Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 7 trang )

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC
TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC

I

SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG”
[TƯ KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”]


§ 90

SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG” [TƯ
KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”](177)

Cáibiết(178) là đối tượng đầu tiên hay trực tiếp của ta không thể cái gì
khác hơn là chính cái biết mà bản thân là cái biết trực tiếp, cái biết về
cái trực tiếp hay là về cái đang hiện hữu (Seiend) [đang “là” đơn
thuần]. Đối với cái trực tiếp ấy, chúng ta phải hành xử (verhalten) theo
một phương cách cũng trực tiếp không kém, hay tiếp thu (thụ nhận
(aufnehmend) cái biết ấy như nó đang trình ra cho ta; do đó, không
được biến đổi điều gì hết nơi nó, và giữ việc lãnh hội (Auffassen) nó
độc lập với việc thấu hiểu nó [bằng Khái niệm] (Begreifen).
§ 91

Nội dung cụ thể của sự xác tín cảm tính làm cho sự xác tín này trực tiếp
xuất hiện ra như là [loại] nhận thức (Erkennt-nis) phong phú nhất, thậm
chí như là một nhận thức có sự phong phú vô tận; một sự phong phú
mà cho dù ta đi ra ngoài trong không gian và thời gian là nơi nội dung
ấy dàn trải ra cho ta, cũng như khi ta thử lấy ra một mảnh của sự phong
phú ấy rồi bằng sự phân chia để đi vào bên trong nó, đều không tìm
thấy một ranh giới nào cả. Thêm nữa, sự xác tín cảm tính cũng xuất


hiện ra như là nhận thức đúng thật nhất (wahrhalftest), bởi nó chưa
gạt bỏ bất cứ điều gì ra khỏi đối tượng, trái lại nó có đối tượng trước
mặt mình trong tất cả tính hoàn chỉnh trọn vẹn. Thế nhưng, trong thực
tế, sự xác tín này tự cho thấy bản thân nó là sự thật(179) trừu tượng
nhất và nghèo nàn nhất. Nó chỉ nói được về cái nó biết điều sau đây:
đó là [sự vật đang tồn tại đấy]; và sự thật của nó chỉ chứa đựng đơn
độc cái tồn tại(180) của sự việc (Sache). | Trong sự xác tín này, ý thức –
về phía mình – chỉ như là cái Tôi thuần túy; hay trong đó, cái Tôi chỉ
như là Con người này thuần túy, và cũng thế, đối tượng chỉ như là Cái
[vật] này thuần túy. Tôi, con người này, sở dĩ xác tín về sự vật này
không phải vì Tôi đã phát triển với tư cách là ý thức và đã vận động các
tư tưởng của tôi một cách đa tạp [để tìm hiểu đối tượng]. Và cũng
không phải vì sự vật mà tôi xác tín, – nhờ dựa trên cái đa tạp của các
thuộc tính khác nhau – có một phức hợp những mối quan hệ phong
phú nơi bản thân nó hay có một phức hợp những quan hệ đa dạng với
những sự vật khác. Cả hai điều trên đều không liên quan gì đến sự thật
của sự xác tín cảm tính: cả cái Tôi lẫn sự vật ở trong sự xác tín ấy đều
không có ý nghĩa của một sự trung giới (Vermittlung) đa dạng(181); cái
Tôi thì không có ý nghĩa của một sự hình dung hay của tư duy đa tạp
[thành những biểu tượng], còn sự vật thì không có ý nghĩa của các
thuộc tính đa tạp(182); trái lại sự vật chỉ tồn tại [là]; và nó tồn tại chỉ
bởi vì nó [đang] tồn tại thế thôi. | Sự vật đang tồn tại; chính điều này là
cái bản chất (das Wesentliche) đối với cái biết cảm tính, và chính cái
tồn tại thuần túy này, hay chính tính trực tiếp đơn giản này tạo nên sự
thật [chân lý] của sự vật [cảm tính]. Cũng thế, sự xác tín, với tư cách là
mối quan hệ, là mối quan hệ trực tiếp thuần túy; cái ý thức là Tôi, thế
thôi: một cái này [con người này] thuần túy; tức, cái [ý thức] cá biệt
[này] biết cái [sự vật] này thuần túy, hay là biết cái cá biệt.
§ 92


Nhưng, nếu ta quan sát kỹ hơn, ta sẽ thấy nơi cái tồn tại thuần túy tạo
nên bản chất của sự xác tín cảm tính này và được sự xác tín cho là sự
thật của nó sẽ còn diễn ra nhiều trò khác nữa(183). Một sự xác tín cảm
tính hiện thực thì không chỉ là tính trực tiếp thuần túy này mà còn là
một ví dụ, [một trường hợp điển hình] (ein Beispiel) của tính trực tiếp
[đang diễn trò]. Trong vô số những sự phân biệt xuất hiện ra ở đây [nơi
sự xác tín], ta luôn tìm ra sự khác biệt chủ yếu, tức là từ cái tồn tại
thuần túy trong sự xác tín cảm tính lập tức phân đôi ra khỏi nó hai cái
đã được gọi là hai cái này: một cái này như là cái Tôi và một cái này
như là đối tượng. Nếu ta phản tư [vì mục đích phân tích về mặt triết
học] về sự phân biệt này, ắt nó sẽ cho ta thấy rằng, trong sự xác tín cảm
tính, cả cái này lẫn cái kia đều không hề chỉ là trực tiếp, trái lại chúng
đều đồng thời là được trung giới (vermittelt) cả: cái Tôi có được sự xác
tín là thông qua sự trung giới của một cái khác, đó là sự vật; và cũng
vậy, sự vật này ở trong sự xác tín là nhờ thông qua một cái khác, đó
chính là thông qua cái Tôi(184).
§ 93
[I. Bước kiểm tra thứ nhất: từ phía cái “tự-mình” của đối tượng:]*

Không phải chỉ chúng ta [nhà hiện tượng học] tạo nên sự phân biệt này
giữa cái bản chất [sự thật] và trường hợp điển hình, giữa tính trực tiếp
và sự trung giới, trái lại, ta tìm thấy sự phân biệt ấy nơi bản thân sự xác
tín cảm tính và ta phải tiếp thu nó trong bản thân hình thái như nó
đang tồn tại [trong sự xác tín ấy] chứ không phải như ta vừa xác định
nó. Trong sự xác tín này, một mô-men (Moment) được thiết định như
là cái đang hiện hữu trực tiếp và đơn giản, hay như là cái bản chất, cái
đó chính là đối tượng; còn yếu tố kia, như là cái không có tính bản chất
và là cái được trung giới, là cái không tồn tại như là tự-mình mà thông
qua trung gian một cái khác: đó là cái Tôi, tức một cái biết sở dĩ biết
được đối tượng chỉ là vì đối tượng tồn tại, còn cái biết [cái Tôi] có thể

tồn tại hoặc không tồn tại đều được. Nhưng đối tượng thì tồn tại; nó là
cái đúng thật và là cái bản chất; nó tồn tại, bất kể nó có được biết hay là
không; nó vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi nó không được biết tới, trong
khi cái biết không tồn tại nếu không có sự tồn tại của đối tượng(185).
§ 94

Vậy, [vấn đề là] phải xét xem liệu đối tượng, trong thực tế, ở trong bản
thân sự xác tín cảm tính, có phải là cái bản chất đúng như là sự xác tín
đã nghĩ về nó như thế không; liệu [ý nghĩa và] khái niệm về nó như là
cái bản chất có tương ứng với phương cách mà nó đang có mặt trong
sự xác tín ấy không. Nhằm mục đích này, chúng ta [người quan sát]
không cần phải phản tư và suy nghĩ xem đối tượng có thể là gì trong
tính đúng thật của nó, mà chỉ cần đơn thuần quan sát nó như nó đang
ở trong sự xác tín cảm tính.
§ 95

Vậy, chính bản thân sự xác tín cảm tính phải hỏi: “Cái này” là gì? Nếu ta
nắm lấy “Cái này” này trong hình thái nhị bội (gedoppelt: nhân đôi) của
sự tồn tại của nó, như là cái Bây giờ và cái Ở đây, thì phép biện chứng
diễn ra nơi nó sẽ có hình thức dễ hiểu hơn là nơi bản thân “Cái này”.
Đối với câu hỏi: bây giờ là gì?, ta trả lời ví dụ [bằng một trường hợp]:
bây giờ là ban đêm. Để thẩm tra tính chân lý của sự xác tín cảm tính
này, chỉ cần một thử nghiệm đơn giản là đủ. Ta hãy ghi lại sự thật này;
một sự thật không thể mất đi do sự ghi lại, cũng không thế mất đi khi ta
bảo lưu nó (aufbewahren). [Thế nhưng], bây giờ, buổi trưa này, ta nhìn
lại cái sự thật đã được ghi lại kia, ta ắt buộc phải nói rằng, sự thật ấy đã
ôi thiu rồi [đã lạc hậu](186).
§ 96

Cái “bây giờ là ban đêm” được bảo lưu, tức là được đối xử đúng như

điều nó tự tuyên bố, như một cái đang hiện hữu, thế nhưng thực ra nó
tự chứng tỏ như là một cái không phải đang hiện hữu. Bản thân “cái
Bây giờ” thì vẫn đứng vững, nhưng, như một “cái Bây giờ” không phải
là ban đêm, cũng như nó vẫn đứng vững trước cái ban ngày là cái Bây
giờ của nó, nhưng với tư cách một cái Bây giờ [nói chung] cũng không
phải là cái ban ngày, nghĩa là: bản thân cái Bây giờ tồn tại như là một
cái phủ định nói chung (ein Negatives überhaupt)(187). Vì thế, cái Bây
giờ tự bảo tồn này không phải là một cái trực tiếp mà là một cái được
trung giới, vì nó được xác định như một cái gì vẫn còn tồn tại và vẫn
đứng vững thông qua sự kiện: cái khác, – đó là ban ngày và ban đêm –
không hiện hữu. Bằng cách ấy, nó vẫn đơn giản như là nó trước đó,
như là cái Bây giờ, và trong tính đơn giản này, nó dửng dưng trước
những gì còn xảy ra nơi nó: ban đêm và ban ngày không phải là sự tồn
tại của nó, mà nó cũng không phải là ban ngày và ban đêm; nó không hề
bị cái-tồn tại-khác-này của nó tác động. Một cái đơn giản như thế, [tức]
cái tồn tại thông qua sự trung giới của sự phủ định, không phải cái này
cũng không phải cái kia; một cái không phải cái này và cũng dửng dưng
với việc tồn tại như cái này hay cái kia, ta gọi đó là một cái phổ biến
(ein Allgemeines); vậy, trong thực tế, cái phổ biến mới chính là cái
đúng thật (das Wahre) của sự xác tín cảm tính(188).

×