Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

7 cách rèn luyện cho trẻ thói quen làm bài tập về nhà docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 6 trang )

7 cách rèn luyện cho trẻ thói quen làm bài tập về nhà
Bài tập về nhà không chỉ giúp trẻ tìm hiểu và củng cố thêm các môn học
ở trường mà còn là một trong những cách thức đầu tiên dạy trẻ hình
thành nên tinh thần trách nhiệm. Thông qua đó, trẻ học cách đọc và làm
theo hướng dẫn một cách độc lập, học làm thế nào để quản lý và lên kế
hoạch cho những bài tập dài hạn, làm thế nào để hoàn thành công việc
một cách tốt nhất bằng chính khả năng của mình. Đây những kỹ năng
cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào.
Bài tập về nhà có thể được xem như là một trải nghiệm tích cực cho mọi
đứa trẻ. Đó là những nỗ lực của bản thân trẻ nhưng đồng thời cũng cần
sự hỗ trợ từ phía cha mẹ. Vậy đâu là chừng mực và cách thức để bạn
giúp con một cách tốt nhất mà vẫn không khiến trẻ ỷ lại hay dựa dẫm
vào cha mẹ. Sau đây là 7 cách hiệu quả để bạn có thể rèn cho con mình
thói quen làm bài tập ở nhà một cách tốt nhất:
1. Không gian riêng
Hãy sắp xếp cho con bạn một địa điểm cố định trong nhà để trẻ làm bài
và học bài tại đó. Có thể là một căn phòng, một căn gác nhỏ, hay chỉ là
một chiếc bàn đặt trong góc nào đó nhưng hãy đảm bảo nó thật sự yên
tĩnh và đầy đủ ánh sáng, nhất là không bị phiền nhiễu từ các tiếng ồn của
tivi hay điện thoại.
2. Thời gian biểu cho bài tập ở nhà
Chọn một thời điểm nhất định để con
bạn có thể làm bài tập hằng ngày.
Điều này giúp trẻ hình thành thói
quen và ý thức cụ thể hơn về trách
nhiệm của mình. Tùy theo đặc điểm
của con mình mà bạn có thể sắp xếp
cho trẻ một khoảng thời gian thích hợp để học thực hiện bài tập tại nhà.
Một số trẻ thường làm bài tập hiệu quả nhất trong thời điểm ngay sau
khi đi học về; số khác lại giải quyết mọi việc tốt hơn sau khi được thư
giãn và vui chơi thoải mái.


Có điều mọi phụ huynh đều nên biết là trẻ em hầu hết đều tỏ ra kém cỏi
nếu như bị ra lệnh thời điểm làm bài tập ở nhà một cách áp đặt, kiểu
như: “Đúng 4 giờ chiều là con phải ngồi vào bàn học”. Thay vào đó, bạn
có thể nói “Con sẽ không được chơi games nếu chưa hoàn thành xong
bài tập ngày hôm nay”. Bằng cách này, trẻ sẽ lập tức ý thức được công
việc của mình và lao vào thực hiện một cách tự giác.
3. Hãy để con bạn đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập các quy
tắc
Chắc chắn rằng bạn và trẻ đã có sự thống nhất về thời gian và địa điểm
làm bài tập ở nhà. Trong đó, trẻ sẽ chủ động lựa chọn thời gian và địa
điểm mà mình cảm thấy hứng thú nhất, vai trò của cha mẹ là xem xét
xem sự lựa chọn của trẻ có hợp lý không và đưa ra quyết đinh cuối cùng
dựa trên sự thống nhất của bạn và trẻ.
Trong quá trình trẻ thực hiện “nhiệm vụ” của mình, bạn nên quan sát,
theo dõi hiệu quả và có những trao đổi, điều chỉnh khi cần thiết. Liệu trẻ
có bị áp lực khi làm bài tập vào thời điểm đó hay không? Không gian trẻ
học bài và làm bài có bị gián đoạn bởi tivi, điện thoại hoặc sự trò chuyện
của các thành viên khác trong gia đình không? Nếu có, bạn cần thảo luận
với trẻ, tính toán và tìm ra những sự lựa chọn khác hiệu quả hơn. Trong
trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm con
mình về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình làm bài tập ở
nhà.
5. Tuyệt đối không làm bài tập dùm con
Không ít bậc cha mẹ thể hiện tình thương của mình bằng cách làm giúp
con mình tất cả mọi thứ, trong đó có cả việc làm bài tập về nhà cho con.
Thực chất, đây là một sai lầm lớn mà tất cả các phụ huynh đều cần tránh.
Sẽ là rất tuyệt nếu bạn giúp con mình tập trung và tiếp cận bài tập một
cách tốt nhất, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng chính trẻ phải tự
mình hoàn thành công việc một cách độc lập. Thỉnh thoảng, đối với
những bài tập quá khó, bạn có thể hướng dẫn con một cách cụ thể hơn;

nhưng hãy để trẻ cố gắng hết khả năng của mình rồi mới nhận được sự
giúp đỡ từ ba mẹ.
6. Đưa ra phản hồi tích cực
Thỉnh thoảng nên xem qua vở bài tập của con và dành lời khen ngợi cho
sự nỗ lực và kết quả trẻ đạt được. Nếu bạn tìm thấy lỗi, không nên phê
bình. Thay vào đó, hãy cùng trẻ xem lại những bài tập ấy và xác định
khó khăn mà trẻ gặp phải để giúp trẻ khắc phục và hoàn thành công việc
tốt hơn trong những lần sau.
7. Giữ liên lạc với giáo viên của con
Đây là điều cần thiết đối với mọi phụ huynh. Nếu con bạn gặp phải vấn
đề gì về bài tập ở nhà, chẳng hạn như khó hiểu, không thể hoàn thành
hết số lượng bài tập được giao, hoặc cảm thấy chán vì bài tập quá dễ
dàng so với khả năng của mình, hãy trao đổi điều này với giáo viên chủ
nhiệm. Chính họ là người hiểu rõ năng lực của con bạn và cả những yêu
cầu của chương trình học, họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích hoặc
có những điều chỉnh phù hợp với khả năng của con bạn.
Theo:
Webtretho

×