Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG CÂU CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT THỜI HỒNG BÀNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.22 KB, 7 trang )

NHỮNG CÂU CHUYỆN TRUYỀN
THUYẾT THỜI HỒNG BÀNG










Thời Hồng Bàng được gắn với nhiều truyền thuyết. Dù có thể độ chính
xác không cao do được truyền miệng qua nhiều thế hệ, các truyền thuyết
cho thấy nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị ở Việt Nam thời kỳ
này. Đó là những truyền thuyết quen thuộc đối với mỗi người dân Việt
Nam ta.

Truyền thuyết về Hùng Hiền (Lạc Long Quân)

Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt là Kinh Dương Vương, hiện còn
mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Nguyên Đế Minh là cháu ba
đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ
Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh
được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. Sau Đế Minh
truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong
cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh
Dương Vương làm vua vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Công
Nguyên) và lấy con gái Thần Long, vua hồ Động Đình, sinh được một con
trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc
Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm


trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với
Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau,
không ở cùng nhau được." Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục
người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà
thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con
cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu được tôn làm vua
gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy gợi ý, về chính trị, các vua Hùng đã
có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp,
người Việt thời này đã phát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa
nếp) và chăn nuôi (có thể bao gồm lợn/heo, ); về triết học, bánh chưng
và bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm có mặt đất
hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng.

Bánh chưng có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua
Hùng thứ 6

Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua
có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các
hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ
cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các
hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy
vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của
Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối
sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ
nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm Tiết
Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất
không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con
hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời

và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha
Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời
Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ
vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để
tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở
trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến
ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn
hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy
và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện
Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha
nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho
Tiết Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh
Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai chủ yếu mà
người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai. Nó cũng cho thấy các sức
mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dân chống
trọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh, Thủy Tinh). Các vị
thần này vẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua
Hùng, vốn là những người bình thường. Thông lệ cống nạp sản vật quý
hiếm như là một thước đo cho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua
Hùng, theo lời kể của truyền thuyết này.

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Đây là một câu truyện truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam xa xưa. Truyền
thuyết kể về thời Hùng Vương thứ 18 và đồng thời lý giải về hiện tượng lũ
lụt hàng năm và người Việt xưa chống lũ lụt. Ngày xưa, vua Hùng Vương
thứ 18 có một người con gái rất đẹp tên Mỵ Nương đã đến tuổi cặp kê.
Vua mới ban truyền trong nhân gian tuyển chọn nhân tài để cưới Mỵ

Nương. Ngay sau đó có hai vị thần đến xin hỏi cưới. Một là Sơn Tinh
(Thần Núi Tản Viên - Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh
chỉ tay đến đâu núi mọc lên đến đấy, rừng mọc lên rậm rạp, um tùm. Thủy
Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt
nước. Nhà vua còn lưỡng lự chưa chọn một trong hai thần. Nhà vua mới
ra quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho thần nào đến trước với sính lễ như
sau: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Hôm sau, trời vừa
hừng sáng Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn
công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy
Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh.
Thần lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ
Nương. Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng
nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản
nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình
cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh
và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng
tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước đánh Sơn
Tinh

Thánh Gióng, còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là một trong bốn vị thánh
bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Ông sinh ra tại xã
Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Truyền thuyết mô tả Thánh
Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ lên ba, không biết nói cười, đi
đứng. Nhưng khi có giăc ngoại xâm phương Bắc (tức là nhà Ân hay nhà
Thương bên Trung Hoa) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả
của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi
đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là
núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau:


Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà
giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng
không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi
tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói
được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một
con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền
phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân
giặc ở chân núi Vũ Ninh . Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất
nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến
xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường
nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong
là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù
Đổng).

Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu
tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Hội đền Gióng được tổ chức long trọng
tại hai nơi: xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc
Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa
có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng
kéo về xem hội Gióng".

Mai An Tiêm

Vào đời Vua Hùng Vương thứ 18, vua có nuôi một đứa trẽ thông minh khôi
ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An
Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại
kiêu căng cho rằng tài sức mình tài giỏi mới gầy dựng được sự nghiệp,
chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua. Vua cho An Tiêm là kẽ kiêu
ngạo vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài

biển Nga Sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt). Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải
chết ở ngoài cù lao cô quạnh. Nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã
sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo". Hai vợ chồng An
Tiêm cùng đưa con sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra
sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một
con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhã mấy hột
gì xuống đất. Ðược ít lâu, thì hột nãy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. Cây
nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vö xanh, ruột đỏ , An Tiêm bảo vợ:
"Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta
đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm
và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó
mọc lan ra rất nhiều. Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao.
Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực
phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi xa là có một giống dưa
rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật
dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của
An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu. Vì chim đã mang hột dưa
đến từ phương tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua.
Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là
Dưa Hấu. Ít lâu sau, Vua Hùng Vương thứ 18 sai người ra cù lao ngoài
biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ
thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà
vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về
phục lại chức vị cũ trong triều đình. An Tiêm đem về dâng cho Vua giống
dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân
chúng trồng ở những chổ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái
cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở được gọi là Châu An Tiêm.

×