Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hóa huyện lâm hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 112 trang )

MỞ ĐẦU
Hương ước, lệ làng cổ được coi là một trong những di sản văn hoá có tính
chất pháp lý đặc sắc trong làng xã cổ truyền Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những giá trị không thể
phủ nhận được vai trò “tự quản” của hương ước lệ làng. Nhiều truyền thống tốt
đẹp, nhiều phẩm chất quý giá; những hành vi ứng xử xã hội, gia đình và cá nhân ít
nhiều đã được hương ước, lệ làng gìn giữ và điều chỉnh.
Ngày nay nông thôn Việt Nam đang trong thời kỳ thay đổi mạnh mẽ. Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú ý đến việc phát huy vai trò tự quản của nhân
dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cuộc vận động làng văn hoá, gia đình văn
hoá đả trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Đảng bộ và chính quyền các
cấp đã coi cuộc vận động này là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của
nhân dân ta thiết thực góp phần làm nên thắng lợi phát triển kinh tế, ổn định trật
tự an ninh xã hội.
Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Phát
huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hũ tục mê
tín di đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình nghóa xóm làng, đảm bảo đoàn kết nông
thôn, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước về nếp sống
văn minh ở các thôn xã”.
Ngày 19/6/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24 – 1998/CT
– TTG về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V khoá VII và chỉ thị số 61/CT – UB
của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phát huy quyền tự quản của nhân dân,
các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà ra đời và các hương ước, quy ước của các thôn,
buôn cũng đã xuất hiện với mục đích “Phát huy quyền tự quản của nhân dân, thực
hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong
nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ
sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản


xuất và đời sống; gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục
Trang 1


của cộng đồng nhằm thực hiện tốt quyền lợi, nghóa vụ của công dân và nhiệm vụ
cấp trên trên trao “theo đúng tinh thần của điều 13 – Chương VI trong quy chế
thực hiện dân chủ ở xã của chính phủ ban hành ngày 11/5/1998.
112 thôn, buôn, khu phố văn hoá và 52 cơ quan văn hoá ở huyện Lâm Hà
– Tỉnh Lâm Đồng là minh chứng tính năng động, phát huy quyền dân chủ, nhân
dân tự quản, kế thừa những di sản quý báu cha ông ta và của Đảng ta.
Đánh giá đúng quy trình soạn thảo, nội dung và tổ chức thực hiện hương
ước, quy ước mới trong các thôn , buôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà- Tỉnh
Lâm Đồng là vấn đề có ý nghóa chính trị, khoa học và thực tiễn góp phần làm
sáng tỏ quan điểm dân tộc, giai cấp của Đảng ta, góp thêm cơ sổ khoa học chi
việc quản lý xã hội nông thôn trong điều kiện hiện nay. Thông qua nội dung của
đề tài nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những ý kiến chân thực, khoa học cho các địa
phương “ tự điều chỉnh và xây dựng , tổ chúc thực hiện các hương ước, quy ước
mới trong các thôn, buôn văn hoá đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, nhằm góp phần làm cho hương ước, quy ước mới trở
thành một trong những công cụ chuyển tải đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước đến địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều thành phần đồng
bào dân tộc cư trú, và cư dân của 24 tỉnh thành trong cả nước về đây lập nghiệp.
Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, thời gian và địa bàn nghiên cứu. Do
vậy, ngoài việc sử dụng, kế thừa tài liệu của những người đi trước khi nghiên cứu
hương ước, quy ước xưa và nay. Chúng tôi đã trực tiếp điều tra, khảo sát thu thập
tư liệu trên địa bàn. Đây cũng chính là những tài liệu cơ bản, là cơ sở của sự đánh
giá, nhận định mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra.
Dựa vào những hiểu biết về phương pháp luận sử học logich học và chủ
yếu vận dụng những kết quả điều tra dân tộc học, xã hội học. Nhất là đứng vững
trên quan điểm khoa học lịch sử của chủ nghóa Mác- Lê Nin làm cơ sở cho những

suy nghó, nhận thức của đề tài.
Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài” đánh giá quy trình soạn thảo
nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hoá ở
huyện Lâm Hà - Tỉnh Lâm Đồng được bố cục thành những nội dung chính như
sau:

Trang 2


Chương 1: Tổng quan về vùng đất, con người Lâm Hà
Phần này chúng tôi giới thiệu về điều kiện tự nhiên và xã hội của Lâm
Hà. Đặc biệt trong phần này chúng tôi chú ý nhiều đến thành phần dân cư; tình
hình văn hoá, giáo dục, y tế và tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào đối với việc
soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn
văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà.
Chương 2: Quy trình soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước ở
các thôn văn hoá huyện Lâm Hà-Lâm Đồng.
Trong chương này chúng tôi đề cập đến quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
về xây dựng hương ước, quy ước của làng, thôn văn hoá, cũng như kế hoạch triển
khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thôn, thị trấn huyện Lâm Hà.
Nội dung chương này còn trình bày quy trình soạn thảo hương ước và quy
ước mới từ những quy định chung của quy trình soạn thảo hương ước ,quy ước đến
việc thành lập ban vận động xây dựng thôn, buôn, khu phố văn hoá…của Sở
VHTT Lâm Đồng, phòng VHTT-TDTT huyện Lâm Hà. Từ đó, chúng tôi đánh giá
thực trạng thục hiện quy trình này để rút ra những nguyên nhân tồn tại và bài học
kinh nghiệm trong quy trình đăng ký thôn buôn văn hoá cũng như quy trình soạn
thảo hương ước, quy ước của thôn, buôn văn hoá sao cho đúng với quy định pháp
luật của nhà nước và phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của người dân địa
phương.
Chương 3: Đánh giá thực trạng nội dung của hương ước, quy ước,và tổ

chức thực hiện của các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà- Lâm Đồng
Căn cứ vào nội dung của bản hương ước, quy ước trong các thôn, buôn
văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà và qua khảo sát thực tế tại địa phương, chúng
tôi tiến hành đánh giá quan điểm chỉ đạo về nội dung và tổ chức thực hiện của
Ban chỉ đạo Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của huyện Lâm Hà. Đồng thời
chúng tôi cũng đặt ra một số vấn đề: Hương ước, quy ước mới có đảm bảo được
nguyên tắc tuân thủ theo các quy định của pháp luật; có kế thừa phát triển các
phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp, và phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng thôn, buôn văn hoá hay chưa? Và kết quả của việc tổ chức thực hiện
hương ước, quy ước mới trên địa bàn ra sao?

Trang 3


Từ đi sâu tìm hiểu những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã đưa ra những ý
kiến cuả mình với mong muốn góp thêm phần nhỏ bé vào việc xây dựng hương
ước, quy ước mới của thôn, buôn văn hoá trên địa bàn Lâm Hà thật sự dân chủ,
đúng pháp luật, hợp lòng dân, tiến tới xây dựng một nông thôn nơi đây giàu mạnh,
văn minh, tiến bộ.

KẾT LUẬN
Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá những cứ liệu khoa học đã nêu trên,
trong phần kết luận chúng tôi đưa ra nhận xét chung về tình hình tổ chức chỉ đạo
xây dựng, nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới, cũng như thành
quả của nó trong các thôn, buôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà.
Kết thúc đề tài nghiên cứu, chúng tôi còn đưa ra những giải pháp, kiến nghị bằng
những nội dung cụ thể như quy trình soạn thảo; nội dung của hương ước, tổ chức
thực hiện và sự quản lý nhà nước đối với hương ước, quy ước mới của các thôn
văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà.
Đó là nội dung, kết quả mà đề tài này nhằm đạt đến.

Để thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên tham dự, chúng
tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của đồng nghiệp của UBND huyện Lâm
Hà, UBND các xã và Ban vận động xây dựng thôn, buôn văn hoá… cùng với đông
đảo nhân dân trong các thôn, buôn văn hoá trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, và khảo sát trên một địa bàn rừng núi quá
rộng nên đề tài này còn nhiều khuyết thiếu là điều không tránh khỏi. Chúng tôi
mong được sự chỉ bảo của các bậc cao minh , đồng nghiệp góp ý bổ sung.
Đà Lạt, tháng 12 năm 2006

Trang 4


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết tắt
BCH
BTP
UBMTTQ
UBND
BVĐ
TTLT

XHCN
VHTT – TDTT

Nội dung
Ban chấp hành
Bộ Tư pháp
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Uỷ ban Nhân dân
Ban vận động
Thông tư liên tịch
Xã hội chủ nghóa
Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao

Trang 5


Chương một
TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
LÂM HÀ
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Lâm Hà là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng. Huyện được thành
lập vào tháng 10 năm 1987 theo quyết định số 157/ QĐ – HĐBT, bao gồm vùng
kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng; 5 xã phía Bắc huyện Đức Trọng, Phú Sơn, Đạ
Đờn, Phi Tô, Đinh Văn, Tân Văn và 3 xã mới thành lập là Phi Liêng, Liêng Sarol
và RoMen.
Năm 2004, theo đề nghị của UBND tỉnh, Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam đã cho phép đã tách Phi Liêng, Liêng Sarol và RoMen ra khỏi Lâm Hà để
thành lập huyện mới là huyện Đam rông.
Hiện nay Lâm Hà có ở 16 đơn vị hành chính : ngoài hai thị trấn là Đinh
Văn, Nam Ban thì 14 xã còn lại như Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm,

Hoài Đức, Liên Hà, Tân Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân
Hà, Tân Thanh, đâu đâu cũng có khu phố văn hoá và thôn văn hoá (83 thôn và
khu phố văn hoá). Trong tổng số 233 thôn, buôn, khu phố. Chiếm tỷ lệ 62%.
1.1.1 Vị trí đía lý, địa hình và diện tích
Định vị trên địa hình vùng miền núi, có độ cao trung bình 800m so với mặt
nước biển, địa hình thấp dần về phía Đông Nam và Tây Bắc. Diện tích đất là
97.853 ha và tổng dân số là 137.015 người (tính đến tháng 6 – 2006). Lâm Hà có
vị trí địa lý : phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Di Linh, phía Đông giáp huyện Đức
Trọng, thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Do địa lý như trên, huyện Lâm Hà có nhiều sông suối đều bắt nguồn từ các
vùng núi cao như sông Đa Dâng bắt nguồn từ vùng núi Lang Biang hay sông
K’rông – Knô chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Lâm Hà huyện Lắc (Đắc Lắc)
và Đắc Nông… Ngoài hệ thống sông suối, Lâm Hà còn có nhiều hồ đầm và nhiều
thác nước. Với diện tích 1800 ha mặt nước, các hồ, đầm bảo đảm nước phục vụ
cho sản xuất, chăn nuôi, điều hoà sinh thái, tăng mạnh nước ngầm và tạo ra cảnh
quan du lịch hấp dẫn, có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện.

Trang 6


1.1.2 Khí hậu và thổ nhưỡng:
Khí hậu:
Nhìn chung khí hậu của vùng mang đặc điểm chung của khu vực phía
Nam cao nguyên Trung Bộ nhiệt đới – Cận ôn đới, khí hậu ôn hoà, quanh năm
mát mẻ, biên độ giao động nhỏ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21.5oC. Đây là
điều kiện rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, chè, hồ tiêu…
Lượng mưa trung bình của khu vực này hàng năm là 1625mm số ngày
mưa trong năm khoảng 160 ngày. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt : mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 (Dương Lịch). Trong mùa

mưa lượng mưa chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí cao,
lượng bốc hơi nước nhỏ (lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 9 gần 53.7 mm). Trong
khi đo, mùa khô – mùa nắng hạn bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Trong
mùa khô lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi lớn (cao nhất vào tháng 3 là
148.8 mm), nhiệt độ ban ngày nóng hơn và ban đêm lạnh hơn so với mùa mưa. Do
đó, nếu mùa mưa ẩm ướt và cây cối tốt tươi bao nhiêu thì mùa khô lại thiếu nước
cây cối khô héo, vàng úa bấy nhiêu. Vì vậy, vấn đề thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nước
giải quyết nước tưới cho cây trồng và thức ăn cho gia súc trong mùa khô được đặt
ra vô cùng quan trọng đối với cư dân ở đây. Ngoài sự quản lý của chính quyền thì
các hương ước và quy ước của các thôn văn hoá đều có điều “bảo vệ nguồn nước
phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân nơi cư trú”.
Thổ nhưỡng
Phần lớn đất đai trong vùng được cấu tạo từ đất Feralit nâu đỏ, nâu vàng
phát triển trên đất Bazan màu mỡ, ngoài ra còn có các nhóm đất khác là đất phù
sa núi, đất dốc tụ, đất đen… Với những loại đất này, nơi đây có điều kiện phát
triển các cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày như cây dâu tằm và hoa màu
như: lạc, đậu tương, ngô, khoai, sắn… và các loại cây ăn quả như mít, bơ, chuối, đu
đủ…
vùng đất Lâm Hà đất phù sa thích hợp với cây lúa nước không nhiều,
chiếm khoảng 14% diện tích đất canh tác. Đây là một khó khăn lớn đối với những
người dân vốn quen trồng lúa nước ở khắp mọi miền chọn Lâm Hà là vùng kinh tế
mới để “ phát triển kinh tế hộ gia đình, buộc phải “ cày” trên dốc đất.
Trong lòng đất Lâm Hà không có nhiều khoáng sản như các địa bàn khác
trong tỉnh. Tuy nhiên có thể khai thác đất đá, cát làm vật liệu xây dựng. Mặt khác
Trang 7


do đặc điểm địa hình và khí hậu nên Lâm Hà có hệ sinh thái phong phú và đa
dạng. Theo số liệu điều tra rừng năm 1992, trong tổng số 125.520 ha đất lâm
nghiệp có 86.763 ha rừng với trữ lượng 7 triệu m3 gỗ, và hàng trăm triệu tre, nứa,

lồ ô và rất nhiều loại lâm sản, động vật. Tuy nhiên trong những năm gần đây
thảm thực vật phong phú này đã bị tàn phá nghiêm trọng: “Rừng bị xẻ thịt, động
vật hoang dã quý hiếm càng bị đưa lên bàn nhậu”. Đứng trước tình hình “báo
động đỏ” trên các cấp chính quyền và nhân dân cùng vào cuộc thông qua luật
pháp của Nhà nước và hương ước, quy ước của các thôn văn hoá, đó là bảo vệ
rừng.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Huyện Lâm Hà được thành lập năm 1987 theo Nghị quyết số 157/QĐHĐBT ( ngày 24- 10- 1987) trên cơ sở sáp nhập vùng KTM Hà Nội vào huyện
Đức Trọng rồi tách huyện Đức Trọng thành 2 huyện lấy tên là huyện Đức Trọng
và huyện Lâm Hà cùng trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
1.2.1 Tình hình dân cư
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của huyện Lâm Hà, cơ cấu
dân cư ở đây cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Cộng đồng các dân tộc K’Ho, Mạ,
Mnông, Chil là những dân cư bản địa, cư trú lâu đời trên vùng đất này. Những
thập niên đầu thế kỷ XX do chiến tranh tàn phá và một phần bị áp lực của thiên
tai nên một số người dân thuộc dân tộc Kinh đã tới đây sinh cơ lập nghiệp. Đặc
biệt từ năm 1976, thực hiện chủ trương phân bổ lại dân cư trong cả nước, vùng đất
Lâm Hà đã xây dựng nhiều khu kinh tế mới Nam Ban, Lán Tranh, Phú Sơn, Đạ
Đờn, Phi Tô, Tân Văn, Đinh Văn cho nên số lượng dân ở các tỉnh thành trong cả
nước tập trung về đây rất lớn. Bên cạnh đó đồng bào các dân tộc thiểu số ở các
tỉnh phía Bắc di dân tự do đến Lâm Hà cũng khá đông làm cho cơ cấu dân cư
trong huyện có nhiều thay đổi. Đến nay toàn huyện có 27 dân tộc của hầu hết các
tỉnh thành trong cả nước cùng nhau chung sống và lập nghiệp lâu dài trên quê
hương mới.
Tính đến đầu năm 2006 toàn huyện có 137.015 người, bằng 12% dân số
tỉnh Lâm Đồng, trong đó người Kinh chiếm 70%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm
20 %, còn lại 10% là dân tộc thiểu số phía Bắc di dân tự do.

Trang 8



Có thể nói sự du nhập của cư dân các tỉnh thành từ Bắc đến Nam, từ
người Kinh đến đồng bào dân tộc thiểu số đến đây lập nghiệp, một mặt tăng thêm
nguồn nhân lực cho huyện, mặt khác nó làm cho thành phần dân cư ở đây thêm đa
dạng và phức tạp, phần nào gây khó khăn cho việc tổ chức và quản lý đời sống xã
hội.
Nguồn lao động chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp, lao động các
ngành nghề khác không đáng kể, thiếu lao động có tay nghề và các ngành tiểu thủ
công nghiệp, chế biến. Đặc điểm chung của những người lao động ở đây là cần
cù, chăm chỉ, có kinh nghiệm sản xuất, biết làm ăn. Đây là ưu thế của huyện. Tuy
nhiên tình hình này cũng gây ra ít nhiều khó khăn trong vấn đề tổ chức và phân
công lao động xã hội, trong việc sắp xếp công ăn việc làm cho lao động dư thừa
và ảnh hưởng ít nhiều đến an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Mặc dù được Đảng
và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, đời sống của nhân
dân trong huyện có nhiều thay đổi, mức sống được nâng lên, nhưng số hộ nghèo
vẫn còn chiếm tới khoảng 7% đến 8%dân số trong toàn huyện.
1.2.2 Tình hình văn hoá- giáo dục, y tế, tôn giáo:
Về văn hoá giáo dục:
Bên cạnh việc củng cố các trường công lập, coi đó là nòng cốt, giữ vai trò
chủ đạo đối với “sự nghiệp trồng người”, ngành giáo dục của huyện cũng đã quan
tâm đến các hình thức đào tạo: ngoài công lập, mở ra các trường bán công, bổ túc
văn hoá… để tạo điều kiện mọi người có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, tiếp thu
được những kiến thức mới và tiếp cận được với khoa học- kỹ thuật công nghệ cao.
Toàn huyện hiện có 87 trường học. Số học sinh các cấp toàn huyện năm
2006 là: 30.921 ( trong đó mầm non là 4776, tiểu học là 14.869, trung học cơ sở là
11.326).
Huyện có phương hướng thu hút lực lượng trẻ, có học vấn về công tác
chuyên môn. Có gần 4000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp từ các trường, các miền trên cả nước đến làm việc trên địa bàn
huyện Lâm Hà.

Năm 2006, toàn huyện đã có 112 thôn và khu phố và văn hoá; 59 cơ quan
văn hoá. mỗi xã đều có một trạm xá, toàn huyện có một trung tâm y tế đặt tại
thị trấn Đinh Văn.

Trang 9


Trong quá trình khảo sát địa bàn chúng tôi nhận thấy do cơ sở vật chất
thiếu thốn, do sống ở vùng sâu vùng xa, cư dân có nhiều vấn đề phức tạp, cho nên
số học sinh tiểu học, trung học phổ thông không cao (khoảng 75%); cơ sở vật chất
thiếu thốn nên các thiết bị phục vụ y tế còn thiếu; đội ngũ các y, bác sỹ gặp khó
khăn về chuyên môn nên hầu hết những ca bệnh nặng phải chuyển đi hoặc trả về
nhà để cho “Các thầy mo, thầy cúng chữa trị”. Trước thực trạng trên, hương ước
và quy ước của một số thôn văn hoá đã phải đưa vào nội dung “nghiêm cấm
những hành vi mê tín dị đoan chữa bệnh cho bệnh nhân”.
Lâm Hà có tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao: năm 2005 GDP ước tính
đạt được 2.700.000 đồng/người/năm. Nền kinh tế của huyện phát triển chưa cân
đối, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỉ trọng 77 %. Cây trồng chủ
lực là cây công nghiệp như: cà phê, chè, dâu tằm… Nhưng chưa được đầu tư thích
đáng nên năng suất còn thấp.
Lượng hàng hoá tiêu thụ của huyện còn tương đối ít: chủ yếu tiêu thụ ở các
tụ điểm đông dân, trong dịp mùa màng, lễ hỏi. Thậm chí có xã chưa có chợ (dân
cư trao đổi ở các điểm bán lẻ hoặc mua ở chợ xã bên). Số hộ nghèo còn nhiều
chiếm tới 8% dân số. Đó là điều kiện cho lái thương, tiểu thương thực hiện biện
pháp “cho vay nặng lãi” và đó cũng là lý do bức xúc của đồng bào khi đề nghị
đưa vào điều khoản quy ước của thôn văn hoá Sình Công (xã Liên Hà) và thôn
Thực Nghiệm (xã Mê Linh) về việc “hạn chế tiểu thương dùng mọi hình thức cho
vay nặng lãi”.
Về tình hình tôn giáo
Lâm Hà là nơi hội tụ của nhiều người dân tộc thuộc các tỉnh thành trong

cả nước; và cũng là nơi hiện diện của các tín đồ theo nhiều tôn giáo như :Đạo
Phật, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa, bên cạnh đó là tín ngưỡng của người Kinh,
của đồng bào dân tộc K’Ho, Thái, Nùng…. Tình hình này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất và an ninh chính trị trong huyện. Vì vậy trong một số hương ước
(điển hình như hương ước thôn văn hoá Phúc Thọ – xã Tân Hà) có điều quy định
“mọi hoạt động tôn giáo – từ thiện tôn giáo đều phải thực hiện theo pháp luật của
nhà nước và các quy định của địa phương, cấm mê tín dị đoan, bùa phép, bói toán
…)
Phác thảo qua về “đất và người Lâm Hà” chúng tôi muốn khái quát về
điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của một vùng đất mang những nét đặc thù
Trang 10


riêng trên cao nguyên xanh – vùng đất không những có thế mạnh, tiềm năng để
phát triển kinh tế, có đời sống văn hoá phong phú, đa dạng mà còn là địa bàn có
vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Trong những năm gần đây, một mặt giữ vững kỹ cương phép nước, cấp uỷ
Đảng và Chính quyền ở Lâm Hà cũng chú ý đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở, không ngừng tạo điều kiện phát huy quy chế dân chủ, tự quản ở cơ sở, một
mặt nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật nhà nước, mặt khác phát động phong trào
xây dựng thôn, buôn, khu phố văn hoá, soạn thảo hương ước và quy ước phù hợp
với đặc điểm của địa phương để góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đến tận người dân, là công cụ hỗ trợ tất yếu nhằm đảm
bảo cho sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và văn hoá hướng tới mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trang 11


Chương hai:

QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ TỔ CHỨC
SOẠN THẢO HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC Ở CÁC
THÔN VĂN HOÁ HUYỆN LÂM HÀ – LÂM ĐỒNG
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ XÂY DỰNG
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC LÀNG, THÔN VĂN HOÁ
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, để xây dựng xã hội mới, chúng ta chủ
trương xoá bỏ mọi tàn dư của xã hội cũ và từ đó trong một thời gian dài các làng
không còn hương ước. Theo đánh giá của Cố giáo sư Trần Quốc Vượng, thì có lẽ
chúng ta quá mặc cảm với “phép vua thua lệ làng; lệ làng phép nước” mà chúng
ta chỉ nhìn nhận, đánh giá hương ước thiên về những tiêu cực một cách cực đoan
chưa biết gạn đục khơi trong cho phù hợp với những biến đổi mới trong đời sống
xã hội mới của một thời đại mới.
Đứng trước tình hình phức tạp ở nông thôn, ngày 3/4/1946 Chủ tịch Chính
Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 44 về đời sống mới. Tháng 3/
1947, Bác Hồ đã viết tác phẩm “Đời sống mới” dưới bút danh Tân Sinh, với mục
đích đề nghị một số địa phương vận dụng hương ước, khoán ước xưa để xây dựng
quy ước làng kháng chiến. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Bộ văn hóa đã ra quyết định thành lập “Tổ Phong hoá” do Bộ Trưởng Bộ văn hoá
Hoàng Minh Giám đứng đầu để nghiên cứu nền văn hoá, kết hợp với thực tiễn
cách mạng nước ta đề ra những mục tiêu, nội dung, biện pháp cho phong trào xây
dựng nếp sống văn hoá, làng văn hoá, thôn, buôn văn hoá và gia đình văn hoá.
Năm 1991 Bộ Văn hoá – Thông tin tổ chức hội nghị – hội thảo về đời
sống văn hoá cấp cơ sở, mà nội dung cơ bản là xây dựng làng văn hoá. Một số hội
nghị “Văn hoá làng và làng văn hoá” đã được các tỉnh phối hợp với cơ quan
nghiên cứu và quản lý văn hoá ở Trung ương và các địa phương đã thu được nhiều
kết quả tốt.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của BCH TW Đảng khóa VII cũng đã chỉ
rõ: “Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hủ
tục mê tín di đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình làng nghóa xóm, đảm bảo đoàn kết
nông thôn, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước và các quy ước về

Trang 12


nếp sống văn minh ở các thôn xã, Nhà nước cần sớm nghiên cứu đề ra quy chế
thích hợp với chức năng vai trò của xã hội, của thôn, xóm, làng, bản trong tình
hình mới, trong khuôn khổ pháp luật và dựa vào những quy định này làng xã có
thể xây dựng hương ước… khuyến khích việc biên soạn hương ước đế làm cơ sở tổ
chức quản lý trên địa bàn cơ sở”.
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia trong đề tài “Nghiên
cứu văn hoá làng và xây dựng làng văn hoá” mang ký hiệu KX 01 – 15 đã khẳng
định làng văn hoá là mô hình tổ chức, quản lý các hoạt động văn hoá xã hội nông
thôn phù hợp với giai đoạn chuyển biến sâu sắc của đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH.
Ngày 19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24 về việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết trên, công tác xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước ở cơ sở đã được chấn chỉnh một bước so với trước đây. Phần
lớn các hương ước mới đã có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật
hiện hành, góp phần phát huy thuần phong mó tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức
truyền thống của dân tộc, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp
luật ở làng, bản, thôn, ấp và các cụm dân cư.
Các địa phương đã nhận thức rằng, hương ước, quy ước mới là văn bản
quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung cho cộng đồng dân cư,
làng, bản, thôn, ấp và các cụm dân cư thoả thuận nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội, nâng cao tính tự quản, gìn giữ và phát huy những phong tục tập quán tốt
đẹp và truyền thống văn hoá trong từng làng, bản, thôn, ấp.
Ngày 31/3/2000 Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ văn hoá thông tin
và Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc “ chỉ
đạo và thực hiện xây dựng hương ước, quy ước ở làng, bản, thôn, ấp và các cụm
dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong cả nước xây dựng

hương ước, quy ước mới trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ,
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có tỉnh Lâm Đồng.

Trang 13


2.2 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở XÃ. THÔN, THỊ TRẤN Ở HUYỆN LÂM HÀ
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”:
Thực hiện cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá” theo tinh thần nghị quyết V Trung ương khoá VII và chỉ thị 27/CT/TW của
Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh ở các cơ sở ( làng, thôn, bản,
ấp) và chỉ thị 61/CT-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh xây dựng
nếp sống văn hoá, UBND huyện Lâm Hà đã thành lập Ban chỉ đạo quy chế thực
hiện dân chủ ở cơ sở. Trong kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã,
thị trấn huyện Lâm Hà( số 21/KH- BCD ngày 8 tháng 10 năm 1998) trong đó có
nội dung quan trọng là: thường xuyên kiện toàn tổ chức và các nhiệm vụ công tác
ở cộng đồng dân cư, tham gia góp ý trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
trưởng thôn, bản, khu phố, xây dựng hương ước, quy ước, UBND cấp xã xem xét
đề nghị UBND huyện phê chuẩn.
Nghị quyết số 21 NQ/ HU của BCH Đảng bộ huyện Lâm Hà về chương
trình hành động thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng ( khoá IX),
nghị quyết 29 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng ( khoá VII) “về việc xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã đánh giá “ nhân dân
trong huyện đã tích cực, tự giác tham gia cuộc vận động” toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá, đăng ký xây dựng thôn văn hoá, cơ quan văn hoá, đẩy
mạnh các hoạt động xã hội hoá các hoạt động văn hoá, làm cho văn hoá trở thành
sự nghiệp rộng lớn của toàn dân và mỗi gia đình”. Hương ước và quy ước của khu
phố văn hoá, thôn, buôn văn hoá, cơ quan văn hoá đã đóng một vai trò không nhỏ

để phát triển kinh tế xã hội, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, củng có quốc phòng
an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện số lượng buôn,
thôn, cơ quan văn hoá ngày càng tăng.
Tính đến tháng 6/ 2006 huyện Lâm Hà đã có 233 thôn, buôn, cơ quan văn
hoá( trong đó có 64 thôn, buôn văn hoá. Được xét công nhận danh hiệu làng,
buôn, thôn văn hoá cấp huyện, tỉnh theo tiêu chuẩn đã được quy định tại điều 7 “
Quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá”.
(ban hành kèm theo quyết định số 01/2002/ QĐ/ BVHTT ngày 2/1/2002 của Bộ
Văn hoá thông tin.
Trang 14


Danh sách các thôn, buôn văn hoá huyện Lâm Hà
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Thôn- buôn
Hà Trung
Thanh Hà
Tân Tiến
Băng Tiến 2
Quang Trung 2
Thạch Thất 2
Thôn 2
Thôn 1
Thôn 7
Thôn 3
Thôn 1
Thôn 2
Đông Hà
Đạ Pe

Thôn 3
Thôn 4
Phi Tô
Cổng Trời
Thôn 1
Thôn 3
Tân Tiến
Thanh Trì
Thôn 2
Sình Công
Tân Lập
Thôn 6
Tân Lập
Phúc Tân
Mỹ Hoà
Đan Phượng


Tân Văn
Đông Thanh
Đạ Đờn
Phú Sơn
Gia Lâm
Tân Hà
Phi Tô
Mê Linh
Hoài Đức
Đan Phượng
Đan Phượng
Đan Phượng

Đông Thanh
Phúc Thọ
Gia Lâm
Gia Lâm
Tân Thanh
Mê Linh
Phúc Thọ
Đạ Đờn
Tân Văn
Đông Thanh
Tân Thanh
Liên Hà
Tân Văn
Gia Lâm
Đan Phượng
Phúc Thọ
Tân Văn
Tân Hà
Trang 15

Năm công nhận
1999
1999
1999
2000
2000
2001
2001
2001
2001

2001
2002
2002
2002
2002
2002
2002
2002
2002
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2003
2004


31
32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64

Nam Hà
Ngọc Sơn

Liên Hà 2
Đức Hải
Phú Thọ 1
Thôn 2
Thạch Hà
Hoàn Kiếm 2
Phúc Tiến
Lạc Sơn
Liên Hà 1
Hoàn Kiếm 3
Thôn 1
Đức Hà
Thôn 8( Nam Hưng)
Thôn 9
Ngọc Sơn 3
An Phước
Tân Đức
Thôn 1
Tân Hiệp
Thôn 2
Đạ Ty
Rờ Lơm
Sóc Sơn
Thôn 3
Tầm Xã
Gia Lâm 5
Pr Teng
Tân Lin
Liên Kết
Thạch Thất 1

Phúc Trạch
Vân Khánh

Nam Hà
Phú Sơn
Liên Hà
Hoài Đức
Tân Hà
Gia Lâm
Liên Hà
Nam Hà
Phúc Thọ
Phú Sơn
Liên Hà
Nam Hà
Gia Lâm
Tân Văn
Hoài Đức
Mê Linh
Phù Sơn
Đạ Đờn
Tân Hà
Phi Tô
Tân Văn
Mê Linh
Đạ Đờn
Đạ Đờn
Nam Hà
Mê Linh
Đông Thanh

Gia Lâm
Phú Sơn
Tân Văn
Tân Hà
Tân Hà
Liên Hà
Hoài Đức
Trang 16

2004
2004
2004
2004
2004
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2005
2006
2006

2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006
2006


65
66
67
68

Đông Anh 1
Đông Anh 2
Văn Tâm
Sóc Sơn

Nam Ban
Nam Ban
Đinh Văn
Nam Ban


2002
2002
2006
2006

2.3
QUY TRÌNH SOẠN THẢO CỦA HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
TRONG CÁC THÔN VĂN HOÁ Ở HUYỆN LÂM HÀ:
2.1.1. Những quy định chung:
Đứng trước tình hình bùng phát của các thôn, khu phố văn hoá trên địa
bàn toàn tỉnh, năm 2000 Sở VHTT tỉnh Lâm Đồng đã đua ra quy trình soạn thảo,
nội dung hương ước, quy ước mới xây dựng thôn, khu phố văn hoá. Dựa trên “quy
trình soạn thảo, nội dung hương ước, quy ước mới…” của Sở VHTT Lâm Đồng,
Phòng VHTT – TDTT Lâm Hà đã đưa ra quy định về công tác xét duyệt công
nhận thôn văn hoá và xây dựng hương ước, quy ước mới của các thôn văn hoá như
sau:
1- Khảo sát thực tế: Truyền thống lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán
của từng cộng đồng dân cư, dân tộc, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, trật tự trị
an nhằm hướng tới việc:
- Phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp
- Hạn chế, bãi bỏ cái xấu, những hủ tục văn hoá.
2- Biên bản dự thảo bản quy ước mới phải tuân thủ theo những nội dung
cơ bản sau đây:
- Phần mở đầu:
+ Giới thiệu ý nghóa, mục đích của việc xây dựng thôn, khu phố văn
hoá
+ Truyền thống lịch sử của thôn, khu phố
- Nội dung:
+ Xây dựng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
+ Xây dựng đời sống văn hoá và phong tục tập quán

+ Xây dựng cảnh quan môi trường
+ Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động VHTT – TDTT
ở thôn, khu phố, các điểm vui chơi giải trí cho người dân.
- Ýù thức chấp hành pháp luật và các quy ước cộng đồng khu dân cư.
Trang 17


- Tổ chức thực hiện (thưởng, phạt và tổ chức thi hành quy ước)
3- Tổ chức thông qua dự thảo quy ước : lấy ý kiến đóng góp xây dựng của
nhân dân trong thôn, khu phố và tranh thủ ý kiến của người già và những người
hiểu biết trong thôn, khu phố.
4- Hoàn chỉnh quy ước: Sau khi có ý kiến cuối cùng của nhân dân trong
thôn, khu phố, Ban biên soạn tiến hành biên tập hoàn chỉnh quy ước
5- Đề nghị UBND xã, tổ khu phố xem xét cho ý kiến hoàn chỉnh hương
ước, quy ước, sau đó lập tờ trình đề nghị phòng VHTT và phòng Tư pháp, huyện, thị
trấn xem xét chỉnh sửa lần cuối, có thể tổ chức lấy ý kiến chung với sự tham gia của
chính quyền và đại diện xã, khu phố sau khi hoàn chỉnh sẽ trình lên UBND huyện,
thị xem xét ban hành quy ước
Bên cạnh những quy định về quy trình xây dựng thôn văn hoá và khu phố
văn hoá trên. Thông báo cũng nhấn mạnh : soạn thảo quy ước, hương ước khu phố
văn hóa, thôn, buôn văn hoá. Ban dự thảo cần phải xin ý kiến tham gia góp ý
hướng dẫn của Phòng Tư pháp, phòng Văn hoá – Thông tin huyện, và tổ chức
mạn đàm, thảo luận trong toàn thể nhân dân về các tiêu chuẩn xây dựng thôn, khu
phố văn hoá để cụ thể hoá xay dựng vào bản hương ước, quy ước.
Sau một thời gian dài tìm hiểu tại địa phương, chúng tôi nhận thấy thực
trạng quy trình soạn thảo hương ước, quy ước ở Lâm Hà nổi lên mấy vấn đề như
sau:
Về việc thành lập Ban vận động xây dựng thôn văn hóa: Căn cứ vào kế
hoạch xây dựng thôn, buôn văn hoá của UBND huyện Lâm Hà đưa ra hàng năm
Đảng uỷ xã sẽ có nghị quyết chỉ đạo thành lập Ban vận động xây dựng thôn, buôn

văn hóa mới. Ban này có trách nhiệm khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, tôn giáo
tín ngưỡng, an ninh – trật tự xã hội trên địa bàn và dự thảo ra hương ước, quy ước.
Sau đó tiến hành tổ chức mạn đàm với nhân dân như biểu quyết thông qua bản
hương ước, quy ước mới. Sau đó lập tờ trình đề nghị công nhận thôn, buôn văn
hoá cấp huyện về UBND huyện Lâm Hà và Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá huyện Lâm Hà, để các phòng, ban chức năng huyện kiểm
tra và công nhận thôn, buôn văn hoá. Sau khi có quyết định công nhận thôn, buôn
văn hoá, UBND huyện mới phê chuẩn cho thực hiện hương ước ,quy ước thôn,
buôn văn hoá.

Trang 18


Một thực tế cho thấy để được công nhận thôn, buôn văn hoá ở Lâm Hà
gặp khá nhiều khó khăn. Bởi vì theo tiêu chuẩn công nhận thôn, buôn văn hoá
năm 2000 của UBND Lâm Đồng đã đưa ra 4 tiêu chuẩn với nội dung cơ bản.
a. Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển không có người trong
độ tuổi lao động bị thất nghiệp; không có hộ đói, hộ nghèo: vùng đồng bào Kinh
không quá 5%, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không quá 20%.
b. Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, 100% trẻ em trong
độ tuổi đi học được đến trường. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đối với thôn..
đối với đồng bào dân tộc thực hiện xoá mù chữ… có trạm xá, có trụ sở sinh hoạt
hội họp, có hệ thống truyền thanh công cộng, có tủ sách báo, trong đó thường
xuyên phải có báo Nhân dân, Lâm Đồng… phải có 95%- 100% số hộ gia đình có
Radio, cassette; nơi có điện lưới quốc gia thì 15% trở lên đối với đồng bào dân
tộc, 30% trở lên đối với thôn người Kinh.
c. Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, đường xá đi lại phải phong quang,
sạch đẹp; 100% số hộ được sử dụng nước sạch, ăn ở vệ sinh.
d. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước: trong đó 100% số hộ gia đình tham gia sinh hoạt, hội họp đầy đủ…

Chúng tôi đánh giá cao quy trình vận động toàn dân tham gia thôn, buôn
văn hoá và xây dựng hương ước, quy ước mới của thôn, buôn văn hoá ở huyện
Lâm Hà. Nhưng trong quá trình khảo sát thực tế tại một số thôn như: thôn Sình
Công xã Liên Hà, hay thôn 1( thôn Thực Nghiệm) ở xã Mê Linh… thực tế hộ đói
nghèo ở đây còn quá nhiều, con em đồng bào dân tộc K’Ho vẫn còn ở trong tình
trạng mù chữ, số lượng người thất nghiệp và thất học không nhỏ (33%). Vì vậy
bốn nội dung tiêu chuẩn thôn văn hoá khu phố văn hoá được áp dụng chung trên
địa bàn toàn tỉnh sẽ loại bỏ “ thôn, buôn này ra khỏi danh hiệu thôn, buôn văn hoá
“ mà người dân ở đây khát khao, mong đợi của các cấp chính quyền.
Khi trao đổi với chúng tôi vợ chồng, anh Trúc chị Hoa (thôn Thực
Nghiệm xã Mê Linh), thôn có tới 95% người dân K’Ho sinh sống đã bức xúc nói
lên vấn đề này: “Tiêu chuẩn thôn văn hoá khó quá, chúng tôi tự mình hội họp với
nhau không phân biệt quê hương bản quán, dân tộc để quy ước với nhau về những
vấn đề sinh hoạt kinh tế, an ninh trật tự ở trong khu vực và đề nghị với các cấp
chính quyền xem xét đặc thù của địa phương để công nhận thôn văn hoá.
Nên chăng UBND huyện Lâm Hà và BCH toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá huyện Lâm Hà, trong khi triển khai thực hiện, cần căn cứ vào
Trang 19


tình hình đặc điểm cụ thể của từng thôn, buôn ( nhất là đối với các buôn, thôn có
đồng bào dân tộc thiểu số) để tạo ra điều kiện các đơn vị cơ sở này phát huy tinh
thần tự quản, theo đúng với tinh thần chỉ thị số 24/1998/CT/TTG ngày 19/6/1998
của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư.

2.3.2 Ban vận động xây dựng thôn văn hoá
Theo quy chế thực hiện dân chủ của cấp xã ( ngày 11/5/1998, Chính phủ
ra quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ban hành làm theo nghị định số 29- 1998/ NĐCP) . Trong chương VI: xây dựng dân cư thôn, làng, ấp, bản. Tại điều 15 của quy
chế đã chỉ rõ: trưởng thôn, làng, ấp, bản là đại diện cho cộng đồng dân cư và Uỷ

ban nhân dân xã, chịu sự quản lý của UBND xã. Trưởng thôn do dân bầu và chủ
tịch UBND xã công nhận.
Trưởng thôn, làng, ấp, bản trong những nhiệm vụ và quyền hạn có nhiệm
vụ và quyền hạn là thành lập Ban vận động xây dựng thôn, làng, ấp, bản xây
dựng đơn vị cư trú văn hoá và dó nhiên là người chịu trách nhiệm xây dựng hương
ước, quy ước mới.
Trên địa bàn huyện Lâm Hà chúng tôi nhận thấy Ban vận động xây dựng
thôn, buôn văn hoá và hương ước, quy ước mới có những thành phần tham gia và
giữ vai trò khác nhau: ví dụ như Ban vận động xây dựng thôn văn hoá Thanh Hà,
thôn Cổng Trời( Mê Linh)… do ông trưởng thôn làm trưởng ban, nhưng lại có nơi
Bí thư Chi Bộ làm trưởng ban ( thôn Phúc Thọ 1- xã Tân Hà). Không biết hiện
tượng này có quy phạm vào điều 8, chương 3 của quy chế thực hiện dân chủ ở cấp
xã hay không? (Điều 8 – Chương 3 của quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã và có
phạm quy vào kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn huyện
Lâm Hà (số 21 /KH – BCĐ ngày 8/10/2998 của UBND huyện Lâm Hà)
Qua khảo sát và phiếu thăm dò một số người dân ở đây (chúng tôi không
tiện nêu tên) đã cho rằng “lệnh” của Đảng và chính quyền chúng tôi chỉ biết thực
hiện.
Do thành phần cư trú của cư dân ở các thôn, buôn văn hoá trên địa bàn
Lâm Hà khá đa dạng. Trong đó người dân tộc chiếm một phần không nhỏ. Ví dụ
thôn Thực Nghiệm- xã Mê Linh, có tới 95% là đồng bào K’Ho. Nhưng khi đề nghị
Trang 20


xây dựng thôn văn hoá và dự thảo quy ước thôn văn hoá, thì không có sự tham dự
của già làng, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một trong những khuyết thiếu ở
khâu tổ chức và làm ảnh hưởng ít nhiều đến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chính vì vậy gây ảnh hưởng lớn: duy trì
luật tục “ chúng tôi đã nghe theo già làng” ở buôn Chuối ( Mê Linh) và 4 thôn ở
xã Mê Linh phàn nàn như vậy.

Theo chúng tôi trong điều kiện sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán hiện
tại đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, thì vai trò già làng có ảnh hưởng rất
lớn đối với các buôn, thôn. Bỏ qua vấn đề này, chúng ta đã tự mình đánh mất đi cơ
sở lớn: dân chủ và tự quản ở các buôn, thôn văn hoá nơi đồng bào dân tộc thiểu số
cư trú.
2.3.3 Về vấn đề tổ chức triển khai:
Theo nội dung tinh thần của kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân
chủ ở xã, thị trấn huyện Lâm Hà trong việc tổ chức quán triệt, học tập : UBND
huyện sẽ tổ chức, quán triệt cho cán bộ chủ chốt ở các xã, thị trấn, trưởng các
đoàn thể các ngành, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện những nội dung
chỉ thị số 30/CT – TW ngày 18/2/1998 của Bộ chính trị; chỉ thị số 22/CT – TTg
của thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở.
Một trong nhiều nội dung của kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân
chủ ở xã, thị trấn Lâm Hà số 12/KM- BCB ngày 8/10/1998 đã xác định các bước
tổ chức triển khai nội dung cần tập trung chỉ đạo tổ chức quy chế: chỉ thị nêu rõ
UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các thôn, khu phố trưởng dự thảo: xây dựng hương
ước, quy ước cộng đồng ở cụm dân cư, nhân dân thảo luận. Sau đó UBND huyện
xem xét để phê chuẩn thành quy ước của nhân dân… khảo sát tại các thôn văn hoá
, chúng tôi nhận thấy người dân ở đây ít quan tâm lắm đến việc dân bàn và quyết
định. Theo ông Trương Văn Lâm- trưởng thôn Tân Kết- xã Liên Hà đã than phiền
“Có tổ chức họp hành được gì đâu, dân mình không thích đi họp, và do nhiều lý do
họ cũng không thích họp. Nhiều khi cuộc họp trở thành cuộc cãi vã thậm chí, cãi
lộn lẫn nhau, giữa người này người khác, gây hấn nhau giữa địa phương này với
địa phương khác, dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy chúng tôi phải tự điều
chỉnh”.
“Điều chỉnh bằng cách nào”. Theo ông Lâm chúng tôi mời đại diện của
Đảng uỷ, UBND xã và các ban ngành như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu
Trang 21



chiến binh… và đại diện của “Hội đồng hương”, các Già làng, để cùng nhau bàn
bạc đi đến thống nhất… Nhưng khó quá song vẫn được gút lại một số vấn đề chung
đó là, phải sống theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và tôn trọng quyền tự
quản của Nhân dân”, tôn trọng phong tục tập quán của các địa phương, tôn trọng
luật tục của đồng bào dân tộc.
Theo chúng tôi : Quy trình thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần Nghị quyết TW5 khoá VIII và Chỉ thị
61/CT – UB của UBND tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn
huyện Lâm Hà. Tuy nhiện vẫn còn những vấn đề bất cập. Đứng trước tình hình
trên, UBND huyện Lâm Hà – Phòng VHTT Lâm Hà đã ra thông báo số 46/VH
( ngày 25/11/2003) ( về việc công tác chuẩn bị xét công nhận thôn văn hoá). Một
trong những nội dung được đề cập đó chính là các thôn, buôn văn hoá cần phải rút
ra “nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm” trong quy trình đăng ký danh
hiệu thôn, buôn văn hoá cũng như quy trình soạn thảo hương ước, quy ước của
thôn, buôn văn hoá, nhằm phát huy cao vai trò tự quản của nhân dân. Đây là việc
làm thực tế, tích cực của chính quyền huyện, Phòng VHTT – TDTT Lâm Hà trong
những năm qua.

Trang 22


Chương ba:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỘI DUNG
CỦA HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC, VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CỦA CÁC THÔN VĂN HOÁ
HUYỆN LÂM HÀ-LÂM ĐỒNG
3.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VỀ NỘI DUNG VÀ THỰC HIỆN
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUY CHẾ THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN LÂM HÀ-LÂM ĐỒNG

Theo chỉ thị số 24/1998, ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân
cư. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị (Trích dẫn những nội dung cơ bản)
Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản
sau đây:
Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện các
hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn ở, đi lại. Xoá bỏ các hủ tục, phát triển
các hình thức hoạt động văn hoá lành mạnh, phát huy tình làng, nghóa xóm, đoàn
kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản cộng đồng và tài sản
của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam
thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đập nước, kênh mương, kè
cống. Xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô
nhiễm các nguồn nước ở địa phương.
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục
trong ma chay, cưới hỏi, thờ phục lễ hội ở các địa phương.
Thực hiện đúng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá…
Xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong công đồng, vận
động các thành viên trong gia đình họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói,
giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến khích học, khuyến
nghề ở địa phương.
Trang 23


-

Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự trị an trên địa bàn.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn “về việc
mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư trong thời kỳ mới” của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam tỉnh Lâm Đồng và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Hà
“về chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 10 – Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá IX), Nghị quyết 29 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng (khoá
VII), về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”. Ban chỉ đạo cuộc vận động xây dựng Đời sống văn hoá huyện Lâm Hà,
trong “kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn huyện Lâm
Hà” số 21/KH – BCĐ ngày 8 tháng 10 năm 1998 đã xác định rõ: Hương ước và
quy ước của thôn, buôn văn hoá ở Lâm Hà là sản phẩm tất yếu đi liền với cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong phong trào xây dựng làng, gia
đình văn hoá. Hương ước và quy ước đó thật sự từ dân xây dựng nên, không trái
với pháp luật hiện hành của Nhà nước. Nhưng lại chi tiết hoá pháp luật của Nhà
nước và những tục lệ truyền thống tích cực trong từng thôn buôn, giải quyết hài
hoà hợp lòng dân trong hàng loạt mối quan hệ : gia đình, dòng họ, thôn buôn và
trong đời sống cộng đồng dân cư trong mọi lónh vực : giao tiếp, ứng xử, việc hiếu
hỷ, văn hoá thể thao, tương thân, tương ái, bảo vệ an toàn an ninh chính trị và trật
tự ở các thôn buôn, bảo vệ duy trì và phát triển các công trình phúc lợi : đường,
trường, trạm, trại, những di sản văn hoá dân tộc địa phương và tập tục (luật tục)
tốt đẹp của đồng bào dân tộc.
Ngoài nội dung đưa ra quan điểm chỉ đạo triển khai quy chế thực hiện dân
chủ ở xã; đối tượng áp dụng quy chế; các bước tổ chức triển khai (từ tổ chức, quán
triệt học tập đối với các chi bộ Đảng, tổ chức chính quyền và nhân dân, đến việc
xây dựng kế hoạch chi tiết như thông tin cho nhân dân, thực hiện những việc dân
bàn, dân kiểm tra, dân giám sát trong quy trình xây dựng nội dung hương ước, quy
ước).
Chúng tôi đánh giá “ Kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã,
Lâm Hà của Ban chỉ đạo quy chế thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở” là khá tích cực,
thực hiện tốt theo tinh thần mà trong bài nói của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại hội nghị
lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII ngày 03/6/1993 “Nhà
nước cần sớm nghiên cứu đề ra quy chế thích hợp với chức năng, vai trò của xã,
của thôn xóm, làng bản trong tình hình mới. Trong khuôn khổ pháp luật và dựa

Trang 24


vào những quy định này, xã có thể xây dựng “Hương ước làm cơ sở để tổ chức,
quản lý hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng … trên địa bàn tỉnh”.
Nhưng có một điều, khi chúng tôi khảo sát tại một số thôn, buôn văn hoá,
thì chúng tôi “ít” tìm được văn bản hướng dẫn về quy trình soạn thảo và nội dung
của hương ước, quy ước và do vậy các thôn, buôn văn hoá trên địa bàn huyện “ cứ
sao chép của nhau”, và tuỳ tiện đưa vào những chương mục, điều khoản không
phù hợp với đơn vị cư trú ( chúng tôi sẽ giải trình và kiến nghị ở phần sau).
Nên chăng Ban chỉ đạo quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của huyện
Lâm Hà cần phải có chỉ thị hay quy định cụ thể về việc quản lý Nhà nước đối với
việc lập, ban hành và nội dung của hương ước, quy ước đối với các thôn, buôn văn
hoá trên địa bàn huyện, để tránh những vấn đề bất cập trên.
3.2. NỘI DUNG CÁC BẢN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC THÔN, BUÔN
VĂN HOÁ Ở LÂM HÀ
3.2.1 Bố cục trình bày:
Nhìn một cách tổng thể, các bản hương ước, quy ước ở các thôn, buôn văn
hoá trên địa bàn Lâm Hà đều được chia làm 3 phần:
3.2.1.1. Trong phần nói đầu:
Sau lời giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của các thôn, buôn,
các giá trị lịch sử, những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của địa
phương là lời giới thiệu về mục đích, ý nghóa của việc xây dựng, soạn thảo, thực
hiện hương ước, quy ước cũng như cơ sở pháp lý để soạn thảo hương ước và quy
ước.
Trong phần mở đầu, hương ước xây dựng thôn văn hoá Sình Công ghi rõ:
“ Nhằm phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc ở địa
phương và truyền thống văn hoá các dân tộc, xây dựng con người Việt Nam, bản
sắc văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đoàn kết xây dựng làng
xóm vui tươi lành mạnh, giàu đẹp, quý trọng tình làng nghóa xóm, giúp đỡ lẫn

nhau, phát triển mọi mặt để các gia đình có kinh tế ổn định, cuộc sống tinh thần
vui tươi, có lối sống văn minh tiến bộ nhằm thực hiện tốt cuộc vận động: “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá theo tinh thần nghị quyết TW5 và chỉ thị
61 CT- UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng
nếp sống văn hoá ở cơ sở”.(1)
Trang 25


×