Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quá trình tổ chức thi công dầm I dài 23,8 m pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.04 KB, 4 trang )



Thanhnhutdang.jimdo.com Page 1

Quá trình tổ chức thi công dầm I dài 23,8 m

1/ Biện pháp bảo đảm chất lượng:
- Trong quá trình sản xuất dầm để đạt chất lượng và an toàn trong qua trình sản xuất là
yêu cầu hàng đầu do đó quá trình tổ chức sản xuất phải được thực hiện nhu sau:
+ Kiểm tra vật liệu.
+ Kiểm tra ván khuôn.
+ Lắp đặt cốt thép vả căng cáp DƯL
+ Lắp đặt ván khuôn.
+ Căng cáp DƯL
+ Đổ Bê tông.
+ Bảo dưỡng dầm từ khi đổ bê tông đến khi đạt cường độ theo thiết kế.
+ Cắt cáp DU7L.
+ Cẩu dầm ra khỏi bệ.
+ Hoàn thiện dầm.
- Phải có cán bộ chuyên trách phụ trách máy móc thiết bị, kiểm tra, bảo dưỡng, định kỳ
máy căng cáp, trạm trộn bê tông, cẩu long môn…
- Phải có cán bộ chuyên trách về chất lượng vật liệu, bê tông cốt thép , nén mẫu bê tông,
cáp DU7L…
- Phải có cán bộ chuyên trách ATLĐ trong quá trình sản xuất.
2/ Gia công và lắp đặt cốt thép:


Thanhnhutdang.jimdo.com Page 2

a) Lắp đặt cốt thép:
- Cốt thép được gia công và lắp đặt theo bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn hiên hành,


công tác uốn thép phải được gia công nguội bằng máy uốn cơ khí.
- Việc lắp đặt cốt thép được thực hiện bảo đảm đủ về số lượng , kích thước chồng nối
cũng như bê tông bảo vệ như trong bản vẽ thi công.
- Các con kê (được sản xuất bằng vữa C42) được buộc vào cốt thép, mật độ con kê phải
đảm bảo cốt thép luôn cách đều mặt ván khuôn.
- Kiểm tra lại toàn bộ cốt thép chú ý lớp bê tông bản vệ, vị trí các thanh, độ thẳng của các
thanh dọc.
b) Lắp đặt cáp DU7L:
- Các sợi cáp = 12.7 mm được cắt đủ chiều dài( tính cả chiều dài căng kéo) và được giữ
sạch sẽ ( không có cát và bụi bẩn)
- Cáp được lắp đặt vào vị trí theo đúng thiết kế.
- Các tao cáp được lắp đặt từ một đầu bệ đúc qua các lỗ của bệ căng, ván khuôn bịt đầu
dầm. Cáp rải dọc trong ván khuôn đầu dầm xuyên qua đầu còn lại. Phải đảm bảo các
tao cáp thẳng đứng vị trí từ đầu này sang đầu kia các tao cáp không bị xoắn hoặc đan
chéo nhau.
- Đối với sợi cáp chuyển hướng phải lắp đặt neo chuyển hướng cáp theo đúng vị trí.
- Để khử độ chùng của các tao cáp, dùng kích kéo sợi dây với lực kéo bằng 0,1 0,2P( P
là lực kéo thiết kế của sợi cáp).
c) Lắp đặt ván khuôn:
- Sau khi lắp đặt xong cốt thép và cáp DƯ L thì lắp đặt ván khuôn vào vị trí.
- Các điểm tiếp giáp giữa tấm ván khuôn phải kín khít.
- Kiểm tra toàn bộ ván khuôn sau khi lắp đặt.
- Bệ mặt ván khuôn phải phẳng, nhẵn và được vệ sinh sạch sẽ và quét một lớp dầu chống
dính.
d) Lắp đặt kết cấu khác:
- Cân chỉnh tấm ván khuôn bịt đầu dầm, đo chính xác khoảng cách giữa 2 tấm ván khuôn
chặn đầu vì đây chính là chiều dài dầm sau này, cố định 2 tấm ván khuôn này.
- Lắp đặt các tấm thép bản 2 đầu dầm và các lỗ chờ thi công dầm ngang theo đúng thiết
kế.
3) Thi công căng cáp DƯ L :

- Nhà thầu sẽ sử dụng 1 trong 2 loại máy căng cáp Paul ( Đức) hoặc OVM ( Trung
Quốc).
- Nêm neo : Dự kiến 2 loại của Paul (Đức) hoặc OVM ( TQ) theo tiêu chuẩn ASTM
370.


Thanhnhutdang.jimdo.com Page 3

- Cáp DƯ L được căng đối xứng và theo trình tự đã được TVGS phê duyệt.
4) Công tác đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông:
a) Đổ bê tông:
- Bê tông dầm có Mác 42 Mpa
- Mẫu thí nghiệm có kích thước hình trụ 150 x 300mm.
- Độ sụt bê tông 18 ± 2 cm.
- Biện pháp đổ bê tông dầm I24.54:
+ Trước khi đổ bê tông : cốt thép thường, cáp DƯ L, toàn bộ ván khuôn được kiểm
tra lần cuối. Tấc cả lỗ hỗng hoặc khe hở của ván khuôn đều được bịt kín bằng băng
keo hoặc silicone để giảm thiểu mất vữa bê tông.
+ Chú ý kiểm tra lắp đủ các con kê bê tông để giữ khoảng cách giữa các lồng cốt
với ván khuôn ngoài, ván khuôn trong đạt chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo đúng
thiết kế.
+ Bê tông được đổ theo phương pháp cuốn chiếu, rải bê tông thành từng lớp.
+ Bê tông được đầm bẳng đầm rung gắn bên ngoài thành ván khuôn, khi rãi bê tông
đến đâu thì đầm rung đến đó. Các đầm rung sẽ hoạt động 1-2 phút và sẽ đuộc dừng
lại khi vữa xi măng đã nổi lên trên bề mặt bê tông, kết hợp đầm rung và đầm dùi
trong quá trình đổ bê tông.
+ Phải đầm chặt Bê tông ở từng vị trí, biểu hiện của sự lèn chặt là bê tông ngừng
lún, không sủi bọt khí và bề mặt bằng phẳng và nổi vữa.
+ Việc đổ bê tông phải tiến hành liên tục.Nếu phải gián đoạn thì thời gian gián
đoạn phải ngắn hơn thời gian ninh kết của bê tông hoặc ít hơn thời gian được phép

đầm rung lại đối với lớp bê tông đổ trước đó.Thời gian này phải thông qua thí
nghiệm để xác định thông thường thời gian gián đoạn không quá 60’. Nếu vượt quá
thời gian cho phép thì phải có biện pháp bảo đảm chất lượng hoặc xử lý theo kiểu
vết thi công
+ Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm tra tình trạng vững chắc của ván khuôn, giá
đỡ, các phụ kiện chôn sẵn…. nếu phát hiện lõng lẻo, xê dịch phải xử lý kịp thời.
+ Thi thi công bê tông phải có các bản vẽ nghiệm thu quá trình thi công đổ bê tông.
b) Công tác bảo dưỡng:
- Công tác bảo dưỡng bê tông thực hiện từ khi đổ bê tông đến khi bê tông đạt cường
độ theo thiết kế.
- Khi bề mặt bê tông se lại phải nhanh chóng che ngay bằng bao tải gai tẩm nước
hoặc vải bạc.
- Thường xuyên tưới nước bảo dưỡng, nước dùng để bảo dưỡng phải cùng loại với
nước đổ bê tông.


Thanhnhutdang.jimdo.com Page 4

- Thời điểm dầm còn nằm trong bê đúc( chưa cắt cáp DƯ L ) liên tục đảm bảo nhiệt
độ thích hợp cho bê tông, tránh để mặt bê tông thiếu nước.Với điều kiện khí hậu
công trường nắng và khô vì vậy quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành thường
xuyên.
- Thời gian tưới ẩm bảo dưỡng theo độ ẩm, nhiệt độ không khí, loại xi măng và
laoi5 phụ gia sử dụng mà có thể quyết định rút ngắn thời gian bảo dưỡng tối đa là 7
ngày.
5) Kiểm tra chất lượng bê tông:
- Lấy mẫu bê tông để kiểm tra cường độ bê tông, kích thước mẫu hình trụ d=15 cm, L=
30cm , số lượng tổ mẫu đúc được lấy như sau:
+ 1 Tổ: Sau 48h đến 72h để cắt cáp. Trường hợp cần tăng tiến độ thi công nhà thầu sẽ
đệ trình mẫu bê tông < 48h để cắt cáp( Cường độ bê tông phải đạt theo yêu cầu thiết

kế)
+ 1 Tổ: 07 ngày.
+ 1 Tổ: 28 ngày.
+ 1 Tổ: dự phòng.
- Chất lượng vật liệu sử dụng cho bê tông đều phải qua kiểm tra, phương pháp thí
nghiệm phù hợp với yêu cầu hiện hành.
6) Công tác tháo cốt pha, cắt cáp và xác định độ vồng:
- Chỉ tiến hành cắt cáp khi bê tông dầm đạt cường độ theo thiết kế.
- Trước khi cắt cáp phải tháo chốt neo chuyển hướng cáp.
- Tiến hành đánh dấu sơn và đo cao độ ( máy thủy bình) tại các vị trí.
+ Vị trí đầu dầm.
+ Vị trí giữa dầm.
- Kiểm tra độ tụt vào của mỗi tao cáp tại mỗi đầu dầm.
- Tháo lõng ván khuôn bịt đầu dầm trước khi cắt cáp.
- Trình tự cắt cáp theo sơ đồ được TVGS chấp thuận. Các tao cáp được cắt từng tao
riêng rẽ.
- Theo dõi độ vồng: dùng máy thủy bình kiểm tra vị trí tại các điểm này so với vị trí
trước khi cắt cáp.
- Cẩu dầm ra khỏi ván khuôn và hoàn thiện.
- Dầm đặt trong bể chứa phải tiếp tục bảo dưỡng bê tông tối thiểu 7 ngày.
- Dùng máy cắt thép( máy cắt dùng đá cắt) để cắt đầu tao cáp cho bằng mặt bê tông đầu
dầm.
- Vùng phía ngoài tao cáp được sơn phủ 1 lớp bảo vệ theo đúng thiết kế.
- Công tác hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tật của dầm nếu có.
- Các dầm được đánh số thứ tự và ngày đúc lên thành dầm.

×