Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 54: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.18 KB, 7 trang )

Bài 54: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
ĐÔNG NAM BỘ


1. Bài 1. Viết báo cáo ngắn
1. Tiềm năng dầu khí
Thềm lục địa Đông Nam Bộ là khu vực có tiềm năng dầu khi lớn. Trữ
lượng dầu khí tập trung chủ yếu trong 3 bể trầm tích chính:
- Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng khá lớn với các mỏ đang khai thác :
Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông.
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng vào loại lớn, có ưu thế về khí
đốt.
- Bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai có trữ lượng không lớn. Tổng trữ lượng dự
báo khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí đốt.

2. Sự phát triển của công nghiệp dầu khí
- Về quy mô
+ Công nghiệp dầu khí chỉ mới hình thành từ 1986 với sản lượng 40 nghìn
tấn dầu thô.
+ Những năm sau đó sản lượng nhanh, liên tục : năm 1995, sản lượng đạt
7,7 triệu tấn ; năm 2005, sản lượng dầu đạt tới 18,5 triệu tấn, tăng gần 2,5
lần của 10 năm trước đó.
- Về tổ chức khai thác
+ Ngoài tập đoàn dầu khí Việt Nam (PETRO VIET NAM), cơ quan chủ quản
khai thác, nước ta còn liên doanh hợp tác thăm dò và khai thác với các
công ty dầu khí nước ngoài ( Hoa Kì, Anh, Pháp, Nhật, Ma la-xia, An-giê-ri
), tiêu biểu là Công ty dầu khí VIETSOPE TRO.
+ Bên cạnh dầu thô, khí đồng hành cũng được đưa vào bờ theo đường
ống ngầm để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí (cụm nhiệt
điện Phú Mĩ, ).


+ Thời gian gần đây, nhiều cuộc thăm dò đã phát hiện thêm nhiều mỏ dầu,
khí mới có giá trị công nghiệp. Tương lai ngành công nghiệp này còn có
triển vọng lớn hơn nữa.

3. Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở
Đông Nam Bộ
Với nguồn dầu khí được khai thác ngày càng nhiều, Đông Nam Bộ có điều
kiện mở rộng quy mô và cơ cấu nhiều ngành công nghiệp như:
- Công nghiệp năng lượng : phát triển trên cơ sở nguồn khi đốt đồng hành
(cụm nhiệt điện Phú Mĩ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Công nghiệp hoá lỏng khí (nhà máy Dinh Cố),
- Công nghiệp phân đạm (nhà máy phân đạm Phú Mĩ).
- Công nghiệp hoá dầu (tơ sợi nhân tạo, chất dẻo ).

2. Bài 2 : Xử lí số liệu và tính toán
a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, năm 1995 và năm 2005
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, năm 1995 và năm 2005 (%)



b. Tính tỉ trọng của vùng Đông Nam Bộ trong công nghiệp cả nước và
trong từng khu vực kinh tế, năm 1995 và năm 2005
tỉ trọng của vùng Đông Nam Bộ trong công nghiệp cả nước
và trong từng khu vực kinh tế, năm 1995 và năm 2005 (%)



c. Nhận xét

- Vị trí của Đông Nam Bộ : từ lâu, Đông Nam Bộ đã là vùng công nghiệp
trọng điểm của cả nước. Về quy mô giá trị: năm 1995, Đông Nam Bộ đóng
góp đến 48,5% giá trị sản lượng cả nước. Năm 2005, Đông Nam Bộ vẫn
tiếp tục dẫn đầu với 47,9% giá trị công nghiệp cả nước.
- Về cơ cấu thành phần : năm 1995, công nghiệp quốc doanh chiếm 38,8
%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7 %, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài chiếm 41,5% giá trị công nghiệp cả nước. Năm 2005, tỉ trọng
giá trị sản lượng giữa các thành phần kinh tế đã thay đổi mạnh với xu thế:
công nghiệp quốc doanh giảm còn 24,1%; ngược lại, công nghiệp ngoài
quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đến 23,4%
và 52,5% giá trị công nghiệp cả nước.
*Với những ưu thế vượt trội về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế
- xã hội, Đông Nam Bộ vẫn sẽ là vùng công nghiệp đi đầu trong giá trị
đóng góp, trong xu hướng đa dạng hoá và trong đường lối phát triển kinh
tế theo chiều sâu một cách bền vững.





Bài 4,5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
LÃNH THỔ VIỆT NAM



Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn chính:
+) Giai đoạn Tiền Cambri
+) Giai đoạn Cổ Kiến tạo
+) Giai đoạn Tân kiến tạo
1. Giai đoạn Tiền Cambri.

a) Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển
lãnh thổ Việt Nam.
- Kéo khoảng hơn 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Dấu tích còn lại là các đá biến chất ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.
b) Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước
ta hiện nay.
- Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên
Sơn và Trung Trung Bộ.
c) Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu.
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ,
hiđro.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức,
san hô,ốc, …
Ở Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu
của tự nhiên Việt Nam.
2. Giai doạn Cổ kiến tạo:
a. Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm:
- Từ Cambri đến kết thúc kỉ Krêta (cách đây 65 triệu năm)
- Trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển TN nước
ta:
- Diễn ra trong đại Cổ sinh với vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini và đạị Trung sinh
với vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri
- Giai đoạn biển tiến, làm cho nhiều vùng bị chìm ngập dưới biển trong các pha trầm
tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp.
- Kết quả:
+ Đá trầm tích phân bố ở miền Bắc: đá vôi tuổi Đêvôn và Cácbon-Pecmi, ở vùng trũng
hình thành các mỏ than có tuổi Trung sinh (Quảng Ninh, Quảng Nam)
+ Hình thành các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, Kon Tum (đại

Cổ sinh) dãy núi hướng TB-ĐN ở Tây Bắc, BTB; các dãy núi hướng vòng cung ở ĐB và
NTB
+ Hình thành các loại khoáng sản quý: đồng, săt, thiếc, vàng, bạc, đá quý có nguồn gốc
nội sinh
c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển:
- Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được hình thành
4. Giai đoạn tân kién tạo:
a. Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên
nước ta: Chỉ mới cách đây 65 triệu năm.
b. Chịu sự tác động mạnh mẽ của chu kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những
biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu:
- Lãnh thổ trải qua thời kì tương đối ổn định, tiếp tục hoàn thiện dưới chế độ lục địa
- Vận động tạo sơn Anpơ-Himalaya (cách đây khoảng 23 triệu năm) tác động đến nước
ta
- Thời kì băng hà Đệ tứ, nhiều lần biển tiến-biển thoái trên lãnh thổ nước ta, để lại các
thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển và các đảo ven bờ
c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện
mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày hôm nay:
- Một số vùng núi (HLS) được nâng lên, địa hình được trẻ hóa, các quá trình xâm thực,
bồi tụ được đẩy mạnh, các hệ thống sông suối đã bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ;
các mỏ khoáng sản nguồn gốc ngoại sinh
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ


×