Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Báo cáo thực tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhà máy kẽm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.88 KB, 60 trang )

PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI
NGUYÊN
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
1.1. Tên và địa chỉ Nhà máy
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên là đơn vị thành viên của công ty
TNHH NN một thành viên Kim loại màu TN thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản
Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc
Nhà nước và các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức
hoạt động theo cơ chế quản lý và điều lệ về tổ chức hoạt động của công ty TNHH
NN một thành viên Kim Loại Màu TN.
- Trụ sở đặt tại khu công nghiệp Sông Công – Xã Tân Quang- Thị xã
Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên
- Tên đầy đủ: Chi nhánh công ty TNHH NN một thành viên Kim loại màu TN
- Nhà máy Kẽm điện phân TN
- Tên viết tắt: Nhà máy Kẽm điện phân TN
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: TN Electrolytic Zinc factory
- Tên viết tắt tiếng anh: TEZF
- Điện thoại: 0280 3472 030 Fax: 0280 3860 304
1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình
phát triển nhà máy
- Nhà máy được chính thức khởi công vào ngày 20/12/2003
- Ngày 20/03/2006 nhà máy Kẽm Điện Phân TN được thành lập theo quyết
định số 299/2006/QĐ-TCLĐ của Tổng công ty khoáng sản.
- Đến tháng 6 năm 2006 nhà máy bước vào giai đoạn chạy thử
- Ngày 3/7/2006 mẻ kẽm lá đầu tiên ra đời
1
- Ngày 27/12/2006 nhà máy vinh dự được đón đồng chí Trương Tấn Sang uỷ
viên Bộ chính trị, thường trực ban Bí thư và đoàn công tác Chính phủ về làm việc
với nhà máy.
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên với công suất thiết kế 10.000 tấn


kẽm/năm, là nhà máy đi tiên phong trong việc sản xuất ra kẽm thỏi đầu tiên của
Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á.
Để đứng vững trong cơ chế thị trường và không ngừng vươn lên, nhà máy đã
từng bước áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến vào
sản xuất.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy
Chức năng: Quản lý toàn bộ nhà máy, chịu trách nhiệm trước Công ty TNHH
NN MTV Kim Loại Màu Thái Nguyên và trước pháp luật về hoạt động của Nhà
máy theo mục tiêu Công ty giao.
Nhiệm vụ: Chủ động tổ chức thực hiện các mặt quản lý về lao động, tài sản,
cơ sở vật chất kỹ thuật, về quản lý tài chính, kinh tế về đầu tư phát triển và các hoạt
động toàn diện của Nhà máy theo quy định của pháp luật và trên cơ sở phân cấp
của Công ty.Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lao động,
vệ sinh môi trường, tăng năng lực sản xuất và hiệu quả của Nhà máy
- Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, những quy định, quy
chế của Công ty. Đồng thời có trách nhiệm xây dựng những quy định của đơn vị
mình về các mặt quản lý, hoạt động của Nhà máy trình Chủ tịch công ty phê duyệt
trên cơ sở cụ thể hoá những quy định của pháp luật và quy chế của Công ty. Bảo
tồn vốn của Nhà máy, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
trong phạm vi tài sản của Nhà máy
- Đảm bảo sản xuất có lãi, đăng ký kê khai nộp thuế, các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của nhà nước và công ty.
- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, các chế độ hạch
toán kế toán theo chế độ hiện hành. Chịu trách nhiệm về tính trưng thực và hợp
pháp đối với các hoạt động tài chính của Nhà máy trước Công ty và Nhà nước.
Quyền hạn: Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Công ty đảm bảo
sản xuất có hiệu quả, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Công ty.Công
ty chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ tài chính của Nhà máy. Được chủ động
2
thực hiện các hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, tổ chức, nhân sự theo phân

cấp của Công ty. Được hưởng các quyền lợi theo quy chế chung của Công ty.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Nhà máy Kẽm Điện Phân hoạt động phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Công ty mẹ
do vậy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đều phải tuân thủ theo
kế hoạch từ trên công ty. Chủ động tổ chức thực hiện các mặt quản lý
về lao động,
tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, về quản lý tài chính, kinh tế về
đầu tư phát triển
và các hoạt động toàn diện của Nhà máy theo quy định của pháp luật và trên cơ sở
phân cấp của Công ty. Tổ chức và quản lý các nguồn lực được Công ty giao để sản
xuất các sản phẩm kẽm kim loại, axit sunfuric và các hoạt động dịch vụ khác theo
nhiệm vụ kế hoạch công ty giao.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất các sản phẩm kẽm kim loại; A xít Sulphuaric, các nguyên tố cộng
sinh đồng, chì, cadimi xốp…
- Thiết kế, thi công công trình công nghiệp và dân dụng. Kinh doanh các
ngành nghề khác theo quy chế hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH NN MTV
Kim loại mầu Thái Nguyên.
3. Cơ cấu nhân sự của Nhà máy
Lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất, quy mô và hiệu
quả của doanh nghiệp.
Theo số liệu tính tới thời điểm ngày 17 tháng 4 năm 2012 do phòng Tổ chức –
Hành chính cung cấp Nhà máy hiện tại có 477 cán bộ- công nhân viên. Cơ cấu
nhân sự của Nhà máy được phân loại gồm có khối quản lý (lao động gián tiếp) là
60 người và khối trực tiếp (lao động trực tiếp) là 417 người.
- Khối quản lý bao gồm các cán bộ có chức năng quản lý, đề ra các chỉ tiêu- kế
hoạch hoạt động cho nhà máy và theo dõi,giám sát việc thực hiện công việc
3
- Khối trực tiếp bao gồm các cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản

xuất của Nhà máy tại các phân xưởng
Do đặc thù của Nhà máy là xí nghiệp chuyên về sản xuất nên có thể thấy cơ
cấu lao động trực tiếp có tỷ lệ lớn hơn chiếm 87,42% tổng số cán bộ- công nhân
viên tại Nhà máy
Một số chỉ tiêu về cơ cấu lao động được thể hiện ở các bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự theo giới tính
ĐVT: người
STT Tên đơn vị Tổng số

Giới tính
Nam Tỷ trọng
(%)
Nữ Tỷ trọng
(%)
1 Ban Giám đốc 2 2 100 0
2 Phòng TCHC 30 4 13.33 26 86.67
3 P. Bảo vệ quân sự 18 18 100
4 P. Kế hoạch vật

20 11 55 9 45
5 Phòng Kế toán 7 1 14.29 6 85.71
6 Phòng Kỹ thuật 11 10 90.91 1 9.09
7 PX Thiêu a xít 64 59 92.19 5 7.81
8 PX Thiêu ô xit 52 40 76.92 12 23.08
9 PX Lò quay 39 34 87.18 5 12.82
10 PX Hòa tách 114 71 62.28 43 37.72
11 PX Điện phân 78 71 91.03 47 8.97
12 PX Năng lượng 42 32 76.19 10 23.81
CỘNG 477 353 74 124 26
Trong đó:

1. Khối quản lý 60 36 24
2. Khối trực tiếp 417 318 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
4
Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động nam trong công ty cao hơn lao động nữ do
đặc thù Nhà máy hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng :
Lao động nam chiếm 74% trong tổng số lao động và lao động nữ chiếm 24%. Đây
là con số phản ánh đúng thực tế ngành công nghiệp nặng nước ta.
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Nhà máy theo trình độ đào tạo
ĐVT: người
STT Tên đơn vị Trình độ đào tạo
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
CNKT Chứng
chỉ
LĐPT
1 Ban Giám đốc 2
2 Phòng TCHC 3 4 13 6 4
3 P. Bảo vệ quân sự 3 1 2 8 4
4 P. Kế hoạch vật tư 7 3 10
5 Phòng Kế toán 6 1
6 Phòng Kỹ thuật 8 1 2
7 PX Thiêu a xít 5 14 45
8 PX Thiêu ô xit 3 1 7 39 2
9 PX Lò quay 2 3 13 20 1
10 PX Hòa tách 5 4 12 93

11 PX Điện phân 2 2 24 50
12 PX Năng lượng 9 2 4 27
CỘNG 55 18 93 300 8 3
Trong đó:
1. Khối quản lý 35 5 18 2
2. Khối trực tiếp 20 13 75 300 6 3
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Do tính chất của Nhà máy là chuyên môn về sản xuất nên trình độ lao động
nói chung là chưa cao. Lao động có chuyên môn đã qua đào tạo ở các trường Đại
5
học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ còn ít và tập trung chủ yếu ở khối quản lý. Lao động
trực tiếp chủ yếu là lao động đã qua đào tạo ở các trường Trung cấp dạy nghề,
công nhân kĩ thuật làm việc ở các phân xưởng sản xuất. Ngoài ra còn một số lượng
nhỏ lao động ở trình độ phổ thông.
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động của công nhân nhà máy tính theo bậc thợ lao động
ĐVT: người
ST
T
Ngành nghề Tống
số
Bậc thợ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7
I CN Luyện kim 298 26 74 184 12 2 0 0
1 PX Thiêu a xit 53 5 6 40 2
2 PX Thiêu ô xit 42 4 6 31 1
3 PX Lò quay 30 11 7 6 5 1
4 PX Hòa tách 93 1 24 64 4
5 PX Điện phân 66 5 30 30
6 PX Năng lượng 14 1 13
II CNSC cơ điện 53 5 9 27 5 4 3 0

1 PX Thiêu a xit 8 2 3 2 1
2 PX Thiêu ô xit 4 2 2
3 PX Lò quay 7 4 1 1 1
4 PX Hòa tách 13 1 10 1 1
5 PX Điện phân 9 1 2 4 1 1
6 PX Năng lượng 12 2 8 1 1
III Công nhân khác 66 4 8 27 16 8 3 0
1 Cung cấp Điện +
nước
13 2 4 5 1 1
2 VS CN+Nhà ăn 4 1 1 1 1
3 CN lái xe 9 3 2 4
4 CN hóa PT 5 5
5 Nhà ăn 18 10 3 3 2
6
6 Bảo vệ 17 1 3 3 7 3
Tổng cộng 417 35 91 238 33 14 6 0
Tỷ trọng (%) 100 8.39 21.82 57.07 7.91 3.37 1.44
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Lao động trực tiếp trong Nhà máy được phân loại theo bậc thợ lao động. Qua
bảng số liệu cho thấy hiện tại công nhân bậc 3 có tỷ lệ lớn trong phân xưởng sản
xuất của Nhà máy.
Việc phân loại lao động trực tiếp theo bậc thợ là cơ sở cho công việc sắp xếp
lao động vào vị trí thích hợp trở nên hợp lý và tính toán lương, thưởng của công
nhân sản xuất trực tiếp dễ dàng, nhanh chóng hơn.
4. Cơ cấu tổ chức Nhà máy
4.1. Sơ đồ tổ chức Nhà máy
7
Phó GĐ phụ trách Kĩ thuậtPhó GĐ phụ trách
Kinh tế

GIÁM ĐỐC
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Kẽm điện phân
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
8
Phân xưởng
Hóa phụ
trợ
Phân xưởng
Điện phân
và Đúc thỏi
Phân xưởng
Hòa tách và
Làm sạch
Phân xưởng
Thiêu và
Sản xuất
axit
Phòng
Kế hoạch
vật tư
Phòng
Tổ chức –
Hành
chính
Phòng
Kế toán
thống kê
Phòng
Kĩ thuật -
KCS

GIÁM ĐỐC
4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị
* Ban giám đốc Nhà máy: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người có quyền cao nhất đồng thời cũng là người chịu trách
nhiệm cao nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Giám đốc điều
hành trực tiếp công tác toàn diện các mặt, phòng ban quản lý, phân xưởng sản
xuất.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và phụ trách về lĩnh vực
công việc mà giám đốc đã phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm giải quyết các
công việc khi giám đốc đi công tác uỷ quyền thừa lệnh. Ở cấp Nhà máy Kẽm
Điện Phân là Nhà máy hạng 2, cơ cấu tổ chức có 2 phó giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kinh tế: Phụ trách công tác hành chính, đời sống,
bảo vệ, quản lý công tác trật tự trị an trong đơn vị, ngoài ra còn chỉ đạo công
đoàn Nhà máy. Uỷ nhiệm thừa lệnh thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng giải
quyết công việc giúp cho Giám đốc.
+ Phó giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật luyện kim: Phụ trách công tác
kỹ thuật luyện kim, công tác an toàn và bảo hộ lao động, điều hành trực tiếp
công tác kế hoạch sản xuất và công tác sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng.
Tác nghiệp giám sát kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng của Nhà
máy.
* Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Có chức năng tham mưu giúp giám
đốc, phó giám đốc Nhà máy trong quản lý điều hành công việc: Sắp xếp cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý các phòng và mức do
giám đốc Công ty quyết định theo đề nghị của Giám đốc Nhà máy sau khi được
chấp thuận của Chủ tịch Công ty. Nhà máy có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ
gồm
- Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ tổng hợp các mặt quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh toàn
Nhà máy, chủ trì các hội nghị do giám đốc triệu tập. Thực hiện công việc hành
chính, văn thư, lưu trữ, đánh máy, sao chụp tài liệu, thông tin liên lạc giao dịch

mối quan hệ tiếp khách. Điều hành phương tiện đưa đón cán bộ đi công tác.
9
9
Thực hiện công tác cân đối tuyển dụng lao động, đào tạo, điều động nhân
sự, quản lý tiền lương, ăn ca, bồi dưỡng độc hại về chế độ chính sách quyền lợi
của người lao động như: BHXH và BHYT, thanh toán chế độ ốm đau cho công
nhân và các chế độ công nhân đến tuổi về hưu.
Phòng tổ chức hành chính có 3 tổ nghiệp vụ:
+ Tổ y tế: Thực hiện hoạt động theo dõi khám sức khoẻ, điều trị bệnh tận
nơi tận chỗ cho công nhân khi ốm đau ngắn hạn, tổ chức kiểm tra sức khoẻ điều
dưỡng phục hồi chức năng lao động cho cán bộ công nhân viên theo định kỳ
hàng năm.
+ Tổ bảo vệ: Thực hiện công tác kiểm tra canh gác bảo vệ tài sản của tập
thể, cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc và ngoài giờ. Công tác trật tự an
ninh nơi cơ quan làm việc, công tác dân quân sự, công tác phong cháy chữa
cháy, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở khu vực sản xuất. Tổ chức kiểm tra
thường xuyên hộ khẩu Công nhân lưu trú ở tại Nhà máy. Tham gia chống các
biểu hiện tiêu cực về tệ nạn xã hội.
+ Tổ nhà ăn: Thực hiện công tác phục vụ ăn trưa cho cán bộ công nhân
viên Nhà máy, đmả bảo cho bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm. Ngoài ra, tổ nhà ăn cũng có nhiệm vụ phục vụ cơm khách khi
có khách.
- Phòng kỹ thuật KCS:
Thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào của sản xuất, sản phảm
sản xuất ở phân xưởng giao nhập kho Nhà máy. Tổng hợp báo cáo kết quả sản
phẩm sản xuất và sản phẩm giao nộp cho Công ty theo định kỳ hàng tháng, quý,
năm cũng như sản phẩm bán ngoài, cân đối xác định kiểm tra thành phẩm nhập
kho.
- Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trừ dài hạn có khả thi,

cung ứng vật tư, chủ trì lập kế hoạch hàng tháng giao nhiệm vụ sản xuất cho các
phân xưởng. Chủ trì điều hành tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với các phòng ban
chức năng xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật, giá thành sản
10
10
phẩm của đơn vị thực hiện. Quản lý định mức tiêu hao sử dụng vật tư của các
phương tiện vận tải, các phân xưởng sản xuất khai thác. Soạn thảo các hợp đồng
kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế của Nhà máy với các tổ chức cơ quan, cá
nhân bên ngoài có liên quan đến việc mua bán hàng hoá, thiết bị vật tư, viết
phiếu nhập - xuất vật tư hàng hoá…
- Phòng kế toán thống kê:
Có nhiệm vụ thực hiện công tác thu-chi tài chính, mở sổ sách chi tiết tài
khoản, thống kê, hạch toán kế toán, lập chứng từ, bảng kê theo hình thức Nhật
ký chứng từ. Phản ánh về tình hình sản xuất, nguồn vốn kinh doanh, về tất cả
các mặt hoạt động kinh tế của Nhà máy. Có trách nhiệm lưu giữ và quản lý
chứng từ theo quy định hiện hành trong toàn Nhà máy. Lập BCTC hàng tháng,
quý, năm, có cân đối về vốn lưu động cho Nhà máy .
* Các phân xưởng sản xuất: Có chức năng tổ chức quản lý và điều hàng
sản xuất trong phạm vi phân xưởng theo kế hoạch được Nhà máy giao. Nhà máy
Kẽm Điện Phân gồm 4 phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng thiêu: Nguyên liệu quặng Sunfua được khai thác từ lòng đất
nên bị ướt và chứa nhiều tạp chất. Vì vậy quặng Sunfua và bột kẽm 60% được
đưa qua thiêu để khử tạo chất và thiêu sấy nguyên liệu.
- Phân xưởng Hòa tách và Làm sạch: Nhận bột kẽm và quặng Sunfua từ
phân xưởn Thiêu chuyển sang cho qua các bể chứa dùng nước, điện và các chất
phụ da tiến hành hoà dung dịch tách các tạp chất, sau khi thu được dung dịch
sạch chuyển qua phân xưởng Điện phân.
- Phân xưởng Điện phân: Nhận dung dịch từ phân xưởng Hoà tách chuyển
sang tiến hành điện phân nhờ những tấm điện cực âm và điện cực dương, sau
khi điện phân thu được kẽm lá và tiến hành đúc thỏi thu được kém thỏi 99,99%.

- Phân xưởng năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp và điều tiết điện, nước
cho toàn Nhà máy và các công việc khác có liên quan.
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc Công ty TNHHNN MTV Kim Loại Màu Thái Nguyên thuộc tập đoàn
11
11
than và Khoáng sản Việt Nam. Sản phẩm chính của Nhà máy chủ yếu là kẽm
thỏi 99,99%. Ngoài ra còn sản phẩm là dung dịch axít H
2
SO
4
, bã chì, bã sắt …
5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy những năm gần
đây
Bảng 1.4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy
ĐVT: triệu đồng
T
T
Chỉ tiêu

số
Năm Chênh lệch
2010 2011 Mức %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1
348269.3
3
410648.4
5 62379.12 17.91
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10

348269.3
3
410648.4
5 62379.12 17.91
4 Giá vốn hàng bán 11
326525.7
1 409378.86 82853.15 25.37
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 21743.62 1269.59 -20474.03 -94.16
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 4.46 5.06 0.6 13.45
7 Chi phí tài chính 22
8 Chi phí bán hang 24
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 21748.08 1274.65 -20473.43 -94.14
11 Thu nhập khác 31 380.21 244.28 -135.93 -35.75
12 Chi phí khác 32 16.55 151.33 134.78 814.38
13 Lợi nhuận khác 40 363.66 92.94 -270.72 -74.44
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 22111.74 1367.59 -20744.15 -93.82
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 22111.74 1367.59 -20744.15 -93.82
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê )
Qua các số liệu do phòng Kế toán thống kê Nhà máy Kẽm điện phân Thái
Nguyên có thể thấy:
Doanh thu của Nhà máy năm 2011 tăng 0.6 triệu đồng so với năm 2010
tương đương với tỷ lệ 13.45%. Sự chênh lệch không lớn này cho thấy năm 2011
doanh thu của doanh nghiệp tăng không đáng kể
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2011 giảm đáng kể so với năm
2010 là -20744.15 triệu đồng. là do giá vốn hàng bán tăng do sự tăng lên của
12
12

nguyên vật liệu đầu vào và làm cho doanh nghiệp không thu được nhiều lợi
nhuận từ việc bán hàng để bù đắp chi phí đầu vào
Bảng 1.5. Bảng tính toán tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
ĐVT: triệu đồng
ST
T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
1 Lợi nhuận sau thuế
22111.74 1367.59
2 Doanh thu
348269.33 410648.45
3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%) 6.35 0.33
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê)
Trong khi tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 là
6.35% thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 chỉ là 0.33%. Sự sụt giảm
này là do sự biến động của nền kinh tế trong năm vừa qua, lạm phát là đẩy
nhanh giá của nguyên vật liệu đầu vào khiến cho chi phí sản xuất tăng mạnh
trong khi đó giá vốn hàng bán lại không thay đổi nhiều.
13
13
PHẦN II
PHÂN TÍCH NỘI DUNG MỘT SỐ MÔN HỌC THÔNG QUA
QUÁ TRÌNH TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI
NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN
1. Hệ thống kế hoạch và chiến lược hoạt động của Nhà máy
1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của Nhà máy
a, Hệ thống kế hoạch
Đối với mỗi doanh nghiệp việc lập kế hoạch là vô cùng quan trong, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình lập kế hoạch là đi
xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó
trong một khoảng thời gian xác định. Việc lập kế hoạch giúp cho doanh nghiệp

giảm bớt các hoạt động trùng lặp, sự dư thừa các bộ phận cá nhân, nâng cao hiệu
quả giảm chi phí, Góp phần thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhờ lập
kế hoach mà doanh nghiệp lường trước được một số rủi ro, kịp thời ứng phó với
những thay đổi của môi trường kinh doanh, thay đổi về tổ chức. Trong quá trình
quản trị doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch nhà quản trị sẽ dễ dàng kiểm tra tình
hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh
tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì đều phải xây dựng cho mình
những kế hoạch trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, vì kế hoạch gắn liền với
việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của
doanh nghiệp.
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ công ty
Kim Loại Màu Thái Nguyên và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cũng
đưa ra các kế hoạch sản xuất và phát triển Nhà máy trong dài hạn và ngắn hạn
dựa trên kế hoạch phát triển của công ty mẹ
* Kế hoạch dài hạn
Trong dài hạn, tính đến hết năm 2015 nhà máy đặt ra kế hoạch hoàn thành
những hạng mục công trình sau:
- Cải tiến công nghệ từ thủy luyện toàn phần sang bán thủy luyện.
14
14
- Đầu tư thêm thiết bị nâng công suất lên 15.000 tấn/năm với nguyên liệu
đầu vào là tinh quặng sun fua 50% Zn và bột kẽm ô xít 60% Zn.
- Đầu tư thêm hệ thống lò quay xử lý bã, hệ thống khử SO
2
trong khí thải
bằng dung dịch NH3 sản xuất phân đạm.
- Đầu tư triển khai hệ thống xử lý chất thải rắn và xử lý triệt để nguồn nước
thải, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi đổ ra môi trường.
- Đảm bảo nâng cao đời sống người lao động.

* Kế hoạch ngắn hạn
Trong quý II năm 2012 nhà máy có các kế hoạch cụ thể sau:
- Chỉ tiêu sản xuất Kẽm thỏi ³ 99,95%Zn: 2.500 tấn/ quý.
- Chỉ tiêu sản xuất Axít sunfuric: 2.450 tấn / quý.
- Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
b, Quá trình xây dựng kế hoạch của nhà máy
* Cơ sở xây dựng kế hoạch của Nhà máy
Nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn dựa
vào những căn cứ sau:
- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất do Tổng công ty đưa ra
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Căn cứ vào nguồn lực hiện có của công ty
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của những năm trước
- Xuất phát từ nhu cầu thị trường trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với
khách hàng từ trước.
- Năng lực hiện có của công ty : tài chính, thiết bị, công nghệ, nhân lực.
- Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Nhà máy.
* Các bước lập kế hoạch của Nhà máy
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên là một thành viên của Công ty
TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên, thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản
Việt Nam. Do đó, các bước lập kế hoạch của công ty cũng là các bước lập kế
hoạch của nhà máy.
Hình 2.1. Sơ đồ các bước lập kế hoạch của nhà máy
15
15
Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Thiết lập các mục tiêu
Phân tích tiền đề
Xây dựng các phương án
Đánh giá các phương án

Lựa chọn phương án và ra quyết định
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Qua quá
trình nghiên cứu, nhà máy nhận được những thông tin về nhu cầu thị trường, về
khách hàng, về đối thủ cạnh tranh,….Từ đó, đưa ra những dự báo về nhu cầu
của khách hàng trong hiện tại và trong tương lai, dự báo những biến động về giá
cả nguyên - nhiên vật liệu môi trường kinh doanh để có những phương án đối
phó, phòng trừ rủi ro.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Tại bước này, công ty phải xác định rõ được khách hàng và đối thủ cạnh
tranh của mình, từ đó xác định mục tiêu mà nhà máy phải đạt được để đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Để thực hiện đựợc mục tiêu,
công ty luôn đặt ra một loạt các mục tiêu nhỏ khác nhau như:
a. Áp dụng đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm TCVN ISO9001 –
2000, quy trình 5S( sẵn sàng, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sàng lọc)
b. Giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí bán hàng
c. Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường.
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Để đạt được những mục tiêu đề ra, nhà máy đã sử dụng một số biện pháp
như:
16
16
- Cử nhân viên đi học tập quy trình kiểm tra hệ thống chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO9001 – 2000.
- Quan tâm đến đời sống công nhân viên bằng viêc tăng lương làm thêm
giờ, tăng tiền thưởng cho các đội sản xuất hoàn thành công việc vượt kế hoạch
đề ra.
- Nhập kho nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, số lượng.
Bước 4: Xây dựng các phương án
- Nhà máy sẽ xây dựng các phương án liên quan đến mua vật tư, lưu kho,

vận chuyển…đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, lập kế hoạch sản xuất theo
ngày, tuần, tháng, các phương án phụ trợ khi gặp sự cố do mất điện, do thời tiết,
mất nước…gây ra, kế hoạch giao hàng cho các đơn vị sản xuất thành viên đúng
thời gian ghi trong hợp hợp đồng đã ký.
Bước 5: Đánh giá các phương án
Các phương án mà nhà máy xây dựng đều nhằm mục đích giữ uy tín với
bạn hàng và mở rộng thị trường sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất
lượng.
Với các tiêu chuẩn để đánh giá các phương án như:
- Tiết kiệm chi phí
- Bảo vệ môi trường
- Tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên
- Lợi nhuận thu được
- Mối quan hệ với công ty và các vị thành viên
Bước 6: Lựa chọn các phương án và ra quyết định
Sau quá trình đánh giá các phương án, một và phương án sẽ đựơc lựa
chọn và nhà máy sẽ trình công ty khi công ty phê duyệt nhà máy sẽ ra quyết
định phân bổ con người và các nguồn lực khác của nhà máy cho việc thực hiện
kế hoạch.
1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp
a, Sứ mệnh của Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên.
Trở thành đơn vị mạnh về tiềm lực kinh tế, uy tín trong năng lực chuyên
môn, khẳng định được chất lượng chuyên nghiệp được chuẩn hóa và tính đa
dạng của các sản phẩm, dịch vụ do nhà máy cung cấp. Hiệu quả đầu tư, sự hài
lòng của khách hàng là phương châm hoạt động đem lại sự phát triển bền vững
của nhà máy.
17
17
b, Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với Nhà máy Kẽm điện phân
Thái Nguyên

Bảng 2.1. Ma trận vể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Nhà máy
Điểm mạnh Cơ hội
- Đội ngũ công nhân có trình độ cao
- Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm
- Cán bộ quản lý có trình độ và kinh
nghiệm cao
- Có trang thiết bị đồng bộ, chuyên dụng
- Cơ sở vật chất tốt

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Khoa học công nghệ phát triển
- Sự mở rộng sản xuất của trên quy mô
toàn nhà máy
- Marketing kém
- Không có đội ngũ Marketing chuyên
nghiệp
- Một nhân viên kiêm rất nhiều việc

- Giá nguyên vật liệu tăng
- Chịu ảnh hưởng mạnh của giá NVL
đầu vào.

Điểm yếu Thách thức
c, Mục tiêu của Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên
Mục tiêu mà nhà máy hướng đến là đảm bảo thu nhập cho công nhân, với
chất lượng dịch vụ cao và phấn đấu vượt mức chỉ tiêu sản lượng mà Công ty
giao cho.
d, Chiến lược mà nhà máy sử dụng là Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Trong thị trường đầy những biến động bất ngờ thì đa dạng hóa sản phẩm
sẽ tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm

sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 1 cách tốt nhất. Sản phẩm chính của
nhà máy là kẽm thỏi, axit sunfuarit. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất các sản
phẩm phụ khác như: bùn bã dạng axit, bã sắt, bã chì, bã đồng, bột ôxit,…
2. Một số vấn đề về Quản trị nhân lực
18
18
2.1. Tuyển dụng nhân viên
2.1.1 Quy định về tuyển dụng lao động
a, Nguyên tắc tuyển dụng
Công tác tuyển dụng phải chấp hành đúng các quy định hiện hành của nhà
nước về tuyển dụng lao động và theo quy trình tuyển lao động số 1129
QT.04/KLM
3
ngày 10/10/2002 của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái
Nguyên.
Việc tuyển dụng lao động phải dựa trên nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu của
công việc sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng, phòng ban của nhà máy và
chỉ được tiến hành tuyển dụng sau khi đã điều động trong nội bộ nhà máy mà
vẫn còn thiếu lao động. Đảm bảo nguyên tắc thiếu lao động ở ngành nào thì
tuyển dụng lao động ở ngành nghề đó.
Lao động tuyển dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định sau:
- Người lao động tự nguyện đăng ký kết hợp đồng lao động( HĐLĐ ), có lai
lịch rõ ràng, không có trong thời gian thi hành án.
- Đủ tuổi đời theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ tốt, không có bệnh
mãn tính, truyền nhiễm, không sử dụng các chất ma tuý.
- Có trình độ nghề nghiệp ( đã tốt nghiệp nghề đào tạo tại các trường ) phù
hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị. Các trường hợp lao động chưa được đào
tạo nghề thì chỉ ký kết HĐLĐ mùa vụ ( nếu có nhu cầu sử dụng ).
b, Trình tự tuyển dụng
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng

1- Hàng năm các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh
của đơn vị được giám đốc nhà máy giao và căn cứ vào định mức lao động để
biên lập kế hoạch lao động hằng năm của đơn vị. Trường hợp có kế hoạch mới
được nhà máy phê duyệt thì căn cứ vào phương án bố trí lao động của dự án để
lập kế hoạch lao động.
2-Căn cứ vào kế hoạch lao động, cân đối lao động hiện có của đơn vị với
lao động theo kế hoạch để xác định số lao động thừa hoặc thiếu cho từng bộ
phận. Trường hợp thiếu lao động để thực hiện nhiệm vụ được giao, đơn vị làm
tờ trình giám đốc nhà máy xin tuyển dụng lao động dưới các hình thức sau:
- HĐLĐ không xác định thời hạn không xác định thời hạn (không xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng).
19
19
- HĐLĐ có xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm ( xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng từ 12 đến 36 tháng).
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng.
Tờ trình xin tuyển dụng lao động phải ghi rõ số người cụ thể và yêu cầu
trình độ của từng bộ phận mà đơn vị đang cần.
3- Trường hợp được giám đốc cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh phân
xưởng phải căn cứ vào luận chứng kinh tế, kỹ thuật, được duyệt để lập phương
án tổ chức sản xuất, biên chế lao động trình giám đốc nhà máy đồng ý mới được
tuyển bổ sung lao động.
4- Căn cứ vào kế hoạch lao động hằng năm của các đơn vị, phòng ban công
ty đề nghị, phòng tổ chức hành chính nhà máy tổng hợp và xây dựng kế hoạch
lao động của toàn nhà máy trình giám đốc phê duyệt.
Căn cứ vào kế hoạch lao động đã được giám đốc nhà máy phê duyệt, phòng
tổ chức tiến hành:
a- Điều động lao động trong nội bộ nhà máy
b- Sau khi điều động trong nhà máy mà vẫn thiếu lao động thì mới tuyển bổ

sung lao động phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Bước 2: Thông báo và nhận hồ sơ tuyển dụng
Sau khi được giám đốc nhà máy phê duyệt phương án tuyển bổ sung lao
động hàng năm, phòng tổ chức hành chính nhà máy ra thông báo tuyển dụng
gồm: ( số lượng tuyển dụng; ngành nghề tuyển dụng; tiêu chuẩn tuyển dụng;
thời gian tuyển dụng) và thông báo với hình thức: thông báo trong nội bộ các
đơn vị, phòng ban nhà máy.
Sau khi thông báo xong nhà máy mới nhận hồ sơ tuyển dụng tại phòng tổ
chức hành chính nhà máy, thời gian nhận hồ sơ được quy định tại từng thông
báo cụ thể.
Bước 3: Xét tuyển
1- Thành lập Hội đồng tuyển dụng lao động ( HĐTD ): Thành phần của Hội
đồng tuyển dụng lao động gồm:
+) Đ/c trong Ban Giám đốc Công ty (XN) làm Chủ tịch HĐTD.
+) Đ/c Chủ tịch Công đoàn cung cấp làm Phó Chủ tịch HĐTD.
+) Đ/c trưởng phòng TCLĐ làm uỷ viên thư ký hội đồng.
+) Đ/c trưởng phòng (hoặc ban) Bảo vệ làm uỷ viên.
20
20
+) Đ/c Bí thư Đoàn Thái Nguyên làm uỷ viên.
+) Đ/c Chuyên viên nhân sự làm uỷ viên.
HĐTD làm việc theo hình thức kiêm nhiệm và thực hiện công việc tuyển
dụng theo các quy định tại quy trình tuyển dụng lao động số 1129 QT.04/KLM
3
ngày 10/10/2002 của Công ty.
2- Hội đồng xét tuyển lao động căn cứ hồ sơ nhận được khi kết thúc thời
gian nhận hồ sơ theo thông báo, căn cứ vào nhu cầu ngành nghề và số lượng lao
động cần tuyển dụng để xét tuyển theo nguyên tắc sau:
2.1- Thứ tự ưu tiên các đối tượng được HĐLĐ.
- Là vợ, chồng, con CB – CNV đang làm việc tại đơn vị hoặc đã nghỉ hưu

trí, chờ hưu, thôi việc. Trong quá trình làm việc những CB – CNV này phải là
lao động tích cực, không vi phạm các khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ
luật.
- Con những CB – CNV ngoài Công ty, ngoài đơn vị mà có quan hệ hỗ
trợ có hiệu quả trong quá trình SX – KD của Công ty hoặc đơn vị.
- Em ruột CB – CNV đang làm việc ở Công ty, đơn vị.
Trong quá trình giải quyết thứ tự ưu tiên trên không nhất thiết phải giải
quyết lần lượt theo thứ tự mà phải căn cứ vào trình độ nghề nghiệp, sức khoẻ
từng đối tượng để giải quyết nhằm vừa đảm bảo chính sách ưu tiên, vừa đảm
bảo tuyển được người có trình độ và sức khoẻ tốt.
2.2- Tuyển chọn đúng ngành nghề đơn vị yêu cầu nếu không đủ thì dừng
lại để tuyển tiếp đợt sau.
2.3- Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại như luyện kim thì ưu tiên tuyển
nam giới.
Bước 4: Thử việc
Người lao động sau khi được Hội đồng xét tuyển nhà máy xét tuyển sẽ
được thử việc tại các phân xưởng có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Các phân xưởng tiếp nhận lao động, ký hợp đồng thử việc và bố trí cho
người lao động thử việc tại phân xưởng mình. Trong thời gian thử việc người
lao động phải chấp hành nội quy lao động của nhà máy. Trong đó:
+) Lao động mới được tuyển dụng có trình độ đại học có thời gian thử việc
là 60 ngày
21
21
+) Đối với trình độ trung cấp ( nếu làm đúng nghề ) là 30 ngày và được xếp
bậc 1. Trình độ trung cấp nếu làm việc trực tiếp ( nếu cùng nghành nghề đào
tạo) sẽ xếp bậc 2, sau một năm đơn vị sẽ kiểm tra nếu đủ trình độ sẽ xếp bậc 3.
+) Đối với CNKT có thời gian thử việc 30 ngày và được xếp thấp hơn một
bậc so với bậc được đào tạo.
Hết thời gian thử việc phân xưởng tổ chức nhận xét đánh giá từng người lao

động về ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực công tác, trong bản nhận xét phải nêu
rõ có khả năng hoàn thành công việc được giao hay không để làm cơ sở cho nhà
máy tuyển dụng chính thức.
Trong quá trình thử việc, người lao động không có khả năng hoặc không
có nguyện vọng làm việc lâu dài tại nhà máy thì báo cáo với phân xưởng để thôi
không tham gia thử việc, phân xưởng có trách nhiệm báo cáo về phòng Tổ chức
hành chính nhà máy.
Bước 5: Tuyển dụng chính thức
Căn cứ vào ý kiến nhận xét đạt yêu cầu của từng người thử việc tại các
phân xưởng, nhà máy tổ chức cho số lao động nêu trên đi khám sức khỏe toàn
diện, nếu đạt yêu cầu về sức khỏe nhà máy sẽ ra quyết định tuyển dụng chính
thức, ký hợp đồng lao động có thời hạn xác định là 36 tháng, gửi về các phân
xưởng trong nhà máy. Nhà máy căn cứ vào ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực
công tác của người lao động và nhu cầu lao động của nhà máy để ký hay không
ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động.
Riêng đối tượng lao động hợp đồng để làm công việc trong bộ máy giao
tiếp như: Kỹ thuật, nghiệp vụ ( xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên
môn, nghiệp vụ ở Công ty Nhà nước) thì nhà máy phải báo cáo Công ty phê
chuẩn từng trường hợp cụ thể thì mới được tuyển dụng và đăng ký HĐLĐ để
sắp xếp công việc.
2.1.2. Kết quả tuyển dụng 2 năm gần nhất
Bảng 2.2. Kết quả tuyển dụng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Số lượng (người) Số lượng (người)
1. Số lượng lao động 3 21
- Lao động gián tiếp 0 0
- Lao động trực tiếp 3 21
2. Trình độ lao động 3 21
22

22
- Đại học, cao đẳng 0 0
- Trung cấp 0 5
- Công nhân kĩ thuật 3 16
- Chứng chỉ 0 0
- Lao động phổ thông 0 0
( Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính )
2.2. Đào tạo nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp,
chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sức lao
động nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển doanh
nghiệp hoặc nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là: Giúp cho
người lao động có được các kĩ năng và kiến thức, thể lực cần thiết cho
công việc, nhờ vậy mà phát huy được nâng lực của họ, góp phần tăng nâng
suất lao động.
Mục tiêu của đào tạo:
- Trang bị kỹ năng và tri thức cần thiết cho người lao động
- Nâng cao năng lực làm việc cho người lao động.
- Ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
2.2.1. Quy trình đào tạo
Nhà máy xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và đào tạo bên
ngoài theo kế hoạch. Để từ đó duy trì và bảo vệ nguồn nhân lực thông qua chế
độ, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến cho cán bộ công nhân viên trong Nhà
máy.
Xác định khối lượng đào tạo phù hợp với từng thời kỳ để chuẩn bị cho một
số dự án mở rộng đầu tư chiều sâu, chuẩn bị công tác đào tạo nguồn nhân lực
cho giai
đoạn 2010- 2015. Coi trọng hình thức đào tạo bổ sung tại nhà máy, nâng cao
trình độ cho lao động trong dây truyền có thể thay thế dần lao động lớn tuổi.

1- Quy định chung về công tác đào tạo.
- Công ty quản lý công tác đào tạo với Công nhân-viên chức (CNVC) theo
nguyên tắc tập chung, thống nhất từ Nhà máy đến người đi học bằng các kế
hoạch đào tạo và nguồn kinh phí. Mọi trường hợp gửi đi đào tạo mà không có kế
hoạch của nhà máy hoặc không được nhà máy phê duyệt thì cá nhân tự túc mọi
kinh phí trong quá trình học tập.
23
23
- Các đối tượng được chọn đi học phải có đủ điều kiện về trình độ sức
khoẻ, thời gian làm việc và đạt các tiêu chuẩn quy định.
- Đảm bảo nguyên tắc: làm nghề nào phải đào tạo để nâng cao trình độ của
nghề đó. Trường hợp đặc biệt ( đào tạo dài hạn theo nhu cầu kế cận) mới cho
phép đào tạo trái nghề xong phải xem kĩ về khả năng, sở trường, hướng phát
triển.
Hàng năm (cùng với thời điểm lập kế hoạch SXKD) từng phân xưởng đều
phải lập kế hoạch đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo bao gồm: kế hoạch
đào tạo mới, đào tạo lại (nếu có) với kế hoạch kèm cặp nâng bậc CNKT.
Đồng thời lập dự toán kinh phí cho từng lại hình đào tạo.
2- Các loại hình đào tạo.
- Đào tạo cán bộ kế cận là việc cử cán bộ, công nhân đi học để sau này sử
dụng vào những cương vị đã được quy hoạch gồm đào tạo mới, đào tạo bổ sung,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đào tạo lại là việc tổ chức đào tạo cho CNVC có thêm một nghề khác phù
hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị.
- Tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn là việc cử cán bộ đi học các
lớp bồi dưỡng ngắn ngày theo yêu cầu của cấp trên hoặc yêu cầu của công việc
chuyên môn.
- Kèm cặp nâng bậc CNKT là việc xét chọn những CNKT đã đạt đủ các
điều kiện và tiêu chuẩn để tiến hành kèm cặp nâng cao trình độ nghề nghiệp
đồng thời nâng bậc lương cho họ.

3- Tiêu chuẩn, đối tượng đối với CNVC được cử đi học:
- Đối với việc đào tạo cán bộ kế cận theo quy hoạch, thực hiện theo yêu cầu
của Nhà máy hoặc Tổng công ty.
- Đối với các trường hợp đào tạo bổ sung theo nhu cầu, là CNVC có thời
gian làm việc tại Công ty liên tục từ 5 năm trở lên ( tính từ khi hợp đồng lao
động có thời hạn). Đơn vị có nhu cầu, bản thân có nguyện vọng đi học để nâng
cao trình độ nhằm phục vụ lâu dài tại đơn vị.
Tiêu chuẩn cụ thể:
24
24
a) Người được cử đi học dài hạn, tập trung tại các trường có thời hạn từ 3
năm trở lên:
+ Có trình độ chuyên môn khá, có hướng phát triển tốt.
+ Tuổi đời không quá 40 với nam và 35 đối với nữ.
+ Sức khoẻ tốt, đảm bảo sức khoẻ làm việc lâu dài.
+ Có phẩm chất tư cách đạo đức tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
+ Được Giám đốc xí nghiệp và Công ty cho phép.
b) Đi học tại chức:
+ Đối tượng: Là lao động đã kí hợp đồng không xác định thời hạn
+ Tiêu chuẩn: Như tiêu chuẩn ở mục a trên đây nhưng tuổi đời không quá
35.
c) Các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề sẽ thực hiện theo những
thông báo thông tri triệu tập từng đợt của Nhà máy.
4- Đối với công nhân kĩ thuật (CNKT)
Công tác kèm cặp nâng bậc công nhân kĩ thuật phải được thực hiện đều
đặn tiến hành hàng năm. Sau khi đào tạo, kèm cặp phải nâng cao được trình độ
nghề nghiệp cho CNKT. Trường hợp đặc biệt đơn vị không tổ chức kèm cặp
nâng bậc cho CNKT đựơc thì phải có văn bản báo cáo Công ty. Khi CNKT năm
nào không được kèm cặp nâng bậc thì các chức danh khác cũng không được xét

nâng bậc năm đó.
Mỗi đơn vị đều phải lập Hội đồng KCNB ở đơn vị mình trong đó một đồng
chí trong Ban Giám đốc làm Chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng, đ/c
cán bộ làm công tác đào tạo là uỷ viên thư kí, các uỷ viên hội đồng gồm đại diện
đoàn TN, đại diện các phòng TCLĐ, kỹ thuật có liên quan. Đồng thời thành lập
các tiểu ban theo ngành nghề, nhiệm vụ của hội đồng và các tiểu ban:
- Tổ chức xét chọn CNKT đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào diện kèm cặp nâng
bậc
- Tổ chức huấn luyện và lí thuyết nghề cho diện được kèm cặp NB.
25
25

×