SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC TRẠNG NÓI TIẾNG
ANH CỦA HỌC SINH
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết, chính phủ và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan
trọng to lớn của dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong hệ
thống các trường phổ thông ở Việt Nam. Học và sử dụng tiếng Anh như là một
ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, đưa đất nước bắt kịp với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ 21.
Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, hơn lúc nào hết, Tiếng
Anh được xem như một ngôn ngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu
ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa v v trên toàn thế
giới. Đối với nước ta, việc học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng ở tất cả
các bậc học. Điều nay đã thể hiện sự ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của
các cấp quản lí GD trong việc trang bị cho những chủ nhân tương lai của đất
nước thứ ngôn ngữ chìa khóa này. Sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang
là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy- học môn Tiêng Anh xuyên suốt các
bậc học.
Như chúng ta đã biết theo chương trình sách giáo khoa mới học sinh được
học Tiếng Anh kéo dài 7 năm từ THCS đến THPT. Khoảng thời gian này không
dài nhưng cũng đủ để tiếp thu và sử dụng tương đối tốt một ngoại ngữ như
Tiếng Anh.Bên cạnh đó, việc triển khai phương pháp dạy học giao tiếp(
communicative approach ) đã tạo ra những giá trị nhất định đối với HS.
Communicative language teaching (CLT) is an approach to the teaching of
second and foreign languages that emphasizes interaction as both the means and
the ultimate goal of learning a language. It is also referred to as “communicative
approach to the teaching of foreign languages” or simply the “communicative
approach”.
Đây là một phương pháp ưu việt trong giảng dạy ngoại ngữ được xây dựng và
phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, trong đó nhấn mạnh giao tiếp
chính là cách thức tiếp cận và là mục tiêu hướng đến của ngôn ngữ.
Dưới sự hướng dẫn của GV thì mỗi giờ dạy thành công hay không đều không
thể thiếu sự chuẩn bị kỹ càng, sắp xếp, tổ chức tốt. GV cũng có nhiều thuận lợi
trong việc tổ chức học tập cho học sinh nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong
quá trình giảng dạy trực tiếp ở lớp học như:
- Học sinh không đủ vốn kiến thức nguồn( input ) để thực hành.
- Hoạt động trong sách giáo khoa chưa phù hợp với khả năng học sinh.
- Giáo viên chưa tìm được cách tối ưu để thiết kế từng bài dạy v.v
Trên thực tế học sinh có thể nắm vững các quy tắc ngữ pháp nhưng việc sử
dụng tiếng Anh thành thạo để giao tiếp thì còn rất khiêm tốn; các em học sinh
còn rất e ngại sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp, đặc biệt là học sinh THPT-
sản phẩm cao nhất của GD Phổ thông. Tất nhiên vì nhiều lý do khách quan và
chủ quan khác nhau nhưng đây là vấn đề trăn trở của rất nhiều thầy cô giáo dạy
tiếng Anh ở bậc học này và của các nhà quản lý giáo dục trên toàn đất nước Việt
Nam. Học sinh THPT giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt là tiền đề quan trọng cho
hoạt động giao lưu, trao đổi và tiếp cận các cơ hội thành công trong giai đoạn
phát triển tiếp theo.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế ở trường THPT tôi nhận thấy còn
có rất nhiều khó khăn trở ngại đã cản trở học sinh trong giao tiếp bằng tiếng
Anh. Nhận thức đầy đủ vấn đề trên, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đưa
ra các giải pháp tích cực giúp các em học sinh học tập môn Tiếng Anh tốt hơn,
đặc biệt là nâng cao khả năng nói tiếng Anh theo phương châm:
+ Nghe -> Quên
+ Thấy -> Nhớ
+ Làm -> Hiểu
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Trong phạm vi đề tài nay tôi chủ yếu đi vào khai thác thực trạng nói Tiếng
Anh của học sinh, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học
sinh nâng cao khả năng nói Tiếng Anh trong thực tiễn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Trong đề tài nay tôi nghiên cứu các giải pháp cơ bản sau áp dụng cơ bản cho
đối tượng HS trung bình- đối tượng chiếm đa số
- Việc vận dụng các thủ thuật hiệu quả vào tiết dạy nói.
- Tạo cơ hội giao tiếp tối đa của học sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp day học giao tiếp( Communicative
approach)
- Khảo sát thực tiễn nói Tiếng Anh của học sinh.
- Áp dụng các giải pháp vào thực tế giảng dạy ở đơn vị mình.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi cấp học THPT tại đơn vị
tôi đang công tác.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NÓI TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH.
Chúng ta- đội ngũ GV dạy bộ môn Tiếng Anh phải mạnh dạn nhìn thẳng vào
thực tế nói Tiếng Anh yếu kém của học sinh THPT hiện nay. Đa số các học sinh
ở Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung không thể giao tiếp bằng Tiếng
Anh. Điều này hẳn đã được quan tâm rất nhiều bởi quý thầy cô giáo cũng như
các nhà quản lí GD.
Qua khảo sát tại đơn vị nhằm xác định những nhân tố cản trở khả năng giao
tiếp Tiếng Anh của HS, một số khó khăn sau là chủ yếu.
Khó khăn tỉ lệ
+ Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần
gây nhàm chán đối với học sinh.
72%
+ Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể
của học sinh.
55%
+ Cơ hội nói Tiếng Anh hạn chế 57%
+ Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói. 38%
+ Một số học sinh lại nói nhiều hơn những học sinh
khác.
45%
+ Học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói( sợ không
phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu, ….)
87%
+ Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt
đông nói.
43%
Ngoài ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ năng
lên lớp của GV trong từng tiết dạy cụ thể trong một quá trình lâu dài cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng của HS. Bên cạnh đó, ở cấp học THPT việc học
bộ Môn Tiếng Anh thường được chú trọng như là một môn thi chính trong kì thi
Tốt nghiệp THPT hơn là một phương tiện giao tiếp quan trọng. Nhận thức sai
lầm này từ GV và HS cần phải được thay đổi.
II. GIẢI PHÁP.
Qua nghiên cứu thực trạng vấn đề, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
tích cực nhằm giúp HS THPT nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh.
1. Áp dụng một số thủ thuật vào bài dạy nói
1.1. Disappearing text.
- Thủ thuật “Disappearing text” là gì ?
- Đây là hoạt động luyện tập có kiểm soát( controlled activity )hoặc ít kiểm
soát( less controlled )tuỳ theo khả năng thực tế của học sinh.
“ This can be done with a list of vocabulary items or phrases, a short text or a
dialogue at any level.
+ Write up the text on the board. Read out the text and drill.
+ Rub off a small part of it. Students have to say the whole text again.
+ Gradually rub off more and more in bits and each time get the students to
say the whole text.
This provides intensive drilling practice as the students have to repeat it so
many times. However, the game factor also increases motivation to get it right
and that gets more challenging as the activity continues”.
( Theo
a. Tiến trình thực hiện.
- Với thủ thuật này, sau khi tiến hành các bước như là khởi động (warmer), dẫn
dắt vào bài( lead-in ), giới thiệu chủ đề của bài, giáo viên thực hiện các bước
sau:
+ Gợi ý(elicit) để cùng với học sinh xây dựng một bài hội thoại( nếu là
học sinh trung bình khá ) hoặc giáo viên cũng có thể đưa ra một bài hội thoại từ
đầu( nếu là học sinh dưới mức trung bình ). Bài hội thoại này có thể được ghi
lên bảng phụ được chuẩn bị sẵn ở nhà để tất cả học sinh đều thấy hoặc trình
chiếu trên máy chiếu thông qua phần mềm Powerpoint.
+ Tiến hành luyện tập bằng cách đọc đồng thanh một vài lần.
+ Giáo viên luyện tập với một vài học sinh khá, giỏi ( thực hiện bằng cách
đóng vai, chú ý đổi vai ).
+ Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập theo cặp vài ba lần.
+ Giáo viên kiểm tra một vài cặp.
+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt trong mỗi câu hội thoại một số từ, cụm
từ ( thông thường là những từ chủ chốt của đoạn hội thoại ).
+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba
lần.
+ Giáo viên tiếp tục kiểm tra một vài cặp.
+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt hết toàn bộ đoạn hội thoại.
+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba
lần.
Vấn đề sau cùng là thủ thuật này nếu được tiến hành giảng dạy nhờ sự hỗ
trợ của phần mềm Powerpoint thì sẽ rất hiệu quả.
b. Áp dụng thủ thuật này vào thực tiễn:
- Sau đây là một hoạt động tôi đã áp dụng thủ thuật này. Ở sách Tiếng Anh sách
tiếng Anh 12. Chủ đề của tiết dạy là hỏi và trả lời về thủ tục để được học tại một
trường đại học ở Việt Nam. Đây là một hoạt động mà nội dung mang tính khuôn
mẫu nên có thể tạo nên dựa theo thủ thuật này. Sau khi dạy một số từ mới và
một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, tôi dẫn dắt vào chủ
đề của bài như sau:
- T says: Now suppose that you have got a friend in England and he / she wants
to study at a university in Viet Nam but he don’t know anything about
Universities in Vietnam. He / She wants to ask you for some information.
- T elicits to build the following diologue:
Y: - Hello. Can I help you ?
YF. -I was wondering if you could tell me about the application process to
tertiary study in Vietnam?
Y. - Sure, I can
YF. - Well. What do I have to do first ?
Y. - You have to fill in the application form.
YF. - And when do I have to send it?
Y. - In March
YF. - And what about the GCSE ?
Y. - You have to take the GCSE exam in late May
YF. - And how long will I have to wait to get the result?
Y. - About 2 weeks.
YF. - Do I have to take the entrance examination?
Y. - Yes, you do . It takes place in July
YF. - When will I get the entrance examination result?
Y. - In August
YF. - Thank you
Y. - Not at all!
Sau khi hoàn thành việc cho học sinh luyện tập và kiểm tra lại một vài cặp
giáo viên tiếp tục cho học sinh luyện tập đoạn hội thoại với nhiều từ và cụm từ
bị lược bỏ.
Y: Hello. Can I ………… ?
YF. -I was ………. if you could ……… the …………… process to
……… study …….Vietnam?
YF. -I was _____ if you _____ about the ____ process to tertiary ___in
Vietnam?
Y. - Sure, ____
YF. - Well. What ___ I have to ____ ?
Y. - You ____to fill ___the application ____.
YF. - And when ____I ___ to send ___?
Y. - In ____
YF. - And what _____ GCSE ?
Y. - You _____take GCSE ___ in _____May
YF. - And ____ long will ____ wait to get ____ result?
Y. – About _____.
YF. - ___I have to _____ the entrance _____?
Y. - Yes, ___. It ____ place ___ July
YF. - When will____ get __________examination result?
Y. - In ____
YF. - _____
Y. – Not ___!
Sau khi hoàn thành việc cho học sinh luyện tập và kiểm tra lại một vài cặp
giáo viên tiếp tục cho học sinh luyện tập đoạn hội thoại nhưng ở những lần này
phần lớn từ và cụm từ bị lược bỏ. ( tuỳ theo khả năng của học sinh mà chúng ta
có thể tuần tự xoá bỏ toàn bộ đoạn hội thoại hoặc trừ lại một ít từ)
YF. -_______ if you _____ about ____ process _______ Vietnam?
Y. - Sure, ____
YF. - Well. What ___ I have ____ ?
Y. - You ______ the application ____.
YF. - ____when ____ to ____ it?
Y. - In ____
YF. - ____what _____ GCSE ?
Y. - You ________ GCSE ____ in _____
YF. - And ____________ wait to ____ result?
Y. - About _____.
YF. - ______to ______ entrance _____?
Y. - Yes, ___. It ____ place ____ July
YF. - ______ get the ___________examination____?
Y. - In ____
YF. - _____
Y. ______!
Giáo viên cho học sinh luyện tập nhưng lúc này học sinh phải làm việc dựa
vào trí nhớ và cuối cùng là thuộc lòng bài hội thoại. Lúc này giáo viên tiến hành
kiểm tra lại học sinh theo cặp. Hoạt động tiếp theo ( follow-up activities ) có thể
là cho học sinh làm việc theo nhóm và tóm tắt lại tiến trình làm thủ tục thi vào
một trường đại học của Việt Nam.
c. Những bài dạy có thể sử dụng thủ thuật này
Như tôi đã đặt vấn đề từ trước, thủ thuật này phù hợp những bài dạy chứa
đựng các hoạt động như là phỏng vấn xin việc, hỏi về thủ tục đăng ký nhập học
chẳng hạn, v.v Tôi đã xem xét, nghiên cứu và nhận thấy một số bài dạy có thể
sử dụng thủ thuật này.
- Tiếng Anh 10: + Unit 3 - Speaking - task 2.
+ Unit 4 - Speaking - task 1
+ Unit 16 - Speaking - task 1
- Tiếng Anh 11: + Unit 4 - Speaking - task 2.
+ Unit 9 - Speaking - task 1
+ Unit 13 - Speaking - task 1
+ Unit 16 - Speaking - task 1
- Tiếng Anh 12: + Unit 4 - Speaking - task 1
+ Unit 5 - Speaking - task 2.
+ Unit 11 - Speaking - task 1 +task 3
Đây là những ý tưởng của tôi và đã được sử dụng ở một số bài dạy nhưng
tôi nhấn mạnh rằng việc sử dụng thủ thuật này cho các bài dạy trên là một
hướng khai thác phù hợp với trình độ học sinh ở mức trung bình và đây cũng có
thể là một hoạt động cho phần đầu pre-speaking . Hơn nữa điều này còn tuỳ
thuộc vào tình hình thực tế ở các lớp như thế nào để tiến hành khai thác giờ dạy,
bài dạy sao cho hiệu quả.
d. Những lưu ý khi sử dụng thủ thuật này.
Thủ thuật này phù hợp với những lớp mà trình độ học sinh còn ở mức trung
bình, khó có thể tự phát triển một đoạn hội thoại dựa trên một chủ đề đã cho. Do
đó tuỳ thuộc vào trình độ học sinh mà chúng ta có thể:
+ Hoặc là dẫn dắt học sinh để học sinh xây dụng nên đoạn hội thoại ( phù
hợp với trình độ học sinh trung bình khá).
+ Hoặc là cho sẵn một bài hội thoại cố định và yêu cầu học sinh luyện tập
theo.
+ Thủ thuật này thích hợp với các đoạn hội thoại mang tính khuôn mẫu
như là một cuộc phỏng vấn xin việc, hỏi về trình tự tiến hành một việc gì
+ Chúng ta có thể sử dụng hoạt động này như là một hoạt động cho phần
đầu của bài dạy nói ( pre-speaking ) hoặc là hoạt động chính của bài dạy nói
( while- speaking ) tuỳ thuộc vào trình độ thực tể của học sinh.
+ Hoạt động này rất dễ thực hiện khi chúng ta thực hiện bằng giáo án
điện tử powerpoint.
1.2. Information gaps
- Thủ thuật “Information gaps” là gì ?
- Đây là hoạt động luyện tập ít kiểm soát ( less controlled activity ) và chú trọng
phần nhiều vào độ thuần thục( fluency ) của học sinh nhiều hơn.
“Information gap activities are often designed to provide highly controlled
practice of particular structures. By swapping information which requires use
of a particular language pattern, the students have to solve a problem. This
problem solving provides a communicative purpose to what is essentially a
drill”.
Example:
The students have a shopping list of fruit they need to buy (6 oranges, 1 kilo
of apples etc.)
Student A has the prices of various fruits in one shop, student B has the prices
in another shop.
They have to ask each other and answer about the prices and complete a grid
with the information.
The task is then to decide which shop will be the cheaper one for them to buy
their fruit in.
( Theo
a. Tiến trình thực hiện.
Thủ thuật này chủ yếu là tạo ra nhu cầu thực tế trong giao tiếp là mọi người
trao đổi cung cấp thông tin khi tiến hành giao tiếp.Với thủ thuật này, sau khi tiến
hành các bước như là khởi động (warmer), dẫn dắt vào bài ( lead-in ), giới thiệu
chủ đề của bài, giáo viên thực hiện các bước sau:
+ Phân phát handouts (được chuẩn bị sẵn trứơc khi đến lớp).
+ Hướng dẫn vàcho học sinh làm việc theo cặp ( pairwork ).
+ Học sinh luyện tập theo cặp và hoàn thành hỏi về các thông tin còn
thiếu trong handouts của mình.
+ Sau đó giáo viên có thể kiểm tra học sinh.
b. Áp dụng vào thực tiễn thủ thuật này:
Sau đây là một hoạt động tôi đã áp dụng thủ thuật này sách Tiếng Anh 12 -
Unit 13) tiết 2 ( speaking ) -task 2 Hoạt động này là hỏi về thời các kỷ lục đã
được thiết lập tại Sea Games 22. Sau khi ôn lại một số từ mới về các môn thể
thao và một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, tôi phân phát
handouts cho học sinh hướng dẫn và dẫn dắt vào chủ đề của hoạt động.
- T says: You are going to ask for some information about the records of the
22nd Sea Games. Let’s do it.
- Học sinh tiến hành luyện tập theo cặp các mẫu câu sau.
+ What is the name of the athlete who won the …( Men’s 200 metres ) ?
+ His / her name is ……………
+ Where is he/ she from ?
+ He/ She is from……… ( Thailand )
+ What was his / her record?
+ He/ She………. ( ran 200 metres in 20.14 seconds )
Handout A:
Record of the 22
nd
SEA Games
Sports Name of the athletes Country Records
Athletics -Men’s 200
m
Women’s Marathon -42 km
Erni Indonasia 2 h 52 m 28 s
Men’s Long Jump
Women’s High Jump
Ruphai Thailand 1.86 m
Swimming -Men’s 1500 m
Cycling -Women’s 25 km
cross- country
Maria Philippines 1 h 29 m 35 s
Handout B:
Record of the 22
nd
SEA Games
Sports Name of the athletes Country Records
Athletics - Men’s -
200 m
Boonthung Thailand 20.14 seconds
Women’s Marathon -42 km
Men’s Long Jump
Amri Malaysia 7.76 m
Women’s High Jump
Swimming -Men’s 1500 m
Yurita Indonasia 13 m 19.26 s
Cycling -Women’s 25 km cross-
country
c. Những bài dạy có thể sử dụng thủ thuật này
Tôi đã xem xét, nghiên cứu và nhận thấy một số bài dạy có thể sử dụng thủ
thuật này.
- Tiếng Anh 10: + Unit 1 - Speaking - task 1.
+ Unit 14 - Speaking - task 2
+ Unit 15- Speaking - task 2
+ Unit 16- Speaking - task 2
- Tiếng Anh 11: + Unit 4 - Speaking - task 2.
+ Unit 12 - Speaking - task 1
+ Unit 16 - Speaking - task 1
- Tiếng Anh 12: + Unit 4 - Speaking - task 1
+ Unit 5 - Speaking - task 2.
+ Unit 13 - Speaking - task 2
d. Những lưu ý khi sử dụng thủ thuật này.
Thủ thuật này phù hợp với mọi học sinh còn ở các mức độ khác nhau, tuy
nhiên tuỳ thuộc vào trình độ học sinh mà chúng ta có thể đặt ra các yêu cầu ở
các mức độ.
+ Cần thiết phải thiết kế hệ thống các hoạt động nền làm tiền đề trước đó
có tính lôgic.
+ Sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học khác là rất cần thiết.
+ Thủ thuật này phù hợp phần Post speaking
2. Tăng cường cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh cho HS.
- Tại sao HS thích nói Tiếng Việt hơn Tiếng Anh?
- Nói Tiếng Anh với ai? để làm gì?
Theo tôi, ngoài các yếu tố về năng lực ngôn ngữ, môi trường sử dụng ngôn
là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể giao tiếp mà không có
đối tác hoặc không mang mục đích gì. Điều này không thể xảy ra đối với một
hoạt động giao tiếp thông thường. Đối với môn Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp cần
phải được mở rộng, thoát ra khỏi phạm vi tiết dạy nói cơ bản.
2.1 Trong các tiết dạy kĩ năng.
Chương trình SGK THPT mới bao gồm 4 tiết dạy kĩ năng- Skill và 1 tiết
cho language focus, trong đó chỉ có 1 tiết dành cho phần Speaking . Như vậy
cần tăng cường hơn nữa các phần dành cho hoạt động nói vào trong các tiết dạy
kĩ năng khác.
a. Các hoạt động giao tiếp tích cực.
Đối với tiết dạy đọc, mục tiêu chủ yếu là cung cấp ngữ liệu cho HS, giúp
HS tiếp nhận các văn bản về các chủ đề khác nhau theo hệ thống định sẵn. HS
hiểu các thông tin chi tiết- Specific information cũng như ý chính của bài học-
Main ideas. Tuy nhiên nếu GV chỉ dừng lại ở góc độ ngữ liệu và thông tin thì
tiết dạy chưa đảm bảo yêu cầu, mà trên cơ sở đó phải giúp HS rèn luyện kĩ năng
nói phù hợp với từng chủ đề bài học.Tương tự như vậy, trong tiết nghe HS chủ
yếu tiếp nhận thông tin và được rèn luyện qua các hoạt động cụ thể. Xét về kĩ
năng ngôn ngữ thì Reading và Listening thuộc về kĩ năng tiếp nhận- Receptive
skill. Đối với kĩ năng này, yêu cầu nói Tiếng Anh là không cao, do đó trong
giảng dạy GV thường không chú ý rèn luyện cho HS, điều này sẽ làm gián đoạn
quá trình rèn luyện kĩ năng nói cho HS. Vì vậy GV cần nhận thức đầy đủ vấn đề
và có cái nhìn tổng quan hơn suốt trong quá trình thực hiện chương trình.
Các hoạt động nói thường được áp dụng hiệu quả mang tính mở- open và tự
do- free vào các giai đoạn Pre- , Post- với các hình thức như:
+ Brainstorming.
+ Open guessing.
+ Discussing.
+ Summarizing.
b. Vai trò của ngôn ngữ lớp học.
Ngôn ngữ lớp học là vấn đề mà hiện nay gần như không được GV chú ý
nhiều. Theo tôi đây chính là cản trở không nhỏ đối với khả năng gia tiếp Tiếng
Anh của HS. Ngôn ngữ lớp học của GV tốt sẽ tạo ra tính hấp dẫn bộ môn,
khuyến khích HS hoạt động và hoạt động hiệu quả. Theo British Council, ngôn
ngữ lớp học bao gồm:
· Starting and Finishing a Lesson
· Presenting New Language
· Giving Instructions
· Asking Questions and Eliciting
· General Classroom Management
· Correcting Learners
· Pronunciation
· Giving an Accurate, Clear Spoken Model for Learners
· Using L1 in the English Classroom.
c.Áp dụng vào bài dạy cụ thể.
* Tiếng Anh 12- UNIT1: HOME LIFE
Reading
Post-reading. Talk about your family's household chores.
- Instruction: Basing on the reading text, work in group of 4 or 5 to tell your
friends about your family's household chores
- Modelling: I live with my parents and two sisters
-> Move around to give help
-> Call some students to present in front of the class.
-> Give feedback.
Với hoạt động này HS tham gia rất sôi nổi vì yêu cầu gần gũi với bản thân, cụ
thể, rõ ràng, Bên cạnh đó, HS hiểu rõ mình phải nói gì? với ai? và nói như thế
nào?
* Tiếng Anh 1- UNIT 4: SCHOOL EDUCATION SYSTEM
Listening
Post-listening : Talk about your school days
- Instruction: Work in groups of four or five to talk about your school days,
using suggested questions in task 1
* Suggested questions:
1. Did you always work very hard?
2. Did you always listen carefully to your teachers?
3. Did you always behave well?
4. Did you pass your exams easily?
5. Did you always write your homework slowly and carefully?
6. Did you think school days are the best days of your life?
-> Move around to give help
-> Call on some students to present in front of the class.
-> Give feedback.
3. Một số yêu cầu trong vận dụng giải pháp này.
- Vận dụng các hoạt động rèn luyện kĩ năng nói phải được tiến hành một cách có
hệ thống, thường xuyên và được nâng cao từng bước.
- Các hoạt động cần được cá thể hóa, thiết thực phù hợp với đời sống thực tiễn
của chủ thể sử dụng Tiêng Anh- HS.
III. - KẾT QU Ả ĐẠT ĐƯỢC
Trên đây là một số sáng kiến mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy ở các
lớp và đã thu được những kết quả nhất định như sau:
+ Học sinh cảm thấy hào hứng hơn khi tham gia học giờ nói, tạo không
khí lớp học sôi nổi.
+ Học sinh cảm thấy tự tin hơn khi nói tiếng Anh, cảm giác sợ sai đã từng
bước được khắc phục.
+ Tất cả học sinh đều có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh, khả năng Tiếng
Anh được nâng lên rõ rệt.
C. KẾT LUẬN
Trang bị cho HS THPT một khả năng Tiếng Anh tốt là một vấn đề cấp thiết
đối với đội ngũ GV hiện nay. HS có khả năng Tiếng Anh tốt, trước hết đòi hỏi
HS phải qua một quá trình tiếp thu chủ động, có động cơ đúng, thái độ học tập
nghiêm túc và phương pháp phù hợp. Khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là
thước đo năng lực Tiếng Anh đang cần được nhìn nhận một cách khách quan
hơn.Trong thực tiễn giảng dạy bộ môn tại một trường THPT với đa số là học
sinh năng lực trung bình, để HS giao tiếp được bằng Tiếng Anh trong những
tình huống nhất định là điều không dễ. Tuy nhiên, với những giải pháp tích cực
được áp dụng một cách linh hoạt và có hệ thống đã mang lại những giá trị nhất
định trong việc nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho HS. Song song với
hoạt động giao tiếp, cần thiết phải trang bị cho HS những kiến thức cơ bản như:
Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như chú trọng rèn luyện các kĩ năng khác
như: Nghe, đọc, viết.
Trên đây là một số giải pháp đã dược tôi vận dụng trong quá trình giảng day
bộ môn Tiếng Anh tại đơn vị. Những giải pháp này chắc chắn còn mang tính
chủ quan, mọi ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề tài này luôn được tôi
trân trọng đón nhận, tiếp thu.
Tài liệu tham khảo
1.
2.Modules for the professional preparation of teaching assistants in foreign
languages (Grace Stovall Burkart, ed.; Washington, DC: Center for Applied
Linguistics, 1998)
3. SGK Tiếng Anh THPT
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do cọn đề tài
II. Mục tiêu ngiên cứu
III. Đối tượng ngiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Phạm vi nghiên cứu
B. NỘI DUNG. 3
I. Thực trạng nói Tiếng Anh của HS
II. Giải pháp
III. Kết quả đạt được
C. KẾT LUẬN. 11