Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích truyện "Người trong bao" - Sê-khốp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 5 trang )

Phân tích truyện "Người
trong bao" - Sê-khốp

Tác giả Sê-khốp qua truyện ngắn Người trong bao đã phơi bày lối
sống hèn nhát, co cụm, thủ tiêu đấu tranh, tự hạ thấp nhân phẩm và
nhân cách con người của một bộ phận trí thức Nga cuối TK XIX, sự
trì trệ, thụ động, lối sống co mình được thể hiện qua các nhân vật mà
ông miêu tả trong truyện ngắn này là sản phẩm gắn liền với thời kì
lịch sử đó. Lối sống đó đã làm hạ thấp giá trị nhân phẩm của con
người, biến con người thành một nô lệ tự nguyện, chỉ răm rắp phục
tùng mà không hề biết phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra một cơ chế
sống giả tạo, máy móc, rập khuôn. Nhà văn cho rằng “không thể sống
như thế mãi được”. Ông phủ nhận xã hội đương thời và nhiệt tình cổ
vũ cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ông chứng minh một cách thuyết
phục về những cái xấu xa đang tồn tại để chỉ cho mọi người thấy
trách nhiệm của họ là phải thanh toán những cái xấu xa, lạc hậu ấy.
Truyện ngắn của Sê-khốp có dáng vẻ độc đáo riêng. Đó là hình thức
nhỏ, nhưng mang nội dung lớn, không rườm lời nhưng ý thì lại sâu
sắc, có sức gợi lớn, nhằm tạo ra khả năng liên tưởng giữa độc giả và
văn bản, giữa tác giả và độc giả. Truyện ngắn Người trong bao được
sáng tác năm 1898, trong thời gian Sê-khốp đi dưỡng bênh tại thành
phố I-an-ta trên bán đảo Crưm thuộc biển Hắc Hải. Trước hết, câu
chuyện được kể trong truyện ngắn Người trong bao về nhân vật kì
cục Bê-li-cốp là do nhân vật Bu-rơ-kin, một GV và là đồng nghiệp của
Bê-li-cốp, kể lại cho bạn anh ta, bác sĩ thú y I-van I-va-nứt.
Trong đoạn trích, nhân vật chủ yếu được tái hiện từ góc nhìn của
người kể chuyện, của tác giả và người nghe kể chuyện là Bê-li-cốp.
Qua cuộc trò chuyện giữa hai trí thức - một thầy giáo trường làng
Bu-rơ-kin và bạn ông ta, bác sĩ thú y I-van I-va-nứt – nhân vật Người
trong bao hiện ra. Đó là thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp cổ Bê-li-cốp, tác
giả dường như chỉ là người ghi chép lại một cách tình cờ câu chuyện


nghe được. Song đây là cách kể khách quan.
Bê-li-cốp xuất hiện qua lời kể như là một điển hình cho loại người
trong bao, loại người luôn tự tìm cho mình một cách thức bao gói để
tự co mình lại vì sợ cuộc sống đang diến ra ồn ã xung quanh. Y sợ và
“ghê tởm” hiện tại cho nên hướng về quá khứ, “luôn ngợi ca những
gì không có thật”. Nghề nghiệp của y là dạy tiếng Hi Lạp cổ, thứ tiếng
này cũng là một hình thức bao gói, giúp anh ta ẩn sâu hơn vào quá
khứ mà trách đi cái hiện thực đang diễn ra. Chạy trốn hiện tại cũng
có nghĩa là từ chối tương lai, từ chối cái sẽ đến hoặc sẽ phải đến. Tìm
về quá khứ, kể cả quá khứ không có thật, chính là sự vô trách nhiệm
với bản thân, với cuộc đời. Chui vào bao, tự tìm cho mình những cái
bao để che chở đã trở thành lối sống của Bê-li-cốp, trở thành “thói
quen kì cục” của nhân vật này. Lối sống đó trở thành nỗi ám ảnh
triền miên đối với mọi người, vì chẳng ai biết là y muốn gì, cần gì và
lại càng không biết phải nói với y thế nào. Y đã khống chế cả trường
học, cả thành phố “suốt mười lăm năm trời”.
Trong việc khắc hoạ nhân vật, Sê-khốp thường sử dụng nhiều chi tiết
tưởng chừng “vặt vãnh”, “nhỏ nhoi”, “tầm thường” như giày, ô, mũ,
bông nhét tai, Và đặc biệt là hình ảnh “cái bao” .
Có thể phân tích hình ảnh cái bao qua ba cấp độ :
Hình ảnh “cái bao” qua các vận dụng hàng ngày của Bê-li-cốp.
Hình ảnh “cái bao” qua công việc hàng ngày.
Hình ảnh “cái bao” thường trực trong tư tưởng.
Cách kể của tác giả qua đoạn trích tỉ mỉ, chậm rãi thể hiện qua giọng
văn mỉa mai, giễu cợt, vừa hài hước vừa ngậm ngùi, chua xót đã tạo
ra hiệu quả nghệ thuật lớn, tác động thức tỉnh độc giả mọi thời đại.
II. Để hiểu rõ ý nghĩa người trong bao, đầu tiên ta cần tìm hiểu ý
nghĩa của cái bao:
1. Xét về nghĩa đen: Vật dùng để bao gói bảo vệ đồ dùng khỏi những
tác nhân có hại

2. Xét về nghĩa bóng: Lối sống tính cách cần phê phán và bài trừ của
Bê-li-côp
Tú đó ta có thể rút ra "ý nghĩa hình tượng người trang bao là điển
hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại
trong cuộc sống của bộ phận trí thức Nga đương thời, có ý nghĩa phổ
quát cao mang tính quy luật".
III. "Người trong bao"- Sêkhốp là một trong những tác phẩm mới
được đưa vàp trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Bởi đây là một tác
phẩm văn học nước ngoài mới được đưa vào trong chương trình nên
chúng ta gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm. Trong
phạm vi bài viết này, người viết sẽ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng
nhân vật Bê-li-cốp.
Nhân vật Bê-li-cốp được xây dựng bằng 2 nghệ thuật cơ bản: nghệ
thuật xây dựng nhân vật điển hình và nghệ thuật xây dựng nhân vật
lưỡng diện.
Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Theo từ điển
tiếng Việt thì điển hình được hiểu là kiểu mẫu và có khả năng tập
trung nhiều tính chất tiêu biểu. Như vậy, một nhân vật điển hình
phải là một nhân vật vừa mang những nét chung, khái quát lạ vừa
mang những nét riêng, đặc biệt. Bê-li-cốp là kiểu người trong bao: ô
trong bao, dao trong bao, suy nghĩ trong bao, khuôn mặt trong
bao Nét riêng của nhân vật này là tính cách trong bao, lối sống trong
bao được đẩy đến đỉnh điểm. Như vậy, Bê-li-cóp là nhân vật có khả
năng đại diện cho một kiểu người trong bao, một lối sống Mêsian- lối
sống tiểu tư sản tầm thường, dung tục đã và đang tồn tại trong xã
hội NGA cuối TK XIX-đầu TK XX.
Thứ hai, Bê-li-cốp là nhân vật lưỡng diện(2 mặt). Ở Bê-li-cốp tồn tại
cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực: Bê-li-cốp luôn tuân
theo những chỉ thị, thông tư của cấp trên. Như vậy, hắn là một thầy
giáo chuẩn mực của nhà trường, một viên chức tận tuỵ với cấp trên

và một công dân gương mẫu của nhà nước. Mặt tiêu cực: lối sông
trong bao, thu mìnhmột cách thái quá, việc máy móc tuân theo
những chỉ thị, thông tư của Bê-li-cốp biến hắn thành một con ốc hèn
nhát trong xã hội. KHông chỉ vậy, tính lưỡng diện của nhân vật này
còn được thể hiện ở điểm: Bê-li-cốp vừa là nạn nhân, vừa là tội
nhân.Bê-li-cóp là tội nhânb vì hắn gieo rắc lối sống ấy vào tất cả mọi
người. Mặt khác Bê là nạn nhân, là sản phẩm tất yếu của XH chuyên
chế Nga cuôí TK XIX - đầu TK XX.

×