Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Ôn thi cao hoc Khái Luận Về Triết Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.89 KB, 40 trang )

TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


1

Chương1. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
1. Đối tượng và đặc điểm của triết học.
Triết học ra đời từ thời cổ đại ở Ấn độ, Trung quốc, Ai cập và đạt hình thức
điển hình ở Hy lạp. Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học là trùng hợp với sự xuất
hiện những mần mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu
nghiên cứu lý luận. Có thể nói, triết học được hình thành như một hình thức lịch
sử đầu tiên của tri thức lý luận. Trước khi triết học xuất hiện, thì thế giới xung
quanh được phản ánh trong ý thức của người nguyên thủy dưới hình thức thần
thoại. Trong thần thoại bên cạnh niềm tin hư ảo vào các lực lượng thần thánh, siêu
tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể.
Triết học ra đời trong cuộc đấu tranh với thần thoại, như một nỗ lực nhằm giải
thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước
đó đã được đạt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác. Triết học


là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên logic và thực tiễn.
Thuật ngữ “Triết học” - Philosophia, có nguồn gốc Hy lạp. Trong ngôn ngữ
Hy lạp cổ đại, nó được cấu thành từ hai bộ phận: phileo nghĩa là “tình yêu” và
sophia nghĩa là “ sự thông thái”. Theo nghĩa ban đầu của nó, thì Triết học có
nghĩa là “yêu mến sự thông thái”. Tuy nhiên, giải thích nguồn gốc của thuật ngữ
không có nghĩa là chỉ ra được nội hàm khoa học của khái niệm.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về triết học được đưa ra trong suốt lịch sử
lâu dài và nhiều thay đổi của nó. Không có điều kiện liệt kê tất cả những định
nghĩa ấy, ở đây chỉ nêu ra một số.
Thời cổ đại, các nhà triết học như Plato, Aristotle định nghĩa triết học là học
thuyết về tồn tại tối cao hay là học thuyết về bản chất cuối cùng, bản thể của vạn
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


2

vật. Truyền thống này được tiếp tục trong suốt thời kỳ trung đại cho đến tận thời

kỳ cận đại. Tồn tại cao nhất không phải là tồn tại cảm tính, tồn tại vật lý (phisika),
hữu hình, mà là tồn tại “sau vật lý” (meta ta phisika), “siêu hình”, là bản thể. Triết
học là bản thể luận - học thuyết về tồn tại. Thời cận đại triết học được coi là học
thuyết về nhận thức - nhận thức luận, chẳng hạn như Kant cho rằng triết học là
học thuyết về những giới hạn tuyệt đối của mọi tri thức.
Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary 1992, thì philosopy là:
1. Sự nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của vũ trụ và cuộc đời con người.
2. Một hay hệ thống những niềm tin do nhận thức đem lại.
3. Tập hợp các niềm tin hoặc một cách nhìn về cuộc sống chỉ đạo các nguyên
tắc xử thế.
4. Thái độ bình tĩnh, thản nhiên trước cuộc sống ngay cả khi đối mặt với đau
khổ, nguy hiểm.
Trong truyền thống của Marxism - Leninism có thể thấy các định nghĩa:
1. Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người
và về vai trò của con người trong thế giới.
2. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về con người và
về vai trò của con người trong thế giới.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản có sự đồng ý chung
rằng triết học là một hệ thống trong đó có hai yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập
nhau là nhận thức và nhận định. Nhận thức là sự tìm kiếm, khám phá, nó đem lại
những tri thức nhất định về đối tượng. Những tri thức mà triết học tìm kiếm là
những tri thức lý luận, khái quát chung nhất. Nhận định là đánh giá, bày tỏ thái độ,
nó đem lại những quan điểm hay những cái nhìn nhất định về đối tượng.
Trong lịch sử đối tượng của triết học có nhiều thay đổi.
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU


N V


TRI

T H

C


3

Triết học Hy lạp cổ đại chủ yếu nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng
tự nhiên xung quanh. Đó là triết học tự nhiên (naturphilosophie), thực chất nó
bao gồm toàn bộ các tri thức khoa học, vốn còn rất hạn chế của người cổ đại và
được xem như là “khoa học của các khoa học”.
Với sự tích lũy ngày càng nhiều của các tri thức khoa học và cùng với nó là sự
hình thành các phương pháp nghiên cứu riêng, bắt đầu quá trình phân hóa giữa tri
thức lý luận và tri thức ứng dụng. Mặt khác, đã có sự phân ngành tri thức, sự tách
riêng ra của toán học, y học, thiên văn học…thành các khoa học độc lập. Bên cạnh
việc tách các vấn đề lý luận ra thành các vấn đề nghiên cứu riêng, thì trong bản
thân triết học cũng bắt đầu hình thành các hướng nghiên cứu và do đó mà là các
loại hình triết học khác nhau như Bản thể luận (ontology - học thuyết về bản thể,
về “tồn tại”), Nhận thức luận (gnosiology - học thuyết về nhận thức), Logic học,
Đạo đức học, Mỹ học, Triết học lịch sử.
Bắt đầu từ thời đại Phục hưng và nhất là trong các thế kỷ XVII – XVIII, quá
trình phân chia giữa triết học và các khoa học, càng lúc càng diễn ra nhanh chóng.
Cơ học, Vật lý học và theo sau là Hóa học, Sinh vật học, Luật học, Kinh tế chính
trị học… lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Quá trình ấy làm thay đổi cơ bản
vai trò, vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học, cũng như mối quan hệ

giữa triết học và các khoa học. Triết học đã không còn nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề khoa học cụ thể, mà tập trung vào những vấn đề thế giới quan và
phương pháp luận chung.
Trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của triết học, đã có
nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức thể hiện, nhưng triết học vẫn là một
hình thái ý thức xã hội với kiểu tư duy đặc thù, giúp con người suy ngẫm về thế
giới, về vị trí và vai trò của mình trong thế giới. Triết học đem lại không chỉ hệ
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


4

thống những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, mà còn là hệ thống
những nguyên tắc định hướng, chỉ đạo con người phải sống như thế nào trong thế
giới ấy.
“Triết học là thời đại thâu tóm trong tư tưởng” (Hegel). Lịch sử triết học là lịch
sử của rất nhiều các học thuyết, các trào lưu, và các khuynh hướng triết học khác

nhau. Triết học đặt ra và tìm cách giải quyết hàng loạt những vấn đề của thực tiễn
và nhận thức. Nhưng có thể nói, nổi bật và xuyên suốt trong lịch sử triết học là
vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. “Vấn đề lớn cơ bản của toàn bộ triết
học… là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.” (Engels). Về thực chất, vấn đề cơ
bản của triết học là sự thừa nhận hai kiểu hiện thực mà con người vẫn thường
xuyên gặp phải trong cuộc sống: hiện thực khách quan, vật chất và hiện thực chủ
quan, tinh thần. Xét về nguồn gốc, vấn đề cơ bản của triết học xuất hiện từ rất
sớm. Ngay từ thuở xa xưa, con người đã quan niệm rằng, tư duy, cảm giác của họ
không phải là hoạt động của bản thân họ, mà là của một linh hồn đặc biệt nào đó,
tạm trú trong thân thể họ mà thôi. Ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan
hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài. Song vấn đề đó chỉ có thể có được toàn
bộ ý nghĩa của nó khi loài người ở châu Âu bừng tỉnh sau thời kì dài thống trị của
Kyto giáo. Trong triết học kinh viện thời Trung đại, vấn đề đó đã có một vai trò
rất lớn và bất chấp giáo hội Kyto, nó mang hình thức găy gắt: thế giới là do Chúa
Trời sáng tạo ra, hay vẫn tồn tại từ trước?
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, và mỗi mặt lại lại là một câu hỏi lớn.
Thứ nhất, giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và tự nhiên, cái nào có trước?
Những người cho rằng tinh thần có trước và do đó mà thừa nhận rằng thế giới
được sáng tạo ra - những người đó thuộc phe chủ nghĩa duy tâm (idealism).
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI


T H

C


5

Ngược lại, những người cho rằng tự nhiên có trước, thì thuộc phe chủ nghĩa duy
vật (materialism).
Thứ hai, những suy nghĩ của chúng ta về thế giới xung quanh có quan hệ như
thế nào với bản thân thế giới ấy? Tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế
giới hiện thực không? Trong các quan niệm và các khái niệm của mình, con người
có thể có được hình ảnh đúng đắn của hiện thực không? Theo ngôn ngữ triết học,
câu hỏi đó được gọi là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Đại đa số các
nhà triết học trả lời câu hỏi đó một cách khẳng định và họ được gọi là những
người theo chủ nghĩa khả tri hay khả tri luận (gnosticism) . Nhưng cũng có hàng
loạt nhà triết học không thừa nhận là có thể nhận thức được thế giới, hay ít nhất
cũng không thể nhận thức được thế giới một cách đầy đủ. Họ là những người theo
chủ nghĩa bất khả tri (agnosticism), chủ nghĩa hoài nghi (skepticism).
Trong lịch sử phát triển của mình, chủ nghĩa duy vật đã trải qua nhiều giai
đoạn từ chủ nghĩa duy vật tự phát cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc,
đến hình thức cao nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Về các hình thức này của
chủ nghĩa duy vật chúng ta sẽ đề cập thêm ở phần sau. Ở đây chỉ lưu ý rằng, con
người trong cuộc sống hàng ngày không thể không đối mặt với sự thật hiển nhiên
là sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, và vì vậy mà họ phải hành động như
những nhà duy vật. Tuy nhiên, là nhà duy vật tự phát trong cuộc sống hàng ngày
là một việc, còn là nhà duy vật tự giác trong triết học lại là việc khác. Lịch sử
khoa học có rất nhiều ví dụ cho thấy những nhà khoa học có thể không thừa nhận
cách lý giải duy vật vấn đề cơ bản của triết học, nhưng trên thực tế, trong lĩnh vực
khoa học của mình họ lại dựa vào các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật.

Chủ nghĩa duy tâm cũng không chỉ có một hình thức duy nhất. Chủ nghĩa duy
tâm khách quan từ cổ đại đến hiện đại đều thừa nhận sự tồn tại của thế giới hiện
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


6

thực bên ngoài con người, nhưng cho rằng cơ sở của thế giới là lý tính, tinh thần.
Hình thức cơ bản khác của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì không có thế giới khách quan, tồn tại độc
lập với con người; thế giới chỉ là kết quả của những cảm giác, tri giác, những nhận
thức chủ quan của con người; thừa nhận sự tồn tại của thế giới không phụ thuộc
vào ý thức con người là vô nghĩa. Về mặt lôgic, chủ nghĩa duy tâm chủ quan nhất
định sẽ đưa đến kết luận của chủ nghĩa duy ngã (solipsism): chỉ có “cái Tôi”,
ngoài ra không có gì hết.
Chủ nghĩa duy vật dựa vào các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Chủ nghĩa
duy tâm thường bằng cách này hay cách khác có liên quan đến tôn giáo, mặc dù

không thể đồng nhất chúng với nhau. Tôn giáo dựa trên niềm tin và tình cảm, còn
chủ nghĩa duy tâm triết học xây dựng các quan điểm của mình bằng lý luận. Chủ
nghĩa duy tâm không phải chỉ là nhảm nhí hay là đồ bỏ đi. Nó có nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội. Sự thực thì nhận thức thế giới là một quá trình phức tạp
và nhiều mâu thuẫn. Chủ nghĩa duy tâm là sự phát triển phiến diện, phóng đại,
tuyệt đối hóa một mặt, một yếu tố, một đặc tính… nào đó của nhận thức, làm cho
tư tưởng tách biệt hoàn toàn với hiện thực, thần thánh hóa nó. Nguồn gốc xã hội
của chủ nghĩa duy tâm liên quan đến quá trình tách rời, đối lập giữa lao động trí
óc và lao động chân tay. Đến lượt mình, quá trình này lại liên quan đến sự phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, với việc lao động trí óc càng ngày càng
trở thành gần như đặc quyền của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa duy tâm phù hợp
với lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị bảo vệ và sử
dụng.
Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa khả tri chủ nghĩa bất khả tri
là các phe phái triết học cơ bản đối lập nhau. Nhưng trong triết học không chỉ có
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C



7

các sự đối lập nhau của các quan điểm, mà còn có sự đối lập nhau của các phương
pháp nhận thức. Từ trong quá trình nhận thức triết học, đã hình thành hai phương
pháp nhận thức chung nhất đối lập nhau là phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình.
Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét các đối tượng chủ yếu là
trong mối liên hệ qua lại, trong sự vận động và phát triển của chúng. Đối lập lại,
phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét các đối tượng trong trạng thái
riêng biệt, cố định vĩnh viễn.
Thực ra, cả hai phương pháp này đều là cần thiết trong nhận thức. Tùy theo
nhiệm vụ nhận thức đặt ra là gì, mà phương pháp này hay phương pháp kia được
sử dụng. Chẳng hạn, khi mà nhiệm vụ nhận thức đặt ra là phải giải thích đối tượng
một cách chi tiết, thì phương pháp siêu hình là phù hợp. Trong trường hợp đó,
chúng ta không có cách nào khác là phải tách đối tượng ra khỏi những mối liên hệ
tự nhiên hay lịch sử của nó, phải tách các bộ phận, các yếu tố của nó ra để nghiên
cứu lần lượt, trong trạng thái riêng biệt, độc lập. Được biết, khoa học tự nhiên
trong các thế kỷ XV – XVIII, về cơ bản đã làm như thế. Việc phân chia giới tự
nhiên thành các lĩnh vực riêng biệt, việc tách và phân chia các vật thể và các quá
trình tự nhiên thành những loại nhất định, việc nghiên cứu cấu tạo bên trong của
các vật thể hữu cơ, - đó là điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà khoa
học tự nhiên đã đạt được trong khoảng 400 năm ấy.
Tuy nhiên, phương pháp siêu hình, dù được coi là cần thiết, thậm chí là chính
đáng trong những lĩnh vực nghiên cứu nhất định, nhưng vẫn có giới hạn. Nếu vượt
quá giới hạn của mình để trở thành một quan niệm chung về bản chất của đối
tượng, thì phương pháp siêu hình trở thành phiến diện, trừu tượng và hạn chế.
Chính các thành tựu của khoa học , nhất là khoa học tự nhiên hiện đại, đã và đang
TS. Lê Kim Châu
Chươn

g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


8

chứng minh rằng, xét chung và toàn bộ thì mọi cái đều diễn ra một cách biện
chứng chứ không phải siêu hình. Do đó một quan niệm đúng về tự nhiên, xã hội
và tư duy phải là một quan niệm biện chứng
2. Khái quát lịch sử triết học.
2.1. Triết học phương Đông.
Trong giới nghiên cứu phương Tây có một quan niệm khá phổ biến là ở
phương Đông không có triết học, mà chỉ có các tư tưởng chính trị đạo đức, rằng
các tư tưởng phương Đông nhìn chung được xem là “giai đoạn thấp của triết học”
(“giai đoạn cảm tính”), không có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử triết học thế
giới.
Châu Âu đúng là nơi tiêu biểu của các tư tưởng khoa học và triết học. Ở đây có
triết học Hy lạp cổ đại đạt đến trình độ phát triển rực rỡ, chứa đựng hầu như toàn
bộ các kiểu thế giới quan về sau. Nhưng như thế không có nghĩa là chỉ có châu Âu
mới là cái nôi của tri thức triết học. Sự phát triển các tư tưởng triết học ở các nước

phương Đông cổ đại (Ai cập, Babilon, Trung Quóc, Ấn độ) bắt đầu từ rất lâu
trước khi triết học châu Âu xuất hiện triếtở cái nôi của nó là học Hylạp cổ đại.
Triết học phương Đông chứa đựng nhiều tư tưởng tích cực về chủ nghĩa duy vật
cũng như phép biện chứng. Tuy nhiên nếu so sánh về sự phát triển, thì triết học
phương Đông và triết học phương Tây có những đặc điểm riêng. Ở phương Tây
bắt đầu từ thời đại Phục hưng, trong tất cả các mặt của đời sống xã hội kể cả triết
học, sự phát triển diễn ra rất sôi động. Trong khi đó ở các nước phương Đông chế
độ phong kiến và hệ tư tưởng tôn giáo thống trị kéo dài cho tận đến thời cận đại và
hoàn toàn không có những điều kiện thuận lợi để phát triển triết học.
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


9

Không ít người ở các nước châu Á chia sẻ quan điểm cho rằng chỉ ở phương
Đông mới thực sự có cái gọi là “Triết”. Triết là “minh triết” là hướng đạo, làm
sáng tỏ con đường cho cuộc nhân sinh (“Đạo làm người”, “Đạo lý”), cho nên phải

tập trung vào các vấn đề đạo đức, chính trị. Còn ở phương Tây triết học là môn
khoa học, thấm nhuần “tinh thần duy lý” của khoa học cho nên không phải là triết
thực thụ. Theo quan điểm này, cần phân biệt “minh triết”, “triết lý” và “triết học”.
“Minh triết” là sự khôn ngoan, sự thông thái được kết tinh thành các châm ngôn
vắn tắt, cần được thể nghiệm, chứ không lý luận dài dòng; Lí luận là “triết lý” để
làm rõ, để giải thích, biện minh, bàn giải cho “minh triết”; Còn “triết học” là sự
nghiên cứu về thế giới nhằm đạt được các tri thức khách quan bằng phương pháp
tích lũy các sự kiện, phân tích, phê phán, tổng hợp, khái quát thành hệ thống các
tư tưởng, trình bày mạch lạc.
2.1.1. Triết học Ấn độ cổ đại.
Ấn độ cổ đại là một cái nôi của văn minh thế giới. Nền văn minh Ấn độ phát
triển sớm và đạt đến trình độ cao. Tuy vậy nền văn minh Ấn độ không liên tục, có
nhiều thăng trầm chứa đựng nhiều bí ẩn cho đến nay. Nhìn chung, Ấn độ cổ đại
có một số đặc điểm: các quan hệ xã hội mang nặng tính chất thị tộc bộ lạc. Mô
hình tổ chức “công xã nông thôn” với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản
phẩm, sản xuất tự cấp tự túc, dựa trên phân công lao động tự nhiên tồn tại dai
dẳng. Sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp từ cao xuống : tăng lữ (brahmana),
quan chức (ksatya), dân thường (vaisya) và nô lệ (ksudra). Tôn giáo bao trùm sinh
hoạt xã hội và truyền thống rất nặng nề và bảo thủ.
Thành tựu lớn nhất và có nhiều ảnh hưởng của văn hóa tinh thần Ấn độ là
Veda. Đó là một thế giới quan hỗn hợp chứa đựng từ những quan niệm tôn giáo
đa thần đến những quan điểm đạo đức và triết học. Veda được thể hiện dưới dạng
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V



TRI

T H

C


10

những bài hát, bài thơ dài, các nghi lễ. Toàn bộ Veda có 4 bộ, trong đó quan trọng
nhất là Upanishad. Trong Upanishad có 2 vấn đề mang tính chất và ý nghĩa triết
học lớn. Thứ nhất là vấn đề mối quan hệ giữa vạn vật và cơ sở chung của chúng
(giữa “tất cả” và “một”, giữa các “atman” và “Brahman”). Theo đó thì vạn vật , kể
cả con người đều có một linh hồn làm nên cái “bản ngã” độc đáo của nó là Atman.
Các atman này thực ra lại chỉ là một bộ phận, một phần của tinh thần thế giới là
Brahman. Thứ hai là thuyết luân hồi (Samasana). Thuyết này cho rằng vạn vật đều
chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác do nghiệp (karma).
Triết học Ấn độ cổ đại mang nặng màu sắc tôn giáo chứa đựng nhiều yếu tố
thần bí, hình thành và phát triển chủ yếu trong khoảng thời gian 1000 năm (tcn).
Theo cách phân chia truyền thống triết học Ấn độ có 9 hệ thống triết học và được
chia thành hai phái chính thống và phi chính thống. Phái chính thống là phái trung
thành với các truyền thống tư tưởng có trong Veda, bao gồm 6 hệ thống và vẫn
thường được gọi chung là Ấn độ giáo (Mimamsa, Vedanta, Samkhya, Yoga,
Nyaya và Vaisesika); phái phi chính thống là phái có những tư tưởng ít nhiều
khác với Veda, bao gồm 3 hệ thống (Lokayata, Jaina và Buddhism).
Triết học Phật giáo (Buddhism)
Người sáng lập Phật giáo là Siddhatta Gautama (623 -544; 566- 488?; 563 -
483? tcn). Ông vốn là thái tử, cha ông là vua một nước nhỏ ở bắc Ấn độ, nay
thuộc Nepan. Khi còn nhỏ chứng kiến những cảnh khổ sở của đời người, ông chối

bỏ cuộc sống giàu sang phú quý đi tu, mưu tìm con đường giải thoát cho dân
chúng. Khi tu hành thành công ông có tên là Buddha (Phật). Người đời gọi ông là
Sankya - muni (nghĩa là “người hiền” xứ Sankya)
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


11

Bản thể luận Phật giáo. Vạn vật được tạo thành từ Sắc và Danh. Sắc là vật chất
bao gồm địa, thủy, hỏa, phong. Danh là tinh thần bao gồm thụ (cảm giác), tưởng
(ấn tượng), hành (ý muốn), thức (ý thức)
Thế giới là một tập hợp vô hạn của những sự vật hiện tượng có quan hệ nhân
- quả với nhau. Tư tưởng này được gọi là “thuyết nhân duyên”. Mọi tồn tại phải
có nguyên nhân, không thể có nguyên nhân cuối cùng tức là không có Brahman.
Bác bỏ sự tồn tại của Brahmana như là tinh thần tuyệt đối, tinh thần vũ trụ, là
nguyên nhân cuối cùng của vạn vật, như thế là bác bỏ tư tương cơ bản của Veda,
Phật giáo bị coi là “tà” hay “phi chính thống”

Nhưng vì không có Brahman cho nên cũng không có Atman như là bộ phận
của Brahman được. Tư tưởng này của Phật giáo gọi là “thuyết vô ngã” (antman).
Vô ngã là không có ngã, không có “cái tôi’. Ngã chỉ là giả tạo, là sự hội tụ nhất
thời của vật chất và tinh thần (“ngũ uẩn giả hợp” - sự kết hợp tạm thời của 5 yếu
tố sắc - thụ - tưởng - hành - thức)
Từ “thuyết vô ngã”, Phật giáo phát triển “thuyết vô thường”, theo đó thì không
có gì là bất biến, thường hằng, mà luôn ở trong sự thay đổi chuyển vần của Thành
- Trụ - Hoại - Không. Vạn vật là Sinh - Trụ - Dị - Diệt, con người là Sinh - Lão-
Bệnh - Tử.
Nội dung chủ yếu của Phật giáo là quan điểm về cuộc sống của con người.
Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện tập trung ở 4 nguyên lý cơ bản (“tứ diệu đế”).
Khổ (Duhkha): cuộc đời bản chất là khổ. Ít nhất ai cũng có thể thấy 8 cái khổ
lớn: sinh, lão, bệnh, tử, muốn mà không được, yêu nhau mà phải xa nhau, gét
nhau mà phải ở gần nhau, ngụy ngã
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C



12

Nhân hay Tập (Samudaya): nguyên nhân của khổ là bản chất luân hồi sống -
chết. Phát triể hơn nữa nhân đế, Phật giáo đưa ra 12 nguyên nhân nối tiếp nhau: vô
minh, hành, thức, danh- sắc, lục nhập, thụ, ái, dục, thủ, hữu, sinh, tử.
Diệt (Nỉodha): có thể giải thoát cuộc đời khỏi khổ, phải ngăn ngừa luân hồi.
Khi được giải thoát, con người sẽ tiêu diệt được mọi nguyên nhân của khổ và đạt
được trạng thái giác ngộ, không còn luân hồi, không còn sinh tử nữa. Trạng thái
thong tuệ sang suốt ấy là nirvana (niết bàn)
Đạo (Marga): phương pháp hay các con đường để giải thoát. Gồm 8 con đường
chân chính: quan điểm đúng (chính kiến), suy nghĩ đúng (chính tư duy), lời nói
đúng (chính ngữ), việc làm đúng (chính nghiệp), mưu sinh đúng (chính mệnh), cố
gắng đúng (chinh tinh tiến), niềm tin đúng ( chính niệm), ý chí đúng (chính định)
2.1.2. Triết học Trung quốc cổ đại
Trung quốc cổ đại là trung quốc dưới thời “tam đại”: nhà Hạ, nhà Thương -
Ân (XVII - XI tcn) và nhà Chu (XI - 221 tcn). Nền kinh tế là nông nghiệp tự cung,
tự cấp dựa trên kỹ thuật thủ công. Ruộng đất -TLSX chính thuộc quyền sở hữu
nhà vua được chia cho người sử dụng và nộp thuế, các TLSX khác là sở hữu
riêng. Xã hôi được tổ chức theo chế độ “phong hầu kiến quốc” (phong kiến): Vua
(Thiên tử) phong tước và ban đất đai cho “chư hầu” để họ tự “kiến quốc”. Các
nước chư hầu phải phục tùng “Thiên tử”, nếu không sẽ bị Thiên tử “chinh phạt”.
Từ khoảng thế kỷ thứ VIII tcn trở đi, quyền lực nhà Chu suy yếu, các nước chư
hầu nổi lên tranh giành gây chiến tranh liên miên trong suốt gần 300 năm. Lịch sử
gọi đây là thời kỳ “xuân thu chiến quốc” kết thúc vào năm 221(tcn) với việc Tần
Thủy Hoàng thôn tính các nước và thống nhất Trung quốc. Thời kỳ xuân thu chiến
quốc xã hội phát triển rất sôi động, các học thuyết triết học lớn hình thành trong
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K

HÁI LU

N V


TRI

T H

C


13

thời kỳ này. Đó là thời kỳ mà sử sách ghi nhận là “bách gia chư tử”, “bách gia
tranh minh”, “vương hầu trọng kẻ sỹ”. Chín học thuyết lớn (cửu gia) được sàng
lọc và tồn tạ, cói ảnh hưởng rất lớn cho mãi đến sau này là Nho gia, Pháp gia, Đạo
gia, Mặc gia, Âm dương gia, Tạp gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành gia.
Nho gia là học thuyết nổi bật trong số các học thuyết triết học Trung quốc và
có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội không chỉ của Trung quốc
mà còn của các quốc gia phương Đông khác trong thời gian dài.
Người sáng lập Nho gia là Khổng tử (551 – 480tcn) nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông
ngày nay). Thời của Khổng tử “thiên hạ đại loạn”, các nước chư hầu nổi lên lấn
quyền Thiên tử, quan quan hỗn loạn, gia đình vợ chồng bất hòa, an em lộn đầu
tháo thứ. Xót cảnh nhân tình thế thái không hay ấy, Khổng tử muốn giúp lập lại
trật tự xã hội, đem lại thái bình cho thiên hạ. Ông đi nhiều nước, truyền bá tư
tưởng Nhân - Lễ của mình, muốn thực hành đường lối Đức trị, nhưng không được
chấp nhận. Năm 68 tuổi Khổng tử về quê mở trường dạy học và viết sách. Sách
của Nho gia tập trung trong Tứ thư và Ngũ kinh. Ngũ kinh gồm “Kinh thi”, “Kinh
thư”, “Kinh dịch”, “Kinh lễ” và “Kinh Xuân thu”. Trong đó Kinh xuân thu là do

chính Khổng tử viết, còn 4 kinh kia là có từ trước, Khổng tử chỉ biên tập, chỉnh lý
lại. Còn Tứ thư gồm “Đại học” do Tăng Sâm - học trò của Khổng tử viết, “Trung
dung” do Tử tư - học trò đồng thời là cháu nội của Khổng tử viết, “Mạnh tử” do
Mạnh tử - học trò nổi tiếng của Khổng tử viết và “Luận ngữ” (không rõ tác giả)
ghi lại các bài giảng của Khổng tử. Trong quá trình lịch sử, Nho gia có những thay
đổi nhất định. Cần phân biệt Nho gia trước nhà Tần( Nho gia nguyên thủy), Nho
gia thời nhà Hán, Nho gia thời nhà Tống.
Quan niệm chính trị xã hội của Nho gia.
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


14

Lý tưởng của Nho gia là một xã hội có trật tự kỷ cương, sung túc, mọi người
sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
Xã hội ấy trước hết phải có “ Lễ”. Lễ là phép tắc nhà nước, là nghi thức sinh
hoạt xã hội, là tật tự kỷ cương. Để có Lễ cần phải thực hiện Chính danh, nghĩa là

mọi người trong xã hội phải có ngôi thứ rõ rang, chỉ làm những gì đúng với danh
phận của mình.
Xã hôi ấy phải “Túc” tức là no đủ (Phú quý sinh Lễ Nghĩ, Tiên phú hậu giáo,
Dân dĩ thực vi Thiên, Hằng sản là điều kiện của Hằng tâm)
Xã hội ấy phải “Hòa” tức là mọi người phải yêu thương đoàn kết lẫn nhau như
anh em trong một nhà (tứ hải giai huynh đệ, bất hoạn nhi bần hoạn bất an)
Xã hội ấy phải công bằng (bất hoạn quả nhi hoạn bất quân)
Nho gia chủ trương cai quản đất nước bằng đạo đức (đường lối Đức trị, Lễ trị),
lấy nêu gương đạo đức, thuyết phục nhân nghĩa (dĩ Đức, hành Nhân, giả Vương),
coi dân không chỉ là đối tượng sai khiến, cai quản mà còn phải chú trọng đem lại
ân huệ cho dân, phải coi việc dân là quan trọng nhất (dân vi quý), vì dân là gốc
nước (dân vi bang bản, bản cố bang ninh)
Quan niệm về con người và đạo đức của Nho gia xoay quanh vấn đề bản tính
con người và giáo dục đạo đức cho con người. Về bản tính con người các nhà Nho
đều nhất trí cho rằng con người ta sinh ra với bản tính như nhau, nhưng hoàn cảnh
sống, giáo dục mà có những phẩm chất khác nhau. Mục đích của giáo dục là đem
đến những phẩm chất tốt đẹp cho con người, nhất là “Nhân”. Về cơ bản thì Nhân
có nghĩa là yêu người (nhân giả ái nhân), tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà có
nhiều biểu hiện. Cha mẹ là những người thân thiết nhất của ta, đối với họ ta phải
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI


T H

C


15

kính yêu và biết ơn, - đó là Hiếu; anh chị em là những người ruột thịt của ta, ta
phải trên kính dưới nhường, - đó là Đễ; đối với mọi người ai cũng như ta cho nên
cái gì mình muốn thì làm cho người, - đó là Trung, cái gì mình không muốn thì
đừng làm cho người, - đó là Thứ.
Theo các nhà Nho, để đạt được đức Nhân không dễ, việc tu Nhân, tích Đức
phải làm thường xuyên. Người đạt được đức Nhân ở mức cao nhất, mức tuyệt đối
thì gọi là Thánh nhân. Dưới một bậc lần lượt là Đại nhân, Quân tử và Tiểu nhân.
Quan niệm về trời, mệnh trời của các nhà Nho không rõ ràng và nhất quán. Đối
với Khổng tử thì “Thiên” vừa có nghĩa là tự nhiên (thiên hà ngôn tai), nhưng cũng
có nghĩa là một đấng quyền năng (sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên)
2.2 Triết học phương Tây.
Triết học ở phương Tây xuất hiện muộn hơn so với ở phương Đông. Các tài
liệu lịch sử cho thấy triết học ở phương Tây bắt đầu hình thành vào khoảng từ thế
kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên. Nhưng không chỉ khác về thời gian xuất
hiện, triết học phương Tây cũng có sự khác biệt về đối tượng cũng như về phương
pháp.
Trước hết là về đối tượng, triết học phương Tây ưu tiên cho việc lấy tự nhiên,
thế giới của các sự vật bên ngoài làm đối tượng nghiên cứu hơn là chính con
người. Con người có được bàn đến, nhưng chỉ với tính cách phụ thuộc, chỉ là một
tồn tại bên cạnh những tồn tại khác của tự nhiên. Mối quan tâm trước hết của triết
học phương Tây là bản thể sự vật (substantia), sự tồn tại nói chung.
Về phương pháp, triết học phương Tây dùng tư duy khoa học: tích lũy sự kiện,
phân tích, phê phán một cách khách quan, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cố gắng

TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


16

tìm cách xây dựng các khái niệm, đúc rút các kết luận, các nguyên lý chung, kết
nối chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.
2.2.1. Lịch sử triết học phương Tây khởi đầu từ triết học Hy- lạp cổ đại. Triết
học Hy- lạp cổ đại được hình thành trong cuộc đấu tranh với thần thoại. Khi mới
hình thành, nó không độc lập, không tách riêng ra khỏi các tri thức khoa học, mà
thực chất là đồng nhất với chúng và mang hình thức là một sự tổng hợp các tri
thức khoa học nói chung. Trong triết học Hi lạp cổ đại hình thành sớm các trào
lưu, các khuynh hướng triết học cơ bản như chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm,
biện chứng, siêu hình…. Triết học Hy- lạp cổ đại rất phong phú, đa dạng, chứa
đựng mầm mống của hầu như tất cả các kiểu thế giới quan sau này ở phương Tây.
Các học thuyết triết học đầu tiên của Hy - lạp cổ đại là chủ nghĩa duy vật tự
phát, tiêu biểu là trường phái Mileet. Các nhà triết học thuộc trường phái này coi

sự thống nhất của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, kể cả con người là điều
chắc chắn. Họ cố gắng tìm cơ sở của sự thống nhất ấy trong những lực lượng có
sẵn, coi cơ sở ấy là “bản chất đầu tiên” hay “bản thể” của vạn vật, “khởi nguyên”
của thế giới. Nhà triết học đầu đàn của trường phái này là Thales (624 – 547.tcn)
khẳng định rằng khởi nguyên của thế giới là Nước. Nước là vật chất nguyên thủy,
mọi thứ đều bắt đầu từ Nước và kết thúc ở Nước. Người kế tục Thales là
Anacximandre (610 -547. tcn) thì cho rằng vật chất nguyên thủy là một hỗn chất
vô cùng rối ren, không xác định (apeiron). Hỗn chất này chứa trong nó nhiều lực
lượng khác nhau, đối lập nhau. Từ cuộc cuộc đấu tranh của các lực lượng hỗn độn
ban đầu ấy mà vạn vật được hình thành. Học trò của Anaximandre là Anaximen
(585 -525.tcn) thì lại cho rằng vật chất nguyên thủy, cơ sở chung của vạn vật là
Không khí. Quan niệm của các nhà triết học trường phái Mileet còn chất phác,
đơn giản, nhưng đã đặt nền móng cho một khuynh hướng mà ngày nay chúng ta
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


17


gọi là nghiên cứu khoa học: giải thích thế giới bằng chính các lực lượng tự nhiên
mà không viện đến các lực lượng thần thánh.
Cùng với khuynh hướng duy vật tự phát ấy, trong triết học Hy- lạp cổ đại cũng
bắt đầu những tư tưởng biện chứng đầu tiên, mà điển hình là ở Heraclit (520 -
460?). Nhà triết học thành Ephese này cho rằng thế giới luôn trong trạng thái vận
động: “vạn vật vừa tồn tại, vừa không tồn tại”, vì vạn vật đều trôi đi, thay đổi;
“không thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Sự chuyển hóa của vạn vật từ trạng
thái này sang trạng thái khác được thực hiện thông qua cuộc đấu tranh của các mặt
đối lập. Theo Heraclit, đó là tính tất yếu, là quy luật phổ biến (logos) của thế giới.
Những tư tưởng biện chứng của Heraclit, rõ ràng là một thành tựu. Thế nhưng,
đương thời, chúng chẳng những không được hiểu đúng, mà còn bị phê phán từ các
nhà triết học thuộc trường phái Elee. Parmenit (cuối thế kỷ VI – V.tcn) đưa ra
quan điểm đối lập với Heraclit. Parmenit quả quyết rằng sự vận động, biến đổi mà
Heraclit nói đến chỉ là cái bên ngoài, do giác quan đem lại, không đáng tin cậy,
không đích thực, không chắc chắn, nó hoàn toàn khác với bản chất bên trong đích
thực, chỉ có thể lĩnh hội được bởi tư duy; thế giới về bản chất là bất biến. Học trò
của Parmenit là Zenon (490 – 430.tcn) đưa ra các aporia (nghịch lý) nhằm chứng
minh rằng mọi sự vận động đều là vô lý. Có thể nói các nhà triết học thuộc trường
phái Elee mở đầu cho khuynh hướng tư duy siêu hình, hệ quả của việc đối lập một
cách tuyệt đối hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần.
Chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy- lạp cổ đại được thể hiện rõ nhất trong
học thuyết nguyên tử của Democrit (460- 370. tcn). Theo thuyết này thì cơ sở vật
chất ban đầu của vạn vật là các “hạt” nhỏ bé nhất, - các nguyên tử (atomos). Có vô
số các nguyên tử luôn vận động trong “trống không” theo các hướng khác nhau.
Tùy thuộc vào sự tập trung hay phân tán, tụ lại hay tản ra mà có vô số các sự vật
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K

HÁI LU

N V


TRI

T H

C


18

được sinh ra hay bị tiêu diệt. Sự đa dạng của các sự vật hiện tượng trong thế giới
là do số lượng, trật tự và loại nguyên tử cấu tạo nên chúng quy định. Thế giới tồn
tại vĩnh viễn, không được sáng tạo ra, không bị tiêu diệt. Bản thân con người cũng
chỉ là kết quả của sự phát triển tự nhiên; linh hồn không phải là một bản chất thần
thánh đặc biệt nào, mà cũng chỉ được tạo thành từ các nguyên tử vô cùng tinh tế
và linh hoạt.
Đối lập với một cách trực tiếp với chủ nghĩa duy vật của Democrit là chủ nghĩa
duy tâm của Plato (427 – 347. tcn). Theo Plato thì chỉ có các ý niệm (eidos) là tồn
tại đích thực, vĩnh cửu, còn các sự vật cụ thể là tồn tại không đích thực, nhất thời.
Plato tin rằng mọi vật hữu hình trong tự nhiên, tức là những thứ thuộc thế giới vật
chất, đều biến đổi, nghĩa là chúng được sinh ra và mất đi. Nhưng tất cả chúng đều
tạo ra theo những hình thức tinh thần. Những hình thức này là các ý niệm, bất biến
và vĩnh cửu, chỉ có thể lĩnh hội được bằng lý tính. Các sự vật vật chất mà ta biết
được bằng giác quan chỉ là “những cái bóng” của các ý niệm. Nói cách khác, theo
Plato, tất cả những gì ta biết được bằng giác quan không phải là cái đích thực; cái
đích thực là cái mà ta chỉ có thể hiểu nhờ tư duy. Theo Plato, con người là một tồn

tại kép. Con người có một thể xác gắn bó chặt chẽ với thế giới vật chất thường
xuyên biến đổi và có cùng số phận với các sự vật khác trong thế giới đó. Mọi giác
quan của con người đều dựa vào thể xác này và do vậy mà không đáng tin cậy.
Nhưng con người còn một linh hồn bất tử, linh hồn này chính là thực tại lý tính,
có khả năng đem đến những tri thức về cái đích thực, cái bản chất, tức là các ý
niệm vì chính nó là ý niệm, nó đã tồn tại trước khi nó bị giam trong nhà tù thể xác.
Lúc đầu, ở trong thể xác, linh hồn “quên” mất các ý niệm. Bằng giác quan, con
người quan sát thấy các sự vật, - “những cái bóng của ý niệm”, linh hồn bắt đầu
nhớ lại. Và giống như tù nhân, nó khao khát được tự do, được thoát khỏi thể xác
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


19

trở về với thế giới thực sự của nó. Sự nhớ lại của linh hồn cũng chính là hành trình
trở về với thế giới ý niệm, đó thực chất là quá trình nhận thức, mà mục đích cuối
cùng là đạt đến các ý niệm.

Democrit và Plato là hai nhà triết học lớn, tiêu biểu của Hy - lạp cổ đại có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của triết học plý tính,hương Tây. Lenin
cho rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về sau chỉ là sự tiếp tục “ đường
lối của Democrit” và “đường lối của Plato”
Trong số những học trò xuất sắc của Plato, nổi bật là Aristotle (384 -322.tcn),
người có học vấn bách khoa, được Engels đánh giá là “bậc thầy của nhân loại thời
cổ đại”. Aristotle bắt đầu quan điểm triết học của mình bằng sự phê phán chủ
nghĩa duy tâm của Plato, tìm cách khắc phục sự tách rời giữa thế giới vật chất,
cảm tính với thế giới ý niệm, lý tính. Khẳng định sự tồn tại khách quan của vật
chất, Aristotle cho rằng vật chất là vĩnh viễn, không sinh, không diệt, không tăng
không giảm về lượng, không bắt đầu từ đâu, không kết thúc ở đâu. Tuy nhiên về
sau, Aristotle lại dao động, ít nhiều quay lại với sự thừa nhận các ý niệm như là cơ
sở thực sự của thế giới, giống như ở Plato. Aristotle cho rằng, tự bản thân mình
vật chất là thụ động, nó chỉ chứa đựng khả năng hình thành các sự vật hiện tượng
đa dạng, - giống như tảng đá chứa đựng những khả năng trở thành các tác phẩm
điêu khắc khác nhau. Để cho khả năng này trở thành hiện thực, vật chất cần đến
một hình thức thích hợp. Aristotle coi hình thức như là một tác nhân tích cực, sáng
tạo, có trước sự vật, nhờ đó mà sự vật từ chỗ là khả năng đã trở thành hiện thực.
Hình thức, đó là động cơ và mục đích, là hình mẫu tinh thần, là nguyên nhân hình
thành nên các sự vật hiện tượng đa dạng từ cùng một nguyên liệu là vật chất; còn
vật chất như là đất sét, để từ đất sét này xuất hiện các sản phẩm gốm đa dạng, thì
phải cần đến người thợ gốm. Mọi vật đều cần đến hình thức. Hình thức cao nhất là
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V



TRI

T H

C


20

Thượng đế, được coi như là hình thức của mọi hình thức, là nguyên nhân cuối
cùng và cũng đồng thời là khởi đầu của thế giới. Như vậy, Aristotle đã tách hình
thức ra khỏi sự vật và biến nó thành một bản thể độc lập, tương tự như các ý niệm
ở Plato. Có thể nói, về mặt bản thể luận,triết học của Aristotle là chủ nghĩa duy
vật duy vật không triệt để. Tuy vậy trong nhận thức luận, Aristotle đứng vững trên
lập trường duy vật. Plato cho rằng mọi thứ mà giác quan của chúng ta thấy được
chỉ là sự phản chiếu của một hiện thựcc cao hơn là các ý niệm trong linh hồn con
người. Ngược lại, Aristotle cho rằng những gì trong linh hồn con người chỉ là
những hình ảnh phản chiếu các sự vật trong tự nhiên đem lại cho con người trong
cảm giác; không có cái gì tồn tại trong ý thức mà trước đó chưa được trải nghiệm
bằng giác quan. Aristotle khẳng định rằng mọi suy nghĩ và ý niện của chúng ta đã
đến với ý thức thông qua những gì mà trước đó ta đã tri giác. Nhưng con người
còn có năng lực lý luận bẩm sinh, tức là năng lực sắp xếp và phân loại tất cả
những tài liệu do giác quan đem lại, trừu tượng hóa và khái quát hóa chúng để
hình thành nên các khái niệm. Học thuyết của ông về các khái niệm chung nhất
hay các phạm trù là một đóng góp to lớn đối với lý luận nhận thức. Aristotle là
người sáng lập nên môn khoa học về các hình thức và các quy luật cơ bản của tư
duy, tức là môn logic học.
Aristotle là nhà triết học lớn cuối cùng của Hy - lạp cổ đại. Ông qua đời năm
322.tcn, khi Athens đã mất vai trò thống trị của nó. Đó chủ yếu là do những biến

động chính trị bắt nguồn từ những cuộc chinh phục của Alexander xứ Macedonia
(Alexander Đại Đế 356 - 323). Sau nhiều cuộc chinh phục (“đến, thấy và chiến
thắng”), Alexander nối cả Ai- cập và miền đất phương Đông xa xôi đến tận Ấn-
độ vào với nền văn minh Hy - Lạp. Đó là một kỷ nguyên mới kéo dài 300 năm và
được gọi là thời kỳ Hy - lạp hóa (Hellenisation, Hellenism), một thời kỳ mà văn
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


21

hóa và ngôn ngữ Hy - lạp đóng vai trò chủ đạo. Nhìn chung triết học thời kỳ Hy
lạp hóa không có gì mới mẻ và đặc biệt, nó tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mà
Platon và Aristotle đã nêu ra. Điểm mới là nó quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề
đạo đức. Mục tiêu là hiểu xem hạnh phúc thực sự là gì và làm thế nào để đạt được
nó. Các triết gia theo chủ nghĩa yếm thế (skepticism) nổi tiếng như Antisthenes
và Diogenes tin rằng, hạnh phúc không phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi, phù
du bên ngoài; con người không cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân, không

cần lo âu về đau khổ, bệnh tật và cái chết của bản thân cũng như những người
khác; tất cả là các quy luật tất yếu, con người phải chấp nhận số phận của mình.
Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) cho rằng con người phải giải phóng bản thân khỏi
sự xa hoa vật chất. Ngược lại, chủ nghĩa khoái lạc (hedonism; epikureism) lại tin
rằng mục đích của cuộc sống là để đạt sự hưởng thụ về giác quan cao nhất có thể
được và tránh sự đau khổ dưới mọi hình thức; “khoái lạc là cái thiện cao nhất”,
“hãy sống cho hiện tại”. Nhiều người thậm chí còn nhấn mạnh vào sự phóng túng,
đam mê lạc thú.
Từ khoảng năm 50.tcn, La - mã chiếm ưu thế về chính trị và quân sự. Cường
quốc mới dần đánh bại các quốc gia Hy - lạp hóa và sau đó phát triển thành đế
quốc. Văn hóa La - mã và tiếng Latin dần chiếm ưu thế, mặc dù vậy văn hóa và
triết học Hy - lạp vẫn có vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ của đề quốc La - mã
và cho đến mãi về sau.
2.2.2. Triết học tây Âu thời kỳ trung đại. Thời kỳ trung đại kéo dài từ thế kỷ
V đến thế kỷ XV. Đặc điểm nổi bật của xã hội tây Âu thời kỳ trung đại là vai trò
to lớn của Kyto giáo (Christianity). Giai đoạn đầu của trung đại, Kyto giáo phải
đấu tranh với các tôn giáo đa thần khác vốn rất đa dạng trong các địa phương rộng
lớn của đề quốc La - mã. Chính trong cuộc đấu tranh này đã hình thành nên cái
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H


C


22

gọi là “Triết học Kyto giáo”. Thực ra thì đó là thần học (theology). Các nhà
“triết học Kyto giáo” viết rất nhiều tác phẩm, trong đó trình bày các giáo điều,
giáo lý của Kyto giáo, nhưng họ lại khẳng định rằng Kyto giáo cũng chỉ đặt ra và
giải quyết các vấn đề mà triết học Hy- lạp đã đặt ra nhưng không thể giải quyết
được. Đó là các vấn đề về khởi nguyên (nguồn gốc), bản chất (bản thể) của thế
giới, về bản chất và vai trò trong thế giới của con người. Đề cập những vấn đề đó,
“triết học Kyto giáo” đưa ra các khái niệm về “tồn tại tuyệt đối”, “tồn tại tối cao”,
‘sự sáng tạo” “tận thế”, “sứ mênh”, “tội lỗi”, “trừng phạt”, “địa ngục”, “thiên
đường”,…Trong số các “nhà triết học Kyto giáo” , tiêu biểu nhất phải kẻ đến là
Augustin(354 -430). Trong một loạt các tác phẩm của thần học mình, Augustin
chứng minh rằng Chúa Trời là tồn tại cao nhất. Trong Chúa Trời có các ý niệm bất
tử, vĩnh cửu quy định trật tự thế giới. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới từ hư vô và
theo thiện ý của mình, chứ không theo một tính tất yếu nào. Thế giới không thống
nhất, mà như là một chiếc thang đi lên mãi. Con người có vị trí đặc biệt trong
chiếc thang này. Con người là một thế giới thu nhỏ, một tiểu vũ trụ. Nó không chỉ
có bản tính vật chất, - như cỏ cây động vật - mà còn kết hợp với linh hồn và ý chí.
Linh hồn là bất tử và tự do. Con người là tự do trong các quyết định của mình,
nhưng tất cả những gì nó làm là thông qua Chúa Trời. Bằng quyết định trước của
mình, Chúa Trời lựa chọn một số người để cứu rỗi và cho hưởng hạnh phúc, số
khác thì bị phán xét và đẩy xuống địa ngục. Đây thực chất là thuyết tiền định nổi
tiếng của Kyto giáo. Sự tiền định của Chúa Trời là nguồn gốc của hai thế giới đối
lập nhau: Thiên đường Trần thế. Trần thế là thế giới của tranh giành, bạo lực và
tội ác. Nhà thờ là nơi con người có thể xa lánh tội ác, là sự chuẩn bị đến Thiên
đường.

TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


23

Bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX trở đi, khi mà Kyto giáo đã trở thành thống trị
trong đời sống xã hội, triết học dần biến mình thành công cụ phục vụ cho tôn giáo.
Xu hướng triết học coi nhiệm vụ chủ yếu là “chứng minh” (hiểu theo nghĩa là
minh họa) cho Kyto giáo gọi là Triết học kinh viện (scholatica). Triết học đã chỉ
dựa vào uy tín một cách mù quáng, xa rời cuộc sống thực tế, coi thường sự kiện
kinh nghiệm. Vấn đề chủ yếu mà triết học kinh viện là vấn đề quan hệ giữa tri
thức và niềm tin. Phần lớn các nhà kinh viện đều cho rằng niềm tincao hơn và
quan trọng hơn tri thức. Nhà triết học kinh viện tiêu biểu nhất và có ảnh hưởng
lớn nhất là Thomas d

Aquin (1225 -1274). Ông “chứng minh” rằng, lý trí và
niềm tin không chỉ khác nhau, mà còn thống nhất hài hòa với nhau, trong đó niềm

tin giữ vai trò quyết định. Trên con đường đến với chân lý tối cao, lý trí có thể
mâu thuẫn với niềm tin, nhưng như thế chỉ chứng tỏ rằng lý trí thấp hơn niềm tin.
Credo, quia absurdum; triết học thấp hơn thần học. Thomas d

Aquin khai thác và
phát triển yếu tố duy tâm trong triết học của Aristotle. Theo Aristotle thì vật chất
và hình thức thống nhất với nhau. Thomas cho rằng vật chất không thể tồn tại tách
rời hình thức, nhưng hình thức thì hoàn toàn có thể tồn tại độc lập với vật chất.
Vật chất và hình thức chỉ thống nhất với nhau trong các sự vật cảm tính, còn trong
các tồn tại tinh thần, thì hình thức hoàn toàn không cần đến vật chất. Chúa Trời là
tồn tại tinh thần cao nhất. Thomas cũng đưa ra cái gọi là “chứng minh vũ trụ luận
về sự tồn tại của Thượng đế. Theo đó thì Thượng đế (Chúa Trời) là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân, hay là nguyên nhân cuối cùng của vạn vật.
Bên cạnh đó việc thảo luận một số các vấn đề tôn giáo cũng đã đưa đến các
vấn đề triết học. Quan trọng nhất trong số đó là vấn đề quan hệ giữa cái chung với
cái riêng. Lịch sử triết học gọi đây là cuộc tranh luận về bản tính của cái chung
hay các khái niệm (universanlia; genera). Các nhà kinh viện đưa ra nhiều cách giải
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H


C


24

quyết vấn đề này, nhưng nổi lên là hai quan điểm. Chủ nghĩa duy thực (realism)
cho rằng các khái niệm chung là những bản chất thực sự, tồn tại khách quan
không phụ thuộc vào tư tưởng, ý thức con người. Trái lại, chủ nghĩa duy danh
(nominalism) cho rằng các khái niệm chung chỉ là các danh từ, tên gọi. Cuộc tranh
luận giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực có thể coi như là sự tiếp tục
“đường lối Democrit” và “đường lối Platon”. Nó đã làm sâu sắc hơn vấn đề cơ
bản của triết học, đặt ra nhiều khía cạnh về mối quan hệ giữa cảm tính và lý tính,
giữa cụ thể và trừu tượng, giữa kinh nghiệm và tiên nghiệm,… Chúng trở thành
những vấn đề chủ yếu của lý luận nhận thức trong triết học và khoa học sau này.
2.2.3.Triết học thời đại Phục hưng và Khai sáng.
Sau thời kỳ thống trị các quan điểm của Thomas d

Aquin, những vết rạn nứt
bắt đầu xuất hiện ra trong khối thống nhất của văn hóa Kyto giáo. Triết học và
khoa học ngày càng tách xa thần học và có được nhiều tự do hơn.
Phong trào Phục hưng là sự phát triển văn hóa rực rỡ bắt đầu từ cuối thế kỷ
XIV. Nó bắt nguồn từ bắc Italy và nhanh chóng lan rộng lên phía bắc trong các
thế kỷ XV và XVI, Lịch sử gọi đây là thời đại “phục hưng”, theo nghĩa là tái sinh,
khôi phục lại nền văn hóa và nghệ thuật cổ đại, nhất là văn hóa và nghệ thuật Hy-
lạp. Sau “đêm trường trung cổ” khi mọi khía cạnh của cuộc sống đều được nhìn
qua lăng kính tôn giáo, giờ đây mọi thứ lại xoay quanh con người. Chủ nghĩa
nhân văn (Hummanism) thời đại Phục hưng đã tạo ra một cách nhìn mới về con
người, một niềm tin mới vào con người và giá trị của con người, ngược lại hoàn
toàn với với những tuyên bố thiên lệch thời Trung cổ về bản chất tội lỗi của con
người. Giờ đây con người được coi là vĩ đại nhất và là giá trị cao nhất. Con người

tồn tại không chỉ vì Chúa Trời. Con người có thể và phải được tận hưởng cuộc
sống ngay trong hiện tại, chứ không phải là sự chuẩn bị cho đời sau. Chủ nghĩa
TS. Lê Kim Châu
Chươn
g1
. K
HÁI LU

N V


TRI

T H

C


25

nhân văn Phục hưng còn tiến xa hơn đến chủ nghĩa cá nhân (individualism):
chúng ta không chỉ là người, chúng ta còn là những cá nhân độc nhất vô nhị, tự do
và sáng tạo không giới hạn, tự quyết định cuộc sống và vận mệnh của mình. Tư
tưởng này đã dẫn đến cảm hứng bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm
cả một cái nhìn mới về tự nhiên. Tự nhiên giờ đây không còn là cái mà con người
chỉ đơn giản là một bộ phận hay một phần của nó. Con người cần phải và có thể
can thiệp, cải tạo, chinh phục và thống trị tự nhiên.
Triết học Phục hưng không thực sự là triết học của các nhà chuyên nghiệp. Nó
là tập hợp những tư tưởng được nêu lên trong quan điểm của các nhà trí thức
đương thời: các nhà khoa học, các nhà sáng chế kỹ thuật, các nhà hoạt động nghệ

thuât, các nhà thám hiểm,… Nhìn chung, triết học Phục hưng có xu hướng chống
kinh viện, quay trở về với nhận thức con người và tự nhiên. Jordano Bruno
(1548 -1600) cho rằng mục đích của nhận thức triết học không phải là Chúa Trời,
mà là tự nhiên; chính Chúa Trời cũng hiện hữu trong tự nhiên, và tự nhiên là vô
tận. Tư tưởng này được gọi là thuyết phiếm thần (Pantheism). Nó khác với quan
niệm chính thống của các triết gia thời Trung cổ, những người quả quyết rằng
giữa Chúa Trời và thế giới do Chúa Trời tạo ra là một ranh giới không thể vượt
qua.
Triết học Phục hưng cũng là triết học tự nhiên (naturphilosophie). Bằng các
học thuyết vẫn ít nhiều mang tính tư biện của mình, các nhà khoa học tự nhiên
đem đến những cái nhìn mới về thế giới. Trong suốt thời kỳ Trung cổ, không ai
nghi ngờ về việc trái đất là trung tâm của vũ trụ; rằng trái đất đứng im trong khi
các thiên thể di chuyển theo quỹ đạo xung quanh nó. Nicolaus Copernicus
(1473- 1543) nhà thiên văn học người Ba-lan đã làm “một cuộc cách mạng” khi
tuyên bổ rằng không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà là ngược lại. Từ

×