Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.3 KB, 9 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)

Mặc dù triều Huế đã đầu hàng nhưng phái chủ chiến và nhân dân ta vẫn
quyết tâm chống giặc đên cùng. Bên cạnh công tác tổ chức chuẩn bị
chiến đấu lâu dài với kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã cho điều quân từ các
nơi về đóng chặt kinh thành Huế, kể cả trong nội thành. Ông cho đặt 45
khẩu thần công ở trên mặt thành và ở đài Nam hướng về phía Toà sứ
Pháp và đồn Mang Cá. Thấy thế thực dân Pháp lo ngại yêu cầu triều
Huế phải loại bỏ ngay các khẩu pháo này.

Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. Lực
lượng Pháp coi Tôn Thất Thuyết là người cần loại bỏ để tránh hậu hoạ
về sau. Quân Pháp muốn buộc Hội đồng phụ chính do Tôn Thất Thuyết
đứng đầu phải từ chức để phái chủ chiến mất hỗ dựa trong triều đình.

Được lệnh của Pari, Đờcuốcxy kéo theo lực lượng từ Hải Phòng vào
thẳng Huế. Ý đồ của Đờcuốcxy là dùng áp lực quân sự loại trừ phái chủ
chiến, giải tán quân đội và bắt cóc người cầm đầu phái chủ chiến Tôn
Thất Thuyết. Đến Huế, Đờcuốcxy nhiều lần mời gặp Tôn Thất Thuyết
nhưng đều bị từ chối. Trước thái độ bức bách của thực dân Pháp, Tôn
Thất Thuyết chủ động tiến công Pháp. Ông ra lệnh gấp rút đào hào đắp
lũy ngay trong thành Huế, chuyển gấp tài sản từ các kho ra Quảng Trị.
Ông trực tiếp cùng Tôn Thất Lệ và Hồ Văn Hiển chỉ huy hai đạo quân
Phấn Nghĩa, Đoàn Kiệt bố trí phòng thủ Hoàng thành.

Nhằm giành thế chủ động, ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết quyết định
tiến hành cuộc phản công quân Pháp ở Huế. Do bị bất ngờ, quân Pháp
hoảng hốt bỏ chạy và co cụm trong doanh trại. Qua những giờ phút


kinh hoàng quân Pháp ở đồn Mang Cá dưới sự chỉ huy của Pécnô bắt
đầu tổ chức phản công quân ta. Cuối cùng Pháp chiếm được thành ngay
ngày hôm đó. Lực lượng Tôn Thất Thuyết đã kịp thời rút ra ngoại thành.
Trưa ngày 6/7/1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi tới Quảng Trị.
Sau sự kiện này trong nội bộ phái chủ chiến đã diễn ra cuộc phân hoá
mới. Cuộc phân hoá cuối cùng, để rồi chỉ còn lại những phần tử trung
kiên nhất cùng vua Hàm Nghi tiếp tục di chuyển ra Bắc tổ chức phong
trào Cần Vương.

Ngày 10/7/1885, vua đến Tân Sở. Đến ngày 17/7/1885 lấy danh nghĩa
vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết phát dụ Cần Vương lần thứ nhất nhằm
kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cùng phe chủ chiến đánh đuổi
giặc Pháp. Chiếu Cần Vương ban ra được nhân dân nhiệt tình hưởng
ứng.

ở Tân Sở một thời gian khoảng 4 - 5 tháng nghĩa quân quyết định
chuyển căn cứ ra Quảng Bình rồi chủ trương tiến lên Thanh Hoá. Bởi
căn cứ Tân Sở nhỏ hẹp dân nghèo lại bị cô lập nên khó có đường rút lui
khi giặc Pháp tấn công. Thanh Hoá đất rộng người đông lại dễ dàng
thông sang Trung Quốc khi có tình hình bất trắc xảy ra. Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết ra đến Hướng Hoá thì quân Pháp đã đổ bộ lên Đồng
Hới. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lai phải lộn về Tân Sở lần thứ 2. Năm
1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị thực
dân Pháp bắt. Đến đây phái chủ chiến trong triều đình coi như bị tan
vỡ. Chỗ dựa của những người cầm đầu phái Cần Vương đã không còn
những trọng quan trong triều đình nữa mà là quảng đại quần chúng yêu
nước.

Ngày 20/9/1885 tại sơn phòng ấu Sơn nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn
Thất Thuyết xuất chiếu Cần Vương lần thứ 2. Chiếu Cần Vương đã phản

ánh tương đối đầy đủ và sâu sắc mâu thuẫn dân tộc. Nó có tác dụng
thúc đẩy phong trào yêu nước của nhân dân, kịp thời vạch ra con
đường chính nghĩa chống giặc đến cùng, đồng thời cũng nêu bật được ý
thức tự chủ, kịp thời cô lập chính quyền bù nhìn mà Pháp thành lập ra ở
Huế và ở các tỉnh.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra suốt từ
Bình Định ra Bắc. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hũng
Lĩnh và nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng… Mặc dù
thất bại nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước chống ngoại
xâm của dân tộc. Nó chứng tỏ phe chủ chiến không hề bị cô lập khi đối
đầu với thực dân Pháp.

Cuộc phản công của nhóm chủ chiến vào năm 1885 là sự vùng dậy cuối
cùng của vương triều Nguyễn. Biến cố thất thủ kinh thành Huế
(5/7/1885) đã mở đầu cho giai đoạn mới của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, đồng thời ưu thế lúc này đang
thuộc về phái chủ hòa. Sau khi loại trừ được phái chủ chiến ra khỏi triều
đình, thực dân Pháp dựng lên ông vua bù nhìn Đồng Khánh.

Về phía Nguyễn Văn Tường ở lại triều đình sau vụ biến kinh thành Huế
với một trách nhiệm nặng nề. Ông kiên trì thương thuyết nhưng do lực
lượng yếu và phái chủ hòa chiếm ưu thế đã bắt tay chặt chẽ với Pháp
nên Nguyễn Văn Tường đành bất lực, cuối cùng ông đã thất bại.

3. Một vài nhận định về kết quả và ý nghĩa

Thất bại của phái chủ chiến đã kết thúc quá trình xâm lược của thực
dân Pháp. Sau khi loại trừ được phái chủ chiến Pháp bắt đầu bước vào
thời kì bình định Việt Nam. Từ đây, phái chủ hòa đã thắng thế và bắt

tay với thực dân Pháp.

Với chế độ phong kiến Việt Nam, kết quả của sự phân hóa này đã đưa
chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn lệ
thuộc và trở thành tay sai cho chính quyền thực dân cai trị nước ta.
Đồng thời với thất bại phái chủ chiến đã chấm dứt thời kì chia rẽ trong
nội các triều đình. Từ đây, triều đình Huế đi vào thống nhất nhưng đặt
dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp.

Sự thất bại của phái chủ chiến lúc bấy giờ là một tất yếu của lịch sử do
con đường đấu tranh của lực lượng phong kiến không đủ sức giành
thắng lợi trước âm mưu thâm độc và sức mạnh của chủ nghĩa thực dân
phương Tây, thành trì phong kiến không chống nổi sức mạnh của đại
bác tư bản. và bởi ngọn cờ đấu tranh phong kiến lúc này đã trở nên lạc
hậu, không còn phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc. Phái chủ
chiến với sự hậu thuẫn của Pháp nên thắng thế.

Mặc dù thất bại nhưng phong trào đã mang ý nghĩa to lớn và để lại
nhiều bài học to lớn.

Trước hết nó thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của phái chủ
chiến, họ đã nêu cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc
ta. Quyết tâm này đã làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh
của Pháp, gây ra cho chúng nhiều tổn thất nặng nề.

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, phái chủ chiến đã
được hình thành và nhanh chóng trở thành chỗ dựa của quần chúng
nhân dân. Đường lối chống giặc của phe chủ chiến đã vạch ra con
đường chính nghĩa giải phóng dân tộc, phù hợp với truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngược lại, phái chủ hòa đã bộc

lộ rõ bản chất phản động nên ngày càng đối lấp với nhân dân dẫn đến
mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai phong
kiến trở nên sâu sắc.

Từ việc phân tích trên có thể rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành luồng tư tưởng này:

Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức khác nhau của vua quan nhà Nguyễn
phần lớn quan lại nhà Nguyễn đều nhận định sai lầm âm mưu thực dân
Pháp xâm lược Việt Nam chỉ là muốn thông thương và truyền đạo.
Chính sự ngây thơ mơ hồ này cũng là một nguyên nhân thúc đẩy triều
đình Huế sớm có tư tưởng nghị hoà. Nhưng bên cạnh đó cũng có người
nhận rõ dã tâm của thực dân Pháp nên kiên quyết chống giặc đến cùng

Hai là, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ
phong kiến đã đi vào giai đoạn suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về
mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư
bản Phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hoà
hoang mang sợ giặc. Cuối cùng dẫn tới thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường
lối sai lầm.

Ba là, dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên
sự xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều Nguyễn đã vấp
phải phản ứng quyết liệt của nhân dân. Phe chủ chiến đã tranh thủ sự
ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp, cản trở phe chủ hoà câu
kết với thực dân Pháp.

Bốn là, trước sức tấn công của tư bản Pháp với tiềm lực hiện đại mạnh
hơn ta nhiều lần thì sự phân hoá thành phe chủ chiến và chủ hoà dưới
triều Nguyễn là một tất yếu của lịch sử. Đó là sự phân hoá của hai luồng

tư tưởng: sợ giặc và kiên quyết chống Pháp đến cùng. Kẻ sợ giặc thì
nhanh chóng đầu hàng còn người yêu nước thì chống Pháp đến cùng.
Thực trạng phân hoá đó phản ánh đúng lịch sử cách mạng Việt Nam lúc
đó.

Khi đối mặt với cuộc chiến tranh của kẻ thù, triều đình luôn chậm trễ do
dự và không có đường lối kháng chiến rõ ràng nên cuối cùng đầu hàng
giặc từng bước. Nhà Nguyễn đã không thể phát động được một cuộc
kháng chiến toàn dân toàn diện nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng
kẻ thù.

III. KẾT LUẬN

Qua sự phân hoá của hai luồng tư tưởng chủ chiến và chủ hoà đã cho
thấy bức tranh phong kiến triều Nguyễn lúc giao thời. Đó là lúc triều
đình rối ren lắm mối nhiều tơ còn người đứng đầu thì do dự bị động
thiếu tính quyết đoán. Cuối cùng triều đình đã thất bại, chấp nhận chia
sẻ quyền lợi với thực dân Pháp.

Trong lịch sử Việt Nam không ít dẫn chứng về sách lược hoà trong chiến
tranh mà không thiếu tính khôn khéo, sáng suốt, được sĩ dân cả nước
đồng tình. Còn “hoà” của triều Tự Đức thực chất là thiên về đầu hàng,
là từng bước nhượng bộ.

Sự thất bại của triều Nguyễn đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý
giá mà trước hết về phân hoá và nhận định đúng kẻ thù. Bài học này đã
được chứng minh trong thực tế kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta sau này mà hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946) là
minh chứng cho thắng lợi đó. Bài học kinh nghiệm đắt giá hơn là bài
học về đoàn kết và đại đoàn kết đã được lịch sử đúc rút qua nhiều biến

cố trọng đại của dân tộc nhất là trong các cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm. Tư tưởng đại đoàn kết đó đã được Hồ Chí Minh nối tiếp, vận dụng
sáng tạo, linh hoạt và phát triển trên tầm cao mới, Người từng viết:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành
công. Đó là những di sản quý giá đối với công cuộc xây dựng và phát
triển nhà nước ta hiện nay.

×