10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm - kỳ 3
Ghi chép “Đi tìm Su-li-cô” của tôi hoàn thành chủ yếu nhờ vào
ký ức hoàn hảo của anh Dương Đức Niệm và thông tin từ hơn
hai mươi lá thư anh còn giữ được của Thùy Trâm.
Những lá thư chứa đựng khá nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trong
thời gian hơn một năm rưỡi (lá đầu ghi ngày 17 tháng 2 năm 1966, lá
cuối-21 tháng 9 năm 1967).
Anh Niệm cũng là người cùng với bà Doãn Ngọc Trâm được chứng
kiến phút chia tay đầy xúc động với Thùy Trâm, lúc lên đường xa Hà
Nội, sáng sớm ngày 20 tháng 12 năm 1966.
Anh Niệm kể: “10 giờ tối ngày 19 tháng 12 năm 1966, Thùy Trâm
nhận được thông báo “mật” - 5 giờ sáng mai xuất phát. Chị xin phép
tổ chức về thăm gia đình và chia tay người thân, bạn bè.
Sớm hôm sau tôi đạp xe đến nhà Thùy Trâm. Bác Khuê (bố Thùy
Trâm - TG) sang Đông Anh cấp cứu cho nhân dân địa phương sau
trận bom trước đó hai ngày vẫn chưa về.
Tôi cùng bác gái tới nhà thờ Liễu Giai, cuối đường Đội Cấn (địa điểm
tập kết bí mật của Đoàn đi B). Chuyến đi ấy cả đoàn chỉ độc nhất
Thùy Trâm là gái. Chị gọn gàng trong bộ quân phục giải phóng, đầu
Anh hùng Quân
đội Nguyễn Đức
Thắng và cụ
Đặng Ngọc Khuê
- thân sinh bác sĩ
Đặng Thùy Trâm
đội mũ mềm.
Gương mặt vẫn ửng hồng, rạng rỡ. Đôi mắt đen hạt nhãn, ướt long
lanh. Vừa phát hiện ra đôi mắt ấy, tất cả những lời đằm thắm, trau
chuốt, giàu ý tưởng, mà tôi sắp đặt, nhẩm thuộc từ đêm hôm trước
cho phút chia tay, bỗng tan biến đâu hết.
Hình như bác Ngọc Trâm cũng rơi vào tình trạng giống tôi. Hai mẹ
con ôm nhau. Chẳng nghe được câu gì ngoài tiếng cười gượng gạo
của người ra đi”.
Với kinh nghiệm ngót ba mươi năm hành nghề, tôi tin rằng, anh Niệm
(khi ấy là PGS. TS. Chủ nhiệm Khoa Tiếng Nga, Bí thư Đảng ủy
trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) sẽ không dễ dàng chia
sẻ cho bất cứ nhà báo không quen biết nào những kỷ niệm riêng tư,
thầm kín như thế với người bạn gái. ở đây lại thêm một sự trùng lặp
ngẫu nhiên, có lợi cho tôi.
Mãi đến lúc được anh Hồ Nam giới thiệu đến thăm gia đình, tôi mới
biết, trong số bạn trai thân thiết ít ỏi của Thùy Trâm còn ở Hà Nội, có
một là người nhà của tôi ! Đó chính là anh Niệm.
Tôi quen xưng “em” với anh, bởi ít tuổi hơn, thực ra trong quan hệ họ
hàng, tôi là “anh”. Không hiếm khi cả năm không một lần gặp mặt,
song chúng tôi vẫn tôn trọng và rất quý nhau. Vì thế, anh đã “rút cả
gan ruột” giúp tôi, khi biết tôi viết bài về chị Thùy Trâm.
Cũng cần bổ sung ở đây chi tiết còn thiếu trong bài báo này. Thùy
Trâm không chỉ hết lòng vì đàn em ruột của mình, chị còn tận tình,
chu đáo với cả những đứa em của bạn thân-anh Dương Đức Niệm.
Chừng một năm sau khi báo Tiền Phong đăng bài viết, trong một lần
gặp mặt gia đình, tôi hỏi Thắng (hiện là giáo viên Vật lý, trường
THPT Chu Văn An, Hà Nội) em trai anh Niệm, có biết chị Thùy
Trâm ? Thắng hồn nhiên trả lời: “Chị Thùy Trâm quá thân thiết với
nhà em. Đúng là người chị tuyệt vời. Không nề hà việc gì, nhiều lần
chị tắm rửa cho cả bọn em...”.
Hệt câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu, “Đi tìm Su-li-cô” được báo
Tiền phong đăng đầu tháng tư, sáng sớm ngày 26 cùng tháng, tôi
được anh Hồ Nam nhắn đến nhà bố mẹ vợ anh có người cần gặp.
Người cần gặp té ra là Anh hùng Quân đội, Đại tá Hải quân Nguyễn
Đức Thắng (anh Tư Thắng trong bài viết). Người thuyền trưởng “tầu
không số” huyền thoại năm xưa kể: “Trưa hôm đó đột ngột có mấy
cậu lính ào vào phòng làm việc.
Chúng đứng nghiêm, giơ tay chào và xin phép... thủ trưởng khao bia!
Đứa đầu têu trịnh trọng đặt lên bàn tờ báo Tiền Phong và lắp
bắp...Thủ trưởng đã tìm được địa chỉ gia đình chị Thùy Trâm !”.
Thế rồi, chờ thu xếp ổn công việc, anh Tư Thắng đã vượt trên hai
ngàn cây số, từ Trà Nóc (Cần Thơ), tới thăm gia đình liệt sỹ Đặng
Thùy Trâm (khi ấy còn ở nhà B5, tập thể Trung Tự, Hà Nội).
Tấm hình cảm động ghi lại hình ảnh anh Tư Thắng với ông Đặng
Ngọc Khuê, cùng mấy dòng tin ngắn sau đó được đăng trong mục
“Hồi âm bài báo” (trang 2 báo Tiền Phong số 18 tháng 4 năm 1995).
Bài đăng khá lâu, tôi mới biết mình đã quên một sự kiện ngẫu nhiên
khác, hết sức thú vị-mảnh đất người nữ bác sỹ anh hùng yên nghỉ từ
trước thời điểm tôi viết bài đúng 5 năm (1990), Nghĩa trang liệt sỹ
huyện Từ Liêm, Hà Nội chính là cánh đồng quê tôi.
Nơi chúng tôi từng nhiều năm tha thẩn chăn trâu, cắt cỏ và hò nhau
thả diều vào những dịp cuối hạ, đầu thu-trong những ngày thơ ấu,
hơn bốn mươi năm trước.
Những tình huống ngẫu nhiên kỳ lạ khó lý giải đó phải chăng theo
như tôi nghĩ đó là bản chất tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng của con
người, cuối cùng không sớm thì muộn con người cũng sẽ nhận ra.
Hà Nội, 2005
Vinh Thu
Tin bài liên quan:
10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm (tiếp)
10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm