Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.43 KB, 5 trang )

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC
TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC

§ 108

Cái Ở đây được chỉ ra mà tôi bám chặt cũng là một Cái Ở đây này;
nhưng trong thực tế không phải là cái Ở đây này mà là một cái Trước và
Sau; một cái Trên và Dưới; một cái Bên phải và Bên trái. Ngay riêng cái
Ở trên thì bản thân nó cũng giống vậy, tức cũng là cái tồn tại khác đa
tạp này với cái ở trên, ở dưới v.v Cái Ở đây phải được chỉ ra thì tiêu
biến trong những cái Ở đây khác, và những cái khác này, đến lượt
chúng, cũng tiêu biến giống như thế. | Cái được chỉ ra, được bám chặt,
và vẫn còn lại, là một cái Này phủ định, và sở dĩ [cái phổ biến mang tính
phủ định này] tồn tại như vậy chỉ là do những cái Ở đây được nắm lấy
như chúng phải là, nhưng trong đó chúng lại tự thủ tiêu nhau, vậy nó
[cái Này phủ định] là một phức hợp đơn giản (eine einfache
Komplexion) của nhiều cái Ở đây. Cái Ở đây được “cho rằng” [trong xác
tín cảm tính] tưởng là điểm [phải nhắm tới], nhưng cái điểm lại không
tồn tại, trái lại, khi nó được chỉ ra như là đang hiện hữu, thì sự “chỉ ra”
cho thấy bản thân không phải là một cái biết trực tiếp mà là một quá
trình vận động, xuất phát từ cái Ở đây được “cho rằng” [xác tín lúc đầu]
thông qua nhiều cái Ở đây rồi đi tới cái Ở đây phổ biến, tức là một đa
thể đơn giản của cái Ở đây, tương tự như ban ngày [trong cái “Bây giờ”]
là một đa thể đơn giản của cái Bây giờ(199).
§ 109

Vậy rõ ràng là: phép biện chứng của sự xác tín cảm tính không gì khác
hơn là lịch sử đơn giản của tiến trình vận động hay của kinh nghiệm
của nó; và bản thân sự xác tín cảm tính không gì khác hơn chỉ là lịch
sử này. Vì thế, ý thức tự nhiên bao giờ cũng tự mình đi đến kết quả
này, tức đến với cái đúng thật trong trường hợp xác tín cảm tính và


luôn luôn nếm trải kinh nghiệm về quá trình như thế, song, nó lúc nào
cũng vội quên ngay đi và bắt đầu tiến trình vận động từ đầu. Cho nên
thật đáng ngạc nhiên khi bất chấp kinh nghiệm này, có người lại nêu ra
“kinh nghiệm phổ biến” khác, với tư cách là khẳng quyết triết học, thậm
chí với tư cách là kết quả [nghiên cứu] về thuyết hoài nghi, để cho rằng
thực tại hay sự tồn tại của những sự vật bên ngoài trong chừng mực
chúng là những “cái Này” hay những đối tượng cảm tính là có tính chân
lý tuyệt đối đối với ý thức. | Một khẳng quyết như vậy quả là không biết
tự mình nói gì, nó không biết rằng nó đang nói cái ngược lại với điều nó
muốn nói(200). Sự thật [chân lý] của những Cái Này-cảm tính dành cho
ý thức đã được khẳng quyết nói trên cho là “kinh nghiệm phổ biến”,
nhưng thực ra chính cái ngược lại mới là kinh nghiệm phổ biến: bất kỳ ý
thức nào cũng tự mình liên tục thủ tiêu một “sự thật” như thế, chẳng
hạn: cái Ở đây là một cái cây hay cái Bây giờ là buổi trưa và nói ra cái
ngược lại: cái Ở đây không phải là một cái cây mà là một ngôi nhà; và
nội dung ở trong khẳng định [thứ hai] này – vì đã thủ tiêu khẳng định
đầu tiên – cũng lại là một khẳng định về một cái Này cảm tính, nên ý
thức cũng lập tức thủ tiêu, và trong mọi sự xác tín cảm tính thì, trong
tính chân lý của nó, chỉ có sự trải nghiệm về điều ta đã thấy, đó là: cái
Này chỉ như là một cái phổ biến, tức, cái trái ngược lại với điều mà
khẳng quyết trên đây cam kết là “kinh nghiệm phổ biến”.

Đối với việc viện dẫn đến “kinh nghiệm phổ biến” này, thiết tưởng ta có
thể được phép dự đoán (antizipieren) trước quá trình sẽ diễn ra trong
lãnh vực “thực hành” (das Prak-tische) bằng sự xem xét sau đây: trong
mối quan hệ về phương diện này [thực hành], ta có thể bảo những ai
khẳng quyết tính chân lý và sự xác tín về thực tại của những đối tượng
cảm tính rằng, họ cần được gửi ngược lại đến trường học sơ cấp nhất
về minh triết, đó là các bí nhiệm Eleusis (về thần Ceres và thần Bacchus)
và phải khởi đầu học về bí nhiệm của việc ăn bánh và uống rượu, bởi lẽ

kẻ tín đồ trong các bí nhiệm này không chỉ đạt đến chỗ hoài nghi
(Zweifel) về sự tồn tại của những sự vật cảm tính mà còn đến chỗ tuyệt
vọng (Verzweiflung) nữa; vì khi quan hệ với những sự vật này, kẻ tín đồ
vừa một mặt tự mình hoàn thành tính hư vô của chúng, vừa mặt khác,
chứng kiến chúng tự hoàn thành [tự quy giảm thành] tính hư vô. Ngay
cả thú vật cũng không bị loại trừ ra khỏi sự minh triết này, trái lại chúng
tỏ ra là được thụ giáo sâu sắt nhất, bởi chúng không chịu dừng lại trước
những sự vật cảm tính như thể trước các sự vật đang hiện hữu tự-
mình, trái lại trong cơn tuyệt vọng về tính thực tại này và với sự xác tín
hoàn toàn về tính hư vô [phủ định] của sự vật, chúng không ngần ngừ gì
mà không vồ lấy và ăn sạch. | Và toàn bộ giới tự nhiên, cũng như lũ thú
vật đều hoan hỉ tung hô các huyền nhiệm đã được khai mở này, vì đã
dạy cho chúng biết thế nào là sự thật của những sự vật cảm tính!(201).
§ 110

Vậy, chính những kẻ nêu lên khẳng quyết như vừa nói thì bản thân họ –
dựa theo các nhận xét của ta trên đây – lại trực tiếp nói ra điều ngược
lại với những gì họ “cho rằng”; một hiện tượng có lẽ đủ sức mạnh nhất
để khiến họ phải suy nghĩ lại về bản tính tự nhiên của sự xác tín cảm
tính. Họ nói về sự hiện hữu (Dasein) của những đối tượng bên ngoài
và, [theo họ], chúng có thể được xác định chính xác hơn như là những
sự vật hiện thực, tuyệt đối cá biệt, hoàn toàn đơn lẻ, không cái nào
giống cái nào; [nói ngắn], sự hiện hữu ấy có tính xác tín và tính chân lý
tuyệt đối. Họ muốn nói đến tờ giấy này mà tôi đang viết đây hoặc tờ
giấy mà tôi đã viết, nhưng họ không nói ra được điều họ muốn nói
[“cho rằng”]. Nếu họ thực sự muốn nói ra tờ giấy này mà họ nghĩ tới,
họ không thể nào làm được, vì lẽ cái Này cảm tính được họ “cho rằng”
là không thể nào đạt tới được (unerreichbar) bằng ngôn ngữ, bởi ngôn
ngữ là thuộc về ý thức, tức thuộc về cái gì tự mình là cái phổ biến. Do
đó, ngay trong lúc nỗ lực thực sự để nói ra về nó, nó đã tan vỡ ngay;

những ai đã bắt đầu mô tả nó đều không thể đi đến hoàn tất, mà đành
phải dành lại cho những người khác, rồi tự những người khác này rút
cục cũng phải thú nhận là đang nói về một sự vật không tồn tại. Quả
thật, họ muốn nói đến tờ giấy này, tức tờ giấy hoàn toàn khác với tờ
giấy trên kia, nhưng họ nói ra [toàn những từ như] về “các sự vật hiện
thực”, “các đối tượng bên ngoài” hay “các đối tượng cảm tính”, “cái tồn
tại tuyệt đối cá biệt” v.v , tức họ chỉ nói được cái phổ biến về chúng;
do đó, cái gì được gọi là cái “không nói ra được” ắt không gì khác hơn
là cái không-thật (das Unwahre), cái vô-lý tính, cái “được cho rằng” đơn
thuần.

Nếu không có gì để nói thêm về một sự vật ngoại trừ bảo rằng nó là
“một sự vật hiện thực”, “một đối tượng bên ngoài”, – thì tức là làm cho
nó trở thành cái phổ biến nhất trong mọi sự vật có thể có, và như thế là
nói về sự ngang bằng [sự đồng nhất] của nó với mọi sự vật khác chứ
không phải nói về tính dị biệt của nó. Nếu tôi nói “một sự vật cá biệt”,

×