Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

217489

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.1 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
Phần I:
BÁO CÁO KẾ HOẠCH THỰC TẬP VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN EAH’LEO
1. Kế hoạch thực tập
Từ ngày 15/3 – 12/4/2010:
Trình lãnh đạo về nội dung và kế hoạch thực tập.
Tìm hiểu cơ quan thực tập và những quy trình hành chính.
Tiến hành soạn thảo một số văn bản hành chính được giao.
Đọc và nghiên cứu hồ sơ thu thập tài liệu về khiếu nại, tố cáo liên quan
đến chuyên đề thực tập.
Viết đề cương thực tập.
Từ ngày 13/4 – 10/5/2009:
Tiếp tục thực hiện một số công việc được giao tại văn phòng HĐND và
UBND trong ngày.
Tham gia trực tiếp vào công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư của công
dân tại Phòng Tiếp dân huyện.
Tham gia tìm hiều công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai tại Phòng Tài nguyên môi trường và Phòng thanh tra huyện.
Thu thập và tổng hợp tài liệu thực hiện viết chuyên đề báo cáo thực tập
cuối khoá.
Từ 11/5 – 15/5/2010:
Hoàn chỉnh báo cáo thực tập, trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình
thực tập, xuống trường nộp báo cáo kết thúc kỳ thực tập.
2. Khái quát về cơ quan thực tập.
Huyện EaH’leo nằm ở phía bắc của tỉnh Đăk Lăk, được thành lập ngày
08/4/1980 theo Quyết định số 110/QĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, huyện là
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
1
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
đơn vị hành chính được tách ra từ huyện Krông Buk với 04 xã và tổng dân số


của huyện lúc bấy giờ là 15.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 70% dân số của cả huyện. Qua nhiều lần chia tách, đến nay huyện có 11
xã và 01 trị trấn, gồm: thị trấn Ea Drăng, xã Ea Khal, Ea Sol, Ea Hiao, Dliê
Yang, Cư Mốt, Ea Wy, Ea Tir, Ea Ral, Ea H’leo, Ea Nam, Cư aMung; có 188
thôn buôn, trong đó có 53 buôn dân tộc thiểu số tại chỗ; diện tính tự nhiên 133
512 ha; dân số 123 773 người, dân tộc thiểu số chiếm 40%.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND Huyện EAH”LEO.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
2
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán

2.1. Vị trí và chức năng của Văn phòng HĐND & UBND huyện
EaH’leo
Văn phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp việc cho
Thường trực HĐND, UBND huyện EaH’leo.
Văn phòng chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND huyện về
điều hoà, phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng ban chuyên môn,
UBND các xã, thị trấn; tổng hợp tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương; phục vụ hoạt động giám sát của HĐND
huyện. Phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các
điều kiện vật chất cho hoạt động của Thường trực HĐND, UBND huyện; Chủ
tịch UBND huyện.
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại
Kho bạc theo quy định của pháp luật.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
3
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình làm việc của Thường trực HĐND, UBND
huyện. Tổ chức công tác tư liệu; thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo

tổng hợp, báo cáo chuyên đề, đảm bảo kịp thời, chính xác tình hình các mặt
hoạt động của huyện nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chỉ đạo,
điều hành của Thường trực HĐND và UBND huyện theo quy định của pháp
luật.
2. Đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trong việc
thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, cả
năm và các ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện.
3. Chủ trì soạn thảo các đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo phân
công của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện. Theo dõi, đôn đốc, phối
hợp với các phòng ban, UBND các xã, thị trấn soạn thảo đề án, văn bản quy
phạm pháp luật; có ý kiến độc lập với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật trước khi trình UBND và Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định.
4. Trình HĐND, UBND huyện ký và tổ chức công bố, ban hành các nghị
quyết, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
5. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giữ
mối quan hệ lãnh đạo của Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ với
UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; mối quan hệ phối hợp công tác giữa
Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện với UBMT Tổ quốc
huyện, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan của Tỉnh, Trung ương đóng trên
địa bàn huyện.
6. Tổ chức công bố, truyền đạt nghị quyết, quyết định của HĐND; quyết
định, chỉ thị của UBND huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên và theo dõi, đôn đốc các phòng ban, UBND xã, thị trấn thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
4
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
7. Phối hợp với Thanh tra huyện, giúp Thường trực HĐND, UBND
huyện, Chủ tịch UBND huyện tổ chức tốt việc tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại tố cáo của các tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức các phiên họp, các buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động
của Thường trực HĐND, UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các
điều kiện nhằm phục vụ có hiệu quả mọi hoạt động của HĐND, Thường trực
HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện.
9. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND, UBND huyện; công văn, giấy tờ, văn thư hành chính, lưu trữ, tin học
hoá hành chính nhà nước của UBND huyện.
10. Xây dựng và trình UBND, Chủ tịch UBND huyện chương trình, biện
pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi
văn phòng HĐND & UBND huyện.
11. Tổ chức tiếp nhận và giao trả hồ sơ theo quy trình Một cửa. Kiểm tra,
đôn đốc các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ đúng hạn định,
đúng quy trình, đúng thẩm quyền.
12. Hướng dẫn Văn phòng UBND xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính,
văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
13. Quản lý cán bộ, công chức và người lao động; quản lý tài chính, tài
sản của Văn phòng HĐND & UBND huyện theo quy định. Quản lý số cán bộ
chuyên môn được UBND huyện giao trách nhiệm ở các lĩnh vực công tác: Thi
đua khen thưởng, Tôn giáo, chuyên viên HĐND huyện.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND huyện và Chủ tịch UBND
huyện phân công.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
5
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
15. Được yêu cầu các đơn vị trực thuộc UBND huyện, UBND xã, thị trấn
cung cấp số liệu, tư liệu có liên quan để phục vụ công tác giám sát, quản lý, chỉ
đạo, điều hành của HĐND, UBND huyện.
16. Được ký các văn bản hành chính thông thường, giấy mời họp, thông
báo ý kiến chỉ đạo , quản lý, điều hành của UBND huyện, Thường trực HĐND,
Chủ tịch UBND huyện. Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện các

yêu cầu đó.
2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế
2.3.1 Lãnh đạo Văn phòng HĐND & UBND:
Văn phòng HĐND & UBND huyện có Chánh Văn phòng và Phó Chánh
Văn phòng;
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch UBND huyện bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật;
Chánh Văn phòng huyện chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND,
UBND, Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;
Phó Chánh Văn phòng được phân công theo dõi, phụ trách từng khối công
việc và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về các công
việc được phân công.
2.3.2 Các bộ phận giúp việc:
- Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp;
- Tổ tiếp nhận và giao trả kết qủa;
- Tổ hành chính quản trị ( kể cả văn thư, lưu trữ );
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
6
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
PHẦN II:
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH
VỰC ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN EAH’LEO TỈNH ĐĂK LĂK THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHIẾU NẠI VÀ CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1. khiếu nại:

1.1.1. Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, cơ quan tổ chức:
Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội. Do đó, ta có
thể xem xét khái niệm khiếu nại dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ khoa học; “Khiếu nại là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cá
nhân, tổ chức hay cơ quan nào đó xem xét, sửa chữa một việc làm mà họ cho là
không đúng đắn, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính
đáng của họ và đòi bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra”. Dưới
góc độ này, khái niệm khiếu nại được hiểu theo một nghĩa rộng không chỉ trong
ngôn ngữ của pháp luật mà còn sử dụng trong mọi trường hợp.
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1. Điều 2 của luật khiếu nại, tố cáo quy
định: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
7
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Có thể nhận thấy các quan niệm về khiếu nại, tố cáo trong luật khiếu nại
– tố cáo mang tính hẹp vì chỉ dừng lại ở việc quy định những vấn đề liên quan
đến khiếu nại pháp sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, không bao
quát hết những sự vi phạm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà nó
ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
1.1.2. Mục đích của khiếu nại:
Góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Khi giải quyết khiếu nại của công dân, xét những nội dung cần phản ánh
trong các đơn khiếu nại, nhà nước đánh giá được tình hình thực hiện các chính
sách kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… nắm bắt được tình hình đời sống dân
cư. Từ đó đề ra chủ trương, chính sách thích hợp nhằm hạn chế tiêu cực trong
xã hội. Những khiếu nại của công dân được giải quyết thấu tình đạt lý thì người

dân càng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Tính tích cực chính trị của người dân
sẽ được phát huy, nhân dân càng ý thức hơn vai trò làm chủ của mình, dân chủ
càng được củng cố và phát triển.
Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Khi xem xét giải quyết khiếu nại Nhà nước phát hiện những hạn chế từ
hoạt động của các cơ quan nhà nước các cấp, phát hiện những cán bộ công chức
mất phẩm chất, không có năng lực từ đó có các kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao
trình độ quản lý cho cán bộ công chức và hiệu quả hoạt động của nhà nước
được phát huy.
Quyền khiếu nại bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại:
Người khiếu nại yêu cầu chấm dứt hành vi, quyết định sai trái gây thiệt
hại đến quyền va lợi ích hợp pháp của mình, yêu cầu khắc phục hậu quả, bồi
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
8
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
thường thiệt hại, khôi phục danh dự do việc làm, quyết đinh sai trái gây ra. Nhà
nước cho phép công dân thực hiện quyền khiếu nại thì công dân có trong tay
một công cụ chống tiêu cực hữu hiệu, có thể thực hiện sự giám sát của mình đối
với các hoạt động của nhà nước. Từ đó có tác động đến các cơ quan Nhà nước
khiến cho cơ quan Nhà nước sẽ cân nhắc và thận trọng hơn trước khi ban hành
một quyết định hoặc thực hiện một hành vi mang tính công quyền.
Quyền khiếu nại được thực hiện tốt sẽ củng cố niềm tin của nhân dân vào
chính quyền, làm xích lại gần hơn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân.
1.2. Giải quyết khiếu nại:
Giải quyết khiếu nại là một trong những phương thức bảo vệ quyền
và lơi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức:
Thông qua việc giải quyết khiếu nại sẽ ngăn ngừa và khắc phục những sai
trái, những thiệt hại sảy ra bởi quyết định, hành vi hành chính của cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền, đem lại lợi ích cho người đi khiếu nại một cách nhanh và
có hiệu quả.
Việc xem xét những yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ có cơ sở buộc chấm dứt hành vi vi phạm, quyết định
hành chính sai trái, khắc phục những hậu quả, bồi thường thiệt hại, khôi phục
danh dự cho công dân do những việc làm sai trái để khôi phục lại quyền và lợi
ích hợp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1.3. Pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
1.3.1. Chủ thể của quyền khiếu nại:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể của quyền khiếu nại
gồm có:
Công dân Việt nam; công dân thực hiện quyền khiếu nại phải là người có
năng lực hành vi. Về điều kiện năng lực hành vi để được xem là hợp pháp thì “
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
9
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm
thần, hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi
của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; nếu
không có người đại diện thì Mặt trận tổ quốc việt nam xã, phường, thị trấn nơi
người đó cư trú cử người đại diện để thực hiện khiếu nại; khi thực hiện việc
khiếu nại thì pháp luật quy định người khiếu nại phải xuất trình được giấy tờ
hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn noi người khiếu
nại cư trú để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện
hợp pháp của mình” ( điểm b, khoản 1, Điều 1, NĐ 136/2006/NĐ-CP)
“Trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về
thể chất hoặc vì lý do khách quan mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ
quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh chị em ruột hoặc người
khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được

uỷ quyền chỉ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được uỷ quyền”
( điểm c, khoản 1, Điều 1, NĐ 136/2006/NĐ-CP).
Cơ quan; “ Thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ
trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan có thể uỷ quyền cho người đại diện theo
quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại” ( khoản 2, Điều 1, NĐ
136/2006/ NĐ-CP). Theo Điều 3, quyết định 132 thì thủ trưởng cơ quan được
uỷ quyền cho cấp phó hoặc người có trách nhiệm trong cơ quan đó để thực hiện
tranh chấp, khiếu nại, người được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại
theo đúng nội dung được uỷ quyền.
Với những quy định của pháp luật hiện hành, đã tạo điều kiện cho mọi cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong nước hay nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam
đều có thể bảo vệ lợi ích của mình thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại mà
hiến pháp và pháp luật quy định.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
10
Báo cáo thực tập GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Toán
1.3.2. Đối tượng của khiếu nại:
Quyết định hành chính: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn
bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối
tượng cụ thể về một vấn đề trong hoạt động quản lý hành chính”. Là một dạng
của quyết định quản lý hành chính nhà nước, do đó nó mang bản chất và có đầy
đủ các đặc trưng của một quyết định hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, nó
mang những đặc thù riêng:
Khi ban hành các quyết định hành chính thì các cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ vào pháp luật
để ra quyết định một cách đơn phương, không phụ thuộc vào chủ thể bị điều
chỉnh, bị áp dụng có đồng ý hay không.
Hành vi hành chính: “ hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước

khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”. Là một dạng của hành vi
công vụ, hành vi công vụ dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước, được bảo
đảm bằng quyền lực nhà nước và nhằm sử dụng quyền lực để thực hiện các
nhiệm vụ quản nhà nước. Theo đó, những hành vi công vụ được thực hiện trong
lĩnh vực hành chính có đầy đủ các đặc điểm của hành vi công vụ nói chung và
các đặc điểm đặc thù để phân biệt với các hành vi lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hành vi hành chính thuộc đối tượng khiếu nại ngoài những dấu hiệu đó thì phải
là những hành vi thực hiện hay không thực hiện một công vụ trái pháp luật.
Tóm lại, với cấu thành chủ thể, nội dung, đối tượng như trên thì có thể
nói quyền khiếu nại được hiều là một trong những quyền cơ bản của con người,
của công dân là khả năng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, thực hiện hành vi
nhất định do pháp luật quy định đối với các quyết định hành chính, hành vi hành
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Vinh KS7D 113
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×