Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 5]: SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ_3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 7 trang )

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN
[Phần 5]: SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ VÀKHÔNG ĐỘC
LẬP-TỰ CHỦ CỦA TỰ-Ý-THỨC; LÀM CHỦ VÀ
LÀM NÔ (318)

§ 192

Trong sự thừa nhận này, đối với CHỦ, đối tượng hình thành nên sự thật
của sự xác tín về chính mình [của CHỦ] là cái ý thức không-bản chất [ý
thức lệ thuộc của NÔ]. Nhưng, rõ ràng là, đối tượng này không tương
ứng với Khái niệm về nó, vì ngay khi thiết lập được quyền làm chủ, CHỦ
chỉ thực sự tìm thấy đối tượng là cái gì đã trở thành hoàn toàn khác với
một ý thức độc lập-tự chủ. Cái đối diện với CHỦ bây giờ không phải là
một ý thức độc lập-tự chủ mà thật ra chỉ là một ý thức không-độc lập-
tự chủ; do đó, CHỦ không xác tín về sự tồn tại-cho-mình như là sự thật
của mình. | Trái lại, sự thật của mình, trong thực tế, là cái ý thức không-
bản chất và việc làm không có tính bản chất của ý thức ấy.
§ 193

Theo đó, sự thật của ý thức độc-lập-tự-chủ [của CHỦ] chính là ý thức
nô lệ [của NÔ]. Ý thức nô lệ này thoạt đầu đúng là xuất hiện ra ở bên
ngoài nó và không phải như là sự thật của Tự-ý thức. Nhưng, giống như
việc làm chủ đã cho thấy bản chất của nó lại là cái ngược lại với những
gì nó mong muốn trở thành, thì, cũng vậy, việc làm nô, khi hoàn tất tiến
trình, sẽ chuyển thành cái đối lập với những gì nó đang tồn tại trực tiếp,
[nghĩa là] với tư cách là ý thức bị đẩy ngược lại vào trong chính nó, nó
[ý thức làm Nô] sẽ đi vào trong chính mình và tự đảo hóa ngược lại
(umkehren) thành sự độc lập-tự chủ chân thực.
§ 194

Trở lên ta đã chỉ mới nhìn thấy việc làm nô ở trong quan hệ với việc làm


chủ. Nhưng việc làm nô [cũng] là Tự-ý thức, nên bây giờ là lúc thử xét
về phương diện này để xem việc làm nô tự-mình và cho-mình như thế
nào. Thoạt đầu, CHỦ là bản chất đối với [tình trạng] làm nô, do đó, đối
với việc làm nô thì sự thật [được mong ước] là cái ý thức độc lập-tự
chủ-tồn tại-cho-mình, nhưng cái sự thật tồn tại cho nó [cho việc làm
nô] – chưa ở nơi bản thân nó(338). Chỉ có điều [quan trọng] là: việc làm
nô, trong thực tế, chứa đựng bên trong nó sự thật này về tính phủ định
thuần túy và về sự tồn tại-cho-mình, bởi lẽ việc làm nô đã nếm trải
kinh nghiệm [đau đớn] về cái bản chất này nơi bản thân nó. Nói rõ
hơn, ý thức [làm nô] này không phải đã có nỗi lo sợ (Angst) về điều này
hay điều kia, lúc này hay lúc nọ, mà đã lo sợ cho toàn bộ sự tồn tại của
nó, bởi nó đã trải nghiệm sự kinh sợ (Furcht)(339) trước cái CHẾT như
trước ông CHỦ tuyệt đối. Ý thức [làm nô] này – trong kinh nghiệm ấy –
đã tan nát tận đáy lòng, đã run rẩy cả châu thân và tất cả những gì kiên
cố trong nội tâm nó đều rạn vỡ. Thế nhưng, chính tiến trình vận động
phổ biến, thuần túy này, chính việc tan rã tuyệt đối của tất cả những gì
ổn cố thành sự liên tục trôi chảy lại là cái bản chất đơn giản [tối hậu]
của Tự-ý thức; [do đó] tính phủ định tuyệt đối, sự tồn-tại-thuần-túy-
cho-mình có mặt [một cách mặc nhiên, tiềm tàng] nơi [loại] ý thức [làm
nô] này. [Vả lại], yếu tố này của sự tồn tại-cho-mình-thuần túy cũng là
cho ý thức [làm nô] (für es), vì yếu tố này hiện diện trong CHỦ như là
đối tượng của nó. Hơn nữa, ý thức [làm nô] này không chỉ là sự phân rã
phổ biến này nói chung [về nguyên tắc], mà, trong việc phục dịch [vất
vả cho CHỦ], ý thức ấy hoàn thành việc phân rã này một cách hiện
thực. | Qua việc phục dịch, nó thủ tiêu trong mọi yếu tố riêng lẻ tính
phụ thuộc [và gắn liền] (Anhänglichkeit) của nó đối với cái hiện hữu tự
nhiên [sự vật] và bằng lao động của chính mình mà tước bỏ
(hinwegarbeitet) sự hiện hữu [tự nhiên] này đi(340).
§ 195


Tuy nhiên, cảm xúc về quyền lực tuyệt đối – ở trong hình thức chung
lẫn trong hình thức riêng lẻ của việc phục dịch – chỉ là sự phân rã tự-
mình này [mặc nhiên, implizit]; và cho dù sự kinh sợ trước CHỦ NHÂN
là khởi điểm của minh triết(341) thì trong việc ấy, ý thức vẫn chưa phải
là sự tồn-tại-cho-mình đối với chính mình(342). Nhưng, kinh qua lao
động, ý thức [làm nô] mới đi đến được với chính mình. Trong yếu tố
tương ứng với sự ham muốn trong ý thức làm CHỦ, phương diện của
mối quan hệ không-bản chất đối với sự vật dường như rơi vào phía ý
thức làm-nô, vì ở đó, sự vật đã giữ lại tính độc-lập-tự chủ của mình.
Ham muốn đã dành cho phía nó sự phủ định thuần túy đối với đối
tượng và qua đó là cảm xúc không bị pha trộn về chính mình. Nhưng,
cũng chính vì lẽ ấy, bản thân sự thoả mãn này chỉ là một cái gì thoáng
qua, bởi thiếu vắng nơi nó mặt đối tượng hay là sự trường tồn. Ngược
lại, lao động là sự ham muốn bị kiềm chế, là cái thoáng qua được chận
đứng lại [được trì hoãn], hay nói khác đi, lao động đào luyện
(bildet)(343). Mối quan hệ phủ định đối với đối tượng nay chuyển hóa
thành [việc tạo nên] hình thể cho đối tượng, biến đối tượng thành một
cái trường tồn, bởi, đối với người lao động, đối tượng có sự độc lập-tự
chủ. Cái trung giới phủ định hay việc làm kiến tạo hình thể này đồng
thời là tính cá biệt[sự hiện hữu cá biệt] hay là sự tồn tại-thuần-túy-cho-
mình của Ý thức. | Trong lao động, ý thức này bây giờ đi ra bên ngoài
chính mình, bước vào trong “môi trường” (Element) của cái trường tồn.
| Bởi vậy, thông qua đó, ý thức lao động đi tới chỗ trực quan
(Anschauung) [lãnh hội trực tiếp] cái tồn tại độc lập-tự chủ ấy [của đối
tượng] như là sự độc lập-tự chủ của chính mình(344).
§ 196

Nhưng, hoạt động kiến tạo hình thể [cho đối tượng] (das Formieren)
không chỉ có ý nghĩa tích cực là qua đó, ý thức làm nô, với tư cách là sự
tồn tại-cho mình, trở thành “hiện hữu” [khách quan] (Dasein) đối với

chính mình mà còn có ý nghĩa tiêu cực đối lập lại với yếu tố thứ nhất
của nó, đó là yếu tố tiêu cực của sự kinh sợ (die Furcht). Bởi vì trong
việc uốn nắn (Bilden) sự vật, ý thức chỉ có thể nhận ra tính phủ định của
riêng mình, sự tồn tại-cho-mình của mình như một đối tượng là thông
qua sự kiện nó thủ tiêu hình thể đối lập đang hiện hữu đối đầu với nó.
Nhưng, yếu tố phủ định mang tính đối tượng [khách quan] này chính là
cái bản chất xa lạ [ở bên ngoài] mà ý thức đã run sợ (gezittert). Tuy vậy,
bây giờ, ý thức phá hủy cái phủ định xa lạ bên ngoài này, thiết định
chính mình – như là một cái phủ định – vào trong môi trường trường
tồn của sự vật và qua đó, trở thành một cái gì tồn tại-cho mình đối với
chính mình(345). Ý thức làm nô có sự tồn-tại-cho-mình nơi CHỦ như
một cái khác, [ở bên ngoài, một sự kiện xa lạ, khách quan] hay chỉ có đó
cho nó; rồi trong sự kinh sợ, sự tồn tại-cho-mình lại hiện diện bên trong
ý thức làm nô; còn trong việc đào luyện (Bilden) [kiến tạo hình thể cho
sự vật], sự tồn tại-cho-mình trở thành cái tồn tạithuộc về chính mình
(für es) [của NÔ], và như vậy, ý thức làm nô đạt tới ý thức rằng bản
thân nó tồn tại tự-mình-và-cho-mình (an und für sich)(346). Hình thức
[của sự vật], qua việc được thiết định ra bên ngoài
(hinausgesetzt)(347) [chủ thể], không trở thành một cái gì khác với bản
thân chủ thể [NÔ], bởi chính hình thức này là cái tồn tại-cho-mình
thuần túy của chủ thể [NÔ], được chủ thể xem là sự thật ngay ở trong
tính ngoại tại này. Thông qua việc tìm ra lại chính mình bởi chính mình,
NÔ nhận ra rằng chính trong lao động – là nơi nó đã tưởng rằng chỉ có
“ý nghĩa [hay “hiện hữu”] xa lạ” (fremder Sinn) – nó nhận ra đó là “ý
nghĩ của riêng chính mình” (eigener Sinn)(348).

Bởi lẽ để đi đến được sự phản tư [của chính mình vào trong chính
mình] này, hai yếu tố: sự kinh sợ và sự phục dịch nói chung, cũng như
cả hoạt động kiến tạo hình thể [cho sự vật] đều là tất yếu [notwendig:
tất yếu và cần thiết] và đồng thời, cả hai yếu tố này phải hiện hữu một

cách phổ biến. Không có kỷ luật của sự phục dịch và sự vâng lời, thì sự
kinh sợ chỉ vẫn là hình thức [suông] và không triển khai được trên toàn
bộ tính hiện thực được nhận thức của hiện hữu. Không có hoạt động
kiến tạo (Bilden) [chữ “Bilden” ở đây có nghĩa như là “Formieren”: kiến
tạo hình thể cho sự vật], sự kinh sợ chỉ ở mãi trong nội tâm và câm nín,
và ý thức không trở thành [minh nhiên] cho chính mình. Nếu ý thức chỉ
kiến tạo hình thức [cho sự vật] mà không có [trạng thái] nguyên thủy
của sự kinh sợ tuyệt đối, thì ý thức chỉ có một “ý nghĩ riêng” (eigener
Sinn) vô dụng [một thái độ “tự quy” trống rỗng], vì hình thức của nó
hay tính phủ định của nó không phải là tính phủ định tự-mình [per se]
và do đó, hoạt động kiến tạo hình thức không thể mang lại cho nó ý
thức về chính mình như là bản chất. Nếu nó cứ vẫn không trải nghiệm
sự kinh sợ tuyệt đối (absolute Furcht) mà chỉ có ít nhiều lo sợ (Angst)
thì cái bản chất phủ định vẫn mãi mãi là cái gì ở bên ngoài nó; bản thể
[thực thể] của nó không được cái tồn tại này tiêm nhiễm (angesteckt)
một cách toàn diện. Bởi toàn bộ nội dung của ý thức tự nhiên của nó
chưa bị chao đảo (wankend), nên nó – một cách tự-mình [về nguyên
tắc] vẫn còn thuộc về sự tồn tại nhất định; “ý nghĩ riêng” (der eigene
Sinn) của nó chỉ là “sự ngoan cố” (Eigensinn) [ý chí cá nhân], một [kiểu]
tự do còn đứng nguyên trong việc làm nô [chưa thoát ra khỏi ý thức nô
lệ](349).

Nếu hình thức thuần túy không thể trở thành bản chất thì hình thức ấy
– được xem như sự triển khai ra trên cái cá biệt – càng không phải là sự
kiến tạo (Bilden) phổ biến, không phải là một Khái niệm tuyệt đối, mà
đúng hơn, chỉ là một chút tài khéo có khả năng làm chủ trên một số sự
vật cá biệt nào đó, chứ không thể làm chủ đối với sức mạnh phổ biến
cũng như trên toàn bộ bản chất khách quan.

×