị cho
những ca bệnh béo phì trầm trọng.
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về
béo phì ở các khía cạnh khác nhau.
Tại Hoa Kỳ quốc hội đã xem xét đạo luật coi béo phì ở trẻ em là vấn đề
quốc gia, cần đƣợc đối phó hữu hiệu. Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8
tỷ USD để điều trị và nghiên cứu bệnh béo phì, đó là chƣa kể khoảng 33 tỷ
USD hàng năm chi cho các sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân.
Nghiên cứu của WHO là một nghiên cứu rộng lớn liên quan đến chỉ số
BMI của 48 nhóm dân tộc Caucase (Caucasians – chủ yếu thuộc châu Âu) đã
đƣợc tiến hành từ 1983 đến 1986, nghiên cứu này đã cung cấp số liệu của
ngƣời trƣởng thành bình thƣờng, thừa cân và béo phì tại Châu Âu. Trên thế
giới năm 2005 có khoảng 1,6 tỷ ngƣời thừa cân, ƣớc tính năm 2015 có 2,3 tỷ
ngƣời thừa cân [24].

4
Tại các quốc gia thuộc khối ASIAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đƣờng
đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tại Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Tại một số quốc gia vùng Nam Á Sri LanKa, nơi mà tỷ lệ suy dinh
dƣỡng ở trẻ em vẫn còn khá cao cũng đã có nghiên cứu về béo phì.
Hội nghị về Béo phì do TCYTTG tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) Từ
ngày 3 – 5/6/1997 đã diễn ra có sự tham gia của 100 chuyên gia trên khắp thế
giới với sự cộng tác của Viện nghiên cứu Rowett Aberdeen (Scotland) và Đội
chuyên trách béo phì Quốc tế (IOTF). Hội nghị đã xem xét các thông tin về
dịch tễ học của béo phì, đƣa ra các khuyến nghị về các chƣơng trình, chính
sách sức khỏe cộng đồng nhằm hoàn thiện các vấn đề dự phòng và kiểm soát
béo phì. Cũng tại hội nghị này, lần đầu tiên béo phì đƣợc xem xét dƣới góc độ
là “nạn dịch toàn cầu” (Global Epidemic). Nạn dịch này tuy không truyền
nhiễm nhƣng cũng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây
nhiều lo lắng cho cá nhân gia đình và là gánh nặng cho quốc gia.

Tại Apia (thuộc Samoa – Vùng Tây Thái Bình Dƣơng) Từ ngày 26 đến
29/9/2000 đã diễn ra Hội nghị về “chiến lƣợc dự phòng và kiểm soát béo phì”
tại vùng Thái Bình Dƣơng dƣới sự tổ chức của WHO, tổ chức Lƣơng Nông
Quốc tế (FAO), Đội đặc nhiệm về béo phì quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu về
béo phì, Học viện khoa học đời sống Quốc tế của Đông Nam Á và cũng
không phải ngẫu nhiên ngƣời ta chọn Somoa một đảo quốc xa xôi để tổ chức
một hội nghị quốc tế về béo phì. Samoa là một trong những nơi có tỷ lệ béo
phì cao nhất thế giới. Trung bình 10 ngƣời dân có đến 6 – 7 ngƣời bị béo phì.
Hội nghị đã ra lời kêu gọi hành động làm giảm béo phì tại vùng Thái Bình
Dƣơng trong vòng 10 năm.
Tại Việt Nam cũng có tổ chức Hội nghị “Thừa cân và béo phì với sức
khỏe cộng đồng” đƣợc tổ chức vào ngày 10/01/2002 tại Hà Nội dƣới sự tổ
chức của Bộ Y Tế và Viện Dinh Dƣỡng.
Tƣ tƣởng chỉ đạo của Bộ Y Tế là đề ra các giải pháp thích hợp nhằm

5
kiểm soát thừa cân và béo phì là rất cần thiết ngay từ bây giờ mà không nhất
thiết phải chờ đợi các kết quả nghiên cứu dài hơn, vì đây là bài học kinh
nghiệm của nhiều nƣớc.
Tại hội nghị đã có 27 bài báo cáo và nghiên cứu khoa học đã đƣợc
trình bày, trong đó có một số nghiên cứu béo phì ở học sinh và cộng đồng ở
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hải Phòng cho thấy tỷ lệ
thừa cân béo phì đang càng tăng ở các lứa tuổi đặc biệt là học sinh từ 6 đến
15 tuổi trở lên.
Một số nghiên cứu thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và cận lân sàng, xét nghiệm và một số yếu tố nguy cơ của béo phì
Một số nghiên cứu về điều trị béo phì bằng phƣơng pháp uống thuốc Y học
dân tộc cũng đã thực hiện và cho thấy có kết quả cao [7], [49], [54], [62], [63]
Nhƣ vậy béo phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe có tính thời sự đang
đƣợc quan tâm nghiên cứu.

1.1.2. Thừa cân và béo phì
Thừa cân và béo phì đang nổi lên nhƣ là một vấn đề về sức khoẻ cộng
đồng hàng đầu ở các nƣớc đã và đang phát triển.
Loài ngƣời Cổ đại đã biết đến béo phì, trên các bức chạm cổ đại đã có
hình ảnh những ngƣời béo tuy vậy tỷ lệ ngƣời béo chƣa bao giờ có ý nghĩa
sức khoẻ cộng đồng nhƣ ở thế giới hiện đại.
Do béo phì liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng nên ngƣời
ta thƣờng coi tỷ lệ béo phì là chóp của tảng băng các bệnh mãn tính không lây
[3], [28], [71]… Tình hình thừa cân - béo phì đang tăng lên ở mức báo động
khắp nơi trên thế giới, ở ngƣời lớn và cả trẻ em, đó thật sự là mối đe doạ tiềm
ẩn trong tƣơng lai.
Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) đƣợc biết là vấn đề sức khỏe đƣợc
định nghĩa rõ ràng nhƣng vẫn còn một số lớn trẻ không đƣơc chẩn đoán, BMI
có chiều hƣớng tăng dần theo tuổi [64]. Trong thời gian nghiên cứu tỉ lệ béo

6
phì, thừa cân đƣợc phát hiện ngày càng tăng, những nhóm trẻ này nếu đƣợc
can thiệp sớm hơn có lẽ sẽ tốt hơn [80]. Nhiều nghiên cứu về dinh dƣỡng cho
thấy vai trò của các đoàn thể, cộng tác viên góp phần rất lớn vào cải thiện chế
độ dinh dƣỡng [32], [33].
Ở các nƣớc đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh
dƣỡng (BMI<18,5), gặp nhiều ở đô thị hơn nông thôn. Tỷ lệ ngƣời trƣởng
thành béo phì ở Hoa Kỳ là 30%, tỷ lệ thừa cân > 50%. Ở Canađa là 15%
chung cho cả 2 giới, ở Hà lan 8%, Vƣơng Quốc Anh 23%
Tỷ lệ ngƣời béo phì trên thế giới tăng lên rõ rệt trong mấy chục năm qua,
ở Nữ thƣờng cao hơn ở Nam. Trong 10.822 trẻ từ 7 đến 10 tuổi tỉ lệ quá cân
là 15,7 %, béo phì là 18%. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ học trƣờng tƣ cao hơn
ở trƣờng công [92].
Ở các nƣớc đang trong thời kỳ chuyển tiếp, khi kinh tế tăng trƣởng tỷ lệ
ngƣời béo cũng tăng lên cùng với tỷ lệ ngƣời gầy giảm dần. Ở giai đoạn đầu

tỷ lệ béo phì tăng ở tầng lớp khá giả trong xã hội với chỉ số khối cơ thể (BMI)
trung bình cao sau đó tỷ lệ béo tăng dần ở tầng lớp thu nhập thấp.
Ở các nƣớc đã phát triển, tỷ lệ béo phì cao ở tầng lớp nghèo thu nhập
thấp và ở nông thôn nhiều hơn thành thị.
Đáng chú ý là tình hình béo phì trẻ em không ngừng gia tăng ở Hoa
Kỳ, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em 5-14 tuổi Bang Louisiana tăng gấp đôi trong
khoảng 1973 và 1994.
Ở Nhật Bản cũng có tình trạng tƣơng tự, tỷ lệ trẻ em học sinh thừa cân
(12% cân nặng nên có) tăng từ 5% đến 10 % trong khoảng 1973 đến 1993.
Tỷ lệ tăng cao nhất ở trẻ em học sinh 9-11 tuổi. Béo từ lúc còn bé có nhiều
nguy cơ dẫn đến béo về sau này, cũng nhƣ các rối loạn bệnh lý khác liên
quan đến béo phì. Hơn nữa, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở ngƣời trƣởng thành
tăng nếu có thừa cân - béo phì thời thiếu niên thậm chí họ đã giảm cân lúc
trƣởng thành [70].

7
Ở Thái Lan tỷ lệ trẻ em béo phì ở học sinh 5-12 tuổi ở Bangkok tăng
từ 12,2% năm 1991 đến 15,6% năm 1993. Tại Việt Nam, trong một vài năm
gần đây, một hiện tƣợng sức khoẻ đáng quan tâm xuất hiện ở nƣớc ta đó là
thừa cân - béo phì. Trƣớc năm 1975, hầu nhƣ tỷ lệ thừa cân - béo phì không
đáng kể.
Những bằng chứng khoa học mới đây cho phép chúng ta nhận định đây
là một vấn đề dinh dƣỡng mới nảy sinh không kém phần quan trọng, với tỷ lệ
tăng nhanh theo thời gian.
Hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh trong Hội Nghị “thừa cân - béo phì mối
nguy cơ của các bệnh thời đại” nhiều nhà khoa học cho biết tỷ lệ thừa cân -
béo phì taị Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Tỉ lệ này ở
nhóm tuổi 25- 64 là 16,3%, ở phụ nữ là 18,1%, nam giới 14,6%. So với ngƣời
bình thƣờng, ngƣời béo phì có tỉ lệ tăng huyết áp cao gấp 2.5 lần, nhồi máu cơ
tim cao gấp 3 lần, dễ mắc bệnh đái tháo đƣờng type 2 gấp 5 lần. làm tăng

nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3-4 lần, rối loạn mỡ máu, bệnh
nhân béo phì có tỉ lệ vô sinh cao gấp 3 lần so với ngƣời bình thƣờng, suy
giảm chức năng tình dục, không ổn định tâm lý… [3], [8], [9], [14], [15],
[17], [26]. Béo phì và thừa cân không những ở trẻ em, học sinh mà còn ở cả
ngƣời trƣởng thành, kể cả tầng lớp cán bộ công chức cũng nhƣ tầng lớp khác
trong xã hội [12].
1.1.3. Định nghĩa
Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thƣờng và qúa mức tại mô mỡ và các tổ
chức khác gây hậu quả xấu cho sức khoẻ. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội
sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh).
Cho đến nay, khác với ngƣời lớn ngƣời ta vẫn chƣa có sự nhất trí cao
về định nghĩa cũng nhƣ trong sử dụng các ngƣỡng thích hợp để phân định một
đứa trẻ là béo phì hay không.
Với khái niệm đơn giản đƣợc chấp nhận nhiều nhất là thừa cân

8
(overweight) là một tình trạng tăng quá mức mỡ cơ thể một cách cục bộ hay
toàn thể.
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhƣng không béo phì do sự
phát triển quá mức của khối nạc và xƣơng.
Sự tƣơng quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ
phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (weight for
height): W/H có thể là một phƣơng pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy.
Một quần thể tham khảo đã đƣợc TCYTTG khuyến nghị sử dụng trên
toàn thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National center For
Health Statistics), Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia của Hoa Kỳ. Trong
các điều tra sàng lọc giới hạn ngƣỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân theo
chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO.
Một uỷ ban các chuyên gia của TCYTTG cũng đã đƣa ra khuyến nghị
rằng mối quan hệ này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với thời kỳ dậy

thì và trƣởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều cao chỉ nên đƣợc sử
dụng trong một khoảng tuổi nhất định mà thôi (< 9 tuổi). Ngƣời ta cũng lƣu ý
rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao là đủ đánh giá
béo phì, vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao cao đều béo.
Để khắc phục nhƣợc điểm trên, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng chỉ
số BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản đƣợc mô tả đầu tiên vào
thế kỷ XIX bởi Quetelet. Vì vậy, BMI còn đƣợc gọi là chỉ số Quetelet, là một
chỉ số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao.
Chỉ số BMI ở ngƣời trƣởng thành gia tăng chậm theo độ tuổi, vì vậy
ngƣỡng này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy. Trái lại với
trẻ em, BMI thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ
sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đƣờng và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu
niên và giai đoạn sớm ở ngƣời trƣỏng thành. Chính vì lý do này mà BMI chỉ
nên sử dụng ở trên trẻ lớn (>9tuổi) và ngƣời trƣỏng thành và đánh giá chỉ số

9
BMI ở trẻ em cần thiết phải đƣợc đánh giá cùng biểu đồ tham khảo liên quan
với giới và tuổi (bách phân vị với giới và tuổi).
Bách phân vị (Percentile) là số phần trăm của các cá thể trong nhóm
mà những cá thể này đã đạt đến một mức tăng trƣởng hoặc một đo lƣờng về
lƣợng nào đó (ứng với một cột cao 95cm). Đối với số liệu nhân trắc, các
ngƣỡng bánh phân vị có thể đƣợc tính toán từ trung bình và độ lệnh chuẩn. Ở
mốc 5, 10, 25 bách phân vị tƣơng với – 1,65SD, -1,3SD và -0,7SD [15], [22],
[26], [27], [28].
Ở trẻ em, BMI ≥ 85 bách phân vị thì đƣợc xem là thừa cân và > 95
bách phân vị đƣợc xem là béo phì.
Ngoài ra ngƣời ta còn sử dụng việc đo bề dày nếp gấp da để loại trừ các
trƣờng hợp thừa cân do phát triển khối nạc. Hai vị trí: nếp gấp da cơ tam đầu
và góc dƣới xƣơng bả vai. Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thùa cân vừa có
nếp gấp da cơ tam đầu và góc dƣới xƣơng bả vai > 90 bách phân vị so với

quần thể tham chiếu NCHS, độ dày da bụng, trên 20cm cũng đƣợc xem béo
phì [50].
Tỷ số vòng thắt lƣng/vòng mông (WAIST – HIP – RATIO) và vòng
thắt lƣng (WAIST CIRCUMFERENCE) cũng có giá trị để đánh giá sự phân
bổ của mỡ.
Tỷ số vòng thắt lƣng/vòng mông (1.0 ở nam và 0.85 ở nữ) đƣợc dùng
để xác định các đối tƣợng béo bụng. Ngƣời ta còn thấy vòng thắt lƣng thƣờng
không liên quan đến chiều cao, có liên quan chặt chẻ với chỉ số BMI và tỷ số
vòng thắt lƣng/vòng mông, do đó thƣờng đƣợc coi nhƣ là chỉ số đơn giản
đánh giá khối mỡ bụng và mỡ toàn bộ cơ thể [15], [20], [69]. Hiện chƣa có
các ngƣỡng của vòng thắt lƣng.
Ngƣời ta thấy các nguy cơ bị bệnh tiểu đƣờng, cao huyết áp, nhồi máu
cơ tim tăng khi vòng thắt lƣng ≥ 94cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ và
tăng lên rõ khi các trị số tƣơng ứng là ≥102cm và ≥ 88 cm.

10
1.2. PHÂN LOẠI BÉO PHÌ
1.2.1. Dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bổ của mô mỡ
- Béo phì dạng nam (android obesity) hay còn gọi là béo bụng, béo
trung tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple – shaped), kiểu béo phì này
có nhiều nguy cơ bệnh tật [22].
- Béo phì dạng nữ (gynoid obesity) hay còn gọi là béo phần dƣới, béo
ngoại vi, béo dạng quả lê (pear – shaped), hay béo phần thấp kiểu đàn bà, kiểu
ít gây nguy cơ bệnh tật hơn [22].
- Béo phì hỗn hợp: trƣờng hợp này mô mỡ phần bố khá đồng điều, các
trƣờng hợp bép phì nặng và rất nặng thƣờng thƣờng là béo phì hổn hợp [22].
1.2.2. Theo nguyên nhân bệnh sinh
- Chỉ có một số ít (10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc
do khiếm khuyết di truyền (còn đƣợc gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội
sinh), còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát.

- Một số bệnh ngoại tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này
tƣơng đối hiếm gặp trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng, thiểu
năng sinh dục…
- Ngoại trừ bệnh cƣờng insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì
thứ phát đều làm trẻ chậm tăng trƣởng, thƣờng chỉ số chiều cao theo tuổi thấp
hơn 5 bách phân vị. Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thƣờng có
chiều cao lớn hơn chuẩn.

11
Bảng 1.1. Phân biệt giửa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh

Yếu tố
Béo phì nguyên phát
Béo phì thứ phát
1. Tần suất béo phì ở trẻ em
> 90%
<10%
2. Chiều cao
Cao, thƣờng > 50 BPV
Lùn, thƣờng < 5
BPV
3. Tiền sử gia đình
Gia đình có béo phì
Gia đình có béo phì
không thƣờng gặp
4. Chức năng tâm thần
Bình thƣờng
chậm phát triển
5. Tuổi xƣơng
Bình thƣờng hoặc lớn

hơn so với tuổi
Chậm phát triển
tuổi xƣơng
6. Lâm sàng
Bình thƣờng
Kèm các dấu hiệu
đặc trƣng của bệnh
nguyên
1.2.3. Phân loại béo phì dựa theo khởi phát
Nhìn chung, mọi ngƣời thừa nhận rằng béo ở trẻ em thƣờng liên quan
đến béo phì trƣởng thành. Ngƣời ta cho rằng ở một giai đoạn nào đó của
cuộc đời, cụ thể là khi còn bé và tuổi thiếu niên, sự phát triển béo phì
thƣờng kèm theo sự tăng số lƣợng các tế bào mỡ kèm theo phì đại tế bào
mỡ, loại này khó điều trị.
Do đó béo phì ở trẻ em thƣờng là yếu tố báo trƣớc của béo phì ở ngƣời
lớn và có sức đề kháng cao đối với điều trị [10]. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho
thấy có đến 30% số trẻ béo sẽ trở thành ngƣời béo khi trƣởng thành kèm theo
các rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo. Do đó cần đặt riêng và nhấn mạnh
vấn đề kiểm soát béo phì ở trẻ em. Ở trẻ nhỏ từ 24 – 54 tháng nếu có quá cân
thì có nguy cơ qúa cân gấp 5 lần so với trẻ không quá cân khi theo dõi đến 12
tuổi: 60% trẻ quá cân ở < 5 tuổi và 80 % trẻ tiểu học sẽ béo phì quá cân ở lứa
tuổi 12 [89]. Khi trẻ đƣợc chẩn đoán béo phì ở 6 tuổi một nửa trong số đó sẽ
béo phì ở tuổi 12 [84].

12
1.3. TỶ LỆ MẮC BỆNH BÉO PHÌ
1.3.1. Tại các quốc gia đang phát triển
Tại các quốc gia đang phát triển, bên cạnh tình trạng trẻ em bị suy dinh
dƣỡng mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt, béo phì đang xuất hiện và ngày
càng gia tăng nhanh chóng. TCYTTG đã nhận định béo phì và các hậu quả

của nó sẽ trở nên một yếu tố chủ yếu làm kiệt quệ các nguồn lực dành cho y tế
tại vùng Thái Bình Dƣơng trong một tƣơng lai gần.
Dựa vào số liệu của NHANES 1999-2004 tỷ lệ béo phì gia tăng ở các
độ tuổi 6-10 tuổi từ 4% đến 17.5% độ tuổi 12-29 tuổi tăng từ 6.1% đến 17%
Điểm qua các quốc gia thuộc ASIAN ta thấy tại Singapore, tỷ lệ béo
phì của học sinh tiểu học là 9% ở nam và 8% ở nữ vào năm 1984, đến năm
1989 tỉ lệ này đã đạt 14.5% ở nam và 10.4 % ở nữ.
1.3.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trƣờng, sự phân cực trong xã hội dẫn đến sự phân cực trong ăn uống, lối sống.
Bên cạnh vấn đề suy dinh dƣỡng còn rất cao nhƣng đã có xu hƣớng giảm dần
nhờ các chiến lƣợc can thiệp tích cực, thì số trẻ thừa cân và béo phì đã gia
tăng đáng kể đặc biệt tại các thành phố lớn, tại Nha Trang tỷ lệ thừa cân ở trẻ
em là 2,7% năm 1997, đã tăng lên 5,88% vào năm 2001, tại thành phố Huế là
2,2%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thừa cân ở trẻ em là 3% năm 1999, đã
tăng lên 6% vào năm 2000. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ béo phì 1,2%,
thừa cân là 4,6% [51]. Tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội ở tất cả các
lứa tuổi điều có xu hƣớng tăng và tốc độ tăng nhanh vào những năm gần đây:
3,3% năm 1995 và 11,5% năm 2000 trong đó cao nhất là học sinh tiểu học:
8.8%, ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 3.3% - 5,8% và
tăng nhanh ở thành phố hơn là ở nông thôn, tăng dần theo tuổi [8], [14], [15],
[34], [36], [42], [52].


13
1.3.3. Tại tỉnh Cà Mau
Trong những năm gần đây tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Cái Nƣớc
nói riêng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thừa cân- béo phì ở trẻ em nói
chung và độ tuổi 06 đến 10 tuổi nói riêng, nên chƣa có số liệu chính xác. Qua
thống kê báo cáo hàng năm của các phòng khám nhi thì tỷ lệ thừa cân-béo phì

ở trẻ em chiếm khoảng 4 - 6%.
1.4. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BÉO PHÌ
Mọi ngƣời đều biết cơ thể giữ đƣợc cân nặng ổn định là nhờ trạng thái
cân bằng giữa năng lƣợng do thức ăn cung cấp và năng lƣợng tiêu hao cho lao
động và các hoặt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do
các chế độ ăn dƣ thừa vƣợt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít
tiêu hao năng lƣợng. ngƣời ta nhận thấy 60-80% trƣờng hợp béo phì là do
nguyên nhân dinh dƣỡng.
1.4.1. Cơ sở sinh lý học của sự điều hoà cân nặng cơ thể là phƣơng trình
cân bằng năng lƣợng
Năng lƣợng dự trữ = Năng lƣợng hấp thu – năng lƣợng tiêu hao.
Một cân bằng năng lƣợng dƣơng tính xảy ra khi năng lƣợng hấp thu
lớn hơn năng lƣợng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm tăng dự trữ năng
lƣợng và tăng cân. Ngƣợc lại, một cân bằng âm tính xảy ra khi năng lƣợng
hấp thu thấp hơn năng lƣợng tiêu hao, điều này làm giảm năng lƣợng dự
trữ và giảm cân.
Nhƣ vậy chỉ có cân bằng năng lƣợng dƣơng tính xảy ra thì mới có
khả năng phát triển thành béo phì tức là năng lƣợng (Calo) đƣa vào cơ thể
qua thức ăn thức uống đƣợc hấp thụ và dự trữ dƣới dạng mỡ nhiều hơn là
đƣợc oxy hoá để tạo thành nhiệt lƣợng (TCYTTG 2000). Do đó ngƣời béo
phì cần hạn chế bớt thức ăn giàu năng lƣợng nhƣ chất béo,chất ngọt và cần
tăng hoạt động thể lực để tăng cƣờng sử dụng năng lƣợng, không ăn quá
mức cần thiết.

14
Các nghiên cứu về dịch tế học, di truyền học và sinh thái học phân tử
cho thấy nhiều quần thể khác nhau trên thế giới có những ngƣời rất dễ nhạy
cảm với sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những ngƣời khác.
Các yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác nhƣ tuổi, giới, hoạt
động các hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc

tính sinh học trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng hay là không.
Sự hấp thu năng lƣợng: năng lƣợng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ
uống mà có thể đƣợc chuyển hoá bên trong cơ thể. Chất béo cung cấp nhiều
năng lƣợng nhất tính trên mỗi đơn vị trọng lƣợng thức ăn, carbonhydrate và
protein là ít nhất. Năng lƣợng của chất xơ đƣợc ƣớc tính vào khoảng 6,3KJ/g,
rƣợu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g, carbonhydrate: 10KJ/g.
Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lƣợng đều cho thấy ngƣời béo
phì thƣờng ăn nhiều và ăn nhanh hơn ngƣời gầy, sự hấp thu chất béo liên
quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em. Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản
ứng chuyển hoá bù trừ dẫn đến sự tích luỹ mỡ nhiều hơn nữa. Hoạt động tĩnh
tại tạo nên nhu cầu năng lƣợng thấp ở trẻ em. Hơn thế nữa hoạt động cơ bắp
thấp làm giảm sự oxy hoá chất béo thuận lợi cho việc tích luỹ mỡ [55].
- Sự tiêu hao năng lƣợng: Sự tiêu hao nặng lƣợng - yếu tố thứ hai của
phƣơng trình cân bằng năng lƣợng gồm 3 phần chính.
+ Năng lƣợng dành cho chuyển hoá cơ bản
+ Năng lƣợng dành cho quá trình sinh nhiệt
+ Năng lƣợng dành cho các hoạt động thể lực
Tuỳ theo tính chất thƣờng xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng
ngƣời mang các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lƣợng có sự thay đổi
khác nhau, những ngƣời có mức hoạt động thể lực thấp là tƣơng đồng với sự
gia tăng của tỷ lệ béo phì [5].

15
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN - BÉO PHÌ
1.5.1. Chế độ ăn nhiều lipit hoặc đậm độ nhiệt- năng lƣợng cao
Liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn nhiều chất
béo thƣờng ngon nên ngƣời ta ăn quá nhiều mà không biết. Khi vào cơ thể các
chất protit, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Các nghiên
cứu cho thấy chỉ cần ăn dƣ 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số
calo nhỏ này có thể không đƣợc nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn

giàu năng lƣợng. Vì vậy khẩu phần nhiều mỡ, dù số lƣợng nhỏ cũng có thể
thừa calo và tăng cân.
Nhiều nghiên cứu trên trẻ em cho thấy trẻ béo phì thƣờng háu ăn, ăn
nhiều lần. Những thức ăn có hàm lƣợng mỡ cao có vẻ làm ngon miệng hơn,
trong khi rau quả làm trẻ dễ chán [18], [20], [23], [41].
Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, ăn dặm sớm, ăn nhiều
đƣờng đồ ngọt đều có thể gây béo. Những thức ăn hấp thụ nhanh, đặc biệt là
Cabohydrate còn gây tăng nhanh Glucose, Insulin máu, kế đó giảm glucose và
gây thèm ăn nhiều hơn. Nhiều tác giả cho rằng việc thích ăn nhiều đƣờng,
snack (giàu béo), những thức ăn nhanh nấu sẵn (hamburger, sausage) và miễn
cƣỡng ăn rau quả là một đặc trƣng của trẻ béo phì [9], [18], [31] [37], [39].
Thói quen ăn nhiều vào buổi tối cũng là một điểm khác nhau giữa trẻ béo
và không béo, ăn thức ăn nhanh là kết bạn với béo phì [61]. Một nghiên cứu
của Paulj cho kết quả tỉ lệ quá cân là 32,9%, béo phì là 9,9% trong 4298 trẻ
đƣợc khảo sát. Trẻ ăn trƣa tại trƣờng sẽ tăng nguy cơ béo phì hơn so với trẻ
ăn ở nhà ít nhất 3 lần 1 tuần. trẻ ở trƣờng điểm có tỷ lệ béo phì cao hơn
trƣờng thƣờng 10,3% so với 4,8%. Những bài học thể dục ở trƣờng 2 lần 1
tuần cũng giảm nguy cơ béo phì với OR = 0,54 và quá cân là OR = 0,61.
Những đứa trẻ sống một mình hoặc ít có mối quan hệ với bạn bè sẽ có nguy
cơ quá cân, béo phì gấp 2 lần so với trẻ sống với nhiều bạn bè [15], [23],
[38], [43], [88].

16
Một số trẻ có thói quen nhấm nháp thứ gì đó khi thấy mệt mỏi, buồn bã
hoặc xúc động, tiêu thụ đồ ăn nhanh, kể cả khi không thực sự thấy đói, cũng
khiến trẻ rơi vào tình trạng tăng cân khó kiểm soát [43], [44].
1.5.3. Yếu tố kinh kế xã hội
Ở các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ ngƣời béo phì ở tầng lớp nghèo
thƣờng thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phƣơng tiện đi lại khó khăn)
trong khi đó béo phì nhƣ một đặc điểm của sự giàu có (béo tốt) ở các nƣớc đã

phát triển khi thiếu ăn ít phổ biến thì tỷ lệ béo phì lại thƣờng cao ở tầng lớp
nghèo, ít học so với tầng lớp trên [10].
Nguyên nhân khác nhau này là do ở những nƣớc nghèo, sự tiếp cận
thực phẩm hạn chế, nên ngƣời béo là biểu hiện của sự giàu có, hấp dẫn giới
tính. Ngƣời ta tin rằng béo là khoẻ mạnh. Ngƣợc lại ở nƣớc giàu, béo lại bị
xem là kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế, dễ tự ti bất thƣờng
về tâm lý.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ là con một, con út hay con
càng đƣợc cƣng chiều, không có sự tranh giành trong gia đình đều có tỷ lệ dƣ
cân cao. Những trẻ không đƣợc bú mẹ cũng làm tăng nguy cơ béo phì [73].
Các nhà tâm lý học cũng nhất trí rằng nhiều cha mẹ nuông chiều quá
mức trong việc ăn uống của trẻ, dùng những thực phẩm không thích hợp để
làm yên những đứa trẻ hiếu động, quấy khóc đã tạo ở trẻ thói quen đòi và tìm
ăn những thức ăn này khi bất bình, buồn chán. Tỷ lệ cân nặng (bao gồm cả
béo phì trong 6386 trẻ em Nauy là 13,8% (13, 5 nam và 14,5 % nữ ) không có
sự khác biệt giữa nam và nữ p = 0,146. trẻ ở lứa tuổi tiểu học 6-11 tuổi chiếm
tỉ lệ cao 17% và sự khác biệt của nhóm này cao hơn các nhóm còn lại
p < 0,001. Không có mối liên qua giữa nghề nghiệp của cha mẹ, tình trạng gia
đình kiểu mới hay gia đình truyền thống [78].

17
1.5.4. Ngủ ít
Yếu tố này cũng đƣợc xem nhƣ một nguy cơ cao ở trẻ thừa cân dƣới
5 tuổi.
Nguyên nhân chƣa rõ, nhƣng một số tác giả cho rằng kiểu sống gia
đình thiếu điều độ từ ngủ tới ăn hoặc do thiếu hoạt động thể lực tạo ra những
sóng thấp trên điện não khi ngủ cũng có thể do hoạt động tiêu mỡ của cơ thể
là tối đa về đêm và sự ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung (Poskitt - EME,
1995). Trong khi ngủ cơ thể tiết ra hoóc môn làm giảm sự thèm ăn. Nếu thức
dậy giữa chừng thì quá trình này bị gián đoạn sẽ làm cho bạn đói cồn cào và

rất khó ngủ tiếp nếu không đƣợc ăn một chút gì đó, và đó chính là thủ phạm
nhanh nhất để tích luỹ mỡ thừa.
Càng béo phì, càng khó ngủ. Đây là một vòng luẩn quẩn, ngƣời mất
ngủ sẽ bị tăng cân và càng béo thì họ càng khó ngủ hơn.
Ngƣời béo phì dễ bị ngạt thở khi ngủ vì các cơ ở bụng bị giãn, chùng
xuống làm cản trở dòng khí ra vào. Vì thế, họ buộc phải thức dậy một vài giây
để dễ thở, sau đó ngủ lại, rồi lại thức giấc, cứ thế, cái vòng luẩn quẩn này lặp
đi lặp lại suốt đêm làm ngƣời béo phì không thể có giấc ngủ sâu.
1.5.5. Yếu tố di truyền
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có
vai trò nhất định đối với béo phì, những trẻ béo thƣờng hay có cha mẹ béo,
tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn [2].
Theo Mayer J (1995) thì nếu cả bố lẫn mẹ đếu bị béo phì thì có 80% con
họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai ngƣời có béo phì thì 40% con họ sẽ bị béo
phì. Ngƣợc lại, nếu cả bố và mẹ bình thƣờng thì khả năng các con bị béo phì chỉ
chiếm 7%. So với nam giới, nữ giới tuổi mắc béo phì chiếm tỷ lệ cao ở lứa tuổi
41-60 [57].
Nghiên cứu 2863 trẻ tuổi từ 5-13 ở 12 trƣờng tiểu học thành phố Victoria,
Austraulia cho thấy tỷ lệ quá cân là 17%, béo phì là 5%. Phân tích hồi qui đa

18
biến, trẻ trai bị béo phì sẽ có nguy cơ cao với tính trạng kém sức khỏe, giảm
chức năng sinh lý, đau cơ thể, tình trạng tâm thần (OR = 2,8 ), giảm lòng tự
trọng (OR = 1,8), dễ bị xúc động (OR = 1,7). Ơ trẻ gái thì có hai nguy cơ,
chính là giảm tính trạng sức khỏe chung, mặc cảm (OR = 1). 42% cha mẹ
của bé béo phì, 81% cha mẹ trẻ quá cân không quan tâm đến cân nặng của trẻ.
Giới tính của trẻ, trình độ học vấn của cha mẹ, BMI của cha mẹ không ảnh
hƣởng đến tính trạng béo phì quá cân ở trẻ [95].
Trong 2591 trẻ đƣợc quan sát tuổi từ 5 – 19. Tần suất quá cân là 18,6%,
tỷ lệ này tƣơng đƣơng với các nghiên cứu khác. Nhóm trẻ có cha mẹ và ông

bà có cân nặng bình thƣờng tỷ lệ quá cân là 7,9%. Ngƣợc lại, trẻ có cha mẹ
quá cân và ông bà có cân nặng bình thƣờng có tỷ lệ quá cân là 17,9%. Trẻ có
cha mẹ béo phì và ông bà có cân nặng bình thƣờng có tỷ lệ quá cân là 31,9%
(p<0,0001). Trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thƣờng và ông bà có cân nặng
béo phì có tỷ lệ quá cân là 17,4% (p<0,0001) [68].
Có ngƣời rất sợ bị tăng cân, trong khi có trƣờng hợp chẳng cần lo giữ
gìn mà trọng lƣợng vẫn không thay đổi trong nhiều năm. Gien là yếu tố tạo sự
khác biệt này.
Các nhà khoa học đã nhận dạng nhiều loại gene làm tăng hoặc làm
giảm cảm giác thèm ăn, khiến một số ngƣời chóng đói hơn so với ngƣời khác,
hoặc phải cần ăn nhiều hơn mới đủ no. Năm 2007 tạp chí Sciens công bố
nghiên cứu từ Anh trong đó phát hiện gien FTO có ảnh hƣởng đến nguy cơ
bệnh đái tháo đƣờng và béo phì. Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng
ăn quá nhiều và tăng cân [60].
1.5.6. Lối sống tĩnh tại
Xem tivi thật ra không gây nên thay đổi trong tốc độ chuyển hoá của
trẻ, nhƣng tăng thời lƣợng xem tivi đồng nghĩa với tăng thời gian không hoạt
động. Hoạt động ở đây là cả lao động chân tay và trí óc.
Những ngƣời hoạt động thể lực nhiều thƣờng ăn thức ăn nhiều giàu

19
năng lƣợng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhƣng vẫn giữ thói quen ăn
nhiều nên dễ bị béo [11], [19], [21]. Xem tivi nhiều và lối sống tĩnh tại làm
tăng nguy cơ béo phì 23% và 14% đái tháo đƣờng type 2 qua 6 năm theo dõi
50277 phụ nữ [74]. Những trẻ không tự đi học mà đƣợc cha mẹ đƣa rƣớc
cũng làm tăng nguy cơ béo phì [53].
1.6. CÁC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CỦA BÉO PHÌ Ở TRẺ EM




















Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng cơ thể
và sự tăng cân
Nhạy cảm cá
nhân /Sinh học

Cách ăn uống và hoạt
động thể lực

Cân bằng năng lƣợng

Năng lƣợng ăn vào

Năng lƣợng tiêu hao


Chất béo
Glucid
Protein


Hoạt động thể lực
Tiêu hoá thức ăn
Chuyển hoá cơ bản


Tăng
cân
Cân nặng
ổn định
Giảm
cân
Dự trữ mỡ
Ảnh hƣởng môi trƣờng
và xã hội

×