Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy trẻ trở thành một ‘vị khách’ lịch sự pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.24 KB, 5 trang )

Dạy trẻ trở thành một ‘vị khách’ lịch sự
Trẻ con thường thích tới chơi ở nhà các bạn học hoặc nhà người thân
trong gia đình. Được tới một nơi khác, tham gia các hoạt động, có thời
gian chơi cùng các thành viên trong gia đình đó khiến trẻ vô cùng phấn
chấn.
Đó chính là lí do tại sao cần dạy trẻ các nghi thức xã giao cần thiết để có
thể được mời đến vào lần sau.
Trước tiên, cách dạy hiệu quả nhất chính là bạn trở thành một tấm gương
để bé noi theo.
Các cách thức xã giao đơn giản, trẻ cần phải được học ở nhà. Ví dụ như:
cám ơn, xin lỗi, làm ơn, con có thể… Còn để cư xử như một người lịch
sự thì đó là cả một quá trình phấn đấu. Điều đó có nghĩa là trong mỗi
giai đoạn phát triển của trẻ, bạn lựa chọn cách cư xử để dạy trẻ sao cho
đúng.
Với trẻ trước tuổi tới trường
Trẻ vô cùng ham học hỏi trong độ tuổi này. Tận dụng sự tự nguyện và
khả năng của trẻ, cố gắng tạo cơ hội cho trẻ học nhiều điều mới, nhưng
chú trọng vào dạy các cách cư xử nền tảng. Nhấn mạnh vào yếu tố lịch
sự bằng cách làm mẫu cho trẻ noi theo. Khen ngợi con khi con chào bạn
hoặc chào mọi người xung quanh lúc vào phòng, khi xin phép làm việc
gì đó và biết cách nói cám ơn. Phần lớn trong độ tuổi này, trẻ đã nói
được “Chào cô, chào chú…” khi gặp người lạ.
Vào trong độ tuổi 5-6, trẻ có thể:
- Rửa tay trước khi ăn
- Ngồi yên cạnh bàn khi ăn
- Khoanh tay cám ơn khi được cho quà
- Chào người lớn tuổi và vẫy tay tạm biệt, biết bắt tay nếu người khác
giơ tay ra bắt
- Nhặt đồ chơi và quần áo để vào nơi thích hợp
- Biết hỏi nhà vệ sinh, nhà tắm ở đâu
Luyện tập những điều trên hằng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả sau một thời


gian.
Phần lớn các bé không gây ra lỗi lầm gì khi đến nhà người khác chơi vì
bạn thường ở bên trông chừng và chăm sóc cho bé.
Với trẻ từ lớp mẫu giáo tới lớp 3
Trẻ trong độ tuổi tới trường có thể biết cái gì nên và cái gì không nên
nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của bạn, cần bạn uốn nắn cách cư xử với người
khác. Trong độ tuổi này, trẻ vô cùng hiếu động, thích khám phá, chính vì
thế mà trẻ rất thích thú đến nhà bạn bè chơi hoặc tới nhà người thân. Trẻ
có nhiều cơ hội để tập trở thành những “vị khách” lịch sự và tận tụy với
những kiến thức mới.

Về cơ bản, trẻ từ 6-9 tuổi biết những nguyên tắc lịch sự sau:
- Nói cám ơn, làm ơn, con có thể, xin lỗi…
- Không bao giờ vào phòng ngủ chủ nhà nếu không được phép vào.
- Không bao giờ động vào những vật riêng tư, cá nhân mà không được
phép.
- Không tự tiện ăn uống ở nhà chủ nhà. Nếu đói hoặc khát nước, cần hỏi
lịch sự.
- Nếu có ai mời ăn mà không ăn thì nên từ chối lịch sự “Không. Cám
ơn”
- Không nhai thức ăn nhồm nhoàm, không nói chuyện, hát hoặc huýt sáo
với thức ăn trong miệng.
- Nếu muốn gọi điện thoại, nghịch máy tính hoặc bất cứ thứ gì thì phải
xin phép mới được sử dụng.
- Tôn trọng giờ đi ngủ và những không gian riêng tư của chủ nhà. Nên
nhớ rằng, mỗi gia đình đều có nguyên tắc riêng.
- Nếu cảm thấy không thoải mái, muốn về nhà thì nên hỏi xin phép để
gọi điện cho ba mẹ tới đón.
Trẻ từ lớp 4 tới lớp 6
Nếu được rèn giũa từ nhỏ thì trẻ trong độ tuổi này có thể khiến bạn tự

hào về cách cư xử lịch sự của trẻ. Nhưng vẫn còn nhiều điều trẻ cần phải
học. Ví dụ như:
- Gõ cửa trước khi vào phòng
- Luôn xin phép trước khi vào phòng như “Con có thể vào không ạ?”
- Mặc quần áo khi ra khỏi giường thậm chí ngay cả đi toilet cũng nên
mặc quần áo ngủ.
- Nếu làm vỡ thứ gì đó thì nên báo ngay cho người lớn biết chuyện
- Trong bàn ăn, khi ăn xong, hãy nói “Xin lỗi con đã ăn xong rồi ạ!”.
Nhớ là ăn hết thức ăn trong bát của mình. Không nên để thừa.
- Sau khi cả nhà ăn xong, dạy trẻ thể hiện ý muốn giúp đỡ người khác
như “Cô có cần con giúp rửa bát, dọn bàn không ạ?”
- Nếu không hiểu được nguyên tắc sử dụng các đồ vật trong nhà, nên hỏi
- Nhặt gọn đồ chơi và các vật dụng khác để vào đúng vị trí đã lấy ra
- Đối xử tốt với các con vật nuôi trong nhà của chủ nhà
- Nói cám ơn sau buổi viếng thăm.
Học cách trở thành một vị khách lịch sự liên quan tới việc hoàn thiện kĩ
năng xã hội cho trẻ - kiến thức cần thiết cho cả cuộc đời.
Theo:
Eva

×