MỞ ĐẦU
Nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình phát triển của
làng nghề thêu ren của THANH HÀ (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ xa xưa, hệ thống các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp ln chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng
q Việt Nam. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp rất có ý
nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trước đây kinh tế của người Việt chủ yếu sống dựa vào nghề trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Chỉ những ngày đầu
vụ và cuối vụ người dân mới có việc làm cịn những ngày cịn lại thì rất nơng
nhàn. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm cơng việc phụ để làm
nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng
ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ
công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Nhiều làng
nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 50% lao
động và sử dụng được phần lớn lao động nông nhàn
Thanh Hà (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là xã có nghề thêu ren
truyền thống từ lâu đời. Những năm gần đây, các làng nghề thêu ren ở xã
được khôi phục và phát triển ở tất cả các thơn, xóm. Có thể nói, phát triển các
làng nghề thêu ren là một thế mạnh thực sự để xã tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng thơn địa phương. Các làng nghề đã từng bước làm thay đổi
bộ mặt nơng thơn của xã, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân địa phương. Một số làng nghề
thêu ren từ lâu đã trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như làng nghề thêu
ren An Hoà, Hoà Ngãi,... sản phẩm thêu ren của những làng nghề này đã có
mặt ở nhiều nước trên thế giới.
vì vậy chúng tơi đã chọn đề tài : “Tìm hiểu, phân tích và đánh giá
tình hình phát triển của làng nghề thêu ren của THANH HÀ (huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tình hình phát triển các làng nghề thêu ren trên
địa bàn xã Thanh Hà trong những năm qua. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó
khăn trong phát triển các làng nghề thêu ren và đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã trong thời gian tới.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế có liên
quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của nghề thêu ren
trong các làng nghề trên địa bàn xã Thanh Hà.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Tại các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà, trong đó tập
trung vào 2 làng nghề thêu ren An Hoà và Hoà Ngãi.
+ Về thời gian:
- Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 5 năm (từ năm
2001 đến năm 2005) và số liệu điều tra qua 2 năm 2006, 2007.
- Dự kiến giai đoạn 2008 - 2010, định hướng phát triển đến năm 2015.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm
Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và được hình
thành từ rất sớm. Làng ra đời gắn với hai yếu tố “định canh" và "định cư”. Ở
những khu vực nào mà dân cư đã định canh sẽ đưa đến việc định cư và đã
định cư, định canh thì làng xuất hiện.
Tiểu thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công
và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có
nguồn gốc từ các nghề thủ cơng phát triển thành
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp (làng nghề): là làng có nghề tiểu thủ
cơng nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN
nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của
người dân trong làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt
Nam đang có xu hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập
của làng từ nghề thủ cơng. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm.
2.2. Phân loại làng nghể tiểu thủ cơng nghiệp (TTCN)
- Theo thời gian (sự hình thành của làng nghề):
+ Làng nghề truyền thống: là làng nghề có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời. Sản phẩm của làng nghề có nét độc đáo, có tính riêng biệt mang
đặc thù của địa phương, chứa đựng cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, được
nhiều người biết đến và được tiêu thụ ở nhiều nơi. Làng nghề truyền thống có thể
đang phát triển, có thể đang bị mai một hoặc khơng cịn làm nghề nữa.
+ Làng nghề mới: là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển
sản xuất và đời sống trên cơ sở tận dụng tiềm năng và lợi thế của địa phương.
- Theo nghề TTCN:
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ (sản xuất ra các sản phẩm như: thêu
ren, thảm, khảm, sơn mài, gốm sứ mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, kim hồn,...).
+ Làng nghề chế biến nơng sản thực phẩm.
+ Làng nghề vật liệu xây dựng.
+ Làng nghề dệt nhuộm.
+ Làng nghề tái chế chất thải (giấy, nhựa, kim loại,...).v.v...
- Theo tính chất của sản xuất: làng nơng nghiệp kiêm nghề thủ công,
làng nghề thủ công chuyên nghiệp, làng nghề thủ công xuất khẩu.v.v...
2.3. Đặc điểm chung nhất của làng nghề
A, Đặc điểm của làng nghề TTCN
Nhìn chung, các làng nghề TTCN ở nước ta đều có những đặc điểm
chung nổi bật sau đây:
Một là, tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề TTCN theo hộ
gia đình là chủ yếu.
Hai là, hầu hết các làng nghề sử dụng công nghệ thủ cơng và thơ sơ.
Cho đến nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hố được một số
công đoạn sản xuất
Ba là, ở các làng nghề TTCN thường có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội
ngũ thợ lành nghề
Bốn là, nguyên liệu sử dụng cho sản xuất của làng nghề chủ yếu là
nguyên liệu sẵn có ở địa phương và trong nước như tre nứa, song mây, gỗ,
sừng, tơ tằm... Ngồi ra có nhập khẩu một số nguyên liệu từ nước ngoài;
việc tận dụng phế liệu cho sản xuất cũng được coi trọng.
Năm là, sản phẩm của làng nghề: thường là những sản phẩm độc đáo,
được sản xuất theo kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nhiều sản phẩm khơng
thể sử dụng máy móc vào q trình sản xuất được mà chỉ có bàn tay con
người mới thực hiện được
Sáu là, làng nghề TTCN ở Việt Nam không nhũng chỉ phản ánh mối
quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh
thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy
định khác.
Bảy là, nguyên liệu tiêu hao ít nhưng lao động kết tinh trong sản
phẩm nhiều, vì thế có giá trị sản phẩm lớn.
Như vậy, ở làng nghề ngồi yếu tố sản xuất cịn mang rất đậm yếu tố
văn hố và phần nào cịn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề
ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính cịn có đặc
trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích rất cao.
* Đặc điểm của nghề thêu ren trong các làng nghề Việt Nam:
Thêu là một nghề thủ cơng truyền thống mang tính chất nghệ thuật
trang trí tạo hình truyền thống của nước ta, xuất hiện từ thuở vua Hùng dựng
nước. Nghề thêu ren phát triển thành làng nghề vào thế kỷ thứ 17. Kế thừa
những kinh nghiệm quý báu của cha ông truyền lại, người thợ thêu đã vận
dụng kỹ thuật thêu một cách hiệu quả vào việc tạo nên những mẫu thêu đạt
trình độ nghệ thuật cao, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, góp phần tăng thu nhập trong từng hộ gia đình, chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân.
Nghề thêu ren khơng q phức tạp, địi hỏi lớn nhất với những người
làm nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể. Công cụ dùng
trong nghề thêu ren khá đơn giản. Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu
ở mức tối thiểu như khung thêu, kim thêu các cỡ (kiểu tròn và kiểu chữ nhật),
kéo, thước, bút lông, phấn mỡ, vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa...), chỉ thêu các
màu. Chính vì thế, nghề thêu ren rất phù hợp với khả năng nguồn lao động
của nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn. Mũi kim thoăn thoắt đưa đi đưa lại
những đường chỉ cùng đó là những hình thù với màu sắc sống động dần hiện
ra. Các sản phẩm thêu ren trước hết là những vật phẩm có giá trị nghệ thuật
cao, không bao giờ lỗi mốt, chúng rất gần gũi với cuộc sống con người và tô
điểm cho cuộc sống của con người kể từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc
sống, từ những tấm khăn tay đến các loại khăn trải bàn, ga gối, rèm cửa, quần
áo,... đến tranh thêu.
Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng thêu ren cịn
có giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo.
Vì vậy , nghề thêu ren cần phát triển cho tương xứng với tiềm năng của nó.
B, Đặc điểm của làng nghề thủ công xã Thanh Hà
Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 9.699
người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm
76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684
người, lao động phụ là 2.896 người và lao động thuê là 160 người. Những con
số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren
nhiều nhất tỉnh.
Nghề thêu ren ở xã thanh Hà phát triển rộng rãi không ngừng, phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, với các mặt hàng ngày càng đa dạng và
phong phú đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng.
Tồn bộ làng nghề hiện có hơn 5.000 khung thêu, 30 hộ có thiết bị giặt
là và in, ngồi ra cịn có các dụng cụ khác như: kim, kim móc, dao, kéo…
Để phát triển làng nghề, người Thanh Hà đã đầu tư cho việc tiếp thị như
mở nhiều cửa hàng quảng cáo ở khắp mọi miền của đất nước, không ngừng
nâng cao chất lượng hàng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường
khó tính. Ở Thanh Hà, hiện nay, hầu hết các hộ đều làm vệ tinh cho các doanh
nghiệp. Huyện Thanh Liêm hiện có 2 cơng ty TNHH và 3 doanh nghiệp tư
nhân với tổng số vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu
ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có làng thêu
ren Thanh Hà.
Ở thanh hà cịn gập nhiều khó khăn về vốn, nguồn vốn chủ yếu là
nguồn vốn tự có,vốn vay chủ yếu là nguồn vay ngăn hạn.
Những người thợ có tay nghề cao bình qn thu nhập đạt
300.000-350.000đ/tháng, thợ tay nghề thấp đạt 200.000250.000đ/tháng. Như vậy, một hộ có 2 lao động chính, 2 lao động phụ
tay nghề trung bình và khá, một tháng thu nhập từ 800.000-1.000.000đ
và một năm đạt trên dưới 10 triệu đồng.
phát triển làng nghề chính là khai thác tiềm năng lao động, kỹ
thuật, tiền vốn, vật tư nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Không những thế, phát triển làng nghề cịn góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động ở nông thôn, giải quyết lao động dư thừa, từng bước xố
đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của đại đa số nông dân.
Về Thanh Hà hôm nay, chúng ta càng tin tưởng hơn ở lớp thợ mới đang
đứng vững và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường.
III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng của làng nghề thêu ren xã Thanh Hà
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến
tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ
phận dân cư đã được cải thiện.
Tổng giá trị sản xuất của xã tăng từ 71,4 tỷ đồng năm 2003 lên 107,8 tỷ
đồng năm 2007 (theo giá hiện hành), tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
giai đoạn 2003 - 2007 đạt 10,8%, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng
13,4%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 8,2% và ngành nông nghiệp tăng 3,8%.
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Thanh Hà 2003 - 2007
(theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu
Đơn vị: tỷ đồng,%
Năm 2003
Năm 2007
GTSX
Cơ cấu GTSX
Cơ cấu
71,4
100
107,8
100
20,2
28,3
27,2
25,2
GTSX
1. Nông nghiệp - thuỷ sản
2. Công nghiệp, TTCN - xây
30,2
42,3
48,1
44,7
dựng
3. Dịch vụ - thương mại
21,0
29,4
32,5
30,1
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của UBND xã Thanh Hà, giai đoạn 2003 - 2007
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã thời gian qua có
sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của huyện và tỉnh, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất (về giá trị vẫn
tăng), tăng dần tỷ trọng công nghiệp, TTCN, xây dựng và thương mại, dịch
vụ. Năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 28,3%, công
nghiệp - TTCN - xây dựng 42,3% và thương mại, dịch vụ 29,4% (xem bảng
2.2). Năm 2007, tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống cịn 25,2%, công nghiệp TTCN - xây dựng tăng lên là 44,7% và thương mại, dịch vụ tăng là 30,1%.
b, Thực trạng của nghề thêu ren xã thanh hà
Quy mô sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề một số năm qua
có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng
năm đạt 19,4%. Năm 2001, 7 làng nghề thêu ren của xã mới sản xuất được
97.600 bộ hàng thêu và 13.500 m2 hàng ren thì đến năm 2007 các làng nghề
đã sản xuất ra 282.500 bộ hàng thêu và 39.300 m2 hàng ren (xem bảng 2.3).
Sự gia tăng liên tục về mặt sản lượng sản phẩm thêu ren những năm gần đây
là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã tăng cường đầu tư, mở rộng sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng lên của thị trường đối với
các sản phẩm thêu ren.
Bảng 2.3: Sản lượng sản phẩm thêu ren ở 7 làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm
TT
Loại sản phẩm
ĐVT
1
Hàng thêu
2
Hàng ren
Sản lượng sản phẩm qua các năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
bộ
97.600
116.400
138.900
165.700
197.800
236.300
282.500
m2
13.500
16.100
19.200
22.900
27.400
32.800
39.300
Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm
Cơ cấu sản phẩm thêu ren theo từng làng nghề được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thêu ren theo làng nghề năm 2007
TT Tên làng nghề
Hàng thêu
Hàng ren
SL (bộ)
CC (%)
SL (m2)
CC(%)
Toàn xã
282.500
100
19.600
100
1
An Hoà
120.100
42,5
7.900
40,3
2
Hoà Ngãi
58.500
20,7
4.800
24,5
3
Thạch Tổ
24.600
8,7
1.500
7,7
4
Dương Xá
31.300
11,1
2.300
11,7
5
Ứng Liêm
19.200
6,8
1.100
5,6
6
Mậu Chử
21.700
7,7
1.400
7,1
7
Quang Trung
7.100
2,5
600
3,1
Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy quy mô sản lượng sản phẩm thêu ren ở 2
làng nghề An Hoà và Hoà Ngãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, riêng 2
làng nghề này chiếm 63,2% tổng sản lượng hàng thêu và 64,8% tổng sản
lượng hàng ren của xã, trong đó lượng sản phẩm thêu ren của làng nghề An
Hoà chiếm trên 40%, tiếp đến là làng nghề Hoà Ngãi chiếm trên 20% tổng sản
lượng toàn xã.
Về mặt giá trị: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà
qua các năm được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
TT Tên làng nghề
Giá trị sản xuất qua các năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
An Hoà
18.700
20.900
23.400
26.270
29.510
33.150
37.860
2
Hoà Ngãi
5.900
6.500
7.200
8.060
9.050
10.210
11.570
3
Thạch Tổ
3.400
3.810
4.300
4.870
5.520
6.260
7.180
4
Dương Xá
4.700
5.200
5.800
6.460
7.250
8.140
9.170
5
Ứng Liêm
2.300
2.600
2.950
3.360
3.840
4.390
5.030
6
Mậu Chử
2.800
3.100
3.480
3.940
4.510
5.170
5.940
7
Quang Trung
1.100
1.240
1.410
1.610
1.840
2.110
2.420
Tổng cộng toàn xã
38.900
43.350
48.540
54.570
61.520
69.430
79.170
Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm
Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của các làng nghề những năm gần
đây liên tục tăng lên. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren ở
7 làng nghề giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 đạt bình quân 12,6%/năm.
Giá trị sản xuất của 7 làng nghề thêu ren trên địa bàn xã năm 2007 đạt
79.170 triệu đồng, chiếm 73,4% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, đây là một
tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương trong huyện, tỉnh. Quy mô giá trị sản
xuất ở từng làng nghề cũng có sự khác biệt. Năm 2007, riêng 2 làng nghề thêu
ren An Hoà và Hoà Ngãi chiếm tới 62,4% tổng giá trị sản xuất sản phẩm thêu
ren của xã, trong đó làng nghề thêu ren An Hoà chiếm tỷ trọng lớn nhất
(47,8%), thấp nhất là làng nghề thêu ren Quang Trung chỉ chiếm 3,1% trong
tổng giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren.
Cơ cấu giá trị sản lượng của các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
Thanh Hà năm 2007 được phản ánh qua hình 2.1:
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề xã
Thanh Hà năm 2007
An Hoà (50,9%)
Hoà Ngãi (14,2%)
Thạch Tổ (8,6%)
Mậu Chử (11,4%)
Dương Xá (5,5%)
Ứng Liêm (6,5%)
Quang Trung (2,9%)
c, Tình hình lao động trong các làng nghề thêu ren
Thanh Hà có tổng số 3.129 hộ thì có 2.241 hộ làm nghề thêu ren chiếm
71,6%, có làng nghề chiếm tỷ lệ hộ làm nghề thêu ren rất cao như làng nghề
An Hoà (94,6%), Hồ Ngãi (81,2%), Thạch Tổ (81%). Bình qn cứ 2 người
dân trong thơn có 1 người làm nghề thêu ren. Năm 2007, trong tổng số 6.833
lao động sử dụng trong 7 làng nghề thì có đến 5.149 lao động làm nghề thêu
ren tại chỗ chiếm 75,4%, đây là một tỷ lệ cao so với nhiều địa phương khác
trong huyện. Trong số 5.149 lao động làm nghề thêu ren thì lao động nữ là
3.935 người chiếm 76,4% và lao động nam là 1.214 người chiếm 23,6%.
Lực lượng lao động trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã khá
phong phú và đa dạng về số lượng và chất lượng. Ngoài lao động thường
xuyên ở các làng nghề cịn có lực lượng lao động thời vụ khá dồi dào với
4.586 lao động (năm 2007), trong đó có 3.431 lao động ngoài độ tuổi lao
động. Các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà có bình qn diện tích đất canh tác
thấp nên tạo động lực thúc đẩy ngành nghề TTCN, trong đó có nghề thêu ren
phát triển để sử dụng hết lao động của mình.
Cơ cấu lao động ở các làng nghề được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà năm 2007
Tên làng
Lao động TTCN
An Hoà
Hoà Ngãi
Thạch Tổ
Mậu Chử
Dương Xá
Ứng Liêm
Quang Trung
87,6
78,7
69,3
65,4
67,2
66,5
62,1
Lao động dịch
Lao động NN
vụ
9,3
3,1
7,1
14,2
2,4
28,3
3,2
31,4
4,1
28,7
2,3
31,2
22,7
15,2
Nguồn: UBND xã Thanh Hà
Qua bảng trên ta thấy các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà có tỷ lệ lao
động tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều này cho thấy sự phát triển
của các làng nghề có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết việc làm, đã giải
quyết đáng kể lực lượng lao động dư thừa của địa phương và lao động từ các
địa phương khác đến nhưng thường là lao động nông nghiệp thời vụ đến để
học nghề.
Qua điều tra khảo sát ở 7 làng nghề cho thấy những người thợ thêu lao
động thường xuyên làm việc khoảng 8 - 10 giờ/ngày, trong những đợt cao
điểm có thể lên đến 12 giờ/ngày và làm việc quanh năm.
Quy mô sử dụng lao động nghề thêu ren của hộ gia đình thường từ 5 10 lao động (kể cả lao động của gia đình). Khi thực hiện các hợp đồng gia
công nhiều sản phẩm trong một thời gian có hạn, các hộ gia đình có thể th
mướn (từ 25 - 30) lao động thời vụ.
Lao động trong các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren như sau:
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất hàng thêu
ren năm 2007
1
Hộ gia đình
5.149
Cơ
(%)
80,5
2
Cơng ty TNHH
387
6,1
3
Doanh nghiệp tư nhân
358
5,6
4
Hợp tác xã thêu ren
46
0,7
5
Hình thức khác (tổ hợp tác)
454
7,1
TT Hình thức tổ chức sản xuất Số lao động (người)
Tổng
6.395
Nguồn: Phòng Cơng thương huyện Thanh Liêm
cấu
100
Nhìn chung các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren ở các làng nghề của
xã có quy mơ lao động cịn nhỏ, tỷ lệ số hộ, cơ sở sử dụng nhiều lao động
cũng khá thấp; tỷ lệ hộ có trên 10 lao động chiếm 6%; tỷ lệ số cơ sở có trên 50
lao động là 18%, trên 100 lao động là 9%.
Một thực tế tại các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà là phần lớn lao
động làm nghề thêu ren xuất thân từ nguồn lao động nơng nhàn ở các gia
đình, do vậy trình độ văn hố kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp,
chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế
Mặc dù chất lượng lao động và trình độ lao động chun mơn kỹ thuật
của người lao động và chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren ở xã
còn thấp, nhưng chính quyền xã và người dân đã có những giải pháp tích cực
nhằm bảo tồn và phát triển nghề thêu ren truyền thống lâu đời của vùng.
* Thu nhập của người lao động:
Mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn
xã có khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người
thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm thêu ren,
quy mơ lao động. Hiện nay, các làng nghề có mức thu nhập bình qn cao là
An Hồ, Hồ Ngãi, Thạch Tổ, Dương Xá.
Bảng 2.10: Thu nhập bình quân của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà
năm 2007
ĐVT: đồng
STT Tên làng nghề
Thu nhập bình qn tháng
1
An Hồ
850.000
2
Hồ Ngãi
800.000 - 850.000
3
Thạch Tổ
750.000 - 800.000
4
Dương Xá
750.000 - 800.000
5
Mậu Chử
700.000 - 750.000
6
Ứng Liêm
700.000 - 750.000
7
Quang Trung
700.000 - 750.000
Nguồn: Điều tra khảo sát của Phịng Cơng thương Thanh Liêm
d, Quy trình thêu ren
Quy trình sản xuất sản phẩm thêu ren bao gồm những công đoạn cơ
bản: pha cắt, in kẻ, thêu, kiểm hố, giặt là, đóng gói.
Pha cắt: Đây có thể được coi là khâu khởi đầu để tạo nên sản phẩm thêu
ren. Trên cơ sở mẫu đã được thiết kế, đội ngũ nghệ nhân, thợ, cán bộ kỹ thuật
của cơ sở sản xuất tiến hành tính tốn định mức vải cần sử dụng để có thể làm
nên sản phẩm theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu.
In kẻ: Sau khi có số liệu từ khâu pha cắt, những người thợ làng nghề
tiến hành in kẻ. Đây là khâu địi hỏi độ chính xác rất cao.
Thêu: Sản phẩm thêu ren của cơ sở sản xuất làng nghề được các nghệ
nhân, những người thợ thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với tâm hồn
thăng hoa của người dân làng nghề thêu ren truyền thống.
Kiểm hố: Để có thể có được một sản phẩm thêu ren hồn hảo cả về kỹ
thuật và hình thức, các cơ sở làng nghề rất coi trọng khâu kiểm hoá. Với kinh
nghiệm và tay nghề của mình, những tay kim, những kỹ thuật viên ln cố
gắng tìm ra và chỉnh sửa lại từ những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm thêu ren
như đường thêu, sợi chỉ thừa,...
Giặt là: Sản phẩm sau khi được kiểm hoá sẽ được chuyển sang khâu
giặt là. Tại đây, đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất sẽ giúp làm
sạch những vết dơ, rồi là ủi kỹ theo từng đường nét thêu.
Đóng gói: Đây là khâu cuối cùng của một sản phẩm thêu. Nó đóng vai
trị khơng nhỏ tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của sản phẩm thêu ren bởi đóng gói
khơng chỉ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển mà còn làm nổi bật lên những
góc thêu, đường nét của sản phẩm.
3.2. Tình hình sản xuất của làng nghể thêu ren
* Kết quả sản xuất
Trong thời gian qua, các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà được khôi
phục và phát triển tương đối ổn định, ở xã đã có những sản phẩm thêu ren đáp
ứng được nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, tiềm năng đã và đang được
khơi dậy và phát huy.
Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của 7 làng nghề năm 2007 là 79.170
triệu đồng, chiếm 73,4% tổng giá trị sản xuất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai
đoạn từ năm 2000 đến 2007 đạt bình quân 12,6%/năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.18: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ điều tra năm 2007
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SX chuyên
Kiêm SXNN
SX chuyên
Kiêm SXNN
SX chuyên
Kiêm SXNN
SL
(tr.đ)
CC
(%)
SL
(tr.đ)
CC
(%)
SL
(tr.đ)
CC
(%)
SL
(tr.đ)
CC(%)
SL
(tr.đ)
CC
(%)
SL
(tr.đ)
CC
(%)
1. Tổng giá trị SX (GO)
43,7
100
35,9
100
47,5
100
40,9
100
52,1
100
47,1
100
- Nông nghiệp
4,1
9,4
6,4
17,8
4,3
9,1
7,0
17,1
4,6
8,8
7,4
15,7
- Nghề thêu ren
39,6
90,6
27,1
75,5
43,2
90,9
31,2
76,3
47,5
91,2
36,1
76,6
- Khác
0
0
2,4
6,7
0
0
2,7
6,6
0
0
3,6
7,6
2. Tổng chi phí
23,5
100
18,7
100
25,5
100
21,4
100
27,9
100
25,2
100
- Nơng nghiệp
2,2
9,4
2,5
13,3
2,4
9,4
2,9
13,6
2,7
9,7
3,3
13,1
- Nghề thêu ren
21,3
90,6
14,9
79,7
23,1
90,6
17,1
79,9
25,2
90,3
19,8
78,6
- Khác
0
0
1,3
7,0
0
0
1,4
6,5
0
0
2,1
8,3
3. Thu nhập hỗn hợp (MI)
20,2
100
17,2
100
22,0
100
19,5
100
24,2
100
21,9
100
- Nông nghiệp
1,9
9,4
3,9
22,7
1,9
8,6
4,1
21,0
1,9
7,9
4,1
18,7
- Nghề thêu ren
18,3
90,6
12,2
70,9
20,1
91,4
14,1
72,3
22,3
92,1
16,3
74,4
- Khác
0
0
1,1
6,4
0
0
1,3
6,7
0
0
1,5
6,8
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu kết quả
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra
Qua số liệu bảng phân tích ta thấy giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của hộ
trong các làng nghề chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm.
Trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã, các hộ chuyên sản xuất đạt
giá trị sản xuất từ nghề thêu ren cao hơn so với các hộ kiêm sản xuất nông
nghiệp, năm 2007 giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của các hộ chuyên sản xuất
bình quân chiếm 91,2% tổng giá trị sản xuất, của các hộ kiêm sản xuất nông
nghiệp và ngành nghề khác chiếm 76,6% tổng giá trị sản xuất của hộ.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.19: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ trong các làng
nghề thêu ren xã Thanh Hà
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chỉ tiêu
Chuyên
SX
Thu nhập/doanh thu
0,462
0,450
0,465
0,452
0,469
0,452
Thu nhập/chi phí
0,859
0,819
0,870
0,825
0,885
0,823
Doanh thu/chi phí
1,859
1,819
1,870
1,825
1,885
1,823
Thu nhập/lao động/tháng
663.736
442.491
729.021
411.403
808.815
591.197
Thu nhập/khẩu/tháng
418.037
302.148
497.801
349.203
552.286
403.689
Kiêm
SX
Chuyên
SX
Kiêm
SX
Chuyên
SX
Kiêm
SX
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ
trong các làng nghề thêu ren tăng lên qua các năm. Năm 2005 bình quân 1 đồng
doanh thu cho 0,462 đồng thu nhập (đối với hộ chuyên), năm 2007 tăng lên
0,469 đồng thu nhập.. Nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thêu
ren tăng lên nên đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động làm nghề
tăng lên, năm 2005 thu nhập bình quân người lao động là 663.736 đồng/tháng
nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 808.815 đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cao
so với mức bình quân chung của người lao động trên địa bàn huyện Thanh
Liêm (năm 2007 khoảng 650.000 - 700.000 đồng/tháng).
* Hiệu quả về xã hội:
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải
quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân xã Thanh Hà.
Hoạt động sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn Thanh Hà theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc phát triển sản xuất nghề thêu ren ở xã Thanh Hà cịn góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh
tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phương.
3.3. Hạn chế
- Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn xã thiếu mặt bằng
sản xuất, thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là phục vụ xuất khẩu, nhưng hầu
hết là xuất khẩu gián tiếp, làm gia công nên dễ bị ép giá, giảm hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp cung cấp đầu vào nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm
cho làng nghề còn thiếu và yếu dẫn đến việc nhiều làng nghề TTCN không ổn
định sản xuất, tiêu thụ hàng hố gặp nhiều khó khăn.
- Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về phát triển công nghiệp.
- TTCN ở các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.
- Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ngân sách eo hẹp (thu khơng đủ chi)
nên khơng có vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng (như đường giao thơng, hệ thống
cấp thốt nước, hệ thống điện, cây xanh,...) ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã,
phần lớn trông chờ vào vào sự hỗ trợ từ ngân sách huyện, tỉnh, Trung ương.
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển làng
nghề cịn hạn chế.
- Cơng nghệ và thiết bị kỹ thuật của các làng nghề chủ yếu là thô sơ, cũ
kỹ, chắp vá lạc hậu, các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công,
công cụ thô sơ, phần lớn là do lao động thực hiện, có sự cơ giới hố từng bộ
phận, máy móc chỉ đưa vào thay cho những việc nặng nhọc, vất vả, độc hại.
- Khả năng tự đổi mới công nghệ và kỹ thuật của các làng nghề là rất thấp.
3.4. Giải pháp và phương hướng
Các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà vốn có bề dày truyền thống từ
hàng trăm năm. Sản phẩm thêu ren ở các làng nghề là mặt hàng có nhiều triển
vọng phát triển trong thời gian tới. Để thúc đẩy phát triển mạnh các làng nghề
thêu ren ở xã cần có những định hướng rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn,
từng thời kỳ cụ thể. Hướng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
trong thời gian tới cần tập trung vào:
- Phát triển các làng nghề thêu ren ở xã phải đặt trong tổng thể quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của
huyện. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết hợp tác giữa các làng nghề
với nhau, liên kết giữa các làng nghề với cụm tiểu thủ công nghiệp và với các
doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu
thụ sản phẩm.
- Phát triển các làng nghề thêu ren trong những năm tới cần phải tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng GDP của cơng
nghiệp, TTCN, dịch vụ; góp phần tăng thu nhập cho nhân dân địa phương; tăng
kim ngạch xuất khẩu từ tiểu thủ công nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
- Phát triển làng nghề cần theo hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp
sang kinh tế cơng nghiệp và từng bước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn, trong mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông, ngư nghiệp.
- Phát triển các làng nghề thêu ren là góp phần thực hiện nhiệm vụ tạo
việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, đảm bảo việc làm cho lực
lượng lao động hiện có và lực lượng lao động được bổ sung thường xuyên; thực
hiện chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông
nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông bất ly hương”.
- Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã cần hình thành các khu
sản xuất tập trung ở các làng nghề, tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng...
để các cơ sở sản xuất, các hộ làng nghề thêu ren đầu tư mở rộng quy mô, phát
triển sản xuất kinh doanh.
- Phát triển các làng nghề thêu ren theo hướng đa dạng hố hình thức sở
hữu, mơ hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên đưa công nghệ tiên tiến, hiện
đại kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.
- Phát triển làng nghề cần chú ý đến vấn đề môi trường và phải đặt nó
trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển
bền vững; do đó cần tập trung di dời các cơ sở sản xuất, trước hết là những cơ
sở gây ô nhiễm (các xưởng giặt, là, nhuộm) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến
cụm sản xuất TTCN tập trung để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo
sức khỏe cộng đồng.
- Phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để lựa chọn các mặt hàng, chủng
loại, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá
cả sản phẩm; sản phẩm thêu ren của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản
phẩm cùng loại được sản xuất ở các địa phương khác trong cả nước.
- Phải gắn với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất
khẩu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho các làng
nghề thêu ren ở xã tạo việc làm để tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu
song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển; vì vậy, việc phát
triển các làng nghề cần chủ động chuẩn bị đầy đủ về nội lực để từng bước phát
triển theo hướng bền vững.
Phương hướng của làng nghề đến năm 2015:
- Xây dựng được thương hiệu sản phẩm làng nghề thêu ren truyền thống
xã Thanh Hà, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường của sản phẩm thêu ren của
các làng nghề với thương hiệu của mình.
- Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống địa phương.
- Đến năm 2010, xây dựng được mơ hình điểm du lịch làng nghề tại 2
làng nghề có bề dày truyền thống về sản xuất sản phẩm thêu ren là An Hoà và
Hoà Ngãi. Đến năm 2015 xây dựng được mơ hình du lịch làng nghề thêu ren
truyền thống trên địa bàn toàn xã.
- Xây dựng được khu chứa rác thải, xử lý rác thải cho các làng nghề thêu
ren trên địa bàn xã.
- Hoàn thành việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm tiểu thủ
công nghiệp tập trung trên địa bàn xã (khoảng trên 15 ha) nhằm đáp ứng nhu
cầu mở rộng sản xuất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
thêu ren.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của các làng nghề thêu ren trên
địa bàn xã bình quân từ 15 đến 20%/năm.
- Doanh thu về xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề đạt từ 9 - 10
triệu USD đến năm 2015.
- Đào tạo nghề, truyền nghề thêu ren cho cả lao động mới và lao động có
tay nghề cao khoảng 300 lao động/năm.
- Tạo công ăn việc làm hàng năm cho khoảng 800 lao động tại các làng
nghề và một số địa phương trong vùng.
- Tăng thu nhập bình quân cho người lao động tại các làng nghề thêu ren
trên địa bàn xã từ 30 - 40%.
3.5. Vai trò
- Phát triển các làng nghề TTCN là hình thức chủ yếu của phát triển cơng
nghiệp nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn
- Làng nghề TTCN góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nơng thơn:
- Làng nghề góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông
thôn mới:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề góp phần làm tăng giá
trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế:
- Làng nghề phát triển góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh nội lực
của địa phương:
- Phát triển làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc của địa phương:
IV. KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng và sự phát triển của
làng nghề thêu ren xã Thanh Hà, chúng ta có thể đưa ra những kết quả sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết phát triển làng nghề tiểu thủ cơng
nghiệp trong nơng thơn.
- Vai trị của nghề thêu ren truyền thống.
- Thực trạng của ngành thêu ren của xã Thanh Hà
- Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thêu ren truyền thống.
Từ đó, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và sự quan tâm hơn
nữa tới nghề thêu ren truyền thống của riêng xã Thanh Hà cũng như nghề thêu
ren truyền thống của nước ta, để nó xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Và
qua đây nêu lên một vài ý kiến giúp cho sự phát triển như sau:
- Cần tổng kết kinh nghiệm phát triển các làng nghề TTCN ở Việt Nam
trong thời gian qua và xây dựng một chương trình tồn diện và cụ thể về phát
triển làng nghề trong chương trình tổng thể về CNH, HĐH nông thôn.
- Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ
trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển
của các làng nghề TTCN. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và
biện pháp hỗ trợ các làng nghề ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng
cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các
doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh
nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất của các làng nghề.
V: nguồn tài liệu tham khảo
Hệ thống Website: