Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu đoạn trích tác phẩm "Ông già và biển cả" của nhà văn Hê-minh-uê pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 5 trang )

Tìm hiểu đoạn trích tác phẩm "Ông già
và biển cả" của nhà văn Hê-minh-uê


1.Tiểu sử tác giả:

Ơ-nixt Hê-minh-uê (1899- 1961): sinh trưởng trong gia đình khá giả tại
một thành phố nhỏ ngoại vi Chi cagô nước Mỹ.

Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại: thuở nhỏ thường theo cha tới vùng
núi rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm.

Từng nhập ngũ trong đại chiến I, đại chiến II.

18 tuổi bước vào nghề phóng viên, từng có mặt ở chiến trường Ý, Tây
Ban Nha, Pháp, làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch.

Ông chủ yếu sống ở Cu-ba, quen nếp sống giản dị của người dân chất
phác.

Mất năm 1961 tại đây.

=> Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây
và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn
trên thế giới.

2.Sự nghiệp sáng tác:

Tác phẩm chính:

+ Tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã


từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940). Ông già và biển cả
(1952)

+ Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang
phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn
xuôi đơn giả và trung thực về con người".

+ Ông là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” (bảy phần chìm,
một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát
ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc
rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc
thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng

+ Hê-minh-uê được tặng Giải Pu-lit-dơ (1953)-giải thưởng văn chương
cao nhất của Hoa Kì và Giải thươngtr Nô-ben về văn học (1954)

3.Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển
cả”

Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác
phẩm “ Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài
yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Phu-en-téc, một thuỷ thủ trên con tàu của
ông, được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành
sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.

+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao
giải Nô-ben.

Tóm tắt tác phẩm :


Chuyện kể về ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Xan-ti-a-gô, tám
mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào. Thế rồi lão một mình
ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi. Sau cuộc vật lộn ba ngày hai
đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cả
mặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu, lão
cũng giết được con các kiếm. Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn các mập
hung dữ theo rỉa thịt con cá. Lão phải đơn độc chiến đẫu đến kiệt sức với
lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi
vào đến bờ, con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ
còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ:
“chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư
tử”.

4. Chủ đề truyện

Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắng
con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm
một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ
diệt nhưng không hề bị đánh bại”.


5.Xuất xứ- vị trí đoạn trích SGK :

+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện.

+ Đoạn trích kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục
được con cá kiếm

+ Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn
đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử

thách vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới đạt được mước
mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều
mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn
văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê.

6.Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích

+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song
tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.

+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi
ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên.

+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải
lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa
là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình
thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con
người ít nhất từng theo đuổi một lần trong

×